Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai

rang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Phần Mở đầu 01

1. Tính cấp thiết của đề tài 01

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 03

2.1. Mục đích 03

2.2. Nhiệm vụ 03

3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 03

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 06

5. Phương pháp nghiên cứu 06

6. Đóng góp của Luận văn 07

7. Kết cấu của luận văn 07

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ 08

1.1. Những vấn đề chung về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ 08

1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới

đường bộ

20

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO

TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA

LAI

35

pdf94 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiều dài là 722 Km, trong đó đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc – Nam (dài 105 km), nối với tỉnh Kon Tum và Đắk Lắk; quốc lộ 19 chạy theo hướng Đông – Tây (dài 168 km), nối với tỉnh Bình Định và nước bạn Cam Pu Chia. Hai tuyến quốc lộ này chạy xuyên tâm và giao nhau tại thành phố Pleiku. Còn quốc lộ 25 (dài 112 km), nối với tỉnh Phú Yên; quốc lộ 14C (dài 90 km), chạy dọc biên giới phía Tây của tỉnh và đường Trường Sơn Đông đoạn qua tỉnh Gia Lai có chiều dài 247 km nối với tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk. Ngoài ra, còn có 12 tuyến tỉnh lộ dài 431 km, đường đô thị 1.258 km, đường huyện 1.650 km, đường chuyên dùng 1.035 km và đường liên thôn, liên xã dài 5.956 km (với tổng chiều dài 36 là 11.060Km). Tất cả các hệ thống hạ tầng giao thông này đều có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai. [25] 2.1.2. Tình hình trật tự an toàn giao thông tỉnh Gia Lai trong giai đoạn từ năm 2014-2016 Trong những năm gần đây, số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh. Theo báo cáo, tính đến ngày 30/6/2017, tổng số phương tiện cơ giới đường bộ đã đăng ký là 763.075 phương tiện, trong đó: ô tô: 42.696 phương tiện; mô tô: 720.379 phương tiện. Chưa kể khoảng 37.563 xe máy kéo nhỏ phục vụ nông, lâm nghiệp chưa được đăng ký vì vướng mắc về thủ tục. [4] Bảng 2.1. Tình hình gia tăng phương tiện cơ giới đường bộ ở tỉnh Gia Lai từ năm 2014 đến 6 tháng đầu năm 2017 Loại phương tiện Năm 2014 Năm 2015 So sánh năm 2014 Năm 2016 So sánh năm 2015 6 tháng đầu năm 2017 So sánh năm 2016 Ô tô 32.118 35.967 Tăng 3849=111.9% 39.993 Tăng 4026=111.2% 42.696 Tăng 2703=106.7% Mô tô 619.907 648.485 Tăng 28.578=104,6% 685.100 Tăng 36.615=105.6% 720.379 Tăng 35279= 105% Tổng cộng 652.025 684.452 Tăng 32.427=104.9% 725.093 Tăng 40.641=105.9% 763.075 Tăng 37.982=105.2% Nguồn: Báo cáo kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2017 của Ban An toàn Giao thông tỉnh Gia Lai Với một số lượng lớn các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và ngày càng gia tăng như bảng trên, chưa kể các phương tiện đăng ký các tỉnh tham gia giao thông qua địa bàn tỉnh Gia Lai thì tai nạn là điều không thể tránh khỏi. Theo thống kê, số liệu các vụ tai nạn trong những năm gần đây như sau: 37 Bảng 2.2. Tình hình tai nạn giao thông tại tỉnh Gia Lai các năm từ 2014 đến 6 tháng đầu năm 2017 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 6 tháng đầu năm 2017 Số vụ Chết Bị thương Số vụ Chết Bị thương Số vụ Chết Bị thương Số vụ Chết Bị thương 189 211 130 226 269 187 214 234 152 272 164 344 Nguồn: Báo cáo kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2017 của Ban An toàn Giao thông tỉnh Gia Lai Hàng năm, Ban An toàn Giao thông của tỉnh đều có thống kê, phân tích các tai nạn giao thông trên địa bàn và đồng thời có những giải pháp kiến nghị với Ủy ban nhân dân có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông đang diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Đáng chú ý là trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ thì nguyên nhân gây tai nạn do xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ cao. Theo phân tích, đánh giá của Ban An toàn Giao thông tỉnh Gia Lai, tai nạn giao thông tăng cao về 3 tiêu chỉ là do các nguyên nhân như sau: Thứ nhất, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của một bộ phận tham gia giao thông còn nhiều yếu kém như uống rượu, bia điều khiển phương tiện; chạy quá tốc độ quy định; lấn làn; chở hàng quá tải, quá khổ; sử dụng xe độ chế, cơi nới kích thước thành thùng xe; không chấp hành các quy định về pháp luật giao thông. Thứ hai, số lượng phương tiện phát triển nhanh làm cho mật độ người tham gia giao thông tăng đột biến, trong khi Công tác quy hoạch giao thông thiếu căn cứ khoa học về tầm nhìn mang tính chiến lược; kết cấu hạ tầng giao thông nhất là giao thông đô thị còn bất cập; các chính sách phát triển giao thông vận tải, phát triển phương tiện giao thông cơ giới chưa theo kịp nhu cầu vận động của nền kinh tế thị trường. 38 Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông chưa được quan tâm đúng mức và chưa có sự vào cuộc đồng bộ của các ngành, các cấp; các hình thức tuyên truyền chưa được đa dạng, thiết thực. Thứ tư, công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa được chặt chẽ. Các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông ở cấp huyện chưa phát huy hết chức năng và nhiệm vụ dẫn đến tình trạng buông lỏng công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thứ năm, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp mưa, nắng thất thường làm cho các phương tiện giao thông, các trang thiết bị phục vụ cho giao thông đường bộ như hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông,nhanh chóng bị hư hỏng. Hệ thống cầu, đường nhanh chóng bị xuống cấp, các tiêu chuẩn kỹ thuật của cầu, đường bị giảm dần. Thứ sáu, địa hình của tỉnh có nhiều đèo dốc nguy hiểm, có những khúc cua khúc khuỷa gây mất an toàn giao thông Thứ bảy, số lượng phương tiện tăng nhiều nhưng số người được đào tạo, cấp giấy phép lái xe tăng không đáng kể. Tính đến tháng 6/2017, Công an tỉnh quản lý 763.015 ô tô, xe máy, Sở Giao thông vận tải quản lý 488.738 giấy phép lái xe. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.2.1.Thực trạng công tác xây dựng và áp dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ 2.2.1.1.Công tác xây dựng các văn bản quản lý nhà nước Bên cạnh việc áp dụng những văn bản của Trung ương, tỉnh Gia Lai đã có nhiều văn bản liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo lái xe. Một số văn bản chính có thể kể đến như sau: - Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh 39 Gia Lai Quy định về hình thức đào tạo, nội dung và phương án tổ chức sát hạch lái xe mô tô 2 bánh hạng A1 đối với người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đặc thù cư dân trên địa bàn Gia Lai là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá thấp, với quy trình đào tạo, sát hạch theo quy định thì đồng bào không thể tiếp thu và thi sát hạch cấp giấy phép lái xe. Trước thực trạng đó, Bộ Giao thông vận tải đã có cơ chế cho các tỉnh, thành phố xây dựng quy trình đào tạo và sát hạch đặc thù riêng cho đồng bào. - Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 08/5/2013 của UBND tỉnh Gia Lai về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ và Chương trình số 40-CTr/TU ngày 26/11/2012 của Tỉnh uỷ Gia Lai. Quyết định đã cụ thể hoá một số giải pháp trọng tâm, trong đó có “đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đối với các lĩnh vực đăng kiểm, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe” - Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 của UBND tỉnh Gia Lai Về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 Mục tiêu của kế hoạch nhằm: Xây dựng và phát triển các giải pháp mạnh, các chính sách an toàn giao thông đường bộ đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai, giảm tai nạn giao thông và chống ùn tắc giao thông một cách vững chắc, đồng bộ Mục đích của kế hoạch nhằm tạo động lực mạnh mẽ trong hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các lĩnh vực đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa; góp phần giảm từ 3% - 5% số vụ, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông hàng năm...Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của tập thể, cá nhân thông qua phong trào thi đua, tạo động lực 40 cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các đơn vị, địa phương, quyết tâm phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và chuyên môn nghiệp vụ... Trong nội dung thực hiện, kế hoạch đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Đây có thể là những văn bản cụ thể hóa những đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước để chúng thật sự đi vào cuộc sống xã hội. - Kế hoạch số 26/KH-BATGT ngày 04/02/2016 của Ban An toàn giao thông tỉnh về “Năm an toàn giao thông năm 2016” triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, nội dung, giải pháp về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai và Uỷ ban ATGT quốc gia. Với nội dung chính: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào lĩnh vực giao thông; tổ chức điều tiết giao thông hợp lý, an toàn; tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; quản lý việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; đăng kiểm phương tiện giao thông; quản lý hoạt động vận tải, thiết bị giám sát hành trình; củng cố, kiện toàn lực lượng tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đề cao trách nhiệm, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các tổ chức chính tri ̣- xã hội với chính quyền các cấp, các lưc̣ lươṇg chức năng, các đơn vi ̣cơ sở trong viêc̣ triển khai thực hiện đồng bộ, thường xuyên, liên tuc̣, kiên quyết các biện pháp, giải pháp nhằm bảo đảm trật tự, an 41 toàn giao thông; vận động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tích cưc̣ hưởng ứng, tham gia xây dưṇg thưc̣ hiêṇ “Văn hóa giao thông” và giữ gìn trật tự, an toàn giao thông. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; các vi phạm về hành lang an toàn giao thông, vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải, tải trọng phương tiện, an toàn kỹ thuật phương tiện; các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông có nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông; các hành vi tiêu cực của người thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ. 2.2.1.2. Công tác áp dụng các văn bản quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ - Luật Giao thông đường bộ năm 2008; - Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe. Trong đó quy định rõ chức năng, điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực của cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ; - Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ; - Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng GPLX quốc tế; - Thông tư Liên tịch số 72/TTLT- BTC-BGTVT ngày 27/5/2011 giữa Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cơ chế tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. - Thông tư số 06/2012/TT-BGTVT ngày 08/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và Thông tư số 84/2015/TT-BGTVT ngày 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận 42 tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2012/TT-BGTVT ngày 08/3/2012. - Thông tư Liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015 giữa Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe việc khám sức khỏe định kỳ của người lái xe ô tô và quy định về cơ sở khám sức khỏe cho người lái xe. 2.2.2. Thực trạng về xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ Hiện nay, tại tỉnh Gia Lai một cơ sở đào tạo nghề lái xe chịu sự quản lý của 4 cơ quan, dẫn đến sự chồng chéo lên nhau trong lĩnh vực. Các cơ quan quản lý sau: Cơ quan chủ quản của cơ sở dạy nghề; Sở Giao thông vận tải; Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Chưa kể đến công tác thanh tra, kiểm tra còn thêm Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra nhà nước và Tổng cục Dạy nghề. Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra không đồng bộ dẫn đến tình trạng một cơ sở đào tạo tiếp đón rất nhiều đoàn trong năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của cơ sở. Ở đây, tác giả tập trung phân tích thực trạng về xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ tại Sở Giao thông vận tải. Trong Sở, Phòng Quản lý Phương tiện và Người lái là phòng có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý công tác đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Với nhân lực gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng, 02 chuyên viên, Phòng thực hiện công tác quản lý, theo dõi và hướng dẫn, kiểm tra công tác đào tạo lái xe cơ giới đường bộ của các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh. Căn cứ quy hoạch định hướng, hàng năm phòng tham mưu cho lãnh đạo Sở chủ trì phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh đề nghị Tổng cục 43 Đường bộ Việt Nam chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe mô tô và ô tô; cấp giấy phép xe tập lái; tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác quản lý đào tạo lái xe; Công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ và thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở phân công. Lập kế hoạch và phân bổ lưu lượng đào tạo. Hàng năm, phòng Quản lý Phương tiện và Người lái sẽ căn cứ trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáo viên và bộ máy quản lý và kế hoạch đề xuất của các cơ sở đào tạo lái xe để xây dựng kế hoạch về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp quản lý lưu lượng đào tạo cho các cơ sở. Lưu lượng đào tạo mỗi hạng giấy phép lái xe được xác định bằng số lượng xe tập lái hạng đó nhân với số lượng học viên quy định trên một xe và nhân với hệ số 2 (hai), số lượng học viên học thực hành tại một thời điểm không được vượt quá khả năng đáp ứng số xe tập lái từng hạng của cơ sở đào tạo. Phòng Quản lý Phương tiện và Người lái phải chịu trách nhiệm với lãnh đạo Sở Giao thông vận tải về việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện lưu lượng đã phân bổ. Kiểm tra công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh. Hàng tháng, căn cứ vào lịch đào tạo của các trường báo cáo về Sở, Phòng sẽ có phân công cán bộ đến kiểm tra đột xuất các lớp học. Công tác kiểm tra bao gồm: điểm danh học viên tham dự lớp học, nội dung và giáo án lên lớp của giáo viên, đồng thời khảo sát, điều tra qua học viên về chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo lái xe qua hợp đồng thanh lý ký giữa cơ sở đào tạo và người học lái xe. Bên cạnh đó, Sở Giao thông vận tải cũng đã liên tục chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với phòng Quản lý Phương tiện và 44 Người lái tổ chức kiểm tra kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ và công tác quản lý đào tạo của các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy hầu hết các đơn vị đào tạo lái xe đều giảng dạy đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Các tồn tại, sai sót của các cơ sở đào tạo, như công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu quản lý còn nhiều thiếu sót; việc quản lý thu chi tài chính trong lĩnh vực đào tạo lái xe chưa rõ ràng, hợp lý cũng đã được đoàn kiểm tra chỉ rõ và yêu cầu khắc phục sửa chữa Khách quan nhìn nhận, chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe ở tỉnh Gia Lai đã được nâng lên đáng kể, nội dung học nhiều hơn, yêu cầu kỹ năng cũng cao hơn, tất cả là nhằm đảm bảo tay nghề của người lái xe ngày càng được nâng cao, song cũng còn một số tồn tại nhất định. Cụ thể, chất lượng đào tạo lái xe tại một số cơ sở chưa cao. Việc học, dạy và kiểm tra các môn lý thuyết của một số cơ sở đào tạo chưa được nghiêm túc, còn xem nhẹ việc học lý thuyết mà chỉ tập trung vào thực hành lái xe, nhất là chỉ luyện tập trong hình để đối phó với việc sát hạch. 2.2.3. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Theo quy định hiện hành, việc quản lý đào tạo lái xe hiện nay do hai ngành là Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý theo các quy định của Luật dạy nghề và Sở Giao vận tải quản lý theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Trong thời gian qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT tỉnh Gia Lai đã có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra, cấp giấy phép đào tạo; yêu cầu các cơ sở đào tạo công bố kế hoạch đào tạo và học phí; kiểm tra giám sát các cơ sở đào tạo về thực hiện các quy định của pháp luật và kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo. Trong giai đoạn 2014-2016, Sở Giao thông vận tải thường xuyên chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, sát hạch. 45 Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên nên vẫn còn một số tồn tại như: việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo chưa nghiêm; chất lượng công tác kiểm tra hết môn và cấp chứng chỉ nghề ở một số nơi còn thấp. Ngoài ra, tỉnh Gia Lai đã thực hiện việc tổ chức đào tạo, sát hách lái xe môtô hai bánh hạng A1 đối với đồng bào dân tộc có trình độ văn hóa thấp có nhu cầu để đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1. Theo đó, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lái xe xây dựng nội dung chương trình đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe môtô hai bánh hạng A1 đối với đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp (người đồng bào dân tộc thiểu số, không biết đọc, không biết viết tiếng Việt hoặc chưa được chứng nhận hoàn thành bậc tiểu học). Đối với đối tượng này thì phương pháp thực hiện chủ yếu bằng trực quan, bằng hình ảnh, hỏi đáp; nếu có điều kiện thì sử dụng giáo viên biết tiếng dân tộc để giảng dạy; thời gian học có thể tăng lên so với qui định nhưng không được thu thêm lệ phí. Đáp án được đục lỗ sẵn theo từng câu hỏi thi dựa trên đáp án của tài liệu 150 câu hỏi về Luật Giao thông đường bộ của Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Trong 6 tháng đầu năm 2017, Sở Giao thông vận tải đã có văn bản đình chỉ tuyển sinh, đào tạo đối với 02 cơ sở đào tạo lái xe vì không đảm bảo nội dung đào tạo theo quy định; tiến hành kiểm tra, xác minh bằng cấp của Đội ngũ giáo viên và phát hiện 45 giáo viên sử dụng bằng cấp không do cơ quan có thẩm quyền cấp; ban hành nhiều văn bản đề nghị các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh phải tiếp tục nâng cao công tác đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Theo đó, Sở Giao thông vận tải yêu cầu các cơ sở đào tạo phải nghiêm túc trong việc dạy, học và kiểm tra các môn lý thuyết, tránh tình trạng các học viên xem nhẹ các môn lý thuyết chỉ tập trung chú trọng học trong hình để đối 46 phó kỳ sát hạch. Khi tiếp nhận hồ sơ học lái xe của học viên, các cơ sở đào tạo kiểm tra bằng trực quan về sức khỏe (tay, chân, mắt...) phải đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Đảm bảo giờ dạy môn học đạo đức, ý thức của người lái xe và Luật Giao thông đường bộ vào chương trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Gắn thiết bị giám sát hành trình trên các xe tập lái để theo dõi, chỉ đạo khi xe tham gia dạy thực hành lái xe trên đường Việc đẩy mạnh giám sát, thanh tra cũng được Sở quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lái xe của ngành và sự chủ động thực hiện đầy đủ các quy định trong quá trình đào tạo tại các cơ sở sẽ buộc người học chuẩn hơn về kiến thức, kỹ năng phản xạ, xử lý tình huống, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn. Để đảm bảo chất lượng công tác đào tạo lái xe, theo kinh nghiệm quản lý thì chất lượng chỉ có thể duy trì và nâng cao khi có sự quản lý chặt chẽ của Sở và tổ chức đào tạo nghiêm túc từ các cơ sở đào tạo nghề lái xe, đảm bảo thực hiện đúng, đủ theo chương trình đào tạo, thống nhất mức thu phí các cơ sở đào tạo lái xe trong tỉnh. 2.2.4. Thực trạng về tiêu chuẩn kỹ thuật, chuyên môn và nghiệp vụ của các cơ sở dạy nghề lái xe cơ giới đường bộ Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 10 cơ sở dạy nghề lái xe, trong đó có 04 cơ sở vừa đào tạo mô tô và ô tô gồm: Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe – Công ty cổ phần Xây dựng và vận tải Gia Lai, Trung tâm Dạy nghề và sát hạch lái xe Gia Lai – Công ty TNHH Vận tải ô tô Gia Lai, Trung tâm Đào tạo nghề tại Gia Lai – Trường Cao đẳng Nghề số 5 (Bộ Quốc phòng);Trường Trung cấp nghề số 15 – Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng). 05 cơ sở chỉ đào tạo lái xe mô tô gồm: Công ty TNHH MTV Khánh Bảo; Trường Cao đẳng nghề Gia Lai; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện 47 Đức Cơ; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Krông Pa; Trường trung cấp nghề Ayun Pa và 01 cơ sở chỉ đào tạo ô tô là Trường Cao đẳng nghề số 21-Quân đoàn 3 (Bộ Quốc Phòng). Thời gian qua, các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nghiêm túc các quy định về sân tập lái, xe tập lái và các cơ sở vật chất khác để phục vụ tốt nhu cầu học lái xe của học viên. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo lái xe này cũng không ngừng nâng cao chất lượng trình độ đội ngũ giáo viên, bổ sung các nội dung mới vào giảng dạy, tăng cường giáo dục đạo đức người lái xe và tăng thời gian thực hành lái xe Đến nay, năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo lái xe ô tô trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 3.000 học viên tại một thời điểm, đáp ứng tốt nhu cầu học lái xe của người dân trong tỉnh. Ngay sau khi Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định mới về cả lý thuyết và thực hành trong công tác đào tạo cấp giấy phép lái xe (có hiệu lực từ 1/7/2017) thì Sở Giao thông vận tải đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở đào tạo chủ động thực hiện trước để đảm bảo theo quy định. Các cơ sở đào tạo đã mua tài liệu, thay đổi chương trình phần mềm, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, sân bãi, phương tiện theo đúng quy định. Đến nay, cả 10 đơn vị đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giao thông vận tải như đầu tư về cơ sở vật chất, sân bãi, phương tiện, thay đổi chương trình đào tạo theo bộ đề mới, cài đặt phần mềm dàn máy mới đáp ứng theo yêu cầu và quy định. Theo chương trình mới với bộ đề câu hỏi nhiều hơn đòi hỏi học viên phải học, đầu tư nhiều hơn và phần thi thực hành khó hơn đòi hỏi người học phải có sự rèn luyện kỹ, nhuần nhuyễn. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo cả phần học lý thuyết và thực hành theo đúng quy định, từ trước đến nay, đối với khoá đào tạo lái xe ô tô các loại, ngoài việc thực hành đủ số km quy định thì mỗi khoá các cơ sở đào tạo đều tổ chức đi dã ngoại đường dài để cho học viên làm quen với nhiều loại địa hình, 48 rèn sức bền, khả năng xử lý tình huống và để tích luỹ thêm kinh nghiệm với mục đích là nâng cao chất lượng đào tạo. Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, Sở Giao thông vận tải đã cấp mới 02 cơ sở đào tạo lái xe mô tô hạng A1, tăng tổng số cơ sở đào tạo lái xe lên 10 cơ sở. Trong công tác quản lý đào tạo, Sở Giao thông vận tải luôn quan tâm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ và phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên giảng dạy nghề lái xe để duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo theo đúng nội dung chương trình đào tạo của Bộ Giao thông vận tải. Hằng năm, Sở đều tổ chức tập huấn, kiểm tra cấp bổ sung giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho các cơ sở đào tạo lái xe trong tỉnh. Các cơ sở đã lập danh sách giáo viên đăng ký tham gia chương trình tập huấn nâng cao nghiệp vụ giáo viên dạy lái xe do Trường Trung cấp Giao thông vận tải tổ chức tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai theo tỷ lệ quy định từng năm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Trong năm 2016, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo lái xe được đầu tư bổ sung như sau: Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe đã đầu tư mới 13 xe ô tô con và 2 xe ô tô tải với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng, Trường Cao đẳng nghề số 21 đầu tư mới 04 xe ô tô tải với tổng số tiền gần 2 tỉ đồng và Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe đầu tư mới 06 xe ô tô con với tổng số tiền gần 4 tỉ đồng. Các cơ sở đào tạo lái xe trong tỉnh đã tích cực đầu tư hệ thống phòng học chuyên môn, sân tập lái theo tiêu chuẩn chuyên môn và sân tập lái mới. Để tạo điều kiện tập luyện cho học sinh, các cơ sở đã đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị đánh giá điểm để học viên có điều kiện ôn luyện làm quen với thiết bị chấm điểm như ở trung tâm sát hạch lái xe. Qua kiểm tra công tác đào tạo, các cơ sở đào tạo lái xe đã thực hiện đúng chương trình đào tạo ban hành, công khai quy chế tuyển sinh và mức thu học phí đào tạo từng hạng tại nơi tuyển sinh, ký và than

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_lai_xe_co_gioi_duong_bo.pdf
Tài liệu liên quan