Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn.1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 6

3.1. Mục đích .6

3.2. Nhiệm vụ .6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .6

4.1. Đối tượng .6

4.2. Phạm vi nghiên cứu 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .7

5.1. Phương pháp luận .7

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .7

7. Kết cấu của luận văn .8

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ

CÔNG TÁC THANH NIÊN . .9

1.1. Thanh niên và công tác thanh niên . 9

1.2. Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên .20

1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về công tác thanh

niên.34

1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về công tác thanh niên ở một

số địa phương.41

Tiểu kết chương 1.43

pdf130 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng nếp sống mới trên địa bàn dân cư, luôn có nguyện vọng được học tập, tham gia hoạt động Đoàn, Hội để được hiểu biết, cống hiến và trưởng thành; thanh niên dân tộc thiểu số ngày càng tiến bộ trong học tập nâng cao trình độ học vấn, kiến thức khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên bên cạnh đó, do tác động của nền kinh tế thị trường, vẫn còn một bộ phận thanh niên dân tộc thiểu số còn thờ ơ với cuộc sống, lười lao động, lười học tập, ngại khó, ngại khổ, ngại tham gia các hoạt động tại địa phương, đơn vị tổ chức, một bộ phận thanh niên dân tộc thiểu số còn vi phạm pháp luật. Thanh niên tín đồ các tôn giáo toàn tỉnh có 56.143 thanh niên (chiếm 12,2%) trên tổng số thanh niên toàn tỉnh, với số liệu minh chứng trên cho thấy tuy số lượng thanh niên tôn giáo chiếm không nhiều, nhưng với đặc điểm của tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh có số lượng dân tộc đông nhất cả nước với 47 dân tộc anh em sinh sống điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ và đặt ra cho cấp ủy và chính quyền các cấp cần tăng cường các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho thanh niên tín đồ tôn giáo, đồng thời phát huy vai trò xung kích của thanh niên tín đồ tôn giáo trong tham gia đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương [56]. 2.2.1.2. Về trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật 57 - Về trình độ học vấn: Theo kết quả điều tra lao động, việc làm hằng năm cho thấy, lao động thanh niên ở các cấp đã có chiều hướng gia tăng tích cực hơn so với trước; từ kết quả thống kê trình độ đào tạo học vấn phổ thông hằng năm của Sở giáo dục và Đào tạo cho thấy số lượng thanh niên có trình độ học vấn thấp đã giảm đáng kể so với trước. Nhìn chung trình độ học vấn hiện nay của thanh niên trong tỉnh đã có sự cân bằng, dần đã giảm thiểu tình trạng mất cân đối trình độ học vấn giữa các vùng trong tỉnh. Bảng 2.2. Trình độ học vấn phổ thông của thanh niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2012 - 2015 Đơn vị tính: Người TT Trình độ học vấn 2012 2013 2014 2015 1 Tốt nghiệp tiểu học 35.414 31.833 32.108 25.900 2 Tốt nghiệp Trung học cơ sở 30.338 28.864 27.944 30.349 3 Tốt nghiệp trung học phổ thông 20.360 20.619 20.678 16.931 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2016 - Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Việc tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao trình độ chuyên môn đã được chính quyền và tổ chức Đoàn các cấp trong toàn tỉnh quan tâm và triển khai có hiệu quả bằng các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên đi đầu xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện để thanh niên thi đua học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển các sân chơi trí tuệ, rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo bằng nhiều hoạt động thiết thực phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên Trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay cơ sở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp ngày càng 58 được nâng cao về chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất đào tạo, hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở đào tạo như: trường Đại học Tây Nguyên, trường Đại học Buôn Ma Thuột, trường Cao đẳng sư phạm, trường Cao đẳng công nghệ Tây Nguyên, trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk, trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật ngoài việc được đào tạo tại các trường trên, để chất lượng đào tạo được tốt trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã rất quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao và đã có nhiều chương trình đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động, trong đó tập trung chú trọng đến lực lượng thanh niên là chính. Qua kết quả minh chứng số liệu ở bảng 2.3 cho thấy trình độ chuyên môn, kỹ thuật của thanh niên đã có sự thay đổi giai đoạn từ 2012 - 2015, theo đó tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng năm 2012 là 5.712 người đến năm 2015 là 7.174 người. Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của thanh niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ 2012 - 2015 Đơn vị tính: Người TT Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của thanh niên 2012 2013 2014 2015 1 Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề 2.258 2.943 2.840 2.595 2 Cao đẳng, cao đẳng nghề 755 852 839 974 3 Đại học trở lên 2.699 2.428 3.326 3.605 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2016 59 Như vậy, qua số liệu minh chứng trên cho thấy thực trạng lao động thanh niên tỉnh Đắk Lắk có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng hằng năm nhưng chưa cân đối so với nhu cầu thực tế của địa phương, mặc dù công tác đào tạo đã có tăng hơn, nhưng cơ cấu giữa các chuyên ngành được đào tạo chưa thật sự cân đối so với nhu cầu của địa phương, một số ngành đào tạo còn thiếu so với nhu cầu thực tế như thợ kỹ thuật, kỹ sư cơ khí, chế biến nông sản, ngành du lịch... Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của đa số lao động thanh niên trong các lĩnh vực được hình thành trong quá trình phát triển hiện nay, tuy nhiên trên thực tế một số ngành nghề chất lượng đào tạo còn hạn chế, việc đào tạo còn mang tính chấp vá do chưa được quy hoạch, đào tạo chính quy, kỹ năng và kỹ thuật lao động chưa tốt, thiếu tính ổn định, chưa gắn với nhu cầu thực tế. Số lượng lao động lớn chủ yếu tập trung ở các ngành như Giáo dục, Y tế, Tài chính, Ngân hàng, vẫn còn tình trạng thừa thầy nhưng lại thiếu thợ, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, bố trí lao động không đúng với chuyên môn được đào tạo tại một số lĩnh vực.Đây sẽ là một trong những thách thức đối với tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay tỉnh nhà đang ra sức kêu gọi các dự án lớn từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào tỉnh, các khu công nghiệp ngày càng mở rộng, đây sẽ là một thách thức không nhỏ cho lực lượng lao động trong độ tuổi thanh niên của tỉnh. - Việc làm của thanh niên: Việc tạo điều kiện cho thanh niên trong giải quyết việc làm được các cấp chính quyền chú trọng, xác định rõ đây là một trong những nội dung tạo sự gắn bó giữa thanh niên với tổ chức, đặc biệt là thanh niên nông thôn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời gian qua, địa phương đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chính sách các giải pháp như: 60 + Nhóm chính sách, giải pháp, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Đây là nhóm giải pháp tạo ra được nhiều việc làm mới cho thanh niên và là nhóm quyết định kết quả giải quyết việc làm cho thanh niên hằng năm. Đã ban hành các quy định phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; giữ vững sự ổn định trật tự xã hội, an ninh chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, trang trại để thu hút thanh niên vào làm việc. + Nhóm các chính sách, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động: Hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Đắk Lắk đã giải ngân 624 tỷ đồng cho hộ gia đình, người lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốn, tạo việc làm thêm cho 26.088 người, trong đó lao động là thanh niên chiếm 80%. Hoạt động tư vấn giới thiệu và giải quyết việc làm cho người lao động được tổ chức thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức tư vấn thường xuyên tại Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh, tổ chức tư vấn lưu động tại các xã, huyện, từ năm 2007 đến 2016 toàn tỉnh đã tư vấn, việc làm, nghề nghiệp cho 200.150 lượt người, trong đó tư vấn giới thiệu việc làm cho 153.100 người, lao động là thanh niên chiếm 90%. + Nhóm chính sách hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp: Hiện nay Chính Phủ đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đối với địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua cũng đã có nhiều biện pháp thiết thực để hỗ trợ cho thanh niên trong vấn đề khởi nghiệp cụ thể đó là: Mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, khởi sự doanh nghiệp.Từ năm 2010 đến nay tổ chức Đoàn, Hội đã giải ngân được hơn 1 tỷ đồng cho thanh niên vay, ngoài ra đã 61 phối hợp với các ngành trong tỉnh giải ngân được nhiều nguồn vồn từ ngân hàng chính sách xã hội, vốn 120 của Trung ương Đoàn, từ các nguồn vốn này đã giúp cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế. 2.2.2. Thực trạng về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh hiện nay Công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua đặc biệt là từ khi có Luật Thanh niên ra đời, trong quá trình triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả cụ thể như: - Ủy ban Nhân dân tỉnh đến cấp huyện, cấp xã đã có sự quan tâm đến công tác thanh niên bằng việc cụ thể hóa các chính sách thanh niên phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. - Ngoài ra Ủy ban Nhân dân các cấp cũng đã có sự vào cuộc trong công tác phối hợp với tổ chức Đoàn các cấp và chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với Đoàn Thanh niên cùng cấp trong việc triển khai các chương trình CTTN thông qua việc giáo dục bồi dưỡng thanh niên về lý luận chính trị, lý tưởng của Đảng, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho thanh niên, tạo các điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để thanh niên phát huy vai trò xung kích của mình trong tham gia phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và tham gia xây dựng quê hương đất nước. - Trong quá trình triển khai thực hiện các cơ quan QLNN đã có sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn, Hội trong tỉnh tổ chức ký kết nhiều chương trình phối hợp với nhiều nội dung, việc làm cụ thể thông qua đó đã thể hiện được vai trò nòng cốt chính trị công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, qua đó đã tổng hợp, lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ý của thanh niên trong việc tham gia góp ý xây dựng các chính sách cho thanh niên và CTTN, tham gia 62 vào quá trình thực hiện và đưa các chính sách cho thanh niên vào cuộc sống cũng như tham gia xử lý nhiều vấn đề liên quan đến CTTN. Tuy nhiên với những điểm nổi bật như trên CTTN trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn một số hạn chế và khó khăn cụ thể như sau: - Tại một số địa phương vẫn còn hiện tượng giao và khoán trắng CTTN cho tổ chức Đoàn, Hội, có nơi còn xem CTTN không phải là việc của chính quyền mà đấy là việc của tổ chức Đoàn, Hội. - Một số chương trình, kế hoạch phối hợp đã được triển khai nhưng chưa đi vào cuộc sống, thiếu thực tế không đến được với thanh niên, quá trình triển khai còn gặp nhiều vấn đề cần phải xử lý như vướng cơ chế, thiếu sự vào cuộc của các bên, thiếu kinh phí, không bố trí được ngân sách... - Một bộ phận thanh niên còn lệch lạc, không tích cực trong công việc và đời sống, còn xuất hiện tư tưởng ỷ lại, sống thực dụng, thích hưởng thụ có xu hướng gia tăng. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên Luật Thanh niên ra đời vào năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006. Ngay sau khi luật thanh niên có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 về hướng dẫn một số điều của Luật thanh niên. Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ. Trên cơ sở chỉ đạo và quán triệt của Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các chương trình, kế hoạch, chỉ thị, quy chế phối hợp để cụ thể hóa các chính sách pháp luật 63 QLNN về CTTN của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương cụ thể như sau: Chương trình hành động số 1634/CTr-UBND ngày 02/6/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010; Quyết định số 2228/QĐ-UBND ngày 02/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình phát triển thanh niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2020; Chỉ thị số 04/2012/CT-UBND ngày 24/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân lực tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020; Quy chế số 05/QC-UBND-TĐTN ngày 27/3/2013 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh đoàn thanh niên về phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk. Để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong QLNN về thanh niên và CTTN; Kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách thanh niên và CTTN; Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong QLNN về CTTN. Thông qua việc triển khai các văn bản Ủy ban nhân dân tỉnh đã trực tiếp giao cho các sở, ngành với chức năng nhiệm vụ được giao chủ trì cùng phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong QLNN về thanh niên và CTTN cụ thể như: Sở Nội vụ, Sở Lao động và thương binh xã hội, Sở Khoa học và công nghệ, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo.từ đó đã nâng cao được vai trò và trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong công tác tham mưu 64 nâng cao hiệu quả QLNN về CTTN, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của thanh niên. 2.3.2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên 2.3.2.1. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên Thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 879/QĐ- UBND ngày 06/4/2011 về bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Sở Nội vụ. Trên cơ sở đó; Sở Nội vụ ban hành Quyết định số 262/QĐ-SVN ngày 18/5/2011 về thành lập phòng công tác thanh niên trực thuộc Sở Nội vụ để tham mưu giúp UBND tỉnh QLNN về CTTN. Chức năng, nhiệm vụ của phòng CTTN, tham mưu cho lãnh đạo Sở Nội vụ gồm các nội dung sau: (1) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án liên quan đến thanh niên và CTTN; dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm thuộc phạm vi QLNN về CTTN trên địa bàn tỉnh. (2) Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên và CTTN sau khi được phê duyệt. (3) Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan của tỉnh trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên; giải quyết những vấn đề quan trọng, liên quan về thanh niên và CTTN. (4) Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các cơ quan liên quan, Tỉnh đoàn và các tổ chức khác của thanh niên trong việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên và CTTN. 65 (5) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh niên và CTTN; việc thực hiện chính sách, chế độ trong tổ chức và quản lý thanh niên, CTTN. (6) Thực hiện các hoạt động quốc tế về thanh niên do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh giao theo quy định của pháp luật. (7) Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thanh niên và CTTN được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao theo quy định của pháp luật. (8) Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về CTTN đối với các Sở, Ban, ngành, tổ chức có liên quan của tỉnh và Ủy ban Nhân dân cấp huyện, cấp xã. (9) Báo cáo tình hình hoạt động công tác thanh niên về Ủy ban Nhân dân tỉnh và Bộ Bội vụ. (10) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến CTTN do Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật. Ngoài ra để việc triển khai thực hiện Thông tư 04/2011/TT - BNV ngày 16/02/2011 của Bộ Nội vụ về “Hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện về công tác thanh niên”. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành công văn 1561/UBND-TH ngày 06/4/2012 về hướng dẫn quy định nhiệm vụ và biên chế làm CTTN cụ thể như sau: - Sở Nội vụ: Đã bố trí 01 lãnh đạo Sở, phụ trách phòng CTTN và giao biên chế cho phòng CTTN là 04 biên chế phụ trách công tác QLNN về thanh niên. - Các Sở, Ban, ngành: Mỗi đơn vị đã bố trí 01 công chức kiêm nhiệm theo dõi công tác QLNN về thanh niên. Đến nay các Sở, Ban, ngành đã bố trí 01 công chức thuộc bộ phận Văn phòng hoặc phòng Tổ chức cán bộ kiêm 66 nhiệm giúp lãnh đạo đơn vị thực hiện việc QLNN về CTTN; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình phát triển thanh niên và chính sách pháp luật liên quan đến thanh niên thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở, Ban, ngành theo dõi, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên. - Phòng Nội vụ các Huyện, Thị xã, Thành phố: Mỗi đơn vị đã bố trí 01 biên chế chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ QLNN về thanh niên. Đến hết năm 2013 đã có 15/15 huyện, thị xã, thành phố đã bố trí, phân công 01 lãnh đạo phòng phụ trách và 01 công chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ QLNN về thanh niên trên địa bàn huyện. - Đối với cấp xã, phường, thị trấn: Thực hiện Thông tư số 06/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các quyết định về giao số lượng chức danh cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn và bổ sung chức năng nhiệm vụ QLNN về thanh niên trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Trên cơ sở đó tất cả 184/184 xã, phường, thị trấn đã bố trí 01 công chức Văn phòng - Thống kê phụ trách thực hiện nhiệm vụ QLNN về thanh niên trên địa bàn cấp xã. Để củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ QLNN về thanh niên, căn cứ theo Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 272/QĐ/UBND ngày 28/01/2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ. Sở Nội vụ đã ban hành Quyết định số 122/QĐ-SVN ngày 01/4/2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị thuộc Sở Nội vụ. - Sở Nội vụ: Đã sáp nhập phòng công tác thanh niên vào phòng xây dựng chính quyền và đổi tên thành, Phòng Xây dựng chính quyền và CTTN 67 để thực hiện nhiệm vụ QLNN về thanh niên. Hiện tại, phòng xây dựng chính quyền và công tác thanh niên có 7 biến chế, gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 05 chuyên viên. - Các Sở, Ban, ngành: Sở, Ban, ngành tiếp tục thực hiện kiêm nhiệm giúp lãnh đạo đơn vị thực hiện việc quản lý thanh niên và CTTN; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình phát triển thanh niên và chính sách pháp luật liên quan đến thanh niên thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở, Ban, ngành theo dõi, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên. - Phòng Nội vụ các Huyện, Thị xã, Thành phố: Tiếp tục phân công 01 lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phụ trách QLNN về CTTN; kiện toàn và bố trí 01 lãnh đạo và 01 công chức của Phòng Nội vụ phụ trách công tác QLNN về CTTN trên địa bàn. Bảng 2.4. Tổng số cán bộ, công chức làm công tác thanh niên giai đoạn từ 2012 - 2016 TT Nội dung Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã 1 Tổng số cán bộ, công chức làm công tác thanh niên khi thực hiện Thông tư 04/2011/TT/BNV 05 15 184 2 Tổng số cán bộ, công chức làm công tác thanh niên khi thực hiện Thông tư 15/2014/TT/BNV 03 15 184 Nguồn: Sở Nội vụ báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Thanh niên 68 2.3.2.2. Xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm CTTN như: Quyết định số 1923/QĐ-BNV ngày 28/11/2011 của Bộ nội vụ phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN về CTTN cho đội ngũ cán bộ, công chức làm CTTN các cấp, các ngành giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 2264/QĐ-TTg ngày 16/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025. Bảng 2.5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách từ năm 2012 đến nay TT Nội dung Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã 1 Các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh niên Năm 2013; 1 lớp: 120 người Năm 2014; 1 lớp: 97 người 2 Chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên Không Không Không Nguồn: Sở Nội vụ báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Thanh niên Trên cơ sở thực hiện các quyết định của Bộ Nội vụ về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN về CTTN cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên. Hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giao cho Sở Nội vụ phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Trường chính trị tỉnh tổ chức các lớp 69 tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh tham mưu mãng CTTN tham gia tập huấn QLNN về CTTN. Sở Nội vụ đã tổ chức tập huấn cho 120 người (năm 2013) và 97 người (năm 2014) đối tượng tham dự tập huấn là công chức làm công tác QLNN về thanh niên của Sở, ban, ngành các huyện, thị xã, thành phố và công chức giữ chức danh Văn phòng - Thống kê cấp xã thực hiện chức trách nhiệm vụ về CTTN. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về CTTN hầu hết là cán bộ, công chức trẻ, năng động, nhiệt tình trong công tác, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức lý luận chính trị tốt, đáp ứng được yêu cầu của công tác QLNN về CTTN trong giai đoạn hiện nay. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm CTTN tuy nhận được nhiều sự quan tâm nhưng vẫn còn thiếu giải pháp tổng thể cho công tác quy hoạch theo vị trí việc làm, hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên thâm niên công tác theo lĩnh vực phụ trách. Chất lượng cán bộ Đoàn còn nhiều hạn chế, chính sách thu hút cán bộ, công chức trẻ có năng lực phục vụ cho CTTN vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế, một phần do cơ chế, chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức chưa được quan tâm đúng mức, mặt khác do nhìn nhận từ phía xã hội về QLNN về thanh niên chưa thật sự được chú trọng. Việc triển khai các quy định, kế hoạch, quy trình về công tác nhân sự cho CTTN chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa có sự quyết liệt trong công tác kiểm tra, giám sát từ các ngành chức năng. 2.3.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với tổ chức Đoàn các cấp đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, 70 pháp luật của nhà nước về CTTN, đặc biệt là luật thanh niên đến cán bộ, đoàn viên, thanh niên và nhân dân trong toàn tỉnh. Bảng 2.6. Công tác chỉ đạo, triển khai các chương trình, kế hoạch của chính quyền đối với công tác thanh niên Đơn vị tính: Phiếu TT Nội dung Mức độ các phương án trả lời Có % Không % 1 Chương trình thực hiện NQ 25 của BCH TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTTN thời kỳ CNH-HĐH có được cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai thực hiện không 86 97 2 3 2 Chính quyền đã triển khai các nội dung phối hợp với Đoàn TNCS HCM cùng cấp theo quy chế phối hợp của Chính quyền với Đoàn cấp trên chưa 80 90 8 10 3 UBND đã ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển TN theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh hay chưa 58 65 30 35 Nguồn: Tham khảo chi tiết Bảng 1 – Phụ lục Từ năm 2005 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt các luật mới ban hành (trong đó có Luật Thanh niên) cho 200 đại biểu là lãnh đạo chủ chốt của các Sở, Ban, ngành đoàn thể ở tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, lãnh đạo HĐND, UBND, Phòng tư pháp các huyện, thị xã, thành phố, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa phương trong tỉnh tổ chức hội nghị hoặc lồng ghép quán triệt các văn bản này trong các cuộc họp tại các cơ quan đơn vị. 71 Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp in ấn, phát hành gần 13.000 cuốn đề cương, văn bản pháp luật mới cấp phát miễn phí đến các đơn vị, địa phương và báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh để phục vụ việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Biên soạn, in ấn và phát hành hơn 9.500.000 tờ, trong đó có gần 50.000 được dịch ra tiếng ÊĐê; hơn 35.000 bản tài liệu tuyên truyền pháp luật nói chung, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến Luật Thanh niên cấp phát đến các sở, ngành, tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhằm tuyên truyền, phổ biến một cách sâu rộng nhất các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung, chủ trương, chính sách pháp luật về thanh niên nói riêng. Bảng 2.7. Sự quan tâm phối hợp của chính quyền trong việc triển khai các chương trình, kế hoạch của chính quyền đối với công tác thanh niên Đơn vị tính: Phiếu TT Nội d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cong_tac_thanh_nien_tren_dia_ba.pdf
Tài liệu liên quan