Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh Đắk Nông

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO

TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN. 9

1.1. Đào tạo nghề và đào tạo nghề cho TN . 9

1.2. QLNN và QLNN đối với công tác đào tạo nghề cho TN. 27

1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho TN.37

1.4. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc thực hiện hoạt động

QLNN về đào tạo nghề cho TN . 42

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO

NGHỀ CHO THANH NIÊN Ở TỈNH ĐẮK NÔNG . 45

2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Nông. 45

2.2. Công tác đào tạo nghề ở tỉnh Đắk Nông . 58

2.3. Nhu cầu đào tạo nghề của TN tỉnh Đắk Nông . 58

2.4. Thực trạng QLNN đối với công tác đào tạo nghề cho TN ở tỉnh Đắk

Nông và những vấn đề đặt ra. 60

Chương 3: MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO

NGHỀ CHO THANH NIÊN TỈNH ĐẮK NÔNG . 80

3.1. Dự báo về công tác đào tạo nghề cho TN . 80

3.2. Quan điểm, mục tiêu về phát triển dạy nghề và dự báo nhu cầu dạy

nghề tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 . 81

pdf131 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g những hang động núi lửa có chiều dài nhất khu vực Đông Nam Á,... 47 Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên cho thấy Đắk Nông là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH, củng cố an ninh quốc phòng. Tuy nhiên còn có một số khó khăn nhất định như đất đai có diện tích rộng nhưng ít màu mỡ, khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ 2.1.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội Với nét đặc trưng, giàu bản sắc về văn hóa, Đắk Nông còn là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển KT-XH. Sau gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, KT-XH của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, phát triển khá toàn diện. Kinh tế tăng trưởng ở mức cao và liên tục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm 2010-2015 đạt 12,62%/năm; quy mô nền kinh tế tăng mạnh; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 36,48 triệu đồng. Phát triển kinh tế chủ đạo của Đắk Nông dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Đắk Nông có diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày lớn, đặc biệt là cà phê và hồ tiêu hiện là cây trồng chiếm ưu thế, đóng góp chủ yếu vào cơ cấu GDP của tỉnh. Cà phê luôn được xác định là cây chiến lược, mũi nhọn cho xuất khẩu của tỉnh (sản phẩm cà phê luôn đóng góp lớn nhất cho giá trị ngành nông nghiệp, khoảng trên 60%). Diện tích cà phê năm 2013 là 116.106 ha, sản lượng 217,8 ngàn tấn nhân. Hồ tiêu, đem lại giá trị xuất khẩu lớn đứng thứ hai sau cà phê, năm 2013 diện tích tiêu là 10.435 ha, sản lượng đạt 15.317 tấn. Ngoài ra, Đắk Nông còn được biết đến với vụ cây ăn trái nổi tiếng: Sầu riêng, bơ, măng cụt. kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 463,115 triệu USD, đạt 81.25% kế hoạch, trong đó, giá trị xuất khẩu của các loại nông sản, thực phẩm (cà phê đạt trên 167 triệu USD; hồ tiêu đạt trên 148 triệu USD, lạc sấy đạt 1,394 triệu USD, các sản phẩm cồn công nghiệp, trà, cao su và một số sản phẩm khác đạt 3,261 48 triệu USD). Các chương trình, đề án đầu tư phát triển KT-XH ngày càng có trọng tâm, trọng điểm góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đắk Nông đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về KT-XH, văn hóa, làm thay đổi cuộc sống của đại đa số người dân ở vùng đất giàu tiềm năng này. Tuy nhiên, Đắk Nông vẫn còn nhiều khó khăn: Thu nhập và đời sống của người dân còn thấp, hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. 2.1.2.2. Văn hoá - xã hội; khoa học và công nghệ Quy mô giáo dục đào tạo tăng mạnh, mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng ở các cấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng có đông đồng bào DTTS. Cơ cấu đào tạo nghề có bước phát triển. Có thêm nhiều trường học ở vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Cơ sở vật chất giáo dục, đào tạo được cải thiện đáng kể; từng bước thực hiện xóa phòng học tạm, phòng học mượn hoặc thiếu công trình vệ sinh, nước sạch. Trang thiết bị các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thực hành cơ bản đáp ứng được việc dạy và học. Công tác xã hội hóa giáo dục bước đầu đạt một số kết quả, đã huy động được các nguồn lực xã hội góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng, năm 2015 đã có 83/356 trường (đạt 23.31%) đạt chuẩn ở các cấp học. Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS, phát triển trường chuyên và dạy nghề. Hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên, cơ sở vật chất y tế được chú trọng đầu tư nâng cấp. Công tác khám chữa bệnh ngày càng được chú trọng, chất lượng điều trị và dịch vụ y tế được cải thiện; từng bước triển khai và mở rộng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao. Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế; tạo điều 49 kiện thuận lợi hơn cho các đối tượng chính sách xã hội khám bệnh, cấp thuốc bằng bảo hiểm y tế. Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai tích cực, kịp thời; dịch bệnh được kiểm soát, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng. Mạng lưới y tế từ cấp tỉnh đến cơ sở được đầu tư nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; kinh nghiệm, năng lực, trình độ của đội ngũ y, bác sỹ được nâng cao. Năm 2015, tỷ lệ bác sỹ đạt 7.3/vạn dân; tỷ lệ giường bệnh 15.1/vạn dân; xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 28.2%; tiêm chủng mở rộng đạt 95%; tốc độ tăng dân số tự nhiên 1.2%; trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn khoảng 21%; tham gia bảo hiểm y tế đạt 71.5%. (Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông). Các hoạt động văn hóa thông tin đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền giáo dục, thúc đẩy phát triển KT-XH và bảo vệ QPAN. Thiết chế văn hóa ở các cấp được tăng cường; các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thông, lịch sử được thực hiện tích cực; các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiếp tục được sưu tầm, bảo vệ. Các hoạt động VH-VN đã chú trọng nhiều hơn đến nội dung tư tưởng, chất lượng nghệ thuật. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được phát triển nhiều nơi, đa dạng, phong phú. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được đẩy mạnh và phát triển rộng rãi. Hoạt động báo chí, phát thanh - truyền hình tiếp tục phát triển và được mở rộng, tỷ lệ phủ sóng đạt 100% (sóng quốc gia), chất lượng thông tin được nâng lên, đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí. Các chính sách xã hội được chăm lo thực hiện chu đáo. Công tác giảm nghèo, các chính sách đền ơn đáp nghĩa, bảo trợ xã hội được điều chỉnh bổ sung kịp thời, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, đảm bảo an sinh xã hội. 50 Thực hiện đồng bộ đề án giảm nghèo theo các hướng tập trung nguồn lực, xây dựng các giải pháp cụ thể, đầu tư có trọng điểm nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững; đặc biệt đối với địa bàn còn nhiều khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Công tác đào tạo nghề ngày càng được chú trọng và gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo. Các cơ sở dạy nghề từng bước được đầu tư hoàn thiện, chất lượng đào tạo nghề được nâng lên. Giai đoạn 2011-2015, đào tạo nghề hơn 19.000 lượt người, giải quyết việc làm hơn 90.000 lượt người. Đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần đồng bào DTTS được nâng cao; bộ mặt buôn, bon có nhiều thay đổi, tiến bộ. Các dân tộc ngày càng đoàn kết, giúp nhau vươn lên xóa đói, giảm nghèo, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được quản lý theo pháp luật, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng; các chức sắc, tín đồ tôn giáo hoạt động đều thực hiện theo pháp luật và giáo luật; đồng bào có đạo ngày càng tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tiếp tục được triển khai thực hiện tốt; công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em được xã hội quan tâm; công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đã được đẩy mạnh, phục hồi sau cai nghiện đã được quan tâm Khoa học và công nghệ có những bước phát triển mới, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH. Vai trò KH-CN ngày càng được khẳng định. Các tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến được áp dụng ngày càng nhiều vào sản xuất, đời sống, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Tiềm lực KH-CN từng bước được tăng cường, củng cố; một số chính sách thu hút nguồn nhân lực trên lĩnh vực KH- CN của tỉnh được ban hành. Đội ngũ trí thức không ngừng tăng lên số lượng, chất lượng. Tuy nhiên, lĩnh vực văn hóa - xã hội, KH-CN còn những tồn tại, hạn chế: Mạng lưới các trường học ngoài công lập phát triển chậm và chưa đều ở các 51 cấp học; chất lượng giáo dục toàn diện còn thấp; đầu tư chưa hợp lý, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đồng bộ. Nguồn lực y tế còn thiếu và yếu, đặc biệt là thiếu bác sỹ tuyến xã, thiếu cán bộ chuyên khoa đầu ngành; chất lượng các dịch vụ y tế còn thấp. Các thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu, xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu; quy hoạch và xây dựng hạ tầng VHVN, TDTT chưa kịp thời, đồng bộ; số lượng báo chí phát hành còn ít, chất lượng còn hạn chế. Công tác giảm nghèo chưa bền vững, đời sống một bộ phận nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn khó khăn; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cho vay vốn đối với người nghèo và các đối tượng chính sách chưa thật tốt. KH-CN phát triển chậm, ứng dụng tiến bộ vào sản xuất, đời sống còn hạn chế; cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật thiếu và yếu. Tất cả điều đó nói lên tính đa dạng, phức tạp về văn hoá - xã hội và KH-CN còn nhiều khó khăn và đương nhiên, nó có tác động lớn đến công tác ĐK, THTN các dân tộc ở tỉnh Đắk Nông cả mặt tích cực và tiêu cực. 2.1.3. Tình hình Thanh niên tỉnh Đắk Nông Tổng số TN của tỉnh Đắk Nông là 159.706 người, chiếm 27.91% dân số và gần 55% lực lượng lao động của tỉnh. Đây là lực lượng lao động hùng hậu và có tác động lớn đến các hoạt động phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó: TN nông thôn 96.771 người chiếm 60.6%; TN đô thị 18.675 người chiếm 11.7% ; TN lực lượng vũ trang 8.840 người chiếm 5.5%; TN công nhân, công chức, viên chức 15.792 người chiếm 9.9%; TN học sinh, sinh viên 19.628 người chiếm 12.3%; TN DTTS 29.214 người chiếm 18.3%; TN tín đồ tôn giáo 40.156 người chiếm 25.1%; Nữ TN 70.271 người chiếm 46%. Xác định TN là lực lượng xung kích cách mạng, có vị trí quan trọng, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn, các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội luôn quan tâm, tạo điều kiện để TN phát triển tốt nhất. TN có nhiều điều kiện thuân 52 lợi để phát huy năng lực, trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt. Tình hình tư tưởng của TN nhìn chung ổn định, tin tưởng và hăng hái tham gia vào sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, hành động cách mạng. Trong những năm vừa qua, ngoài các chính sách hỗ trợ của Trung ương, công tác đào tạo nghề cho thanh niên đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Nông quan tâm chỉ đạo, cụ thể đã ban hành các văn bản như: Chương trình phát triển TN tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 - 2020 và được cụ thể hóa tại Quyết định số 1744/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh; Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động TN nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 07/3/2012 của Tỉnh ủy về việc “Tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động TN nông thôn tỉnh Đắk Nông”; Quyết định số 840/2012/QĐ- UBND ngày 10/7/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo triển khai xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động TN nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020; Quyết định số 600/2013/QĐ-UBND ngày 06/5/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2011- 2020; Quyết định số 1166/2011/QĐ-UBND ngày 23/8/2011 của UBND tỉnh về việc quy định mức chi phí đào tạo của từng nghề cho dạy nghề lao động TN nông thôn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011-2013; Quyết định số 593/2012/QĐ- UBND ngày 05/5/2011 của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ dạy nghề cho Trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện. Việc thành lập và hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp (tỉnh, huyện, xã) và sự phối hợp của các sở, ngành của tỉnh trong thực hiện đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho TN được thể hiện qua các việc làm như sau: 53 Hiện đã có 8/8 huyện, thị xã đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án 1956 và xây dựng quy chế hoạt động; hàng năm xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu dạy nghề cho từng xã thực hiện và có kế hoạch kiểm tra, giám sát và sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm. Đối với cấp tỉnh: Triển khai kịp thời các văn bản của Trung ương; hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại của các địa phương thông qua kiểm tra, giám sát; tăng cường công tác truyền thông trên kênh phát thanh truyền hình về chính sách của người học, nghề đào tạo, danh sách và địa chỉ các đơn vị đào tạo; tổ chức tập huấn cho cán bộ Hội, Đoàn thể nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tốt để thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động TN nông thôn, đặc biệt đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động là TN. Đối với cấp xã: Hàng năm phối hợp với các cơ sở dạy nghề thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý lớp học nghề trên địa bàn. Về nguyện vọng học tập của TN, khi điều tra, phỏng vấn 350 học sinh tại 04 trường THPT cho thấy 86% (266 phiếu) có nguyện vọng được học tập nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp chuyên môn, trong đó học để có trong tay nghề nghiệp bảo đảm cho cuộc sống chiếm ưu tiên hàng đầu 62% (217 phiếu). TN ngày nay nhận thức rõ hơn giá trị của học vấn và việc học tập đã trở thành nhu cầu cấp bách của đa số TN. Trong tổng số 350 học sinh được hỏi có 72% (252 phiếu) mong muốn được học nghề. Cùng với sự phát triển của sự nghiệp GD-ĐT và đầu tư của gia đình, xã hội, số TN đến trường lớp học nghề ngày càng tăng. Tuy nhiên một thực tế hiện nay là TN muốn được đào tạo qua các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và TN trí thức còn thấp (chiếm 38%) trong tổng số 600 TN được hỏi. Mặt khác số TN của tỉnh sau khi tốt nghiệp đại học 54 có xu hướng muốn ở lại thành phố xin việc làm cao. Trong tổng số 350 HS được hỏi có tới 62% (217 phiếu) muốn được làm việc ở thành phố. Vì vậy khả năng tăng nhanh tỷ lệ TN trí thức và TN được đào tạo nghề nghiệp trong những năm tới vẫn tiếp tục gặp khó khăn. 2.1.3.1. Thanh niên trong cơ cấu lao động xã hội và ngành nghề - Tỉnh Đắk Nông hiện nay có khoảng 388.080 người trong độ tuổi lao động (tính theo nguồn lao động chính từ 18 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 18 đến 55 tuổi đối với nữ) chiếm 67.81% dân số. - Trong cơ cấu ngành nghề, giai đoạn 2010 - 2015, trong quá trình đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tác động mạnh đến sự phân bố lao động ngành nghề trong tỉnh; đặc biệt là TN luôn nhạy cảm với sự phân bố lao động mới, được thể hiện trên các lĩnh vực và ngành nghề như sau: Ở lĩnh vực sản xuất vật chất có 101.892 lao động TN chiếm tỷ trọng 63.8% trong tổng lao động TN, 17.8% lao động XH, trong đó lao động nông nghiệp là chính. Ở lĩnh vực không sản xuất vật chất trong tỉnh có 24.435 lao động TN chiếm 15.3% trong tổng lao động TN, 4.27% lao động XH. Đây là nguồn lao động cơ bản đã được đào tạo, có trình độ, tay nghề và là lực lượng kế thừa đội ngũ quản lý và lãnh đạo trong tương lai. Đối với lao động trong các doanh nghiệp trong tỉnh có 33.219 lao động TN, chiếm 20.8% trong tổng lao động TN, 5.8% lao động XH. Trong số này chủ yếu là chưa có việc làm hoặc làm việc tạm thời, số lượng học sinh, sinh viên trong độ tuổi đang đi học rất thấp. Đây là một khó khăn tiếp theo trong việc nâng cao trình độ để đổi mới chất lượng lao động trong tương lai. 2.1.3.2. Chất lượng lao động của Thanh niên - Lao động của TN tỉnh Đắk Nông có đặc điểm nổi bật là trẻ, khỏe, cường độ lao động cao. Ưu điểm này gắn với lao động thủ công dựa vào kinh nghiệm 55 truyền thống và được phát huy tốt trên lĩnh vực lao động nông nghiệp, lâm nghiệp. Những năm gần đây trong quá trình phát triển sản xuất, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật qua các chương trình như khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm đã giúp cho TN nâng dần chất lượng lao động. Ở lĩnh vực công nghiệp đã hình thành lớp công nhân lao động có tay nghề, được tập trung nhiều trong các khu công nghiệp, các nhà máy. Nhìn chung chất lượng lao động của TN tỉnh Đắk Nông còn nhiều hạn chế nhất là trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề của TN còn thấp. Hàng năm số TN được vào học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp khoảng 1.500 người, học nghề khoảng 1.000 và được truyền nghề, dạy nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ khoảng 1.000 đến 2.000 người; việc đào tạo sau đại học còn rất thấp. Tình hình trên phản ánh trình độ lao động và đội ngũ trí thức, khoa học kỹ thuật của Đắk Nông đang ngày càng phát triển trong quá trình đổi mới chất lượng lao động để tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.1.3.3. Về việc làm, thu nhập, đời sống của Thanh niên - Tỉnh Đắk Nông có 346.167 người trong độ tuổi lao động chính có việc làm, bằng 89.2% so tổng số lao động; có 41.013 người chưa có việc làm bằng 10.8%, còn lại thuộc thành phần khác; điều đáng lưu ý trong số 41.013 người chưa có việc làm thì 90.8% trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi (37.240 TN). Như vậy nếu nói đến thất nghiệp - chưa có việc làm là nói đến lứa tuổi TN, đây là một khó khăn lớn nhất của TN khi đến tuổi trưởng thành phải đối mặt với cuộc sống xã hội. - Cùng với việc làm và nghề nghiệp vấn đề đời sống và thu nhập cũng là mối quan tâm của TN. Qua điều tra phỏng vấn cho thấy đằng sau những câu trả lời ý tứ, vấn đề mọi người quan tâm nhiều vẫn là đời sống thu nhập của họ. Trong thực tế TN luôn ý thức chủ động tăng gia sản xuất, mở rộng làm kinh tế 56 gia đình để nâng cao đời sống cho bản thân, cho gia đình và góp phần đóng góp cho xã hội. Tỷ lệ TN có khả năng hoạt động kinh tế, làm giàu ngày càng nhiều. Đối với TN đô thị tỷ lệ giàu - nghèo chênh lệch khá xa, có một bộ phận có điều kiện sản xuất kinh doanh đang khá dần lên, bên cạnh đó nhiều TN chưa có việc làm, làm việc tạm thời, một bộ phận nhỏ lười lao động sống dựa vào gia đình. Qua điều tra phỏng vấn 600 TN cho thấy có 52.31% trả lời vừa đủ sống; 31.36% thiếu chút ít; 14.37% không đủ sống; 1.96% có dư để tích lũy. Về tình trạng nhà ở, tiện nghi sinh hoạt và phương tiện sản xuất của TN đang có chiều hướng phát triển so với trước đây. Tuy đời sống vật chất của TN có được cải thiện nhưng hầu như mới đáp ứng được cái ăn, cái mặc, chưa có tích lũy để mua sắm tiện nghi cao. Kết quả điều tra cho thấy những hộ TN có xe máy, tủ lạnh, điện thoại, bếp gas, bếp điện chỉ từ 15% đến 25%. Tiện nghi mà nhiều gia đình có nhất như Tivi, Radio, Cassette, máy may, tủ áo... cũng chỉ trên dưới 50%. Khi hỏi 600 TN về những khó khăn trong đời sống của TN là gì thì thứ tự trả lời được xếp như sau: Thu nhập thấp 64.71%; thiếu vốn sản xuất 73.56%; làm việc vất vả 53.04%; hoàn cảnh gia đình 42.18%; thiếu hiểu biết kiến thức khoa học kỹ thuật 38.82%. Qua đối chiếu thực tế nhận thấy rằng hầu hết công việc nặng nhọc, khó khăn đều do TN làm nhưng thu nhập của họ lại thấp và họ vẫn nghèo nên họ có nguyện vọng lớn nhất là được Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn sản xuất, được học nghề tạo việc làm.. Ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đây là lĩnh vực tập trung nguồn lao động chủ yếu của TN và là nguồn lực dồi dào của xã hội cung cấp lao động cho các lĩnh vực khác. Việc làm của TN trên lĩnh vực này gần đây đang chuyển biến mạnh theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa canh, thâm canh, luân canh - phá vỡ thế độc canh... nâng mức thu nhập đáng kể cho người lao 57 động. Vì vậy, việc làm của TN từng bước đa dạng, phong phú hơn; thời gian nông nhàn được khai thác triệt để vào phát triển sản xuất. Nhìn tổng thể việc làm của TN lĩnh vực nông nghiệp vẫn là lao động thủ công, thu nhập chưa thật ổn định, sản phẩm làm ra luôn phụ thuộc vào diễn biến giá cả thị trường, do đó ảnh hưởng và chi phối chủ yếu việc làm của TN nông thôn. Vì vậy các cơ quan QLNN cần có qui hoạch tổng thể, qui hoạch tiểu vùng, đầu tư đúng mức giúp cho TN có cái nhìn “chiến lược” hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm tại chỗ tạo thu nhập tương đối ổn định cho TN nông thôn. Lao động, thu nhập của TN ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, may mặc, sửa chữa và làm nghề tự do đang có xu hướng phát triển và luôn tương đồng với sự phát triển của sản xuất kinh tế. Thu nhập của TN ở lĩnh vực cơ quan và doanh nghiệp nhà nước tương đối ổn định qua các năm. Thu nhập được tập trung vào các nghề như: Công nhân sản xuất và phân phối điện, nước; vận tải kho bãi thông tin liên lạc; khách sạn nhà hàng; thương nghiệp sửa chữa; xây dựng cơ bản; tài chính tín dụng; công nghiệp chế biến; Đảng, đoàn thể; QLNN, an ninh quốc phòng ; y tế, hoạt động cứu trợ xã hội, văn hóa thông tin-thể thao và thấp nhất là giáo dục-đào tạo. Qua khảo sát phỏng vấn 600 TN thì 57% ý kiến cho rằng TN có thu nhập cao nhờ có kiến thức, có tay nghề, tích cực lao động và biết tính toán; 21% cho rằng nhờ đường lối đổi mới và sự giúp đỡ của nhà nước, đoàn thể; 22% cho rằng nhờ gia đình giúp đỡ vốn, tư liệu sản xuất. 2.2. Công tác đào tạo nghề tỉnh Đắk Nông 2.2.1. Về mạng lưới cơ sở dạy nghề Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 21 cơ sở dạy nghề, trong đó công lập là 15 cơ sở, tư thục 06 cơ sở. 58 (Được nêu trong Bảng 2.1) Trung ương quản lý 02 cơ sở đào tạo cao đẳng nghề (tuy nhiên do nhu cầu phục vụ cho dự án Alumil Nhân Cơ đã hoàn thiện xong và đi vào hoạt động do đó 02 cơ sở đào tạo cao đẳng nghề đã ngừng hoạt động vào năm 2014); địa phương quản lý 19 cơ sở dạy nghề, trong đó: 02 trường trung cấp nghề (01 trường ngoài công lập), 17 trung tâm dạy nghề (05 cơ sở tham gia đào tạo dạy nghề) 2.2.2. Về số lượng đào tạo nghề Với 19 cơ sở đào tạo, hàng năm đã tổ chức tuyển sinh trên 51 mã ngành nghề đào tạo (38 ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp và 13 ngành nghề đào tạo trình độ trung cấp). Do tính chất đặc thù của một số cơ sở đào tạo (Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc - TKV, Trường cao đẳng nghề số 8) nên vùng tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh rất rộng, phần lớn là học sinh thuộc các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước. và các tỉnh miền đông nam bộ. (Được nêu trong Bảng 2.2) 2.3. Nhu cầu đào tạo nghề của Thanh niên tỉnh Đắk Nông Thực tế hiện nay TN rất có ý thức đối với giá trị sức lao động của mình, tính hiệu quả, năng động được đánh giá cao. Nếu như trước đây ta huy động sức lao động của TN theo phong trào tập thể kiểu “nước sông-công lính” thì nhận thức và hành động này của TN đã thay đổi phù hợp hơn với cơ chế thị trường theo xu hướng năng suất, chất lượng, hiệu qủa. Hoặc trước kia quan niệm “việc làm” của TN thường đồng nhất với biên chế nhà nước, cứ học khi ra trường đã có Nhà nước phân công nhiệm vụ... thì nay đã hoàn toàn thay đổi. Điều dễ nhận thấy TN ngày nay năng động hơn, không ỉ lại, có ý chí vươn lên lập thân lập nghiệp; điều kiện tiếp thu thông tin, giao lưu xã hội đã giúp họ vượt khỏi các giới hạn cổ truyền để hòa nhập thích ứng với tình hình hiện tại. TN có xu hướng quan tâm nhiều đến sản xuất kinh doanh, đến vấn đề thu nhập, nhiều 59 người đã trở thành TN sản xuất kinh doanh giỏi. Qua khảo sát 600 TN về việc làm thì tiêu chuẩn về công việc ổn định có thu nhập cao được 75% TN lựa chọn; có 18% quan niệm làm việc trong cơ quan biên chế nhà nước; 12% quan niệm làm việc gì cũng được và 5% muốn làm công việc nhẹ nhàng. Điều đáng lưu ý, tâm lý TN thích làm việc ở các khu tập trung như đô thị, nhà máy, cơ quan, xí nghiệp. Qua khảo sát có 78% muốn làm việc ở đô thị, chỉ có 18% trả lời làm việc ở nông thôn và 4% quan niệm làm việc ở đâu cũng được. Ta thấy TN có xu hướng muốn từ nông thôn tập trung về những nơi đô thị sinh sống. Nhưng ở đây lại xuất hiện một mâu thuẫn mới: Do trình độ văn hóa của TN nông thôn có hạn, lại quen lao động thủ công, điều này khó cho họ lựa chọn nghề và thường buộc họ phải đứng trước sự lựa chọn giữa nhu cầu có việc làm ngay với việc tiếp tục học để nâng cao vốn tri thức và tay nghề, tuy nhiên những người theo đường học tập không nhiều vì đòi hỏi đầu tư về thời gian, vật chất và năng lực trí tuệ. Qua khảo sát 350 TN ở 4 trường THPT có 247 TN (35%) đã từng thử việc ở nơi này nơi khác. Cuộc sống ở đô thị chỉ là tâm lý, nguyện vọng của TN chứ chưa phải là thực tế cho TN muốn thoát nông thôn tìm việc ở chốn thị thành. Nhìn chung, xu hướng nghề nghiệp của TN muốn làm việc những nơi ổn định, thu nhập cao, công việc nhẹ nhàng, điều kiện làm việc thuận lợi. Tình hình và điều kiện mới đã tác động đến TN có quan niệm lựa chọn nghề nghiệp thực tế hơn, một mặt đó là nhu cầu tự tại, tự khẳng định việc làm của mình phù hợp với năng lực và xu hướng cá nhân, mặt khác đó chỉ là nguyện vọng và mãi mãi chỉ là mơ ước nếu TN không tự trang bị cho mình kiến thức, năng lực đủ để đáp ứng yêu cầu ấy. Nhưng dù sao TN ngày nay cũng thể hiện tính tích cực, chủ động hơn chuẩn bị khả năng làm việc, tự tìm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nghe_cho_thanh_nien_o_t.pdf
Tài liệu liên quan