LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . v
DANH MỤC CÁC BẢNG.vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.vii
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 9
1.1. Lý luận chung về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng
ngân sách nhà nước . 9
1.2. Nguyên tắc, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng cơ bản . 19
1.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản về đầu tư
xây dựng cơ bản . 35
Tóm tắt Chương 1 . 45
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK . 46
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cư M’gar. 46
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân
sách nhà nước ở huyện Cư M’gar từ 2013 đến nay. 53
2.3 Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
bằng ngân sách nhà nước ở huyện Cư M’gar từ 2013 đến nay . 80
Tóm tắt Chương 2 . 90
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CÁC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK
LẮK. 91
119 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn thiện quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB.
Bảy là, cần có hướng dẫn cụ thể cho từng khâu quản lý chi đầu tư XDCB
bằng nguồn vốn NSNN, các phương pháp đánh giá, kỹ thuật đánh giá và các
tiêu chí đánh giá cụ thể. Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về các văn
bản, chính sách liên quan để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể
trên địa bàn và tổ chức triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, thường xuyên
kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện.
45
Tóm tắt Chương 1
Chương 1, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về đầu tư XDCB
và quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN, đồng thời luận giải các khái
niệm về đầu tư, quản lý đầu tư xây dựng. Chỉ rõ vai trò, vị trí, nội dung, những
nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng ngân sách nhà
nước; tham khảo kinh nghiệm về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
của một số địa phương từ đó rút ra bài học có thể nghiên cứu trên địa bàn huyện
Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích,
đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về đầu tư XDCB bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh
Đắk Lắk được trình bày ở các chương tiếp theo.
46
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ
M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cư M’gar
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành
Cư M'gar là một huyện nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Đắk Lắk, các
trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 15km về phía Bắc. Huyện có 17 đơn vị
hành chính, gồm 15 xã và 02 thị trấn, với 189 thôn buôn và TDP, gồm: 16 TDP;
100 thôn và 73 buôn; trong đó có 01 xã vùng III và 04 buôn có điều kiện kinh
tế đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 82.443 ha.
Do hoàn cảnh lịch sử, vùng đất Cư M'gar có nhiều tên gọi hành chính
khác nhau. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là một vùng đất thuộc quận
Buôn Ma Thuột. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng có nhiều mật danh
khác nhau: có giai đoạn là bộ phận của K61; có khi là L66; có giai đoạn là H5.
Sau này Đăk Lăk giải phóng, H4 và H5 hợp nhất thành huyện Buôn Hồ, tháng
8-1975 Cư M'gar thuộc huyện Buôn Hồ. Tháng 7-1977, huyện Buôn Hồ tách
ra thành hai huyện Krông Buk và Ea Súp, CưM'gar lại thuộc về huyện Ea Súp.
Cư M'gar là tên theo tiếng Êđê là cách gọi của bà con với ngọn núi lửa
đã tắt từ lâu. Đây là ngọn núi nằm tại trung tâm huyện. Huyện Cư M'gar được
thành lập ngày 23/01/1984 theo Quyết định số 15-HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ), tách ra từ huyện Ea Súp.
Ranh giới vị trí hành chính huyện Cư M’gar
- Phía Đông giáp huyện Krông Búk,
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Ea Súp và Buôn Đôn
- Phía Nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột,
47
- Phía Bắc giáp huyện Ea HLeo
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Cư M’gar
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Đặc điểm địa hình bằng phẳng, màu mỡ, có hệ thống suối trải đều khắp
địa bàn và với hơn 70% diện tích là đất đỏ bazan, thích hợp cho việc sản xuất
các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa,
tập trung chuyên canh.
2.1.1.3 Tài nguyên đất
Với diện tích đất đỏ Bazan chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích tự nhiên của
địa bàn huyện. Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 66.344 ha, chiếm tỷ lệ
88,99% diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp có rừng 7.979 ha, chiếm tỷ lệ 10,7%
48
diện tích tự nhiên. Đất nuôi trồng thủy sản 230 ha, chiến tỷ lệ 0,31% diện tích
tự nhiên.
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Cư M’gar năm 2017
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Tổng số (Ha) Cơ cấu (%)
TỔNG SỐ 82,443 100.00
I - Đất nông nghiệp 74,553 90.43
1. Đất sản xuất nông nghiệp 66,344 88.99
Đất trồng cây hàng năm 7,693 11.60
Đất trồng lúa 2,725 35.43
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 28 0.36
Đất trồng cây hàng năm khác 4,940 64.21
Đất trồng cây lâu năm 58,651 88.40
2. Đất lâm nghiệp có rừng 7,979 10.70
Rừng sản xuất 7,938 99.49
Rừng phòng hộ 41 0.51
Rừng đặc dụng
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 230 0.31
4. Đất làm muối
5. Đất nông nghiệp khác
II - Đất phi nông nghiệp 7,821 9.49
1. Đất ở 1,312 16.78
Đất ở đô thị 230 17.53
Đất ở nông thôn 1,082 82.47
2. Đất chuyên dùng 5,359 68.52
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 175 3.27
Đất quốc phòng, an ninh 1,265 23.61
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 131 2.44
Đất có mục đích công cộng 3,788 70.68
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 5 0.06
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 194 2.48
5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 951 12.16
6. Đất phi nông nghiệp khác
III - Đất chưa sử dụng 69 0.08
1. Đất bằng chưa sử dụng 59 85.51
2. Đất đồi núi chưa sử dụng 10 14.49
3. Núi đá không có rừng cây
Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Cư M’gar
2.1.1.4. Khí hậu, nguồn nước
49
- Khí hậu, thời tiết: Huyện Cư M’gar nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, đặc trưng cho khí hậu của vùng Cao nguyên Nam Trung Bộ, mỗi năm
có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết
tháng 10, tập trung lượng mưa tới 93,5% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể và thường bị khô hạn vào
cuối muà khô, thiếu nước cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất gây nhiều khó khăn
cho đời sống của nhân dân. Nền nhiệt độ tương đối cao đều trong năm, biên
nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình: 23,50C; Nhiệt độ cao nhất (tháng 5):
26,50C; Nhiệt độ thấp nhất (tháng 12): 19,00C; Biên độ nhiệt ngày – đêm: 9-
120C
- Ánh sáng: Tổng số giờ sáng trong năm: 2.370 giờ; Tổng số giờ có nắng
cao nhất: 326 giờ (tháng 5); Tổng số giờ có nắng thấp nhất: 140 giờ (tháng 10);
Tổng tính ôn: 8.500 - 9.0000C
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm 82%, tháng có độ ẩm cao nhất trong
năm là tháng 11 độ ẩm tháng này là 90%, tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm
là tháng 2-3 (57%).
- Gió: Trong vùng không có bão, nhưng gió mùa Đông Bắc thổi mạnh,
trong huyện thỉnh thoảng có sương mù trong mùa khô, gây ra thời thiết khô
hạn, lạnh làm ảnh hưởng khá lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng;
- Nước ngầm: Toàn bộ lãnh thổ huyện nằm trên các thành tạo Bazan,
thuộc tầng chứa nước phun trào bazan Pleistocen là phức hệ có chứa nước ngầm
phong phú, tạo thành vòm phủ rộng và liên tục của cao nguyên Buôn Ma Thuột.
Chiều dày tầng chứa nước biến động từ 60 – 160m, trung bình khoảng 100m,
giảm dần từ Bắc đến Đông Bắc, từ Nam đến Đông Nam.
50
- Nguồn nước mặt có trữ lượng không lớn, phụ thuộc vào nguồn nước
mưa được lưu giữ trên rừng, trong núi và các sông suối, ao hồ Lượng nước
sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt chủ yếu được lấy từ nguồn nước mặt.
- Về sông suối: Trên địa bàn huyện nguồn nước mặt chủ yếu được lấy từ
2 hệ thống suối chính: Suối Ea Tul và suối Ea M’droh;
2.1.1.5. Tài nguyên khác
Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng hiện nay là 7.979 ha, diện
tích rừng trồng được chăm sóc 7.938 ha. Rừng được phân bố ở các xã sau: Ea
Kiết, Ea Kuếh, Ea M’Dróh. Trong những năm từ 2005 đến 2015, diện tích rừng
tự nhiên trên địa bàn huyện giảm sút mạnh về số lượng, hiện nay diện tích rừng
tự nhiên, rừng nguyên sinh còn lại rất hạn chế.
Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện gồm có các loại khoáng sản
như than bùn, đá xây dựng, đá cấp phối......
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện từ 2013-2017
2.1.2.1 Tình hình kinh tế
Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước, tổng giá
trị sản xuất trong 05 năm từ 2013-2017 là 36.798 tỷ đồng (giá so sánh 2010);
tổng giá trị sản xuất năm 2017 là 9.960 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ. Trong nội bộ từng ngành kinh tế đã
có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng
hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi - thủy sản: tiếp tục phát triển
theo hướng tích cực; giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản năm 2017 là:
4.750 tỷ đồng (giá so sánh 2010) tăng bình quân 4,44%, tỷ trong ngành chiếm
46,85% tổng giá trị sản xuất.
51
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng
cao, giá trị sản xuất năm 2017 là: 1.810 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng trưởng
bình quân 7,93%, chiếm tỷ trọng 19,38%.
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: các ngành chủ yếu như chế biến
nông sản, chế biến gỗ, sản xuất nước tinh khiết.... Sự phát triển giữa các ngành,
nghề không đồng đều, lao động tay nghề phổ thông là chủ yếu, do đó việc áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn thấp, sản phẩm làm ra chưa đảm bảo sức
cạnh tranh cao
- Xây dựng: đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư, từng bước phát
triển mạnh cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng. Năng
lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cơ
sở hạ tầng từng bước đáp ứng phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH. Đầu tư xây
dựng các phòng làm việc trụ sở UBND các xã, thị trấn, nhà hiệu bộ của các
trường học, đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng tại các thôn buôn...
- Giao thông: Hệ thống mạng lưới đường bộ của huyện phân bố khá đều
và hợp lý, tạo được sự liên kết giữa trung tâm huyện với các xã (100% đường
đến trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa). Tổng chiều dài các tuyến đường
trên địa bàn huyện 1.536,46 km (Trong đó: Đường Quốc lộ: 64,14km; Đường
huyện: 172,85 km; Đường đô thị: 42,59 km; Đường xã: 309,80km). Những năm
gần đây được sự đầu tư, từng bước nhựa hoá các trục đường giao thông chủ
yếu, nên giao thông của huyện có bước phát triển tốt. Tuy nhiên, một số tuyến
đường và cầu đã được đầu tư qua thời gian bắt đầu xuống cấp, có nguy cơ mất
an toàn;
- Tài chính: công tác quản lý, điều hành ngân sách đảm bảo kế hoạch dự
toán và chế độ tài chính hiện hành, đảm bảo ngân sách chi cho các mục tiêu
đầu tư phát triển và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Tổng thu ngân sách
trên địa bàn 05 năm (2013-2017) đạt 449,5 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách trên
52
địa bàn 05 năm (2013-2017) đạt 2.405,2 tỷ đồng. Thu ngân sách giảm mạnh kể
từ năm 2013 Trung ương điều chỉnh chính sách thu thuế VAT đối với mặt hàng
nông sản, ngân sách huyện chủ yếu nhận bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên.
Trên địa bàn có 09 tổ chức tín dụng đang hoạt động, cơ bản phục vụ nhu cầu
về vốn vay cho phát triển sản xuất của nhân dân.
Bảng 2.2 Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế huyện giai đoạn 2013-2017
STT CHỈ TIÊU ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017
1
Tổng giá trị sản
xuất (Giá SS
2010)
Tỷ đồng 5.997 6.388 6.951 7.502 9.960
- Tốc độ tăng
trưởng
% 4,29 8,25 7,54 9,95 8,85
CHIA THEO
NGÀNH
Nông, lâm nghiệp,
thủy sản
Tỷ đồng 3.777 3.895 4.074 4.186 4.750
- Tốc độ tăng
trưởng
% 2,43 0,17 3,37 4,6 4,44
Công nghiệp- xây
dựng
Tỷ đồng 648 758 865 982 1.810
+ Xây dựng Tỷ đồng 308 364 429 490 1.030
- Tốc độ tăng
trưởng
% 4,55 14,29 6,53 13,01 7,93
Các thương mại,
dịch vụ
Tỷ đồng 1.752 1.735 2.013 2.335 3.400
- Tốc độ tăng
trưởng
% 9,07 16,94 13,29 17,47 16,24
2
Cơ cấu GTSX (
Giá SS 2010)
- Nông lâm ngư
nghiệp
% 68,52 66,31 63,97 62,24 46,85
- Công nghiệp-xây
dựng
% 10,58 11,66 12,75 13,51 19,38
- Các ngành dịch
vụ
% 20,9 22,03 23,28 24,25 33,76
3
Giá trị sản xuất
bình quân
người/năm
- Theo giá thực tế Tr đồng 28 27 28 30 33
4 Thu ngân sách Tỷ đồng 94,66 88,01 82,92 84,57 99,30
5
Tổng chi ngân
sách địa phương
Tỷ đồng 438,59 432,54 567,55 549,10 417,41
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Cư M’gar từ năm 2013-2017
2.1.2.2. Tình hình xã hội
53
Dân số: Tính đến 30/12/2017 dân số trên địa bàn huyện là 176.435 người,
mật độ dân số 214 người/km2, tỷ lệ sinh bình quân 0,7‰. Cơ cấu giới tính: Nam
88.872 người, chiếm 50,37%, nữ 87.563 người, chiếm 49,63%. Cơ cấu theo đô
thị và nông thôn: đô thị 32.263 người, chiếm 18,29% dân số, nông thôn 144.172
người, chiếm 81,71% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện hiện nay là
7,33%. Toàn huyện hiện có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh
chiếm khoảng 75%, các dân tộc thiểu số 25%, (Dân tộc Ê Ðê, dân tộc Nùng,
dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc H’Mông, dân tộc Dao, Mường...).
Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động tính đến 31/12/2017 là 78.669
người. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuy nhiên tỷ lệ lao động trong ngành nông lâm thủy
sản vẫn chiếm tỷ lệ cao, khoảng 84,6%, số lao động tham gia trong các lĩnh vực
công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ nhìn chung tương đối thấp; Tỷ lệ
lao động đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề trở lên đạt thấp
khoảng 19,6%.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng
ngân sách nhà nước ở huyện Cư M’gar từ 2013 đến nay
2.2.1. Áp dụng và ban hành chính sách, pháp luật
Trong giai đoạn trước 01/01/2015: Công tác đầu tư xây dựng được thực
hiện theo Luật Xây dựng được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004 đã tạo lập và định hình khuôn khổ
pháp luật và cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và quản lý các hoạt động đầu tư
xây dựng, là văn bản Luật được ban hành đầu tiên để quy định về hoạt động
đầu tư xây dựng.
Việc ban hành các chính sách dưới dạng Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định
liên quan đến đầu tư công, đầu tư XDCB sử dụng NSNN cũng đã được tiến
hành rất kịp thời và liên tục. Thủ tướng Chính phủ ban hành một loạt chỉ thị đã
54
góp phần quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư XDCB như: Chỉ thị số 1792/CT-
TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư
từ vốn NSNN và vốn Trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày ngày
07/12/2012 về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế chính sách để
nâng cao hiệu quả đầu tư; Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về giải pháp
khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/06/2013
về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước và trái phiếu chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013
về việc tăng cường đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn
thành sử dụng vốn nhà nước... Nhờ có các chỉ thị sát sao của Chính phủ, công
tác QLNN đối với đầu tư XDCB bằng NSNN đã được chấn chỉnh lại một cách
căn bản, đặc biệt trong bối cảnh nợ công đã vượt trần và nợ đọng XDCB tăng
cao; đồng thời đã góp phần khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, quyết định đầu
tư một cách tùy tiện, vượt quá khả năng cân đối vốn.
Trong giai đoạn này UBND huyện Cư M’gar thực hiện quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản theo quy định tại Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày
29/3/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk về phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình. Trên cơ sở đó, UBND huyện đã triển khai các nhiệm vụ cụ thể cho
các đơn vị, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện như phòng Kinh tế và Hạ
tầng, phòng Tài chính – Kế hoạch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong
công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Kể từ 01/01/2015: Luật Xây dựng 2014, Luật Đầu tư công 2014, Luật
Đấu thầu 2013 và Luật NSNN 2015 và các văn bản hướng dẫn đã tạo nên một
hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, ngày càng hoàn thiện, kịp thời thể chế hóa
đường lối, chủ trương của Đảng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý các
hoạt động đầu tư XDCB bằng NSNN.
55
Luật Xây dựng được sửa đổi đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu
tư có cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng, qua đó đã huy động được một
lượng mọi nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển; đồng thời là công cụ
hữu hiệu để các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý các hoạt động đầu tư xây
dựng theo đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước.
Một bước đột phá liên quan đến QLNN về đầu tư XDCB bằng NSNN đó
là Luật Đầu tư công được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày
01/01/2015. Đây được coi là một trong những văn bản pháp lý quan trọng nhất
trong việc thể chế hóa đầu tư công, tạo điều kiện cho việc tiến hành tái cơ cấu
đầu tư công theo hướng thắt chặt kỷ luật trong quản lý và giám sát đầu tư công,
nâng cao hiệu quả, tránh được thất thoát lãng phí, hạn chế nợ đọng trong đầu
tư xây dựng cơ bản.
Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày
25/03/2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 37/2015/NĐ-CP
ngày 22/04/2015 quy định chi tiết về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Nghị
định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công
trình xây dựng và Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Các bộ đã ban hành nhiều
Thông tư hướng dẫn thi hành. Các văn bản này đã cụ thể hóa các quy định quản
lý đối dự án đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư đến nghiệm thu đưa dự án vào khai
thác sử dụng. Tuy nhiên, giai đoạn này UBND tỉnh Đắk Lắk chưa có văn bản
quy định cụ thể về phân cấp, do đó tại thời điểm này, một số công trình sử dụng
vốn NSNN trên địa bàn huyện Cư M’gar trong quá trình thực hiện thẩm định
đều phải trình về Sở Xây dựng, Sở quản lý chuyên ngành để thực hiện thẩm
định trước khi phê duyệt. Do đó, làm kéo dài công tác chuẩn bị đầu tư, nhất là
56
công tác thẩm định dự án do hồ sơ phải trình về Sở Xây dựng, Sở quản lý
chuyên ngành.
Để quy định cụ thể trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành
Quyết định 34/2015/QĐ-UBND ngày 09/10/2015 về ban hành quy định về
phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định
31/2016/QĐ-UBND ngày 06/9/2016 về sửa đổi quy định phân cấp quản lý dự
án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk qua đó công tác quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản đã được quy định cụ thể, phù hợp với thực tế hơn tuy nhiên vẫn chưa
thật sự kịp thời. UBND huyện Cư M’gar ban hành Quyết định số 906/QĐ-
UBND ngày 22/10/2015 về việc phân công nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây
dựng trên địa bàn huyện để phân công trách nhiệm cho các đơn vị rõ ràng hơn.
2.2.2. Thực trạng phân cấp, quy trình quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ bản
Thực hiện phân cấp mạnh trong quản lý đầu tư xây dựng, giữa các cấp
các ngành, giữa Trung ương và địa phương đã khắc phục tình trạng đùn đẩy
trách nhiệm, đặc biệt là phân cấp mạnh cho cấp dưới trong công tác quản lý
đầu tư XDCB; làm rõ hơn trách nhiệm của các cấp, các ngành và các chủ thể
tham gia, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư, phát triển xây dựng, góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2.1. Giai đoạn 2013 đến tháng 10/2015
UBND huyện Cư M’gar, được phân cấp quyết định đầu tư đối với các
công trình có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng (các dự án chỉ lập báo cáo
KTKT) với chủ yếu các dự án, công trình có quy mô, giá trị nhỏ. Theo Quyết
định số 10/2010/QĐ/UBND ngày 29/3/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc
quy định phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư:
57
- Chủ tịch UBND cấp huyện được quyết định đầu tư bằng nguồn vốn
ngân sách tỉnh, hoặc vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ theo cơ cấu (chi trực tiếp từ ngân
sách tỉnh), có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng trong danh mục dự án, được
Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
- Chủ tịch UBND cấp xã được quyết định đầu tư các dự án nhóm C thuộc
nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên (chi trực tiếp từ ngân sách cấp trên cho
dự án), có tổng mức đầu tư dưới 03 tỷ đồng trong danh mục dự án, được Hội
đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
- Các dự án đã phê duyệt theo phân cấp tại các điểm a và b nêu trên, khi
điều chỉnh dự án do định mức, đơn giá và chế độ chính sách của Nhà nước có
sự thay đổi (trừ thay đổi về khối lượng, quy mô của dự án), tổng mức đầu tư
tăng vượt mức đã phân cấp thì được phép tiếp tục điều chỉnh dự án, tổng mức
đầu tư dự án theo đúng các quy định hiện hành và phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về Quyết định của mình.
Trường hợp việc điều chỉnh vượt quá 20% tổng mức đầu tư được phân
cấp thì phải trình UBND cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định. (UBND tỉnh
Đắk Lắk, 2010)
Thẩm quyền thẩm định dự án ĐTXD, Báo cáo KTKT - đầu tư xây dựng:
Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã, tổ chức thẩm tra và
phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án đã phân cấp quyết định đầu
tư.
Trong giai đoạn này, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện được giao nhiệm
vụ thực hiện thẩm định hồ sơ báo cáo KTKT, đối với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi
công – dự toán (kèm theo báo cáo KTKT) chưa có quy định cơ quan chuyên
môn về xây dựng thẩm định, chủ đấu tư có thể thuê đơn vị tư vấn thẩm tra làm
cơ sở tổ chức thẩm định. Đối với công tác thẩm tra, chủ đầu tư thường giao
trách nhiệm cho các đơn vị tư vấn thẩm tra, do đó chất lượng hồ sơ chưa có
58
chất lượng cao, đơn vị tư vấn thẩm tra thường chấp nhận theo kết quả do đơn
vị tư vấn thiết kế lập. Đối với phòng Tài chính – Kế hoạch huyện trong giai
đoạn này, do số lượng kỹ sư có trình độ chuyên môn còn ít, khối lượng công
việc nhiều, do đó việc chất lượng công tác thẩm định để trình phê duyệt đạt
chưa cao, một số công trình đã không phù hợp với thực tế, hiệu quả sự dụng
chưa cao, gây lãng phí như: Các phòng học trường MG Buôn Wing, xã Ea Kuếh
được đầu tư bằng nguồn vốn chương trình 135 nhưng vị trí xây dựng chưa phù
hợp dẫn đến khi đưa vào sử dụng không có học sinh.
Việc thực hiện tốt phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng đã giành quyền
tự quyết và tự chịu trách nhiệm cho các cấp ở cơ sở. Tạo điều kiện cho cấp
huyện, cấp xã chủ động quyết định đầu tư các dự án. Nâng cao trách nhiệm của
các cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng.
Tuy nhiên việc phân cấp đồng loạt, đại trà cho chính quyền cấp dưới bất
chấp sự khác nhau về quy mô, không gian tài khóa, nguồn lực, năng lực... của
từng địa phương làm hạn chế hiệu quả của chính sách phân cấp, nhất là đối với
cấp xã được phân cấp phê duyệt công trình có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng
là chưa phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ công chức xã, dẫn đến tình
trạng quá tải và không kiểm soát được.
2.2.2.2. Giai đoạn từ tháng 11/2015 - 12/2017
Thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo Quyết định 34/2015/QĐ-UBND
ngày 09/10/2015 của UBND tỉnh về Ban hành Quy định về phân cấp quản lý
dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định 31/2016/QĐ-
UBND ngày 06/9/2016 về sửa đổi quy định phân cấp quản lý dự án xây dựng
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư:
Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư đối với các dự án có yêu
cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (trừ các công trình xây dựng
59
sử dụng cho mục đích tôn giáo) sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh (vốn hỗ trợ
từ ngân sách tỉnh theo cơ cấu; vốn chương trình mục tiêu quốc gia; vốn chi sự
nghiệp thường xuyên; vốn bảo trì đường bộ...) được đầu tư trên địa bàn do mình
quản lý (UBND tỉnh Đắk Lắk, 2015)
Thẩm quyền thẩm định dự án ĐTXD, Báo cáo KTKT - đầu tư xây dựng:
UBND cấp huyện giao cho Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc
UBND cấp huyện chủ trì tổ chức thẩm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh
tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư
(UBND tỉnh Đắk Lắk, 2015).
Trong giai đoạn này việc phân cấp đã rõ ràng hơn trong khâu thẩm định
thiết kế, dự toán và báo cáo KTKT: việc giao “Phòng có chức năng quản lý xây
dựng thuộc UBND cấp huyện” ở huyện Cư M’gar phòng Kinh tế và Hạ tầng
được giao thẩm định đối với các công trình dân dụng, giao thông, hạ tầng kỹ
thuật; phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn được giao thẩm định các
công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn như hồ, đập, kênh mương... với
đội ngũ kỹ sư, cán bộ có trình độ chuyên môn, đảm bảo các công trình xây dựng
phù hợp với quy hoạch hơn, đảm bảo chất lượng trong từng khâu thiết kế, áp
dụng đúng các định mức, đơn giá từ đó nâng cao chất lượng công trình, tiết
kiệm cho ngân sách nhà nước và hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng.
2.2.2.3. Quy trình quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Huyện Cư M’gar thực hiện quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
thực thực hiện theo các quy định của Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đầu tư
công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật
này và quy định phân cấp cụ thể của UBND tỉnh Đắk Lắk, gồm các giai đoạn
chính như sau:
Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư: Tất cả các dự án đầu tư công
phải được lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (dự án nhóm B, nhóm C) làm
60
cơ sở để trình thẩm định và quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Phòng Tài
chính – Kế hoạch được giao nhiệm vụ tham mưu UBND huyện giao đơn vị
thực hiện chuẩn bị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_xay_dung_co_ban_bang_nga.pdf