MỤC LỤC
Trang
Danh mục sơ đồ hình vẽ, các bảng biểu . . i
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN. 8
1.1. Lý luận chung về đầu tƣ xây dựng cơ bản. 8
1.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản. . 8
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản. 12
1.2. Quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản. 18
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. . 18
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. . 20
1.2.3. Các nhân tố tác động đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ bản. 41
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng cơ bản. 44
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản của một
số địa phƣơng. 49
1.3.1. Kinh nghiệm trong lựa chọn phương án, kế hoạch đầu tư. 49
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thực hiện các dự án đầu tư. . 51
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ QUANG, TỈNH HÀ
TĨNH. 54
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vũ Quang. 54
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội. 54
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn. 56
105 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át huy hiệu quả của dự án. Tình hình kinh tế xã
hội diễn biến không bình thường, giá trị đồng tiền giảm sút, lạm phát ở mức
cao, giá cả không ổn định sẽ làm đảo lộn tính toán ban đầu của chủ đầu tư,
làm chuyển hoá kết quả đầu tư, từ lãi trở thành lỗ.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng cơ bản.
Đối với hoạt động quản lý nhà nước, việc đánh giá hoạt động quản lý
nhà nước là một hoạt động mang tính đặc thù. Hoạt động này không trực tiếp
sáng tạo ra giá trị vật chất nhưng bản thân nó lại có ảnh hưởng nhất định đến
quá trình tạo ra các sản phẩm vật chất. Hoạt động quản lý nhà nước tác động
đến quá trình sáng tạo sản phẩm vật chất, làm cho quá trình này diễn ra một
cách nhanh chóng, thuận lợi hay kìm hãm nó khiến nó diễn ra một cách chậm
chạp. Chính vì vậy, kết quả hoạt động quản lý được đánh giá mang tính chất
định tính chứ nhiều hơn định lượng. Bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố không
thể định lượng một cách cụ thể, chính xác chẳng hạn như năng lực, uy tín,
trình độ, kỹ năng khinh nghiệm và sự am hiểu các lĩnh vực xã hội cơ bản của
45
chủ thể tiến hành trong hoạt động quản lý nhà nước. Những yếu tố này có vai
trò, tác dụng rất lớn đối với hoạt động quản lý nhà nước nhưng không thể
lượng hóa như các chỉ số khác.
Cũng như đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó, việc đánh giá hiệu
quả hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cũng cần có những tiêu
chuẩn nhất định. Việc xác định hệ thống tiêu chí là luận cứ khoa học đảm bảo
cho việc đánh giá được khách quan và đúng đắn. Một dự án đầu tư xây dựng
được xem là có hiệu quả nếu như nó phù hợp với chủ trương đầu tư, đảm bảo
các yếu tố về mặt chất lượng, kỹ thuật, thời gian thi công với chi phí thấp nhất
và thỏa mãn được yêu cầu của bên hưởng thụ.
Bên cạnh đó, có thể hiểu quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng chính là việc quản lý trên góc độ vĩ mô của lĩnh vực này. Mục tiêu là
thực hiện đúng những quy định của pháp luật về yêu cầu kinh tế kỹ thuật
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Quản lý vĩ mô nhằm đảm bảo quy trình thực
hiện đầu tư xây dựng công trình được thực hiện đúng theo quy định, đúng với
quy hoạch và thiết kế được duyệt, đảm bảo sự bền vững mỹ quan, đảm bảo
chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý. Một số tiêu chí để đánh
giá công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản:
- Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương:
Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình hợp lý có tác
động đến hiệu quả của dự án. Sản phẩm đầu ra của các dự án đầu tư xây dựng
công trình là các công trình vật chất phục vụ đời sống của người dân, là công
trình phục vụ cho sản xuất, hay là các công trình thuộc kết cấu hạ tầng. Mục
tiêu của các công trình xây dựng này thỏa mãn nhu cầu bức thiết nhất trong
mở rộng sản xuất, phục vụ nhân dân hay nói cách khác đó là những công trình
có mức độ phục vụ cao cho các mục tiêu kinh tế xã hội. Sản phẩm của dự án
đầu tư xây dựng tạo ra động lực cho phát triển kinh tế. Đồng thời, nó cũng
46
phải đảm bảo rằng chất lượng xây dựng tốt, được thi công đúng tiến độ, đúng
các tiêu chuẩn kỹ thuật, nằm ở vị trí phù hợp với quy hoạch chung và các yêu
cầu về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, là hạn chế những tham ô lãng phí
trong quá trình thi công. Như việc hoàn thành đúng tiến độ các quy hoạch xây
dựng như quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp sẽ thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước vào đâu tư. Một
lượng vốn lớn sẽ được đưa vào mỗi địa phương, theo đó giải quyết được
nhiều vấn đề cả về mặt xã hội.
Nền kinh tế hiện nay ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa
được đẩy mạnh kéo theo quá trình đô thị hóa càng nhanh. Các công trình đô
thị phải được xây dựng đúng ranh giới, chỉ giới, kiến trúc của công trình phải
hài hòa phù hợp với yêu cầu định hướng kiến trúc của khu vực đó. Việc đáp
ứng các yêu cầu này sẽ tạo ra hình ảnh đô thị có không gian kiến trúc đẹp.
Ngược lại, nếu quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng lỏng lẻo, có những
chính sách chủ trương không phù hợp hay năng lực quản lý yếu kém có thể
xuất hiện tiêu cực trong đầu tư xây dựng. Vấn đề tiêu cực ở đây chính là việc
thi công không đúng thiết kế, không đúng quy hoạch, ảnh hưởng đến kiến trúc
chung, còn để lại vấn đề về môi trường là điều không tốt cho phát triển kinh
tế địa phương.
- Tính chủ động sáng tạo và thống nhất trong hoạt động quản lý:
Thực chất của hoạt động quản lý nhà nước là tổ chức thực hiện pháp luật
và các chủ trương chính sách của chính quyền cấp trên vào cuộc sống. Đáp
ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã
hội trong từng thời kỳ của quốc gia. Đối với nước ta, đó là chiến lược phát
triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao
47
động. Đây là một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau rất phức tạp từ khâu nắm bắt
tình hình, lên kế hoạch hoạt động, tổ chức lực lượng, giao nhiệm vụ cho từng
bộ phận, đến việc chỉ đạo thực hiện, điều hòa phối hợp hoạt động và kiểm tra
tiến độ thực hiện. Tính hiệu quả được đánh giá bằng các tiêu chí định tính như
việc nắm bắt tình hình thực tế có kịp thời, bao quát các vấn đề và dự báo được
xu hướng trong tương lai; cách tổ chức bố trí lực lượng đầy đủ, khoa học tức
là phát huy được lợi thế của mỗi nhân viên; tính đúng đắn của các chỉ đạo từ
cấp trên tức là các chỉ đạo phải nhằm mục đính giải quyết triệt để vấn đề đang
phát sinh và tiến hành việc kiểm tra đồng bộ. Tư duy sáng tạo thể hiện trong
việc phán đoán xu hướng và vận dụng vào điều kiện thực tế địa phương, các
sáng kiến hoặc cách tổ chức bộ máy khoa học, phân công nhiệm vụ cụ thể.
Tiêu chí này được đánh giá thông qua số lượng các sáng kiến tạo bước phát
triển đột phá của các cấp quản lý.
- Đảm bảo tính kinh tế, chống thất thoát lãng phí:
Đảm bảo tính kinh tế đó là những chi phí tối thiểu hoặc có thể chấp nhận
được về ngân sách, thời gian, lực lượng tham gia và những chi phí khác có
liên quan đến quản lý nhà nước.
Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là vấn đề hết
sức quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý đầu tư. Vốn đầu tư thất thoát
diến ra từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư đến khâu
thực hiện đầu tư và xây dựng thực trạng đầu tư không theo quy hoạch được
duyệt, khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ, không đáp ứng các chỉ
tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường, điều
tra thăm dò thị trường không kỹ; chủ trương đầu tư không đáp ứng đúng khi
xem xét, phê duyệt dự án đầu tư. Việc thẩm định và phê duyệt chỉ quan tâm
tới tổng mức nguồn vốn đầu tư, không quan tâm tới hiệu quả, điều kiện vận
hành của dự án, nên nhiều dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng
48
không phát huy tác dụng, gây lãng phí lớn. Ngoài ra, do năng lực quản lý điều
hành kém của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn cũng gây
ra thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tượng lãng phí và thất thoát
nằm ở chính những chính sách, cơ chế kiểm soát hiện có, vừa cồng kềnh, vừa
chồng chéo nhau, làm cho quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công
trình nhưng việc xác định trách nhiệm thuộc về ai lại không rõ ràng, do đó
việc quản lý không hiệu quả. Ngay trong quy trình của công tác quản lý cũng
dẫn đến thất thoát lãng phí như việc buông lỏng quản lý về công tác quy
hoạch được thể hiện ngay từ khâu kinh phí đầu tư cho công tác quy hoạch,
nếu tính giữa việc đầu tư cho công tác quy hoạch với hâu quả công tác giải
phóng mặt bằng khi đầu tư xây dựng nhiều năm qua thì thấy rằng sự tổn thất
là quá lớn so với kinh phí đầu tư cho công tác quy hoạch xây dựng. Đây thể
hiện một sự lãng phí lớn công tác quản lý.
Việc để tình trạng thất thoát lãng phí lớn chính là thể hiện sự quản lý
không hiệu quả của cơ quan quản lý Nhà nước. Để giảm lãng phí, thất thoát,
trong hoạt động quản lý phải được quản lý một các đồng bộ tức là quản lý hết
các lĩnh vực có trách nhiệm quản lý. Từ việc cải cách thủ tục hành chính đến
quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, đến việc thanh tra kiểm tra cũng phải đặt
dưới sự quản lý một cách khoa học.
Tóm lại từ các tiêu chí Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của
chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia. Đối với
nước ta, đó là chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của người lao động
49
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản của
một số địa phƣơng.
1.3.1. Kinh nghiệm trong lựa chọn phương án, kế hoạch đầu tư.
- Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước vẫn còn hướng đến cả những
lĩnh vực mà nhà nước không nhất thiết phải đầu tư: Theo các báo cáo hàng
năm của Chính phủ công bố trên Website Chinhphu.vn ta thấy nhà nước vẫn
còn đầu tư xây dựng cơ bản vào cả những lĩnh vực mà nhà nước không nhất
thiết phải đầu tư như sản xuất đường ăn, xi măng, sắt thép ... Nếu những khu
vực này nhà nước để cho các khu vực kinh tế khác như tư nhân, đầu tư nước
ngoài thực hiện sẽ có hiệu quả hơn. Nhà nước chỉ nên quy hoạch, định hướng,
thu thuế và thực hiện quản lý nhà nước. Vì nhà nước vẫn còn đầu tư vào
những lĩnh vực mà đáng ra nhà nước không nên đầu tư nên xảy ra tình trạng
kém hiệu quả trong các lĩnh vực này, đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước
trở nên dàn trải, lấn sân khu vực đầu tư khác ngoài nhà nước và lãng phí
nguồn lực. Trong lúc đó, đáng lẽ ra với nguồn vốn đầu tư còn khiêm tốn, nhà
nước phải xác định được chính xác quy mô, phạm vi của đầu tư xây dựng cơ
bản của nhà nước là cung cấp hàng hoá công, an ninh quốc phòng, một số
hàng hoá đặc biệt, khắc phục thất bại thị trường, điều tiết vĩ mô, cân đối vùng
miền. Từ việc xác định đó, nhà nước tập trung sức để giải quyết tốt đầu tư xây
dựng cơ bản trong phạm vi cần đầu tư. Với các khu vực còn lại đầu tư xây
dựng cơ bản của nhà nước phải mang tính hỗ trợ, khuyến khích, dẫn dắt đầu
tư đúng hướng tạo nên tính hệ thống, cân đối và hiệu quả trong đầu tư xây
dựng cơ bản nói chung.
- Đầu tư sai, đầu tư dàn trải, đầu tư khép kín: Đầu tư sai là vấn đề nhức
nhối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả đầu tư đuợc nêu ra rất nhiều
trong những năm gần đây. Nhiều công trình dự án chưa thực sự phải cần thiết
đầu tư, chưa đến thời điểm đầu tư hoặc không nhất thiết phải bố trí vốn nhà
50
nước đầu tư đã gây lãng phí không nhỏ. Quy mô, địa điểm của nhiều dự án
đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước xác định không đúng dẫn đến tình trạng
phải liên tục bổ sung vốn, đầu tư xong thiếu nguyên liệu để sản xuất, đầu tư
xong không có nơi tiêu thụ sản phẩm. Nhiều tỉ đồng đã thất thoát, lãng phí,
kém hiệu quả trong đầu tư, từ đánh bắt xa bờ, mía đường, xi măng lò đứng,
cho tới đại công trường ở Hà Giang. Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức
năng cho thấy hầu hết các địa phương đều tìm cách "thu nhỏ" nhà máy khi lập
dự án, giảm mức đầu tư xuống mức rất thấp để có được quyết định thành lập
nhà máy. Sau khi có quyết định, được cấp vốn, họ lại xin điều chỉnh mức đầu
tư để “thổi phình” nhà máy lên. Có những dự án nhà máy đường phải điều
chỉnh nhiều lần, tăng đến 60%, thậm chí 100% tổng vốn đầu tư: Nhà máy
đường Phụng Hiệp tăng từ 134,2 tỉ đồng lên đến hơn 210 tỉ đồng; Nhà máy
Linh Cảm tăng từ 98,4 tỉ lên đến 122,6 tỉ đồng; Nhà máy Vị Thanh tăng từ
81,3 tỉ lên đến 173,6 tỉ đồng. Nguyên nhân cơ bản là do việc chuẩn bị đầu tư
không tốt, duy ý chí, không tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường
nên quyết định đầu tư sai. Ví dụ, các nhà máy đường Linh Cảm (Hà Tĩnh) và
Thừa Thiên Huế đã đầu tư sai. Sau khi được di dời vào Trà Vinh và Phú Yên
đã hoạt động khả quan hơn. Chọn Linh Cảm nhà đầu tư đã chủ quan không
điều tra, không quy hoạch, không nghiên cứu cụ thể. Vùng Linh Cảm là vùng
trồng lúa rất tốt. Người dân ở đây trồng ba vụ/năm: hai lúa và một màu, thu
được khoảng 35-40 triệu đồng/ha. Nhưng nếu trồng mía, năng suất cao nhất là
80 tấn/ha. Với giá mía 220.000 đồng/tấn thì chỉ được gần 20 triệu đồng/ha.
Trồng mía thu nhập chỉ bằng 1/2-1/3 cây trồng khác thì người nông dân
không trồng mía. Không có mía thì nhà máy không có nguyên liệu. Nhà máy
đường Linh Cảm khi đi vào sản xuất vụ đầu tiên chỉ chạy được có 15 ngày,
như thế thì không thể tồn tại được.
51
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thực hiện các dự án đầu tư.
Trong những năm vừa qua, các báo cáo của Quốc hội, Chính phủ về đầu
tư xây dựng cơ bản đều nhấn mạnh đến thất thoát, đặc biệt là trong đầu tư xây
dựng cơ bản của nhà nước. Thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản đã làm
cho công trình không có đúng giá trị thực theo quyết toán. Các dạng thất thoát
chủ yếu trong đầu tư xây dựng cơ bản thường bao gồm: Thất thoát do quản lý
không tốt nên dẫn đến việc rút ruột công trình; Thất thoát do thiết kế không
đúng, quá dư so với thực tế thi công; Thất thoát do kéo dài thời gian thi công;
Thất thoát trong bàn giao đưa công trình vào sử dụng, thanh quyết toán.
- Lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản: Lãng phí trong đầu tư xây
dựng cơ bản là một trở lực phát triển đất nước. Trong kỳ họp Quốc hội năm
2005, theo báo cáo của Bộ Tài chính, mặc dù không có thống kê, song con số
thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 20-30%. Nếu con số thất thoát
chiếm 30% tổng số tiền đầu tư, tính ra số tiền thất thoát trong đầu tư xây dựng
cơ bản mỗi năm không nhỏ hơn 2 tỉ USD. Lãng phí thường bao gồm: Do quy
hoạch sai; Do công trình được xây dựng không phù hợp về địa điểm và thời
gian; Do quy mô công trình không phù hợp với yêu cầu sử dụng; Do công
trình không đảm bảo chất lượng; Không phù hợp giữa nội dung và hình thức;
Công trình xây dựng không đảm bảo cảnh quan và môi trường; Công trình
được xây dựng thiếu đồng bộ, sử dụng không hết công suất; Chậm đưa vào sử
dụng. Chính những công trình, dự án có số phận như: Chậm hoàn thành, đầu
tư không đúng, dàn trải, không kịp thời đưa vào khai thác sử dụng... một mặt
làm thất thoát tiền bạc nhưng mặt khác còn trầm trọng hơn nữa là lực cản của
sự phát triển của nền kinh tế đất nước, làm giảm tốc độ tăng trưởng.
- Thất thoát, tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản: Ngoài
việc thất thoát, lãng phí xảy ra ở hầu hết các công trình đầu tư xây dựng cơ
bản của nhà nước, thì việc tiêu cực tham nhũng xảy ra thường xuyên. Tiêu
52
cực tham nhũng làm cho chất lượng công trình giảm sút, làm hư hỏng cán bộ,
làm nản lòng các nhà đầu tư và mất niềm tin của nhân dân. Lãng phí, thất
thoát, tiêu cực, tham nhũng xảy ra ở tất cả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_xay_dung_co_ban_tren_dia.pdf