Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Búk tỉnh Đắk Lắk

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 1

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 7

5. Phương pháp nghiên cứu. 8

6. Đóng góp của luận văn. 8

7. Kết cấu luận văn. 9

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ ĐÀO TẠO

NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN. 10

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho

lao động nông thôn. 10

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 19

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao

động nông thôn . . .34

Tiểu kết Chương 1. 38

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ

CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK,

TỈNH ĐẮK LẮK . 39

2.1. Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Krông Búk

trong thời gian qua. 39

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa

bàn huyện krông búk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua . 45

2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động

nông thôn trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. 53

Tiểu kết Chương 2. 60

Chương 3. 61

GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC. 61

pdf104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Búk tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nƣớc về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trƣớc các cơ quan quản lý cấp trên để cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách tác động đến cơ sở đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Để hoàn thành sứ mệnh đặc biệt đó thì cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc phải có chuyên môn, nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề thƣờng xuyên phải rà soát các văn bản liên quan đến phát triển đào tạo nghề để kịp thời bổ sung, sửa đổi những điều bất hợp lý, chồng chéo hoặc không còn phù hợp nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển đào tạo nghề đƣợc thực hiện đồng bộ, kịp thời, thuận lợi, hiệu quả, đồng thời hạn chế các tiêu cực phát sinh; dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc phát triển đào tạo nghề; định ra chƣơng trình mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về phát triển đào tạo nghề. Mặt khác, đội ngũ này cần phải tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lƣợng đào tạo nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phát triển đào tạo nghề; tổ chức chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế đối với đào tạo nghề; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với đào tạo nghề; giải quyết kiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đào tạo nghề. 38 Tiểu kết Chƣơng 1 Đào tạo nghề là một hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học nghề để có thể tìm đƣợc việc hoặc giải quyết việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của công cuộc CNH-HĐH của xã hội. QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những vấn đề cấp bách, mang tính chiến lƣợc, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phƣơng. Để có cơ sở cho việc đƣa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới, trong Chƣơng I này đã hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận của luận văn giúp định hƣớng cho ngƣời nghiên cứu xác định rõ ý nghĩa của các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn về nghề, đào tạo nghề, QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT; xác định nội dung, vai trò của việc QLNN về công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, góp phần thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời LĐNT. Từ cơ sở lý luận trong Chƣơng I, tại Chƣơng II sẽ làm rõ hơn thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và từ đó sẽ đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. 39 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Krông Búk trong thời gian qua * Về mạng lưới tổ chức hoạt động đào tạo nghề: Huyện Krông Búk, có 02 cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Trung tâm GDNN Bảo An (là cơ sở tƣ thục, chuyên đào tạo và sát hạch lái xe) và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Krông Búk. Trung tâm dạy nghề huyện Krông Búk đƣợc thành theo Quyết định số 2070/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2004 của UBND huyện Krông Búk. Năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định số 1509/QĐ- UBND ngày 23 tháng 6 năm 2017 về việc thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên huyện Krông Búk trên cơ sở đổi tên Trung tâm dạy nghề huyện Krông Búk thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên huyện Krông Búk, thêm chức năng và nhiệm vụ (vì huyện Krông Búk chƣa có Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên và Trung tâm kỹ thuật hƣớng nghiệp). Hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn là đào tạo lƣu động tại các thôn, buôn, nhà cộng đồng từ nguồn vốn Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về Dạy nghề và việc làm. Hàng năm, Phòng Lao động – Thƣơng bình & Xã hội và Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện tham mƣu cho UBND huyện về kế hoạch đào tạo nghề phi nông nghiệp và nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn huyện Krông Búk. Cơ sở GDNN sẽ thực hiện Kế hoạch giao chỉ tiêu của UBND huyện (với nguồn kinh phí của địa phƣơng) và của Sở Lao động – Thƣơng bình & Xã hội và Sở Nông nghiệp – PTNT (với nguồn kinh phí Trung ƣơng). 40 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy đào tạo nghề Đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở GDNN, hiện nay có 01 giám đốc, 02 phó giám đốc, 03 giáo viên và 4 viên chức khác. * Về đội ngũ nhà giáo; chương trình, giáo trình: - Đội ngũ nhà giáo: + Đội ngũ nhà giáo tham gia dạy nghề có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác dạy nghề. Trong những năm qua, huyện Krông Búk đã đặc biệt quan tâm phát triển đội ngũ nhà giáo. Tính đến năm 2017, đội ngũ cán bộ, nhà giáo của Trung tâm GDNN- GDTX huyện Krông Búk là 10 ngƣời. Trong đó giáo viên cơ hữu là 3 ngƣời (do số lƣợng giáo viên ít nên khi tổ chức đào tạo dạy nghề, Trung tâm đều phải hợp đồng thỉnh giáo nhà giáo ở ngoài vào giảng dạy). Trong bộ máy của GDNN- GDTX, số cán bộ quản lý và nhà giáo có trình độ đại học là 100% , 01 cán bộ quản lý trình độ thạc sĩ. + Phẩm chất, đạo đức: Hầu hết nhà giáo tham gia dạy nghề đều tận tụy với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dƣỡng để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ UBND TỈNH ĐẮK LẮK SỞ LAO ĐỘNG - TBXH SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT UBND HUYỆN KRÔNG BÚK PHÒNG LAO ĐỘNG - TBXH PHÒNG NN VÀ PTNT CƠ SỞ GDNN 41 đƣợc giao; nhiều giáo viên đƣợc kết nạp Đảng, đƣợc công nhận giáo viên dạy giỏi. - Bên cạnh đội ngũ giáo viên cơ hữu, cơ sở GDNN ngoài hợp đồng giáo viên thỉnh giảng là nhà giáo có chuyên môn, Trung tấm còn thỉnh nghệ nhân, thợ lành nghề, nông dân sản xuất giỏi, ngƣời có tay nghề cao tham gia dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT. + Về chất lƣợng, đa số nhà giáo tham gia đào tạo nghề đã đáp ứng yêu cầu về kỹ năng nghề, trình độ sƣ phạm đào tạo nghề, đối với nghề nông nghiệp, đã huy động đƣợc đội ngũ kỹ sƣ nông nghiệp, cán bộ khuyến nông có nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy tại các lớp ĐTN cho LĐNT ở huyện, thị xã. + Đại bộ phận nhà giáo ở của cơ sở GDNN đều trẻ, tâm huyết với nghề, có ý chí vƣơn lên, tích cực học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề, nghiệp vụ và ngoại ngữ. Hiện nay có 01 nhà giáo đang tham gia học lớp thạc sĩ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, đội ngũ nhà giáo tham gia giảng dạy nghề LĐNT Trung tâm GDNN huyện hiện đang còn thiếu về số lƣợng, chƣa bảo đảm về giáo viên cơ hữu mà chủ yếu là giáo viên thỉnh giảng. Do đó chƣa thể đảm bảo đƣợc mỗi lớp dạy nghề phải có tối thiểu 1 giáo viên cơ hữu theo quy định. - Về chương trình, giáo trình: Hàng năm, Trung tâm GDNN vẫn thực hiện việc nghiên cứu, bổ sung, đổi mới chƣơng trình làm sao phù hợp với sự thay đổi của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp và dƣới 03 tháng đƣợc cơ sở GDNN áp dụng các chƣơng trình dạy nghề phi nông nghiệp do Tổng cục Dạy nghề ban hành, chƣơng trình dạy nghề nông nghiệp do Bộ NN&PTNT ban hành. 42 Những nghề không có tên trong danh mục do Tổng cục dạy nghề; Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành thì các cơ sở GDNN tự xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề theo quy định tại Trên cơ sở Thông tƣ 42 và Thông tƣ 43 năm 2016 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. Tuy nhiên, về chất lƣợng còn nhiều hạn chế, một số chƣơng trình biên soạn còn sơ sài và một số chƣơng trình sơ cấp nghề đƣợc biên soạn lại từ các chƣơng trình tập huấn khuyến nông, khuyến lâm hoặc các chƣơng trình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, do vậy chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu và yêu cầu của ĐTN. Hiện nay, chƣơng trình, giáo trình đƣợc cơ sở GDNN ban hành để dào tạo nghề cho LĐNT gồm các nghề: Chăn nuôi gà, Chăn nuôi heo, Sửa chữa máy nông nghiệp, Tin học, Hàn điện, Dệt thổ cẩm truyền thống. * Về cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư cho đào tạo nghề: - Cơ sở vật chất + Trong giai đoạn 2006 đến 2011: Trung tâm GDNN-GDTX đƣợc đầu tƣ mua sắm thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề với số tiền: hơn 4.427.000.000 đồng với 11 ngành nghề nhƣ: May dân dụng, May công nghiệp, Điện dân dụng, Sửa chữa xe gắn máy, Tin học... Giai đoạn 2013- 2017, không đầu tƣ mua sắm thêm thiết bị dạy nghề. + Giai đoạn 2013 đến 2017: Trung tâm đƣợc đầu tƣ sơn sửa lại khu hiệu bộ với số tiền: 420.000.000 đồng. + Hiện nay, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Krông Búk đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy nghề cơ bản đầy đủ gồm: Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành, thực tập, khu tập thể cho học viên, thƣ viện, khu thể thao. Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ với 11 nghề nhƣ: Điện dân dụng, Sửa chữa xe gắn máy, May dân dụng, Mộc dân dụng, Hàn điện, Tin học... Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề của cơ 43 sở GDNN trên địa bàn huyện tuy đã đƣợc đầu tƣ nhƣng vẫn chƣa đƣợc đáp ứng đƣợc nhu cầu. Vẫn còn tình trạng đầu tƣ chƣa phù hợp (một số đơn vị đƣợc đầu tƣ mua sắm thiết bị dạy nghề nhƣng không sử dụng thiết bị cho hoạt động dạy nghề hoặc sử dụng không đúng mục đích, mua sắm không đúng chủng loại theo quy định). Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Việc bố trí nguồn ngân sách huyện đầu tƣ cho công tác dạy nghề vẫn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Trung ƣơng hỗ trợ. - Về kinh phí tổ chức đào tạo nghề: Huyện Krông Búk là huyện mới chia tách, ngân sách địa phƣơng còn hạn chế. Nên nguồn lực đầu tƣ ĐTN cho LĐNT của huyện chủ yếu là nguồn hỗ trợ của Trung ƣơng, cụ thể từ nguồn kinh phí Đề án 1956 (Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia). Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đƣợc thực hiện cơ bản đúng mục đích, đúng quy định về quản lý ngân sách. Từ năm 2011 đến nay việc sử dụng và quản lý ngân sách thực hiện ĐTN cho LĐNT có nhiều đổi mới theo hƣớng tích cực nhằm đẩy mạnh phân cấp quản lý cho cấp huyện, gắn trách nhiệm và tạo sự chủ động cho cơ sở. Tổng kinh phí đầu tƣ cho công tác ĐTN cho LĐNT giai đoạn 2013- 2017: 1.728.498.700 đồng (Nguồn Trung ƣơng: 1.602.911.700 đồng; nguồn địa phƣơng: 125.587.000 đồng) Bảng 2.1: Tổng hợp kinh phí đầu tƣ cho đào tạo nghề từ năm 2013 đến 2017 Đơn vị tính: ngàn đồng Năm Nghề nông nghiệp Nghề phi nông nghiệp Ghi chú 2013 128.939,5 244.155,5 2014 114.902 211.524,2 44 2015 119.991 164.130 2016 164.130 2017 146.469 396.158 Tổng cộng 510.301,5 1.218.197,7 (Nguồn: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Krông Búk từ năm 2013 đến 2017) Dự kiến giai đoạn 2018 - 2020: 2.280 triệu đồng (trong đó kinh phí Trung ƣơng là 1.870 triệu đồng, kinh phí địa phƣơng là 410 triệu đồng). * Kết quả ĐTN trong những năm qua: Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020. Trong những năm từ 2013 đến năm 2017, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông búk với hơn 600 học viên tham gia học nghề. Cơ sở GDNN chủ yếu đào tạo các nghề nhƣ: Chăn nuôi thú y, Sửa chữa may nông nghiệp, Dệt thổ cẩm truyền thống. Qua 05 năm thực hiện ĐTN cho LĐNT, trong tổng số lao động đƣợc ĐTN, tỷ trọng lao động học nghề nông nghiệp chiếm 46%, lao động học nghề phi nông nghiệp chiếm 54% so với tổng số; qua đào tạo đã có những học viên thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp. Trong những năm qua, công tác ĐTN cho LĐNT đã có nhiều cố gắng, kịp thời đáp ứng nguyện vọng của ngƣời LĐNT có cơ hội đƣợc học nghề. Với phƣơng thức đào tạo những ngành nghề ngắn hạn phù hợp với điều kiện lao động sản xuất tại địa phƣơng và nhu cầu thực tế của LĐNT, cơ sở ĐTN đã nghiên cứu và trực tiếp làm việc với các chính quyền cấp xã, các hội đoàn thể nhƣ Thanh Niên, Phụ Nữ, Hội nông dân để phối hợp tuyển sinh mở lớp ĐTN. Thông qua sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng cấp huyện, xã, 45 các cơ sở ĐTN đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho nhiều lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn LĐNT trên địa bàn. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện krông búk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua 2.2.1. Khung pháp lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn * Công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Búk đƣợc thực hiện dựa trên các căn cứ pháp lý nhƣ sau: Luật số 76/2006/QH11, Luật Dạy nghề. Luật số 44/2009/QH12, Luật Giáo dục. Luật số 10/2012/QH13, Luật Lao động. Luật số 74/2014/QH13, Luật Giáo dục nghề nghiệp. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính Phủ Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tƣớng Chính Phủ Quy định chính sách hỗ trợ kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng. Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009. Thông tƣ 42/2015/BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp. Thông tƣ 43/2015/BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Quy định về đào tạo thường xuyên. Thông tƣ 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ tài Chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng. 46 * Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk quan tâm, chỉ đạo, cụ thể đã ban hành các văn bản nhƣ: Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 10/8/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015. Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND ngày 04/12/2011 củaUBND tỉnh Đắk Lắk về Ban hành quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề miễn phí cho LĐNT trên địa bàn tỉnh. Quyết định số 3276/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Quy định về chính sách ưu đãi sử dụng đất đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chỉ thị 02/2012/CT-UBND ngày 02/10/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân lực tỉnh Đắk Lắk đến năn 2020. Quyết định số 285/2013/QĐ-UBND ngày 31/01/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk về Ban hành kế hoạch thực hiện chương trình việc làm và dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015. Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 18/7/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk, Ban hành quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. * Về phía huyện Krông Búk, trên cơ sở các văn bản quy định của cấp trên, huyện cũng đã ban hành một số văn bản về đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhƣ: 47 Quyết định số 2070/QĐ-UBND ngày 23/8/2004 của UBND huyện Krông Búk về việc thành lập Trung tâm dạy nghề huyện Krông Búk. Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 21/9/2010 của UBND huyện Krông Búk về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Krông Búk đến năm 2020. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tƣớng Chính phủ trên địa bàn huyện Krông Búk. Ngoài ra, hàng năm huyện cũng đã ban hành các kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; văn bản kiện toàn lại Ban chỉ đạo thực hiện đề án 1956; báo cáo sơ kết hàng năm về đào tạo nghề cho LĐNT; 2.2.2. Về tổ chức bộ máy nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn Năm 2010, UBND huyện phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Krông Búk đến năm 2020”, trong đó đã xác định rõ việc ĐTN cho LĐNT đƣợc xem là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Quyết định cũng nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan QLNN trong công tác ĐTN cho LĐNT. Một trong những cơ quan thƣờng trực, tham mƣu trong công tác dạy nghề cho LĐNT đó là: - Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội: Hiện nay, Phòng Lao động TB và XH có 01 biên chế phụ trách công tác dạy nghề, tham mƣu về nghề phi nông nghiệp. Là cơ quan thƣờng trực, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai Đề án trên địa bàn huyện, chủ trì phối hợp với phòng KH-TC, Phòng NN&PTNT tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn để trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt; Hƣớng dẫn Ủy ban nhân dân 48 các địa phƣơng xây dựng kế hoạch, nhu cầu mở lớp ĐTN phù hợp cho LĐNT hàng năm; Kiểm tra, giám sát định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo với UBND huyện tình hình thực hiện Đề án; Chỉ đạo TTDN huyện tổ chức tốt các hoạt động dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện ; phối hợp với các công ty doanh nghiệp mở các lớp dạy nghề định hƣớng phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động. - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay chƣa có biên chế về phụ trách công tác dạy nghề nông nghiệp, chỉ có phân công cán bộ kiêm nhiệm phụ trách. Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Phòng LĐTB&XH, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp xây dựng danh mục nghề, chƣơng trình ĐTN các nghề nông, lâm, ngƣ nghiệp trình độ sơ cấp nghề ; phối hợp với các phòng ban thực hiện ĐTN cho LĐNT; định kỳ 6 tháng, hàng năm cho thƣờng trực Ban chỉ đạo để tổng hợp. - Ngoài 02 phòng nêu trên là cơ quan chuyên môn, trực tiếp tham mƣu cho UBND huyện thì còn một số các cơ quan, phòng ban phối hợp tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề nhƣ: Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính – Ké hoạch, Phòng Giáo dục – Đào tạo, Ngân hàng chính sách Xã hội, Phòng Văn hóa Thông tin Thể thao, Đài truyền thanh, UBND các xã và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện. * Mạng lƣới cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Hiện nay, trên địa bàn huyện Krông Búk có 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Hình thức đào tạo nghề chủ yếu là đào tạo nghề lƣu động miễn phí trình độ sơ cấp và dƣới 03 tháng tại các thôn, buôn, nhà cộng đồng với nguồn vốn từ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia. 49 Cán bộ quản lý, giáo viên: với tổng số lƣợng cán bộ, viên chức và giáo viên là 10 ngƣời. Tuy với số lƣợng đội ngũ cán bộ ít, bố trí biên chế còn nhiều khó khăn, cán bộ quản lý lại thƣờng xuyên luân chuyển sang vị trí công tác mới nhƣng chất lƣợng cán bộ quản lý đều đảm bảo về tiêu chuẩn, năng lực. 2.2.3. Đầu tư các nguồn lực cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Về mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy nghề: Để phục vụ cho sự nghiệp đào tạo nghề cho ngƣời lao động, trong những năm qua, cơ sở GDNN đã đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề. Trên cơ sở kế hoạch vốn của Trung ƣơng giao, UBND tỉnhđã phân bổ và giao kế hoạch vốn cho Sở Lao động – TBXH triển khai thực hiện theo đúng mục tiêu dự án, chỉ tiêu đƣợc giao. Kết quả đầu tƣ về huyện Krông Búk trong những năm qua: từ năm 2006 đến năm 2011: số vốn đƣợc giải ngân là 4.427.598.000 đồng (bốn tỷ bốn trăm hai mƣơi bảy triêu năm trăm chín mƣơi tám ngàn đồng chẵn), với 11 nghề đƣợc mua sắm là: May công nghiệp, Sửa chữa xe gắn máy, Sửa chữa máy nông nghiệp, Mộc dân dụng, Cơ khí, May dân dụng, Tin học, Điện dân dụng, Cơ điện lạnh, Điện tử dân dụng, Điện công nghiệp. Từ năm 2012 trở đi không đầu tƣ thêm kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy nghề. - Về đầu tư xây dựng trụ sở, cơ sở vật chất: Năm 2004, Trung tâm dạy nghề đƣợc thành lập, trụ sở mƣợn tạm của nhà nƣớc để hoạt động. Năm 2008, trƣớc khi có Nghị định 07 chia tách huyện Krông Búk thành Thị xã Buôn Hồ và huyện Krông Búk mới, Trung tâm đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ sở mới với giai đoạn 1 có vốn đƣợc giải ngân là 3.900.000.000 đồng. Năm 2012, xây dựng giai đoạn 2,với số vốn giải ngân là 3.984.000.000 đồng. 50 Năm 2017, Trung tâm đƣợc đầu tƣ sơn sửa lại khu hiệu bộ của đơn vị với số vốn đƣợc giải ngân là 420.000.000 đồng. - Về kinh phí đào tạo nghề: Tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề từ năm 2013 đến năm 2017 là: 1.728.499.200 đồng, trong đó: kinh phí Trung ƣơng là 1.602.911.700 đồng, kinh phí địa phƣơng là 125.587.500 đồng, cụ thể đƣợc hỗ trợ qua các năm nhƣ sau: + Năm 2013: 373.095.000 đồng + Năm 2014: 326.426.200 đồng + Năm 2015: 332.221.000 đồng + Năm 2016: 164.130.000 đồng + Năm 2017: 542.627.000 đồng Trong tổng kinh phí tổ chức đào tạo nghề từ năm 2013 đến năm 2017 thì chi phí trả thù lao cho giáo viên và ngƣời dạy nghề là: + Năm 2013: 123.891.000 đồng + Năm 2014: 111.060.000 đồng + Năm 2015: 117.360.000 đồng + Năm 2016: 21.600.000 đồng + Năm 2017: 125.163.000 đồng 2.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề và tƣ vấn học nghề là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng và công tác đào tạo nghề nói chung. Nội dung tuyên truyền: + Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; + Vai trò và ý nghĩa của việc tham gia học nghề; 51 + Danh mục nghề đào tạo; + Cơ hội việc làm sau đào tạo. Công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề cho LĐNT, DTTS đã đƣợc địa phƣơng rất quan tâm. Cơ quan truyền thông tỉnh Đắk Lắk và Đài phát thanh huyện Krông Búk cũng đã đăng tải, phát sóng các bản tin, bài về ĐTN cho LĐNT tới tận bản làng, thôn xóm. Ngoài ra, huyện đã thành lập và duy trì hoạt động của Tổ thông tin đề án “ĐTN cho LĐNT” của huyện bao gồm các ban ngành và các thành viên liên quan. Huyện đã tổ chức tuyên truyền về lĩnh vực giáo dục – dạy nghề, tiến hành tƣ vấn hƣớng nghiệp chuyên sâu cho học sinh khối 12 của cấp 3 trƣờng Trung học phổ thông và trung học cơ sở trên địa bàn huyện. Giai đoạn 2013-2017, UBND huyện đã cử nhiều lƣợt cán bộ tham gia học tập, bồi dƣỡng cho để làm nhiệm vụ tuyên truyền, tƣ vấn về việc làm, học nghề. Ngoài ra, các cấp hội đoàn thể nhƣ Hội Phụ nữ, Hội nông dân và Đoàn thanh niên cấp huyện, xã đã triển khai tốt các hoạt động tuyên truyền tƣ vấn học nghề, việc làm. Hoạt động thông tin tuyên truyền ĐTN, tƣ vấn học nghề và việc làm đã đƣợc triển khai đồng bộ, sâu rộng và đa dạng dƣới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn qua đó góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về học nghề, giúp họ hiểu rõ chính sách hỗ trợ học nghề từ đó tích cực tham gia học nghề. Phát huy trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng địa phƣơng. 2.2.5. Về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn 52 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và đặc biệt xử lý vi phạm pháp luật về công tác đào tạo nghề là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nƣớc về công tác này. Đây là một nhiệm vụ đƣợc các cơ quan cấp trên và các đơn vị coi trọng, thực hiện có sự lồng ghép với công tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực chuyên môn nói chung; cũng là một nhiệm vụ thƣờng xuyên,nhằm đảm bảo sự chặt chẽ trong công tác quản lý nhà nƣớc. Công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc tập trung vào các nội dung về thực hiện quy định của Luật dạy nghề và nay là Luật Giáo dục nghề nghiệp; các văn bản hƣớng dẫn thi hành,các quy định, chính sách của nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra sẽ tạo thêm niềm tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và ngƣời lao động tham gia học nghề đối với đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, tạo sự công bằng, minh bạch, khách quan trong công tác dạy nghề, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhà trƣờng trong sự nghiệp trồng ngƣời. Trong giai đoạn 2013-2017, tỉnh và huyện đã thành lập các đoàn để kiểm tra, giám sát công tác ĐTN cho LĐNT tại địa phƣơng, cụ thể: - Về phía tỉnh: hàng năm Thanh tra Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội và Chi cục Phát triển nông thôn (thuộc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn) đều có đoàn kiểm tra thƣờng xuyên và đột xuất về công tác ĐTN cho LĐNT tại huyện Krông Búk. Năm 2013, Hội đồng nhân dân tỉnh có thành lập 01 đoàn giám sát công tác ĐTN cho LĐNT trên các địa bàn của tỉnh; UBND tỉnh thành lập đoàn thanh về việc thực hiện pháp luậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nghe_cho_lao_dong_nong.pdf
Tài liệu liên quan