Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 6

7. Kết cấu luận văn. 6

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI. 7

1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai, chế độ quản lý nhà nước về

đất đai . 7

1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai. 7

1.1.2. Chế độ quản lý nhà nước về đất đai . 7

1.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước. 12

1.2.1. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước . 12

1.2.2. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước . 13

1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của nhà nước . 14

1.2.4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất . 15

1.3. Hệ thống cơ quan chuyên ngành và đội ngũ cán bộ trong hoạt động

quản lý nhà nước về đất đai. 19

1.3.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 19

1.3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường . 19

1.3.3. Phòng Tài nguyên và Môi trường . 20

1.3.4. Công Chức địa chính cấp xã . 20

pdf116 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình nên khí hậu ở đây vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu Cao nguyên mát dịu. Nhiệt độ trung bình năm là 21,70C; Nhiệt độ cao nhất trong năm là 36,60C (tháng 4 của năm); Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 8,80C (tháng 1 của năm); 42 Nhìn chung tình hình khí hậu trên địa bàn thị xã Buôn Hồ thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp, dịch vụ và du lịch với nhiệt độ thời tiết tương đối ổn định mát mẻ trong năm. 2.1.2. Kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Phát triển kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế các ngành công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, thương mại và dịch vụ của thị xã trong những năm qua tăng trưởng đáng kể, giai đoạn 2014 - 2017 tăng trưởng bình quân tổng giá trị sản xuất gia tăng tập trung nhóm ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ của thị xã là khá cao đạt 1.2%/năm. (Bảng 01). Cho thấy giá trị sản xuất năm 2017 theo giá đạt 4.630.749 triệu đồng tăng 1.02 lần so với năm 2014. Trong đó ngành thương mại dịch vụ là có những chuyển biến rõ nét nhất. [4] Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo lĩnh vực kinh tế 2014 - 2017 (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm Tổng số Trong đó Nông lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ Tổng số Công nghiệp 2014 4.501.720 2.727.564 491.778 144.549 1.282.378 2015 4.976.911 2.456.452 956.212 170.153 1.384.247 2016 4.780.182 2.792.181 534.542 174.214 1.453.459 2017 4.630.749 2.408.577 510.187 190.433 1.521.572 Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Buôn Hồ giai đoạn 2014-2017 - Với việc quan tâm đến ngành công nghiêp - xây dựng và thương mại dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của thị xã đã được đầu tư phát triển do đó 43 giá trị sản xuất các ngành công nghiêp xây dựng và thương mại dịch vụ giai đoạn 2014-2017 tăng lên rõ rệt, năm 2014 đạt 1.282.378 triệu đồng thì năm 2017 đạt 1.521.572 triệu đồng. Tuy nhiên là địa bàn chủ yếu phát triển cây nông nghiệp nhưng giai đoạn 2014 - 2017 giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp còn chậm. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi còn nhiều lúng túng, thiếu tính định hướng bền vững. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm, chưa làm thay đổi được chất lượng sản xuất nông nghiệp. Chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về mặt nước ao hồ để nuôi trồng thủy sản; phát triển các loại rau, củ quả và sản phẩm chăn nuôi để cung cấp cho thị trường. - Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng ngày càng giảm về sản xuất nông nghiệp tuy nhiên còn chậm, cụ thể đến năm 2017 cơ cấu các ngành công nghiêp xây dựng và thương mại dịch vụ tăng dần. Về cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư, hoàn thiện là những nhân tố thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn. Bảng 2.2: Cơ cấu phần trăm phân theo khu vực kinh tế 2014 – 2017. (Đơn vị tính: %) Năm Tổng số Trong đó Nông lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ Tổng số Công nghiệp 2014 100 60.58 10.92 3.21 28.50 2015 100 51.22 19.93 3.54 28.85 2016 100 58.41 11.18 3.64 30.41 2017 100 52.02 11.01 4.11 32.86 Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Buôn Hồ giai đoạn 2014-2017 44 2.1.2.2. Dân số Về dân số và mật độ dân số: Dân số thị xã Buôn Hồ đến năm 2017 là 104.742 người chiếm khoảng 9 % dân số của cả tỉnh. Trong đó nam là 52.840 người chiếm 50.45% tổng số dân, nữ là 51.902 người chiếm 49.55 % tổng số dân. Tốc độ tăng trưởng dân số giai doạn 2014-2017 là 1.06%/năm. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 22% dân số. Dân số thị xã Buôn Hồ phân bố tập trung đông đúc ở phía Nam còn phía Bắc tương đối thấp. [4] Bảng 2.3: Dân số trung bình phân theo giới tính và theo thành thị nông thôn. Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị - nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2014 101.610 51.258 50.352 55.600 46.010 2015 102.626 51.770 50.856 56.155 46.471 2016 103.647 52.285 51.362 56.751 46.896 2017 104.742 52.840 51.902 57.372 47.010 Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Buôn Hồ giai doạn 2014-2017 2.1.2.3. Phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn Trên địa bàn thị xã dân cư tập trung phân bố không đề, chủ yếu tập trung đông ở khu vực phía Nam của thị xã với mật độ dân số bình quân là 370 người/km2. Quá trình đô thị hóa trên địa bàn diễn ra nhanh tại khu vực các Phường trung tâm của thị xã như An Bình, An Lạc, Đạt Hiếu một phần đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị dẫn đến một số ít dân cư thiếu đất sản xuất như thu hồi xây dựng trung tâm hành chính thị xã. Các cụm trung tâm dân cư ở các xã cũng từng bước phát triển theo xu thế hiện đại. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quá trình xây dựng đô thị văn minh địa phương. 45 Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và xây dựng hạ tầng nông thôn ở các xã trên địa bàn theo hướng văn minh hiện đại, đòi hỏi công tác quy hoạch phải đưa ra được những dự báo về thời gian để có hướng đầu tư phù hợp. Thị xã Buôn Hồ cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu quy hoạch tổng thể thị xã, điều chỉnh quy hoạch chung gắn với quy hoạch vùng để định hướng phát triển kinh tế hạ tầng các xã trên địa bàn. 2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Những kết quả đạt được Nhìn chung nền kinh tế trên địa bàn thị xã phát triển nhanh và toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng các nganh nông nghiệp và tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 - 2017 tăng cao so với những năm trước. Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình quốc gia về phát triển văn hóa xã hội được triển khai thực hiện kết quả tích cực như: giảm nghèo, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thực hiện phổ cập giáo dục, chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới..... xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đẩy mạnh cải cách hành chính và đổi mới cơ chế chính sách quản lý, vai trò quản lý nhà nước được củng cố và ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Buôn Hồ trong những năm qua. Công tác giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị của thị xã đã từng bước phát triển rõ rệt. 2.1.3.2. Những hạn chế Kinh tế tăng trưởng phát triển cao nhưng chất lượng phát triển và sức cạnh tranh còn hạn chế chưa khai thác hết tiềm năng, nguồn lực hiện có. 46 Sản xuất nông nghiệp vẫn còn trong tình trạng phân tán, chưa tạo được mô hình sản xuất có hiệu quả. Công tác đầu tư cơ bản có nhiều chuyển biến, song còn dàn trãi, tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm còn chậm (xây dựng đường tránh Tây, xây dựng khu trung tâm hành chính thị xã.) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tuy được cải thiện, song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hôi địa phương. Công tác quản lý thị trường bất dộng sản, nhất là đất đai hiện còn yếu, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý dân cư còn bất cập, tỷ lệ tăng cơ học trên địa bàn còn khá lớn. Cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, sự thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp ở các phường trung tâm thị xã do đó cần phải khai thác sử dụng đất cần được đầu tư tích cực hơn. Do đó việc xây dựng các công trình từ nay đến năm 2020 cần phải hết sức tiết kiệm đất theo hướng sử dụng triệt để không gian và hạn chế lấy đất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Để có được một nền kinh tế phát triển thì hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay cần được năng cấp xây dựng thêm. Việc nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang lại đô thị phục vụ cho xây dựng đô thị văn minh hiện đại cũng yêu cầu diện tích đất không nhỏ cùng với nó đi kèm với hàng loạt vấn đề như thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư.... Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu sử dụng đất với chiến lược phát triển kinh tế lấy nông nghiệp làm then chốt, chủ đạo công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ làm mũi nhọn là tiền đề cho việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã. 47 2.2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu 2.2.1.1. Đất nông nghiệp Theo kết quả Thống kê đất đai năm 2017 diện tích đất nông nghiệp là 25.301,43 ha, chiếm 89,64% diện tích đất của đơn vị hành chính trong toàn thị xã. Trong đó: - Theo loại đất: + Đất sản xuất nông nghiệp 25.121,95 ha. + Đất lâm nghiệp 40,96 ha. + Đất nuôi trồng thủy sản 130,47 ha. + Đất nông nghiệp khác 8,05 ha. - Theo đối tượng quản lý, sử dụng: + Do hộ gia đình, cá nhân sử dụng 23.731,60 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 23.595,27 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 130,39 ha, đất nông nghiệp khác 5,93 ha; + Do tổ chức kinh tế sử dụng 1.492,94 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 1.490,78 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,04 ha, đất nông nghiệp khác 2,11 ha; + Do cơ quan đơn vị của nhà nước sử dụng 3,85 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 3,81 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,04 ha; + Do cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo sử dụng 7,31 ha, là đất sản xuất nông nghiệp; + Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý 63,41 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 22,46 ha, đất lâm nghiệp 40,96 ha; + Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý 2,33 ha, là đất sản xuất nông nghiệp. [19] 48 Bảng 2.4: Hiện trạng sử đất Nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu năm 2017. (Đơn vị tính: ha) Thứ tự LOẠI ĐẤT Mã Tổng diện tích đất nông nghiệp trong đơn vị hành chính (1) (2) (3) (4)=(5)+(15) 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 25.301,43 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 25.121,95 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3.820,02 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1.518,01 1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 718,13 1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 799,88 1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương LUN 0 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.302,01 1.1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 357,58 1.1.1.2.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 1.944,43 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 21.301,93 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 40,96 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 40,96 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 130,47 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 8,05 Nguồn: Thống kê đất đai thị xã Buôn Hồ năm 2017 49 2.2.1.2. Đất phi nông nghiệp: Qua kết quả thống kê đất đai năm 2017 diện tích đất phi nông nghiệp là 2.908,51 ha, chiếm 10,29% diện tích đất của đơn vị hành chính trong toàn thị xã. Trong đó: - Theo loại đất: + Đất ở 799,15 ha; + Đất chuyên dùng 1.751,09 ha; + Đất cơ sở tôn giáo 15,43 ha; + Đất cơ sở tín ngưỡng 0,03 ha; + Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 84,05 ha; + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 253,63 ha; + Đất có mặt nước chuyên dùng 5,12 ha. - Theo đối tượng quản lý, sử dụng: + Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 795,60 ha, là đất ở; + Do tổ chức kinh tế sử dụng 60,18 ha, trong đó: đất ở 3,41 ha, đất chuyên dùng 56,77 ha; + Cơ quan, đơn vị của nhà nước sử dụng 342,38 ha, trong đó: đất chuyên dùng 258,32 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 84,05 ha; + Tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng 51,02 ha, là đất chuyên dùng; + Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo sử dụng 15,46 ha, trong đó: đất cơ sở tôn giáo15,43 ha, đất cơ sở tín ngưỡng 0,03 ha; + Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý 1.539,86 ha, trong đó: đất ở 0,09 ha, đất chuyên dùng 1.319,75 ha, đất sông ngòi, kênh, rạch suối 214,90 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 5,12 ha; + Cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý 104,01 ha, trong đó: đất ở 0,06 ha, đất chuyên dùng 65,22 ha, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 38,73 ha. [19] 50 Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng đất Phi nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu năm 2017 (Đơn vị tính: ha) Thứ tự LOẠI ĐẤT Mã Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính (1) (2) (3) (4)=(5)+(15) 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 2.908,51 2.1 Đất ở OCT 799,15 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 389,18 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 409,98 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.751,09 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 10,31 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 218,84 2.2.3 Đất an ninh CAN 1,66 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 68,14 2.2.4.1 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2,93 2.2.4.2 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 2,14 2.2.4.3 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 2.2.4.4 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 3,86 2.2.4.5 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 44,81 2.2.4.6 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 14,40 2.2.4.7 Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH 2.2.4.8 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 2.2.4.9 Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác DSK 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 49,37 2.2.5.1 Đất khu công nghiệp SKK 51 2.2.5.2 Đất cụm công nghiệp SKN 2.2.5.3 Đất khu chế xuất SKT 2.2.5.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 13,48 2.2.5.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 8,79 2.2.5.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 2.2.5.7 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 27,10 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1.402,77 2.2.6.01 Đất giao thông DGT 1.010,48 2.2.6.02 Đất thuỷ lợi DTL 373,26 2.2.6.03 Đất có di tích lịch sử - văn hoá DDT 2.2.6.04 Đất danh lam thắng cảnh DDL 2.2.6.05 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 6,79 2.2.6.06 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 1,96 2.2.6.07 Đất công trình năng lượng DNL 0,23 2.2.6.08 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,74 2.2.6.09 Đất chợ DCH 5,61 2.2.6.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 3,69 2.2.6.11 Đất công trình công cộng khác DCK 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 15,43 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,03 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 84,05 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 253,63 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 5,12 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK Nguồn: Thống kê đất đai phòng Tài nguyên Môi trường, thị xã Buôn Hồ năm 2017 2.2.1.3. Đất chưa sử dụng Theo kết quả thống kê đất đai năm 2017, thị xã Buôn Hồ còn 51,05 ha đất chưa sử dụng, trong đó: đất bằng chưa sử dụng 5,04 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 46,01 ha. [19] 52 2.2.1.4 Đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất. *Biến động diện tích đất tự nhiên Theo kết quả thống kê đất đai năm 2017 diện tích đất của đơn vị hành chính thị xã Buôn Hồ tăng 0,99 ha so với kỳ kiểm kê đất đai năm 2014 và không thay đổi so với thống kê đất đai năm 2015 và năm 2016. Nguyên nhân: Một phần do diện tích phân bổ từ đợt kiểm kê 2010 và do sai số tính toán số liệu từ bản đồ tại kỳ kiểm kê 2014 không hạn định diện tích khoanh đất <01m2. Diện tích kỳ thống kê này lấy theo diện tích thực tế của từng đơn vị hành chính theo ranh giới 364. *Biến động diện tích đất nông nghiệp - So sánh với Kiểm kê đất đai năm 2014: So với năm 2014, diện tích đất nông nghiệp năm 2016 giảm 1,40 ha, trong đó: + Đất trồng lúa tăng 0,82 ha; + Đất trồng cây hàng năm khác giảm 3,33 ha; + Đất trồng cây lâu năm tăng 1,30 ha; + Đất nuôi trồng thủy sản giảm 0,20 ha; + Đất phi nông nghiệp khác tăng 0,01 ha. * Biến động diện tích đất phi nông nghiệp - So sánh với Kiểm kê đất đai năm 2014: So với năm 2014, diện tích đất phi nông nghiệp năm 2016 tăng 2,76 ha, trong đó: + Đất ở tại nông thôn tăng 0,79 ha; + Đất ở tại đô thị tăng 0,38 ha; 53 + Đất trụ sở cơ quan tăng 0,36 ha; + Đất công trình sự nghiệp giảm 0,01 ha; + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng 0,01 ha; + Đất sử dụng vào mục đích công cộng giảm 0,79 ha; + Đất cơ sở tôn giáo tăng 0,01 ha; + Đất nghĩa trang, nghĩa địa giảm 0,01 ha; + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối giảm 1,40 ha. * Biến động diện tích đất chưa sử dụng - So sánh với Kiểm kê đất đai năm 2014: So với năm 2014, diện tích đất chưa sử dụng năm 2016 giảm 0,37 ha. 2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk 2.2.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản Luật Đất đai 2013 được ban hành và áp dụng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, bên cạnh Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, các văn bản ban hành nhiều nhưng chưa đồng bộ, thiếu tính ổn định và tính thực tiễn. Nhiều Nghị Định còn có nội dung bất cập khi áp dụng vào thực tiễn của từng địa phương cũng như địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Công tác ban hành các văn bản pháp quy trong công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn được tỉnh ủy HĐND và UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, các văn bản luôn được hoàn thiện bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước trong điều kiện thực tiễn hiện nay. 54 Căn cứ vào Luật Đất đai 2013 các chương trình, Nghị quyết của Tỉnh Ủy, HĐND tỉnh Đắk Lắk, Hàng năm UBND tỉnh đã ban hành các văn pháp quy về công tác quản lý nhà nước về đất đai các văn bản này tạo hành lang pháp lý để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh. Công tác ban hành các văn bản pháp quy trong công tác quản lý nhà nước về đất đai được tỉnh ủy HĐND và UBND tỉnh quan tâm, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật nhà nước trong thực tiễn của địa phương. Căn cứ Pháp luật đất đai, các chương trình nghị quyết của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, quy định về trình tự thủ tục trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo rà soát hủy bỏ những văn bản không còn hợp lệ. Nghị quyết số 136/2014/NQ-HĐND ngày 13/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Về ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn các huyện thị xã, thành phố trên của tỉnh áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019. Quyết định Số: 06/2015/QĐ-UBND ngày 29/01/2015 của UBND tỉnh. Về việc quy định hệ số điều chỉnh giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, để xác định và điều chỉnh đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Quyết định Số: 36/2014/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 của UBND tỉnh. Hạn mức giao đất ở; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; hạn mức công nhận đất ở đồi với trường hợp đất ở có vườn, ao; kích thước, diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 55 Nghị quyết số 25/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Đắk Lắk. Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Quy định về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Quyết định Số: 32/2016/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của UBND tỉnh. Ban hành Quy định về trình tự và cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Quyết định Số: 1938/2015/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 của UBND tỉnh. Về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tài Nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Quyết định Số: 47/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh. Về việc ban hành quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ các văn bản pháp quy của UBND tỉnh ban hành hàng năm Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Buôn Hồ luôn quan tâm đến việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai dựa trên các văn bản quản lý nhà nước về đất đai của cấp trên nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn thành tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Nhìn chung, trong những năm qua UBND thị xã, các phòng ban chuyên môn UBND các xã phường trên địa bàn đã kịp thời quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của cấp trên trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như Luật Đất đai 2013, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai, các Nghị quyết, Chỉ thị đảm bảo đúng quy định; nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác quản lý sử dụng đất theo đúng quy 56 hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn. 2.2.2.2. Quản lý hồ sơ địa giới hành chính Thực hiện chỉ thị số 364/CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các nghành chuyên môn và địa phương xác định cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã, phường theo đúng quy định. Đến năm 2008 thực hiện Nghị định 07/NĐ-CP, ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã thuộc huyện Krông Buk, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Buk để thành lập thị xã Buôn Hồ và thành lập các xã, phường trực thuộc thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Công tác quản lý hồ sơ địa chính đã được các cấp các ngành quan tâm, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh cũng như sự quyết tâm của thường trực UBND thị xã Buôn Hồ hiện nay 12/12 xã, phường của thị xã đã được thực hiện cắm mốc quản lý địa giới hành chính theo đúng quy định. Hồ sơ địa giới hành chính được lưu trữ ở các cấp và đều có bản đồ hành chính. Lưới tọa độ đã được bao trùm toàn bộ thị xã Buôn Hồ. Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000, 1/50.000, 1/25.000 đã được phủ trùm, ngoài ra còn có bản đồ địa hình 1/5000 và 1/2000. Bản đồ địa chính trên địa bàn thị xã Buôn Hồ được đo đạc vào năm 1998, 1999, 2004 với tỷ lệ 1/1000, 1/2000 (Khi đó còn là huyện Krông Buk). Đến năm 2011 toàn bộ bản đồ địa chính trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đã được đo đạc mới theo địa giới hành chính đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã. Các bản đồ được đo đạc với tỷ lệ 1/500, 1/1000, và 1/2000 hiện nay phục vụ rất tốt cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã. 57 2.2.2.3. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Thể hiện hiện trạng sử dụng đất thực tế ngoài thực địa tại thời điểm đo vẽ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục cho công tác quản lý đất đai, làm cơ sở cho việc quy hoạch cũng như dự kiến phát triển kinh tế xã hội địa phương. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập ở từng thời điểm do sự biến động đất đai và sau khi thực hiện dự án theo quy hoạch. Hệ thống bản đồ hiện trạng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ gồm:Bản đồ năm 1998; Bản đồ năm 2000; Bản đồ năm 2004; Bản đồ năm 2008; Bản đồ năm 2010. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất dựa trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất và căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất, điều kiện về con người, kinh tế, xã hội. Thời gian đự kiến thực hiện quy hoạch sử dụng đất có thể là 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa tùy theo nhu cầu của địa phương. UBND thị xã Buôn Hồ đã lập bản đồ quy hoạch đến năm 2020 và bản đồ phát triển đô thị thị xã Buôn Hồ đến năm 2025, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Buôn Hồ đến năm 2030. 2.2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Công tác triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của thị xã Buôn Hồ và của các xã, phường trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)” và tại Công văn số 3975/UBND- MLM ngày 18/8/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk “Về việc lập quy hoạch sử 58 dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)”. UBND thị xã đã chỉ đạo tổ chức thực hiện lập, trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị xã Buôn Hồ và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã, cụ thể như sau: + Quy hoạch sử dụng đất Thị xã Buôn Hồ: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của thị xã Buôn Hồ đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 748/QĐ-UBND, ngày 11/4/2014. Theo đó, UBND thị xã đã phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho UBND các xã, phường để hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp xã, phường. + Quy hoạch sử dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_tren_dia_ban_thi_xa_buo.pdf
Tài liệu liên quan