MỞ ĐẦU . 11
1. Lý do chọn đề tài luận văn . 11
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 12
2.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài trong nước. 12
2.2. Những nghiên cứu liên quan đến đánh giá đất và việc nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới. 17
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 18
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 19
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận luân . 19
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .18
7. Kết cấu của luận văn . 22
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. 23
ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP . 23
1.1. Tổng quan về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. 23
1.1.1. Nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
. 23
1.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp . 23
1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp. 23
1.1.1.3. Đặc điểm chủ yếu của đất nông nghiệp . 25
1.1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp. 28
1.1.2. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất bền vững. 29
1.1.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất. 29
1.1.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững . 32
1.1.2.3. Quan điểm xây dựng định hướng. 34
1.1.2.4. Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hệ thống sử dụng đất
bền vững ở Việt Nam . 34
1.1.3. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp. 36
1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp. 39
1.2.1. Hệ thống hóa lý luận Quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp. 40
1.2.2. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất . 40
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý. 41
131 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuy Hòa,) tổng chiều dài 125 km.
+ Đường xã dài 70 km (gồm các đường trục nội bộ của các xã).
- Điện: Trong năm 2016 đã có 16 xã, trị trấn/16 xã, trị trấn có điện lưới về tới
trung tâm để tiếp nhận điện lưới quốc gia, trên tuyến huyện đã có đường dây 35 KV và
các trạm biến áp 35 KV/22 KV. Nhìn chung hệ thống điện mới chỉ tập trung ở khu vực
trị trấn và các xã vùng đồng bằng. Riêng các xã vùng miền núi tuy đã có điện nhưng
mới tập trung ở khu vực trung tâm xã. Nếu tính mức tiêu thụ điện hiện nay trên địa bàn
huyện Tuy An chỉ mới đạt được 65-75 km/người/năm là quá thấp. Vì vậy cần sớm mở
rộng mạng lưới điện xuống tận các thôn, xóm, các khu dân cư theo hình thức Nhà
nước và nhân dân cùng làm.
- Thông tin liên lạc: Trong năm đã lắp đặt mới 3.908 máy điện thoại cố định và
2.432 di động, nâng tổng số máy trên mạng là 12.546 máy. Ngoài ra đã lắp đặt các
thiết bị truy cập Internet tốc độ cao tại khu vực thị trấn Chí Thạnh, các thị tứ và các
xã đồng bằng. Nhìn chung hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện Tuy An
thông suốt từ thành thị đến nông thôn.
❖ Cơ sở hạ tầng xã hội
- Văn hoá
Công tác thông tin đại chúng, các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể
thao, rèn luyện sức khoẻ, tiếp tục giữ vững phong trào và phát triển phong phú về hình
thức, thể loại, nội dung. Cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá tiếp tục
60
được nhân rộng đến từng hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, thôn. Đến nay đã xây dựng
được 72 thôn văn hoá, chiếm 80% so với tổng số thôn.
- Giáo dục
Trong những năm qua công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm củng cố và
phát triển. Hướng tới mục tiêu nâng cao dân trí và cung cấp cho nhu cầu phát triển
kinh tế về trình độ kỹ thuật cơ bản. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số: 40-CT/TW của Ban
Bí thư Trung ương Đảng về “xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục” và thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử
và bệnh thành tích trong giáo dục”. Toàn ngành đã phấn đấu thực hiện nhiệm vụ năm
học (2015-2016) đạt được những kết quả như sau:
Tổng số học sinh các cấp vào đầu năm học là 28.419 em, gồm các khối lớp:
mẫu giáo mầm non 2.711 em, tiểu học có 11.285 em, trung học cơ sở 9.865 em và
trung học phổ thông 4.118 em. Đến cuối năm học có 27.979 em, giảm 440 em (trong
đó bỏ học giữa chừng 433 em, chuyển trường và lý do khác 7 em). Trong 433 em nghỉ
học có 184 em cấp III và 249 em cấp II.
Qua tổng kết năm học 2015-2016, ngành học mầm non có 100% em được cân
đo, khám sức khoẻ (trong đó có 85 em suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 3,1%, giảm 3,2% so
với cùng kỳ năm trước), ở bậc tiểu học có 99,3% học sinh được lên lớp (lưu ban 84
học sinh chiếm tỷ lệ 0,7%); về học lực có 9,5% đạt loại giỏi, 31,6% đạt loại khá 44,8%
đạt loại trung bình, 13,9% yếu và 0,17% kém. Bậc trung học phổ thông có 6,8% giỏi,
29,5% khá, 46,9% trung bình, 13,9% yếu, 0,1% kém và không xếp loại 0,1%. Toàn
huyện có 325 em tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có 145 em đạt giải.
Kết quả xét tốt nghiệp trung học cơ sở có 2050 em/2233 em được công nhận,
đạt 91,8% (năm học trước 99,4% ). Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông đợt 1,
toàn huyện có 720 em đỗ tốt nghiệp/1163 em dự thi, đạt 61,9%, có 4 em giỏi, 32 em
khá và 684 em trung bình (trong đó: Trường THPT Trần Phú đỗ 305 em/483 em dự
thi, đạt 63,2%; Trường TH cấp 2,3 Võ Thị Sáu đỗ 125 em/223 em dự thi, đạt 56,1%;
Trường THPT Lê Thành Phương đỗ 290 em/457 em dự thi, đạt 63,5%.
Công tác phổ cập giáo dục: duy trì 8 lớp phổ cập linh hoạt (46 học sinh), 5
nhóm lớp bổ túc THCS (62 học viên ), tiếp tục giữ vững chuẩn Quốc gia về phổ cập
61
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS năm 2015, công tác đổi mới
chương trình giáo dục ở hai cấp (cấp I và II) được thực hiện tốt.
Về công tác xây dựng cơ sở vật chất - đội ngũ giáo viên, cho đến nay huyện đã
có 12 trường được kiên cố và lầu hoá, các phương tiện phục vụ dạy học được đầu tư
trang bị tương đối hoàn chỉnh.
Bảng 2.1. Tình hình giáo dục huyện Tuy An
Năm học
2008 -
2009
2009 -
2010
2010 -
2011
2011 -
2012
2012-
2013
2013 -
2014
2014 -
2015
2015 -
2016
Số trường học 42 42 42 42 42 42 42 42
Số lớp học 802 811 827 845 859 863 878 898
Số giáo viên 1.168 1.180 1.192 1.212 1.290 1.308 1.372 1391
Số học sinh 27.101 27.107 27.109 27.433 27.597 27.766 27.949 28.419
Số phòng học 526 538 543 556 560 569 678 693
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tuy An
- Y tế
Đến thời điểm hiện nay, tất cả các xã, thị trấn đều có trạm y tế. Trong năm 2016
tiếp tục cũng cố, kiện toàn mạng lưới y tế và đầu tư nâng cấp trang thiết bị khám, chữa
bệnh từ huyện đến cơ sở. Năm 2016, tỷ lệ các xã có bác sĩ đạt 81,3%; số bác sĩ/vạn
dân là 3,11%. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã đi vào nhận thức nhân dân, thực
hiện tiêm chủng đúng lịch, tỷ lệ tiêm chủng đạt 98%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm
xuống còn 2,6%. Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực thẩm đối với các cơ sở sản
xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm được duy trì thường xuyên nên đã hạn chế được
tình hình ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện. Công tác khám chữa bệnh và châm
sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân ngày càng tốt hơn. Tổng số lượt khám bệnh 75.300
lượt/150.00 lượt, đạt 50,9%, tăng 6,1% so cùng kỳ. Công suất sử dụng giường bệnh
đạt 103%. Trong đó khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi 1.459 lượt, tăng 27% so
cùng kỳ. Phẫu thuật mù do đục thuỷ tinh thể 135/180 trường hợp, đạt 75% kế hoạch,
tăng 14,4% so với cùng kỳ.
2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tư nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu
Nhìn chung trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tuy An
đã đạt được một số chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu
62
kinh tế phù hợp với mục tiêu Nghị quyết của Đảng bộ huyện đề ra, là tạo bước đột phá
đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp với tốc độ cao để
đến năm 2020 Tuy An trở thành huyện công nghiệp và dịch vụ thương mại của tỉnh.
Với mức độ tăng trưởng kinh tế ổn định đời sống xã hội được nâng cao, nền kinh tế
huyện nhà đã có bước phát triển đi lên. Nhiệm vụ trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn
hoá - xã hội đa số đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra và đạt được một số kết quả tích cực.
Điều đó cho thấy được sự ổn định và chuyển dịch cơ cấu đúng hướng góp phần đẩy
mạnh công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, thể hiện tính đúng đắn và
phù hợp trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
2.2. Khái quát tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của quốc gia và là nguồn lực không
thể thiếu của mọi quá trình phát triển. Do vậy, việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai
không chỉ ảnh hưởng quyết định đến tương lai phát triển của nền kinh tế đất nước mà
còn quyết định sự đảm bảo chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tình hình sử dụng đất của huyện Tuy An vẫn chủ yếu tập trung vào đất nông
nghiệp và sản xuất nông nghiệp, quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn khá lớn. Cụ thể trong
đó:
- Diện tích đất nông nghiệp: 32.288,70 ha, chiếm 79,20% diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 5.388,0 ha, chiếm 13,20% diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất chưa sử dụng: 3.082,05 ha, chiếm 6,37% diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất có mặt nước ven biển (quan sát):321,20 ha, chiếm 0,8% diện tích tự nhiên.
Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2016 của huyện Tuy An được thể hiện qua bảng:
63
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tuy An năm 2016
TT
Loại đất Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 40759.0 100.0
1 Đất nông nghiệp NNP 32288.7 79.2
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 19162.1 47.0
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 15666.2 38.4
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4999.1 12.3
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 10667.0 26.2
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3495.9 8.6
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 12642.9 31.0
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 11189.9 27.5
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1453.0 3.6
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.0
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 483.6 1.2
1.4 Đất làm muối LMU 0.0
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0.1 0.0
2 Đất phi nông nghiệp PNN 5388.0 13.2
2.1 Đất ở OCT 776.7 1.9
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 731.1 1.8
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 45.6 0.1
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1845.9 4.5
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 13.1 0.0
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 26.8 0.1
2.2.3 Đất an ninh CAN 2.6 0.0
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 70.9 0.2
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 169.0 0.4
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1563.6 3.8
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 23.2 0.1
64
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 5.6 0.0
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 173.9 0.4
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1015.4 2.5
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 1547.3 3.8
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.0
3 Đất chưa sử dụng CSD 3082.3 7.6
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 910.1 2.2
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2156.9 5.3
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 15.3 0.0
II Đất có mặt nước ven biển(quan sát) MVB 321.2 0.8
1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản MVT 0.0
2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR 0.0
3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK 0.0
Nguồn: Báo cáo kết quả thống kê đất đai huyện Tuy An năm 2016
Cơ cấu sử dụng đất của huyện Tuy An năm 2016 được thể hiện qua:
Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Tuy An năm 2016
Trước đây, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện còn bị
buông lỏng, việc sử dụng đất còn tùy tiện, không theo quy hoạch, kế hoạch. Một số
trường hợp cán bộ địa chính vi phạm nghiêm trọng về công tác quản lý đất đai. Từ khi
có Luật Đất đai 2013 đến nay, công tác quản lý đất đai đã có những chuyển biến tích
cực, tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng đất . Đất đai không những được quản lý chặt
chẽ mà còn được bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững trên cơ sở khoa học.
Tình hình sử dụng đất qua các năm có nhiều diễn biến phức tạp và có sự biến
động mạnh giữa các loại đất. Tình hình sử dụng đất của huyện qua các năm được thể
65
hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng đất của huyện Tuy An năm 2012 -2016
TT Loại đất
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
1 Đất nông nghiệp 33721.6 33636.2 33664.7 33568 32288.7
2 Đất phi nông nghiệp 3955.1 4104.3 4166.7 4287.5 5388
3 Đất chưa sử dụng 3823.3 3759.5 3668.6 3644.5 3082.3
Tổng diện tích 41500 41500 41500 41500 40759
Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Tuy An năm 2016
2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Tuy An là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, do đó vấn đề sử dụng đất
hiệu quả tiết kiệm đất nông nghiệp luôn là một mục tiêu quan trọng.
Trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp luôn biến động có xu hướng
giảm dần (bảng 2.4). Do đó, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đạt hiệu
quả cao luôn được huyện quan tâm.
Tổng diện tích của đất nông nghiệp là 32.288,7 ha chiếm 79,20% tổng diện tích
tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp phân bố không đồng đều giữa các xã, thị trấn trong
huyện. Trong đó: Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 19.162,1 ha chiếm
47,01% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, diện tích trồng cây hàng năm là 15.662,2
ha, bao gồm đất trồng lúa, đất trồng cỏ, lạc, đậu, ngô,.. Diện tích trồng cây lâu năm là
3.495,9 ha, chủ yếu là trồng cây ăn quả, cây hạt điều,
66
Bảng 2.4. Kết quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tuy An giai đoạn 2012 – 2016
Đơn vị: ha
STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Diện
tích
Năm
2011
Diện
tích
Năm
2012
Diện
tích
Năm
2013
Diện
tích
Năm
2014
Diện
tích
Năm
2015
1 Đất nông nghiệp 33721.6 33636 33664.7 33568 32288.7
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 19366.8 19355 19358.7 19355 19162.1
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 15870.9 15859 15862.8 15859 15666.2
1.1.1.1 Đất trồng lúa 5203.8 5191.6 5195.67 5191.6 4999.1
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm
khác
10871.7 10860 10863.6 10860 10667
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3700.6 3688.4 3692.47 3688.4 3495.9
1.2 Đất lâm nghiệp 13461.7 13413 13429.2 13345 12642.9
1.2.1 Đất rừng sản xuất 11394.6 11382 11386.5 11382 11189.9
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1657.7 1645.5 1649.57 1645.5 1453
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 204.7 192.5 196.571 192.5
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 688.3 676.1 680.171 676.1 483.6
1.4 Đất nông nghiệp khác 204.8 192.6 196.671 192.6 0.1
Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Tuy An năm 2016
67
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tuy An giai đoạn 2012 -
2016
* Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Nhìn chung, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy An đã
được bố trí sử dụng phù hợp, thêm vào đó nhân dân Tuy An đã biết ứng dụng khoa
học công nghệ tiên tiến vào đồng ruộng và sản xuất nên việc sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp của huyện phát huy tương đối tốt, đất đai màu mỡ cho năng suất cao và
ổn định, đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân trong huyện.
+ Sản lượng lương thực bình quân đạt 1.9 tạ/sào.
+ Hệ số sử dụng đất đạt 2.6 lần.
+ Thu nhập bình quân/1ha canh tác 68 trđ/ha/năm.
Trong những năm qua tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện tương đối ổn
định đảm bảo an toàn lương thực cho nhân dân trong huyện, đời sống nhân dân được
cải thiện. Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc sử dụng đất của huyện vẫn còn
những mặt tồn tại và hạn chế như:
+ Sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học bừa bãi gây nên tình trạng ô nhiễm
môi trường.
+ Việc đưa giống mới vào sản xuất bước đầu còn gặp nhiều khó khăn.
+ Một số khâu dịch vụ nông nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp thời,
đúng lúc.
68
+ Diện tích đất sản xuất ở một số khu vực thấp trũng hiệu quả sử dụng còn chưa
cao cần có biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý hơn nhằm đạt hiệu quả kinh
tế cao hơn.
Trong những năm tới sản xuất nông nghiệp của huyện phải tiếp tục phát huy
những thành tựu đã đạt được, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên 1 ha.
2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Tuy An
2.2.2.1. Tình hình sản xuất trồng trọt
a. Cây lúa
Sản lượng 39.874 tấn/40.468 tấn, đạt 101,5% kế hoạch, so với cùng kỳ đạt
100,9%.
Trong đó:
+ Vụ Đông Xuân 2015-2016
- Diện tích gieo sạ 2.850 ha/2.862 ha kế hoạch, đạt 99,6% kế hoạch, 99,6% so
với cùng kỳ. Giảm 12 ha tại đập Đồng Đá, xã An Hiệp do thi công đường giao thông
nông thôn ảnh hưởng đến mương dâñ nước, nên các hộ chuyển sang trồng các loại cây
khác: ngô, đậu xanh, đậu phụng,...
- Năng suất thực thu bình quân đạt: 67,1 tạ/ha, tăng 3 ta/̣ha so với cùng kỳ, đạt
104% so kế hoạch và bằng 104,7% so với cùng kỳ. Sản lượng 2.850 tấn, đạt 103,6%
so kế hoạch và bằng 104,2% so với cùng kỳ.
+ Vụ Hè Thu 2016
Lúa Hè Thu 2016, gieo sạ 2.204 ha/2.208 ha, đạt 99,8% kế hoạch, so cùng kỳ
đạt 99,3%. Trong đó diện tích thực thu 2.190 ha, năng suất bình quân đạt 62,9 tạ/ha,
tăng 2,4 tạ/ha so với cùng kỳ. Tổng sản lượng tương ứng 13.775 tấn. Vụ lúa Hè Thu
có 14 ha mất trắng (An Ninh Đông 10 ha, An Xuân 4 ha) do thiếu nước tưới.
+ Lúa vụ 10-12
Đã gieo được 2.046 ha/2.028 ha, đạt 100,9% kế hoạch, 97,1% so với cùng kỳ.
Năng suất ước đạt 37 tạ/ha, sản lượng đạt 7.570 tấn, đạt 100,9% kế hoạch, 97,9% so
với cùng kỳ.
b. Cây ngô
Diện tích gieo trồng 775 ha/750 ha, đạt 103,3% kế hoạch, 102% so với cùng
kỳ, năng suất bình quân 43,5 tạ/ha. Sản lượng tương ứng 3.371 tấn. Cây ngô lai được
69
nông dân chú trọng đưa vào sản xuất đạt hơn 75% diện tích ở các vùng chủ động nước
tưới như An Dân, An Định, An Nghiệp, thị trấn Chí Thạnh,
c. Cây sắn
Diện tích thu hoạch niên vụ 2016 là 560 ha, năng suất bình quân 160 tạ/ha. Sản
lượng tương ứng 8.960 tấn. Diện tích trồng mới là 526 ha/560 ha, đạt 93,9% kế hoạch,
so với cùng kỳ đạt 93,9%. Hiện nay có 180 ha/526 ha diện tích chậm phát triển và bị
chết do khô hạn. Số diện tích cây sắn bị hạn, không trồng được, nông dân chuyển sang
trồng ngô, đậu, cây cỏ,
d. Cây mía
Diện tích mía thu hoạch niên vụ 2015-2016 là 1.807 ha/1.807 ha kế hoạch, năng
suất 550 tạ/ha, sản lượng 99.385 tấn, đạt 91,7% kế hoạch, 89,1% so với cùng kỳ. Diện
tích mía trồng cả năm (niên vụ 2015-2016) là 1.815 ha/1.890 ha, đạt 96% kế hoạch, so
với cùng kỳ đạt 100,4%.
e. Rau các loại
Diện tích gieo trồng 1.000 ha/1.000 ha, đạt 100% kế hoạch, so với cùng kỳ đạt
101,8%. Năng suất bình quân đạt 130 tạ/ha. Tổng sản lượng tương ứng là 13.000 tấn.
f. Cây đậu các loại
Diện tích gieo trồng 1.375 ha/1.400 ha, đạt 98,2% kế hoạch, so với cùng kỳ đạt
99,1%. Năng suất đạt 13,5 tạ/ha. Tổng sản lượng tương ứng là 1.856 tấn.
g. Cây lạc
Gieo trồng được 232 ha/230 ha, đạt 100,9% kế hoạch. So với cùng kỳ đạt
107,4%. Năng suất bình quân 11,2 tạ/ha. Sản lượng đạt 260 tấn.
h. Cây vừng (mè)
Diện tích trồng 10 ha/20 ha, đạt 50% kế hoạch, so với cùng kỳ đạt 66,7%. Năng
suất thực thu bình quân 15 tạ/ha. Tổng sản lượng là 15 tấn.
2.2.2.2. Tình hình áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
Hiện nay, phương thức chuyển giao khoa học công nghệ đến nông dân, được áp
dụng phổ biến là tổ chức điều tra mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn huyện để
nhân rộng những mô hình này. Đồng thời, xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng khoa
học công nghệ tiến bộ để phổ biến cho người dân học hỏi, làm theo. Đây cũng là con
đường ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu đến đồng ruộng.
70
Ở lĩnh vực trồng trọt, từ năm 2012 đến 2016, các cơ quan khuyến nông từ
huyện đến cơ sở đã triển khai 12 loại mô hình kỹ thuật tiến bộ với trên 212 điểm trình
diễn. Trong đó, mô hình nhân giống lúa chất lượng cao được thực hiện liên tục qua các
năm, góp phần cung cấp giống lúa chất lượng cao cho sản xuất đại trà. Mô hình trồng
cây ăn quả như xoài cát, cây có múi sạch bệnh, góp phần mở rộng diện tích cây ăn quả
trong huyện. Mô hình luân canh lúa - màu hoặc lúa - màu - thủy sản ngày càng phổ
biến, giúp nông dân thay đổi tập quán độc canh cây lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Với sự tác động từ cán bộ khuyến nông và hiệu quả kinh tế của những mô hình
luân canh lúa- màu, gia đình ông Trần Văn Khê, ở xã An Thạch, huyện Tuy An, đã
mạnh dạn chuyển đổi thói quen chuyên canh 3 vụ lúa/năm sang trồng 1 vụ lúa- 2 vụ
màu. Năm 2016, ông Khê trồng 1 vụ lúa, 2 vụ dưa hấu và sử dụng màng phủ nông
nghiệp. Tổng lợi nhuận mà ông Khê thu được là 12,6 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so
với trồng 3 vụ lúa. Riêng vụ xuân hè 2016, ngoài diện tích 2.670m2 đất nhà, gia đình
ông thuê thêm 4.120m2 để trồng dưa hấu và đạt lợi nhuận gần 20 triệu đồng.
Không chỉ nhân rộng những mô hình hiệu quả, ngành trồng trọt còn triển khai
đồng bộ các kỹ thuật tiến bộ về giống, dinh dưỡng, kỹ thuật bảo vệ cây trồng, Trong
đó, chương trình “3 giảm, 3 tăng” đã giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất lúa: giảm
lượng giống gieo sạ, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất lúa theo
hướng bền vững, ổn định và khoa học. Theo thống kê của Phòng Thống kê huyện Tuy
An, đến nay, khoảng 20% nông dân ứng dụng qui trình phòng trừ tổng hợp (IPM) trong
sản xuất cây có múi. Tuy An đã xây dựng 3 vùng sản xuất rau an toàn từ năm 2015 với
tổng diện tích 150 ha và hiện nay, diện tích trồng rau an toàn lên đến khoảng 400 ha.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, khoa học công nghệ được ứng dụng để tạo nguồn
giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lượng tốt; áp dụng công nghệ lên men
sinh học để ủ chua thức ăn, tăng giá trị dinh dưỡng; phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia
cầm, Chương trình Sind hóa đàn bò là một trong những chương trình tiêu biểu. Từ
năm 2010-2015, chương trình được đầu tư trên 50 tỉ đồng. Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật trong chăn nuôi, trọng lượng của bò thịt lai Sind tăng cao, lợi nhuận cao hơn bò
ta từ 1-2 triệu đồng/con, bê con của bò lai Sind cũng có giá bán cao hơn từ 1-2 triệu
đồng/con so với bê địa phương. Ngoài ra, số lượng bò sữa ngày càng phát triển, tạo
71
nguồn sữa ổn định cung cấp cho thị trường và giúp người nuôi cải thiện thu nhập, nâng
cao đời sống.
Bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi, ngành thủy sản của Tuy An cũng có những
bước phát triển vượt bậc. Trong 5 năm qua, mỗi năm, tốc độ phát triển của thủy sản
luôn tăng trên 10%. Trong các mô hình nuôi thủy sản tại Tuy An, mô hình nuôi tôm
càng xanh đang phát triển rất mạnh với diện tích nuôi trên 200 ha. Để đáp ứng nhu cầu
con giống ngày càng cao trong khi nguồn tôm giống tự nhiên ngày càng khan hiếm,
Trung tâm Giống Nông nghiệp Phú Yên đã tổ chức chuyển giao qui trình sản xuất
giống tôm càng xanh theo qui trình “nước trong- hệ hở” cho 40 hộ dân sản xuất giống
tôm càng xanh. Qua đó, xây dựng 5 trại tư nhân để sản xuất tôm giống, với vốn đầu tư
trang thiết bị và nguyên liệu là 30 triệu đồng/trại. 30 kỹ thuật viên được đào tạo để
phục vụ cho hoạt động sản xuất của các trại. Kết quả, 5 trại đã tiến hành sản xuất
giống tôm càng xanh đạt tiêu chuẩn, cung cấp con giống có chất lượng cho người nuôi
trong huyện và các huyện lân cận.
2.2.2.3. Tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Qua khảo sát, toàn huyện Tuy An hiện có 20 hộ kinh doanh phân bón, 8 hộ kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và 12 hộ kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn
nuôi. Các cơ sở kinh doanh đều được cấp chứng chỉ kinh doanh theo đúng ngành nghề
đăng ký và quan tâm đến chất lượng hàng hóa, giá cả của sản phẩm. Phần lớn các cơ
sở kinh doanh trên địa bàn huyện đã áp dụng chặt chẽ các quy định của Nhà nước về
điều kiện sản xuất kinh doanh, chất lượng, nguồn gốc hàng hóa,... do vậy, công tác bảo
quản, giữ gìn và bảo vệ môi trường trong kinh doanh cơ bản được thực hiện nghiêm
chỉnh; nhận thức và kỹ năng sử dụng thuốc BVTV, phân bón trong sản xuất và sử
dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản của người nông dân được nâng cao; góp phần tiết
kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ năng xuất cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y của huyện có tổ chức các lớp tập huấn cho
các hộ kinh doanh phải đạt yêu cầu mới cấp chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, các cửa
hàng kinh doanh cũng được cung cấp các tờ rơi về pháp luật hoặc là chỉ định của các
loại thuốc, thức ăn,... để tư vấn cho bà con nông dân. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy
là hầu hết các cơ sở kinh doanh các mặt hàng trên ở Tuy An thuộc dạng nhỏ lẻ, mặt
hàng đa dạng, không chuyên, kinh doanh chủ yếu theo thời vụ, nhất là các cửa hàng
72
kinh doanh thuốc BVTV. Trong quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, thuốc BVTV không được để chung với các mặt hàng khác, trừ phân bón nhưng
đại đa số các cửa hàng chưa tuân thủ nghiêm chỉnh quy định này. Theo nhiều hộ kinh
doanh thì do điều kiện cửa hàng chật hẹp nên không có kho, quầy hàng riêng. Ở các
chợ nông thôn thỉnh thoảng vẫn xuất hiện cá nhân buôn bán thuốc BVTV, thuốc thú y
nhỏ lẻ theo dạng “buôn thúng bán mẹt” nên rất khó kiểm soát. Phần lớn các cửa hàng
kinh doanh các vật tư nông nghiệp kể trên chưa đảm bảo điều kiện về môi trường,
chưa có chỗ thu gom rác, Từ năm 2012 đến nay, các cơ quan chức năng của huyện
đã tổ chức 22 lượt thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, phát hiện 3 cơ sở vi phạm, xử
phạt gần 6 triệu đồng nộp ngân sách.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện cho
biết: Bên cạnh một số các cửa hàng kinh doanh còn chạy theo lợi nhuận bán hàng kém
chất lượng thì nhận thức của một bộ phận trong nhân dân về các sản phẩm phân bón,
thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi và thủy sản còn hạn chế, chưa phân biệt được chất
lượng, chủng loại hàng hóa nên việc sử dụng các sản phẩm cho cây trồng, vật nuôi
hiệu quả chưa cao. Vì vậy, thông qua các lớp tập huấn, các đợt thanh kiểm tra, lực
lượng chức năng kịp thời tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sâu rộng đến các
cơ sở kinh doanh và người dân để họ hiểu, thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của
pháp luật.
Để tăng cường hơn nữa trong việc kiểm tra, xử lý mua bán, kinh doanh vật tư
nông nghiệp không đảm bảo chất lượng, các cấp các ngành cần tuyên truyền rộng rãi
các văn bản, nghị định, quy định liên quan đến việc kinh doanh vật tư nông nghiệp
phục vụ sản xuất trên hệ thống loa truyền thanh của huyện, của xã, thị trấn. Đồng thời,
quan tâm chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và bố trí kinh
phí hằng năm cho công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường công tác thanh, kiểm tra kịp
thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đảm bảo đúng các
quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Theo số liệu thống kê của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Tuy An thì
trung bình mỗi năm lượng tiêu thụ phân bón phục vụ cây trồng khoảng 100.000 tấn
73
phân bón và khoản 50 tấn thuốc BVTV các loại, chủ yếu phục vụ trên cây lúa, cây
công n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_nong_nghiep_tai_huyen_tuy_a.pdf