Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ắt-Ta-pư, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 6

1.1. Lý luận cơ bản về đầu tư nước ngoài 6

1.2. Lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài 17

1.3. Kinh nghiệm của Việt Nam, Trung Quốc và một số địa phương khác trong nước về quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài và những bài học thu được 27

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH ẮT-TA-PƯ (CHDCND LÀO) NHỮNG NĂM QUA 43

2.1. Đặc điểm tự nhiên, chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh

Ắt-Ta-Pư 43

2.2. Thực trạng đầu tư nước ngoài tại tỉnh Ắt-ta-pư thời gian qua 53

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài tại tỉnh

Ắt-ta-pư những năm qua 65

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG , GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH ẮT-TA-PƯ (CHDCND LÀO) 76

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài ở tỉnh Ắt-ta-pư 76

3.2. Những giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài 77

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

 

doc117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ắt-Ta-pư, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới diện tích rừng hơn 608.984,87 ha và nhiều các loại gỗ quý như: trắc, lim, cẩm lai, hương, sáo, cẩm lai... Với danh tiếng là một tỉnh "bán vàng để mua gà", phong phú với nhiều mỏ khoáng sản, đá quý: vàng, thiếc, bo xít, đá vôi, đồng bạc sắt... mà có thể khai thác chế biến sản xuất với giá trị kinh tế cao. Với địa hình chủ đạo, ắt-ta-pư có hai cao nguyên, 3 đồng bằng, 7 dòng sông và hơn một vạn con suối tự nhiên lớn nhỏ. Đây là điều kiện để phát triển trồng cây công nghiệp, sản xuất lúa nước, rau, hoa màu, chăn nuôi đại gia súc. Riêng 7 con sông: Xê-ca-mản, Xê-Kông, Xê Xư, Xê Nặm Nọy, Xê Piên, Xê Khăm Pho và nặm Kông đều là những dòng sông lớn có đầy đủ điều kiện để có thể phát triển thủy điện lớn, có công suất hơn 5.000 MW/h. Với điều kiện địa hình tự nhiên là rất phù hợp và đặc điểm của một tiểu vùng khí hậu ôn đới, 2 cao nguyên Phu Vông và Xan Xay và 3 đồng bằng Xay Xệt Thả, Sá Mặc Khi Xay và Sá Nam Xay là một địa hình lý tưởng cho quy hoạch một khu du lịch sinh thái rộng lớn, một đô thị nghỉ dưỡng tương tự như các tỉnh Đông Bắc Thái Lan những sông ngòi, đồng bằng, cây xanh, hang động là một trọng điểm để phát triển dịch vụ du lịch trung tâm thương mại, nhà hàng để phục vụ cho du khách đi du lịch tham quan công tác làm việc từ Việt Nam sang Thái Lan (Đông Bắc Thái Lan) và từ Đông Bắc Thái Lan sang Tây Nguyên các tỉnh miền Trung Việt Nam, các tỉnh Nam Lào trong tương lai để thu hút nhà ĐTNN sang phát triển sản xuất ở Nam Lào. Ba là, ắt-ta-pư là trung tâm cửa khẩu tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cămpuchia, nơi cư trú nhiều bộ tộc anh em, có lịch sử truyền thống lâu đời chống giặc ngoại xâm và cũng là nơi có nhiều nét văn hoá dân tộc đặc sắc. Chính vì vậy, khai thác yếu tố tiềm năng lịch sử không thể thiếu trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế. Do ảnh hưởng về địa hình có nhiều đồi núi chia cắt, sông ngòi, đồng bằng, cao nguyên cùng với nhiều tiểu vùng khí hậu đã tạo ra các vùng nhiệt đới với thảm thực vật nhiều tầng và các loài động vật da dạng phong phú, nhiều loại cá tôm nước ngọt, những khu vực này đã tồn tại từ lâu và được bảo tồn với các loại động, thực vật quý hiếm. 2.1.3.2. Những hạn chế - Thực trạng các tỉnh Nam Lào nói chung, tỉnh ắt-ta-pư nói riêng như: cơ sở hạ tầng, kỹ thuật - xã hội còn yếu kém; kinh tế kém phát triển; thu nhập bình quân đầu người thấp; sức mua kém, thị trường manh mún; cước phí vận chuyển cao; chi phí đầu tư sản xuất lớn; thiếu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, có tay nghề; điều kiện khí hậu tự nhiên khắc nghiệt; nguồn cung cấp nguyên liệu và giá cả hàng hoá không ổn định, độ rủi ro cao; cách xa các trung tâm kinh tế - tài chính - thương mại; thiếu thông tin một cách chính xác và kịp thời về các thị trường trong nước và thị trường các nước trong khu vực v.v. là những bất lợi. Ngoài ra, cơ chế, pháp luật, chính sách khuyến khích ưu đãi thu hút đầu tư của tỉnh chưa đồng bộ, chưa bù đắp những chi phí hành chính, mất nhiều thời gian, những rủi ro v.v. là bất lợi chủ yếu và chưa thể giải quyết dứt điểm ngày một, ngày hai mà nhà ĐTNN đang phải gánh chịu khi triển khai các dự án ở đây. - Việc các địa phương khác thuộc các vùng miền khác nhàu của Lào đua nhau "trải chiếu hoa, trải thảm đỏ", đua nhau đưa ra những ưu đãi cao hơn những địa phương lân cận và có điều kiện kinh tế-xã hội tương đồng là không phải là điều đáng ca ngợi. Nhà đầu tư hiện nay có cách nghĩ khác xa so với cung cách đầu tư mà chúng ta áp dụng trong những tháng năm dài thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kiểu bao cấp và vẫn còn rơi rớt đến nay. Những ưu đãi về giá thuê đất, các phương tiện, thiết bị, công cụ nhập khẩu để phục vụ sản xuất, ưu đãi về thuế suất, lệ phí... là những ưu đãi có thể tính bằng tiền hầu như đã được các nơi khác tận dụng triệt để. Công tác kiểm soát, đánh giá giám sát chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hài lòng hơn, thực ra đây là sự hy sinh quyền lợi trước mắt để mời họ đến. Điều này chắc chắn sẽ gây ra những thiệt hại cho lợi ích của đất nước, của người dân nhưng lại dễ làm vì chỉ cần các cấp được ban quyền lực QLNN ban hành các văn bản pháp quy, quy định, quy chế, cơ chế hành chính phù hợp, có nguồn lực đầy đủ là được. Đó cũng là những lợi thế mà các địa phương khác hay triệt để vận dụng để tạo ra sự cạnh tranh thu hút đầu tư thiếu lành mạnh, gây ra những khó khăn, bất lợi cho các đoạ bàn khác nhau trên khắp các vùng miền của Lào. + Thực tế vừa qua cho thấy: quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được cấp phép thường bị kéo dài so với dự kiến hoặc vì lý do thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng hoặc vì lý do khác, làm mất cơ hội niềm tin của các nhà đầu tư. Có thể ít đi những ưu đãi về tiền thuê đất, về thuế, lệ phí khác nhưng không thể thiếu niềm tin đó là một gây dựng lâu dài, đối xử tốt với các nhà đầu tư hiện đại cũng là cách mời gọi tốt nhất đối với các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai. Tóm lại, tỉnh ắt-ta-pư là một tỉnh hai phần ba đồng bằng và miền núi ở phía Đông Nam bộ Lào thì ắt-ta-pư có những thuận lợi và lợi thế nhất định trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời cũng gặp phải khá nhiều khó khăn, hạn chế. Một số hạn chế và khó khăn được phân tích trên đây chỉ mang tính tương đối bởi khi đặt trong mối quan hệ biện chứng đối với chính sách cơ chế thu hút đầu tư, đôi khi chính do những hạn chế, khó khăn về địa hình, cư dân làm ăn, sinh sống rải rác, phân tán...) cho việc thu hút đầu tư Vì vậy, ắt-ta-pư cần phải biết cách khai thác tối đa các lợi thế, từng bước khắc phục những hạn chế để thu hút ĐTNN, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. 2.2. Thực trạng đầu tư nước ngoài tại tỉnh ắt-ta-pư thời gian qua 2.2.1. Nhịp độ thu hút và tốc độ phát triển của đầu tư nước ngoài - Giai đoạn năm 1986-2004, trước khi Luật đầu tư được sửa đổi và Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành, tốc độ tăng trưởng về đầu tư cả nước nói chung và của ắt-ta-pư nói riêng còn khá chậm. Có thể gọi đó là giai đoạn thăm dò, khởi động khi chúng ta còn chưa có kinh nghiệm xúc tiến kêu gọi đầu tư. Mặt khác các nhà ĐTNN còn thận trọng, chưa dám mạo hiểm, vì vậy họ vừa nghiên cứu vừa làm thử để thăm dò cơ hội. Do vậy số dự án trong thời điểm này chưa nhiều, phần lớn là những công ty đến từ các nước Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản, Hàn Quốc với khoảng 10 công ty và tổng số vốn đăng ký hơn 195.362.783.840 Kíp (22.585.292 triệu USD). Vượt qua thời kỳ này, tốc độ tăng dự án đầu tư FDI tại ắt-ta-pư ngày càng tăng. Kể từ khi Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Lào được ban hành lần đầu tiên vào tháng 10-2004, tốc độ thu hút đầu tư tại ắt-ta-pư tăng khá nhanh và đạt được khá nhiều thành tích so với trước, toàn tỉnh có hơn 25 dự án lớn được cấp phép hoạt động đầu tư với tổng số vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ Kíp, gấp gần một trăm lần so với giai đoạn năm 1986-1996. - Xuất phát từ quan điểm đổi mới của Đảng NDCM Lào, ngay từ năm 1996, tỉnh ắt-ta-pư đã xác định nhiệm vụ đẩy mạnh quan hệ đối ngoại, tạo điều kiện thu hút ĐTNN là nhu cầu mang tính chiến lược trong quá trình chuẩn bị hội nhập vào nền kinh tế thị trường nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển nhanh, theo kịp và phát triển chung cùng cả nước. Chỉ tính riêng từ năm 2002 cho đến nay, toàn tỉnh ắt-ta-pư đã có 163 dự án đầu tư cả trong và ngoài nước, trong đó có 21 dự án ĐTNN được thẩm định và cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn 22.585.292 USD. Trong số 21 dự án có 11 dự án do Trung ương cấp phép đầu tư với tổng số vốn hơn 6,881 triệu USD và 10 dự án FDI là do tỉnh trực tiếp cấp phép theo thẩm quyền được phân cấp với tổng số vốn hơn 136.453,6 triệu Kíp[124]. Giai đoạn những năm đầu sau khi ban hành Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, số dự án FDI thu hút được còn thấp. Qua thực trạng thu hút đầu tư với số dự án được cấp giấy phép và số dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh cho thấy: mặc dù tốc độ thu hút dự án có tăng qua các năm, đặc biệt là trong 2 năm 2006-2007, nhưng tốc độ đó chưa ổn định. Đặc biệt là trong bối cảnh chung tại thời điểm gần hai năm trở lại đây, do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nên hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh ắt-ta-pư cũng như trên phạm vi cả nước bị giảm sút so với những năm trước. - Với những biện pháp tích cực mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi... ắt-ta-pư vẫn là nơi thu hút mạnh mẽ các nhà ĐTNN. Giai đoạn 2006-2008, trung bình mỗi năm có từ 30-50 lượt đoàn khách gồm các nhà ĐTNN với các quốc tịch khác nhau đến làm việc, đàm phán với Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng như chính quyền tỉnh. Hiện nay trong số 10 dự án FDI do tỉnh cấp phép, số vốn được đưa vào thực hiện khá tốt qua 2 năm triển khai vận hành. Để làm lành mạnh hơn môi trường đầu tư cũng như đảm bảo những yêu cầu chung thu hút và làm hài lòng cho các nhà đầu tư đến tham gia và khảo sát thị trường. Sở Kế hoạch và Đầu tư đang xem xét trình chính quyền tỉnh quyết định thực hiện khuyến khích nhà đầu tư FDI bằng cơ chế một cửa liên thông. + Về quy mô đầu tư, quản lý dự án và cấp giấy phép Trong tổng số 21 dự án được cấp phép đầu tư đã và đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau trên địa bàn của tỉnh, phần lớn là dự án thuộc loại vừa và nhỏ. Còn các dự án có quy mô vốn từ 1 triệu USD và đất tư 100 ha trở lên là do Trung ương quản lý chiếm tỷ lệ hơn 70%. Cùng với sự khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, tốc độ thu hút và cấp giấy phép các dự án đầu tư cũng đã giảm xuống. Từ thực tiễn hoạt động vận hành của các dự án ĐTNN nói chung trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi các ngành chức năng của tỉnh cần có những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ những khó khăn nhằm thu hút mạnh mẽ hơn các nhà đầu tư dự án FDI trên địa bàn tỉnh. + Về cơ cấu ngành nghề đầu tư: Hiện nay ở ắt-ta-pư có các chủ đầu tư thuộc 7 quốc gia là Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Campuchia. Bảng 2.1: Số dự án FDI đã và đang triển khai (tính tới tháng 3-2009) TT Đối tác đã và dự án thuộc các lĩnh vực Số dự án 1 Việt Nam 33 - Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 22 - Giáo dục - Đào tạo 11 2 Trung Quốc (hợp tác) 17 - Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 17 3 Campuchia 3 - An ninh quốc phòng 1 - Giáo dục - Đào tạo 1 - Trao đổi kinh nghiệm 1 4 Thái Lan 4 - Phát triển kinh tế - xã hội 1 - Đào tạo nguồn nhân lực 1 - An ninh quốc phòng 1 - Văn hoá - xã hội 1 5 Nhật Bản 4 - Xây dựng 1 - Kỹ thuật phát triển nông nghiệp 1 - Trồng cây công nghiệp làm giấy 1 - Đào tạo nguồn nhân lực 1 6 Hàn Quốc 3 - Phát triển kinh tế - xã hội 1 - Đào tạo nguồn nhân lực 1 - Phát triển cơ sở hạ tầng 1 7 Nga 23 - Xây dựng thủy điện 23 Nguồn: Tài liệu tham khảo Lào [124]. Qua bảng 2.1 có thể nhận thấy là chỉ riêng Việt Nam đã có dự án nhiều hơn các quốc gia khác. Còn lại là các quốc gia khác phổ biến 2-3 dự án. Đồng thời về mặt quy mô Việt Nam cũng là chủ đầu tư cơ số vốn đầu tư lớn nhất. Về cơ cấu ngành nghề đầu tư: các dự án ĐTNN chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đập thủy điện. Tiếp đó đến dự án thuộc lĩnh vực giáo dục-đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Còn lại các lĩnh vực khác như nông nghiệp, an ninh -quốc phòng, văn hoá v.v. chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé. Lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ khác thì hầu như vắng bóng. Đây cũng một phần do đặc điểm địa hình, địa lý có những lợi thế thu hút những nhà đầu tư vào những lĩnh vực có thế mạnh. 2.2.2. Những kết quả đạt được và những hạn chế trong thực hiện các mục tiêu quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài + Những kết quả đạt được Hoạt động FDI được bắt đầu triển khai từ năm 2002 (theo tư liệu thu thập được và khảo sát). Từ đó đến nay ắt-ta-pư cùng hòa nhịp với cả nước đã tích cực chỉ đạo và triển khai hoạt động FDI và bước đầu đã thu được những kết quả đáng kể: Thứ nhất, đã triển khai được một số dự án và vốn đầu tư thu hút được chưa phải là lớn so với phạm vi cả nước và các vùng miền khác của Lào song cùng với tỉnh Chăm-pa-sắc và Xá-vẳn-nạ-khệt... ắt-ta-pư đã thu hút được số lượng dự án nhiều hơn một số tỉnh Bắc và Nam Lào. Có thể thấy rõ dự án đầu tư của các tỉnh Xê-Koong, Xa-la-văn, Chăm-pa-sắc và Sá-vẳn-nạ-khệt. Bảng 2.2: Số dự án ĐTNN được cấp giấy phép từ năm 2002-2009 TT Các tỉnh Số dự án Tổng vốn đăng ký 1 Xa-vẳn-nạ-khệt 14 85.519.600 (USD) 2 Chăm-pa-sắc 94 276 triệu (USD) 3 ắt-ta-pư 10 136.453,6 triệu (Kíp) 4 Xa-la-văn 10 61.300 triệu (Kíp) 5 Xê-koong 10 342 triệu (USD) Nguồn: Tài liệu tham khảo Lào [118]. - Tính đến hết quý I năm 2009, ắt-ta-pư có hơn 50 dự án đã và đang triển khai hoạt động các doanh nghiệp đi vào hoạt động phát huy được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cho đến nay, thực hiện vốn FDI của tỉnh ắt-ta-pư đạt 15.774 triệu USD, riêng năm 2007 thực hiện vốn FDI đạt 10.342 triệu USD, năm 2008 đạt 2,79 triệu USD. Nhìn chung các dự án FDI đã góp phần tăng nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn có sự đóng góp mỗi năm một tăng của thành phần kinh tế có vốn FDI, năm 2006 là 4 tỷ Kíp, năm 2007 là 89,46 tỷ Kíp và 2008 là 24,193 tỷ Kíp[124]. - Về cơ cấu của sản phẩm doanh nghiệp FDI trong GDP của tỉnh đã chiếm một tỷ lệ nhất định. Năm 2007 là 100%, từ năm 2008 là 27,04%. Riêng trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, khu vực có vốn ĐTNN trong khai thác gỗ xuất khẩu đạt được 6.563.712.77 Kíp (2007-2008). Nhìn chung, tỷ lệ giá trị sản xuất công nghiệp còn hạn chế, phần lớn là các hàng hoá nông, lâm sản thô chưa được chế biến hoàn chỉnh thành sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Toàn tỉnh có 527 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó theo vốn pháp định 108.490,3 tỷ Kíp. Trong đó có 7 nhà máy quy mô lớn, 4 nhà máy trung bình và có 516 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tổng giá trị sản xuất GDP trong năm 2007-2008 là 52.712.45 triệu Kíp bằng 615.700 USD và chiếm 80% là thu nhập từ gỗ, tăng 10,6% so với năm 2005. Về nhập khẩu hàng hoá trong năm 2007-2008. Tổng kim ngạch nhập khẩu là 7.386.698.71 USD tăng 35,13% so với năm 2005[124]. Ngoài phát huy tác dụng đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh FDI còn đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách của tỉnh. Với các dự án đã đi vào hoạt động, dự án ĐTNN đều có doanh thu và nộp ngân sách, mặc dù tỷ lệ nộp ngân sách không lớn và không đều qua các năm. Thứ hai, tích cực góp phần vào làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm: Các dự án FDI của ắt-ta-pư được đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy điện, giáo dục-đào tạo. Ngoài ra còn một số dự án khác đầu tư và lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt, công nghiệp chế biến gỗ và dịch vụ đóng trên địa bàn tỉnh có giá trị đầu tư vốn triển khai gia tăng qua các năm. Do vậy, cùng với quá trình tác động của FDI trong tăng trưởng của GDP, cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng xây dựng, sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. - Trong những năm qua kinh tế ắt-ta-pư có nhiều chuyển biến, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 1,9%. Năm 1995 đến nay giảm xuống tới 0,3%, đi đôi với việc đầu tư phát triển một số ngành nghề mới, việc thu hút ĐTNN cũng tạo điều kiện cho một số người lao động có việc làm. Tiền lương tối thiểu của người lao động trong khu vực có vốn ĐTNN là hơn 100 USD/tháng. Do vậy đã góp một phần quan trọng giải toả những bức xúc về việc làm và ổn định cuộc sống của người lao động. + Những hạn chế Bên cạnh những thành tựu bước đầu trong việc thu hút nguồn vốn ĐTNN nói chung và vốn FDI nói riêng, so với tiềm năng, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như so với các địa phương khác trong phạm vi cả nước thì việc thu hút FDI còn có những hạn chế tồn tại, trong thời gian qua cũng như hiện nay. - Do các ngành kinh tế phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực cũng như toàn cầu. Thị trường trong nước lại quá nhỏ bé, không đáp ứng khả năng cung cấp nguyên vật liệu, phụ liệu cho các nhà sản xuất cũng như khả năng phân phối sản phẩm hàng hoá, đồng thời thị trường quốc tế cũng bị thu hẹp. Vốn ĐTNN trong năm 2008-2009 bị suy giảm và và chậm, việc triển khai vốn đối ứng bị hạn chế và luôn thiếu hụt. Cơ sở hạ tầng tuy được cải thiện nhưng nhiều nơi trong tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn nên chưa tạo được môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn ĐTNN. - Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thiếu chặt chẽ, chậm đổi mới, trình độ đội ngũ quản lý các công ty - doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu năng động, hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại kém hiệu quả. Bên cạnh nhiều dự án đầu tư đã triển khai tốt, tại ắt-ta-pư trong thời gian qua, còn một số dự án triển khai rất chậm, thậm chí không triển khai mà các nhà đầu tư không báo cáo rõ nguyên nhân. Song nổi lên một số những hạn chế trong lĩnh vực này như sau: + Việc giải phóng mặt bằng rất chậm chạp và khó khăn giữa địa phương có đất với các đơn vị có vốn ĐTNN. Nguyên nhân là do sự phối hợp giữa tỉnh, huyện, bản và cụm bản, các tổ nhóm thiếu chặt chẽ, đôi lúc chưa thống nhất, với mục đích chính là kêu gọi vốn ĐTNN. Sự đền bù giữa các dự án thiếu thống nhất, dự án trước gây khó khăn cho dự án sau. Có những dự án nhận đất để xây trụ sở, trồng cây công nghiệp nhưng để quá lâu, không triển khai đúng như đăng ký trong giấy phép đầu tư, (ví dụ như Công ty TNHH A&B đến từ Việt Nam) và các dự án khác chưa thoả thuận về giá cả, thời gian thuê, trả lại, do vốn của các bên ít, dẫn đến tiến độ chậm... Trong hầu hết các dự án liên doanh, phía Lào thường góp vốn bằng giá trị đất, tài nguyên khoáng sản... Ví dụ: tỷ lệ góp vốn pháp định giữa Công ty phát triển Điện lực Việt Nam - Lào là 70% và 30% do Chính phủ Việt Nam tài trợ, bên Chính phủ Lào góp vốn chủ yếu là bằng giá trị đất, tiền mặt không đáng kể. Mặt khác, một số đối tác ĐTNN, mặc dù đã cố gắng nhưng vẫn còn trì trệ với lý do khủng hoảng tiền tệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn dẫn đến tiến độ triển khai chậm. Việc giải quyết đền bù một vài dự án chưa quan tâm đến bối cảnh chung gây khó khăn cho việc đàm phán, hoặc giải quyết đền bù với các dự án khác. + Việc chuyển lao động của nhiều công ty nước ngoài, nhất là các công ty thuộc nhà đầu tư từ Việt Nam chưa theo đúng quy định của Luật Lao động và những quy định của tỉnh do đó gây ra tình trạng lộn xộn trong quản lý lao động, không tôn trọng quyền được lao động trong công ty của những người dân sở tại, đặc biệt là những người có đất có ruộng, đất canh tác trên mặt hồ, diện giải phóng mặt bằng, khi bước vào quá trình xây dựng, sản xuất chưa có nội dung quy chế trên cơ sở của Luật lao động giữa chủ doanh nghiệp với người lao động (người dân). Không tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các tổ chức đoàn thể của người lao động trong doanh nghiệp. + Về phía Lào, các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp nên chưa giúp chính quyền tỉnh quản lý chặt chẽ cho các dự án có vốn ĐTNN, nhất là trong việc tuyển lao động để phía doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng làm trái các quy định. Mặt khác, người lao động Lào chưa qua đào tạo, chưa có trình độ tay nghề, bộc lộ nhiều yếu kém, người lao động quốc tịch Việt Nam lại đổ xô vào làm ăn kinh tế ở Lào nói chung và ở tỉnh ắt-ta-pư nói riêng. Phần lớn số lao động đó thiếu hiểu biết về Luật lao động Lào, hạn chế về ngôn ngữ dẫn đến sự hạn chế trong việc bảo vệ lợi ích cho Nhà nước và người lao động Lào. Khi có những sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng của Lào không có cơ sở pháp lý để giúp người lao động giải quyết dứt điểm vụ việc. Việc tuyển dụng lao động và cho thôi việc của các doanh nghiệp ĐTNN đôi lúc còn tùy tiện. Đội ngũ cán bộ QLNN về ĐTNN rất thiếu và không có ngoại ngữ, không đủ năng lực chuyên môn. + Trong quá trình triển khai dự án, một số cơ quan chuyên trách không báo cáo tư cách pháp nhân các đơn vị trúng thầu (nhà thầu chính, các nhà thầu phụ) cho cơ quan QLNN và chính quyền địa phương, gây tình trạng lộn xộn khó khăn trong công tác quản lý các dự án đàu tư. Việc lập, đăng ký và sử dụng mạng lưới viễn thông chuyên dùng ở một số công ty - doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định. Chế độ báo cáo quyết toán vốn đầu tư, báo cáo kiểm toán kinh tế chưa được thường xuyên, tất cả đã ảnh hưởng phần nào đến quá trình quản lý chung của doanh nghiệp, công ty và địa phương tỉnh. + Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giúp chính quyền tỉnh ắt-ta-pư thực hiện vai trò QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chưa chặt chẽ. Việc tuyển chọn lao động, kiểm tra, kiểm soát, xử lý môi trường chưa đi vào thống nhất. Ví dụ như việc xử lý vụ tố cáo khiếu nại của người dân với Công ty TNHH Cao su Đăk-Lăk nhằm hoà giải thoả mãn cho hai bên. + Các đơn vị sản xuất chấp hành những cam kết trong hợp đồng thiếu chặt chẽ: ví dụ, Hợp đồng trồng và khai thác gỗ của các Công ty ắt-ta-pư phát triển nông lâm nghiệp Hoàng Anh-Gia Lai, Công ty TNHH phát triển nông nghiệp - công nghiệp Điện lực trước đây và hiện nay nổi lên là hợp đồng giữa các công ty với chính quyền tỉnh, các công ty với người dân địa phương sở tại với cơ chế 2 + 3 cũng như phía người dân trong địa bàn đang góp vốn bằng giá trị đất và sức lao động còn phía công ty là vốn đầu tư, phương tiện (kỹ thuật và thị trường). Do không thoả thuận về tiền công, thiếu trình độ tay nghề, không đáp ứng được nhu cầu của công ty. Do đó Công ty ắt-ta-pư phát triển nông lâm nghiệp Hoàng Anh - Gia Lai và các công ty khác phải thuê lao động đưa từ địa phương khác của Lào tới hoặc phải đưa từ Việt Nam sang làm thay. Tóm lại, trải qua gần 10 năm thực hiện thu hút FDI, mặc dù vấn đề còn mới mẻ, trong điều kiện cán bộ QLNN, công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh ắt-ta-pư còn thiếu về số lương, hạn chế kiến thức về chủ trương, đường lối, thiếu hiểu biết về pháp luật, ngoại ngữ... Nhưng do những chủ trương đúng đắn kịp thời cùng với sự chỉ đạo chặt chẽ của tỉnh uỷ, chính quyền tỉnh cộng với sự phối hợp của các ngành, các địa phương và sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh ắt-ta-pư đã đạt được một số thành tựu, tuy còn nhỏ bé so với nhu cầu nhưng đó cũng là thành công bước đầu. Những thiếu sót, tồn tại hạn chế nêu trên đang là những vấn đề đặt ra cần phải được giải quyết. Song trước mắt cần tập trung giải quyết một số những vấn đề cấp bách nhằm thu hút vốn ĐTNN. 2.2.3. Những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế + Những nguyên nhân đem lại thành công của tỉnh ắt-ta-pư Trong những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn song hoạt động quản lý nhà nước về ĐTNN ở tỉnh ắt-ta-pư đã có nhiều tiến bộ đạt được những kết quả ban đầu, góp phần quan trọng trong tiến trình đổi mới hoạt động QLNN của tỉnh ắt-ta-pư trước yêu cầu mới có thể khái quát trên các mặt sau đây: Một là, công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy của nhà nước trong ĐTNN từ tỉnh đến cơ sở (huyện, bản, cụm bản) được chú trọng, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư trên địa bàn tỉnh. Hai là, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được coi trọng, góp phần nâng cao hiệu quả, hoạt động QLNN về ĐTNN trên địa bàn. Ba là, công tác quy hoạch, kế hoạch và kế hoạch phát triển các dự án có vốn ĐTNN của tỉnh bước đầu có sự thay đổi mới về nội dung, các khu vực, vị trí, địa điểm, phương pháp và tổ chức chỉ đạo, thực hiện, tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch, quy hoạch kinh doanh của mình phù hợp với thị trường và phát triển chung của địa phương, cơ chế chính sách mà Nhà nước đã đề ra. Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát được duy trì, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất lưu thông hàng hoá, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động ĐTNN trên địa bàn tỉnh. Năm là, hoạt động về thông tin, báo chí, tạp chí v.v. công khai, minh bạch các quy chế, tiền lương, tiền công, tiềm năng lao động, cơ chế, chính sách xã hội-phúc lợi, phong tục, tập quán v.v. góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút đầu tư của tỉnh. Sáu là, bộ máy tổ chức QLNN về ĐTNN trên địa bàn tỉnh đã từng bước được hoàn thiện, đã có sự phối hợp bước đầu giữa các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong việc xử lý các hành vi vi phạm, các quy định của Nhà nước về ĐTNN được tăng cường, công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ và đào tạo lại được quan tâm. - ắt-ta-pư là một tỉnh có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, sông ngòi và tiềm năng rất to lớn về các loại nguyên liệu lâm sản, khoáng sản để phát triển sản xuất. Nhân dân các bộ tộc đang làm ăn, sinh sống trên khắp các địa bàn của tỉnh đoàn kết, cần cù, với truyền thống văn hóa đa sắc màu, cùng với những thành tựu đạt được qua những năm đổi mới, đặc biệt là những cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng, thiết yếu được xây dựng đã và đang phát huy tác dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nhà ĐTNN. - Trong những năm qua, ắt-ta-pư luôn được quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương. Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Khuyến khích - thu hút ĐTNN v.v. - Nghị quyết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN 1_11.doc.1.doc
  • docCac bieu hinh.doc
Tài liệu liên quan