LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . v
DANH MỤC CÁC BẢNG.vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.vii
MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7
7. Kết cấu của luận văn . 8
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ ĐẦU Tư XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC. 9
1.1. Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. 9
1.2. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước . 17
1.3. Tiểu kết Chương 1. 38
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ ĐẦU Tư XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK . 40
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội của huyện Krông Năng. 40
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở
huyện Krông Năng giai đoạn 2010-2016. 48
117 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Krông năng, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm của huyện là dự án phòng chống giảm
nghẹ thiên tai kết hợp ổn định đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ xã Ea Hồ,
công trình đập C16;
- Dân dụng: Đầu tƣ xây dựng trụ sở UBND các xã, đầu tƣ xây dựng
nhà sinh hoạt cộng đồng tại các thôn buôn...
- Giáo dục: đầu tƣ xây dựng và nâng cấp sửa chữa để xây dựng trƣờng
học đạt chuẩn quốc gia và các trƣờng học thiếu cơ sở hạ tầng để đạt chuẩn
quốc gia....
c) Dịch vụ có bƣớc phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trƣờng và
có tiến bộ về hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị
sản xuất năm 2016 là 1.508,26 tỷ đồng (giá so sánh 2010) tăng trƣởng bình
quân là 12,59%. Tỷ trọng ngành thƣơng mại - dịch vụ chiếm 24,3%.
Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ đã góp phần thúc đẩy sản xuất, kích
thích tiêu dùng, lƣu thông hàng hóa, đáp ứng đƣợc nhu cầu của đời sống xã
hội, đặc biệt, thƣơng mại, dịch vụ ở nông thôn có bƣớc phát triển mới. Dịch
vụ vận tải cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ
sản xuất và đi lại của ngƣời dân. Tổng số đầu xe ô tô vận tải hiện có là 168
46
xe; trong đó, vận tải hành khách 111 xe, vận tải hàng hoá 57 xe. Hoạt động
của tuyến xe buýt đƣợc duy trì, đáp ứng phần nào nhu cầu đi lại của nhân dân.
d) Tài chính: công tác quản lý, điều hành ngân sách đảm bảo kế hoạch
dự toán và chế độ tài chính hiện hành, đảm bảo ngân sách chi cho các mục
tiêu đầu tƣ phát triển và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Tổng thu ngân
sách trên địa bàn 05 năm (2012-2016) đạt 599,3 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách
trên địa bàn 05 năm (2012-2016) đạt 2.223,4 tỷ đồng. Thu ngân sách giảm
mạnh kể từ năm 2013 Trung ƣơng điều chỉnh chính sách thu thuế VAT đối
với mặt hàng nông sản. Trên địa bàn có 07 tổ chức tín dụng đang hoạt động,
cơ bản phục vụ nhu cầu về vốn vay cho phát triển sản xuất của nhân dân.
Bảng 2.1 Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế huyện giai đoạn 2012-2016
STT CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016
1
Tổng giá trị sản xuất (Giá SS
2010)
Tỷ đồng 4.256 4.674,00 4.977,28 5.345,38 5.747,90
- Tốc độ tăng trƣởng % - 5,76 9,82 6,49 7,40 7,53
CHIA THEO NGÀNH
Nông- lâm nghiệp Tỷ đồng 2.986 3.318,00 3.455,93 3.596,70 3.613,34
- Tốc độ tăng trƣởng % - 10,06 11,12 4,16 4,07 0,46
Công nghiệp- xây dựng Tỷ đồng 320 362,00 465,85 562,62 626,30
+ Xây dựng Tỷ đồng 224,44 311,09 333,24 416,55
- Tốc độ tăng trƣởng % 6,67 13,13 28,69 20,77 11,32
Các ngành dịch vụ Tỷ đồng 950 994,00 1.055,50 1.186,06 1.508,26
- Tốc độ tăng trƣởng % 6,03 4,63 6,19 12,37 27,17
2 Cơ cấu GTSX ( Giá SS 2010)
- Nông lâm ngƣ nghiệp % 70,16 70,99 69,43 67,29 62,86
- Công nghiệp-xây dựng % 7,52 7,74 9,36 10,53 10,90
- Các ngành dịch vụ % 22,32 21,27 21,21 22,19 26,24
3
Tổng giá trị sản xuất (giá hiện
hành)
Tỷ đồng 6.084 6.659,41 6.966,71 7.316,85 7.781,00
4 Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội Tỷ đồng 744 817,00 919,00 987,00 1.157,00
5 Thu ngân sách Tỷ đồng 222,2 93,70 90,20 93,90 99,30
8 Tổng chi ngân sách địa phƣơng Tỷ đồng 478 473,00 415,00 440,00 417,41
9 + Tỷ lệ nhựa hóa đƣờng huyện % 95,00 95,00 98,00 99,00 99,00
+ Tỷ lệ nhựa hóa đƣờng xã % 24,00 26,00 30,00 32,00 31,50
Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội và ANQP huyện Krông Năng từ năm 2012-2016
47
2.1.2.2. Tình hình xã hội
a) Dân số: Tính đến 30/12/2016 tổng số hộ của huyện là 28.468 hộ, với
dân số là 125.699 ngƣời, tỷ lệ dân số tăng tự nhiên 11‰/năm. Cơ cấu giới
tính: Nam chiếm 50,99%, nữ chiếm 49,01%. Cơ cấu theo đô thị và nông thôn:
đô thị chiếm 10,55% dân số, nông thôn là 89,45% dân số.
Mật độ dân số bình quân trong toàn huyện năm 2016 là 205 ngƣời/km2,
phân bố không đồng đều, tập trung ở vùng địa hình bằng thấp.
Toàn huyện hiện có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh
chiếm khoảng 75%, các dân tộc thiểu số 25%, (Dân tộc Ê Đê, dân tộc Nùng,
dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc H’Mông, dân tộc Dao, Mƣờng...). Đa số
các hộ đồng bào dân tộc sống ở khu vực nông thôn, thuộc vùng sâu vùng xa,
điều kiện sản xuất còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa và chuyên môn của
các dân tộc tuy đã có những thay đổi đáng kể, nhƣng vẫn còn hạn chế, chƣa
theo kịp các tiến bộ của ngành kinh tế. Đây cũng là một trong những đặc điểm
cần hết sức lƣu ý trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
b) Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động tính đến 31/12/2016 là
64.971 ngƣời. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động của ngành nông lâm thủy sản
chiếm 76,33%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 5,3%; ngành dịch vụ
chiếm 18,37%; Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 48%.
Mặc dù, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hƣớng, nhƣng tốc độ chuyển
dịch còn chậm. So với tỷ trọng lệ lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh
hiện nay (chiếm khoảng 68,7% tổng lao động) thì tỷ trọng lao động làm việc
trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện còn đang ở mức cao đòi
hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ngay trong nội bộ ngành.
Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp, chiếm 11,1%.
48
Bảng 2.2 Tổng hợp các chỉ tiêu xã hội huyện giai đoạn 2012-2016
STT CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016
B CHỈ TIÊU XÃ HỘI VÀ MT
1 - Dân số trung bình Ngƣời 121.410 122.709,00 124.080,00 125.038,00 125.699,00
- Tổng số hộ Hộ 27.436 27.517,00 27.585,59 28.165,01 28.468,00
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ 12,50 12,40 12,10 12,00 11,00
- Tỷ lệ dân số đô thị % 10,45 10,44 10,48 10,50 10,55
2 - Số lao động tạo việc làm mới LĐ 1.741 1.750,00 1.800,00 1.850,00 1.800,00
- Tỷ lệ lao động tạo qua đào tạo % 29 42,00 47,73 47,93 48,00
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề % 22,37 33,65 37,00 37,50 38,00
3 - Chỉ tiêu giảm nghèo
2,21 1,44 1,40 2,16 2,5
+ Số hộ nghèo cuối năm Hộ 3.226 2.847,00 2.329,00 3.280,00 1.215,00
+ Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm % 11,82 10,37 8,44 11,65 4,27
4 - Số trƣờng học Trƣờng 58 65,00 66,00 68,00 69,00
Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội và ANQP huyện Krông Năng từ năm 2012-2016
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nƣớc ở huyện Krông Năng giai đoạn 2010-2016
2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn
ngân sách nhà nước
Công tác xây dựng danh mục đầu tƣ và kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB
bằng nguồn vốn NSNN là công tác quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển
kinh tế xã hội của địa phƣơng, khai thác tối đa giá trị nguồn vốn NSNN trong
việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Việc lập kế hoạch đầu tƣ trong các
năm qua đã đƣợc huyện thực hiện đúng theo các quy định của Nhà nƣớc,
đúng định hƣớng phát triển của tỉnh và của huyện.
Huyện đã xác định các mục tiêu cần đầu tƣ để trình cấp trên hỗ trợ đầu
tƣ nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Chú
trọng việc rà soát các chƣơng trình dự án ƣu tiên đầu tƣ, hiện trạng các công
trình XDCB, khả năng cân đối để phân bố và bố trí vốn đầu tƣ từ nguồn ngân
sách địa phƣơng quản lý.
49
Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng bộ huyện VI, Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân huyện khoá VI và VII. UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; kế hoạch đầu tƣ xây dựng
cơ bản hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện,
phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành,
lĩnh vực đƣợc phê duyệt đã góp phần phát triển KT-XH của huyện.
Tuy vậy, việc xây dựng kế hoạch vốn vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa sát
với thực tế: một số quyết định đầu tƣ sai quy hoạch hoặc không cân đối đƣợc
nguồn vốn đầu tƣ; tình trạng đầu tƣ giàn trải, phân tán, gây ra nợ đọng xây
dựng cơ bản từ vốn ngân sách; chƣa làm tốt công tác dự báo, xác định chính
xác quy mô đầu tƣ, cũng nhƣ phƣơng án huy động nguồn vốn, nên kế hoạch
hàng năm đều phải điều chỉnh; tỷ lệ thực hiện kế hoạch còn thấp; một số dự
án, công trình đƣợc lập kế hoạch, nhƣng không huy động đƣợc nguồn vốn để
thực hiện.
Bảng 2.3 Tổng hợp quy mô đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Krông
Năng giai đoạn 2012-2016
CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng
2012-2016
Tổng nguồn vốn đầu tƣ xây
dựng cơ bản (triệu đồng)
54.340 50.645 45.795 42.887 48.372 242.039
Nguồn vốn Ngân sách tỉnh
(triệu)
31.452 21.169 15.150 17.092 20.072 104.935
Nguồn vốn Ngân sách
huyện
22.888 29.476 30.645 25.795 28.300 137.104
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Năng
Qua bảng 2.3, trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016, quy mô đầu tƣ
XDCB bằng NSNN chiếm tỷ lệ không cao trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc.
Tổng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện (do huyện quản
lý) là 242 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ lệ 11,25% tổng chi ngân sách địa phƣơng (là
2.149 tỷ đồng tại Bảng 2.1). Tỷ lệ chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản còn thấp,
50
chiếm tỷ lệ rất thấp so với chi thƣờng xuyên (60-72%) chủ yếu là khó khăn
trong việc thu ngân sách địa phƣơng. Đặc biệt kể từ năm 2013, thu ngân sách
địa phƣơng giảm mạnh do chính phủ điều chỉnh chính sách thu thuế giá thị
gia (VAT) tăng mặt hàng nông sản, là mặt hàng chủ lực của huyện.
Xét về cấp ngân sách cho đầu tƣ XDCB từ NSNN. Trong năm 2012,
nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách tỉnh bổ sung cho huyện chiếm
tỷ trọng lớn hơn ngân sách huyện; giai đoạn từ 2013-2016, ngân sách huyện
chiếm tỷ trọng lớn hơn khoảng gần 1,6 lần ngân sách tỉnh hỗ trợ.
Nguồn ngân sách của tỉnh hỗ trợ đƣợc tập trung cho các lĩnh vực chính:
chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chƣơng trình giảm
nghèo bền vững, chƣơng trình 135, chƣơng trình giáo dục, chƣơng trình nƣớc
sạch nông thôn của tỉnh.
Vốn đầu tƣ từ nguồn NS huyện có xu hƣớng ổn định, chủ yếu từ nguồn
thu sử dụng đất, do đó rất khó để tăng quy mô vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ
bản. Nguồn vốn đầu tƣ ngân sách huyện tập trung vào xây dựng các công
trình giao thông, giáo dục và trụ sở cơ quan.
2.2.2. Phân bổ vốn và thực hiện các kế hoạch vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước
Tình hình thực hiện kế hoạch vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB trên địa bàn
huyện Krông Năng hàng năm phân bổ và bố trí hợp lý cho các danh mục dự
án: ƣu tiên các dự án trọng điểm, cấp bách, tập trung bố trí vốn cho các dự án
hoàn thành đƣa vào sử dụng trong năm mà chƣa bố trí đủ vốn, các dự án
chuyển tiếp từ chuẩn bị sang đầu tƣ, đặc biệt các dự án trong chƣơng trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và xây dựng trƣờng học đạt chuẩn
quốc gia. Trong giai đoạn 2012-2016 tình hình phân bổ vốn đầu tƣ XDCB cụ
thể nhƣ sau:
51
Đối với nguồn ngân sách tỉnh:
Bảng 2.4 Kế hoạch phân bổ vốn đối với nguồn ngân sách tỉnh
Năm
Lĩnh vực
2012 2013 2014 2015 2016
2012-
2016
Đơn vị
Tổng mức đầu tƣ 31.452 21.169 15.150 17.091,6 20.072 104.935 tr đồng
Giao thông 35,4 26,5 31 29 26 29,58 %
Thủy lợi 3 1 0 8 0 2,4 %
Cấp nƣớc 7,1 13,5 4,8 5,5 6 7,38 %
Giáo dục 32,6 21 35,3 48 56 38,58 %
Y tế 0 0 0 0 0 0 %
Nhà văn hóa 8 16 6,5 0 5 7,1 %
Trụ sở 10,3 17,9 19,5 7 7 12,34 %
Khác 3,6 4,1 2,9 2,5 0 2,62 %
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Năng
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy, nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tƣ trong giai
đoạn 2012-2016 là xấp xỉ 104,9 tỷ đồng, trong đó tập trung cho hai lĩnh vực
chính đó là các công trình giáo dục trƣờng học chiếm trung bình 38,58% (xấp
xỉ 40,48 tỷ đồng), các công trình GTNT chiếm trung bình 29,58% (31 tỷ
đồng); công trình trụ sở chiếm trung bình 12,34% (xấp xỉ 13 tỷ đồng) về phần
các công trình còn lại chiếm trung bình khoảng 19,28%. Trong giai đoạn này,
thì đầu tƣ cho giao thông giảm dần từ năm 2012 (35%) xuống còn 26% vào
năm 2016; chú trọng đầu tƣ các công trình giáo dục để đạt chuẩn quốc gia
(năm 2016 đầu tƣ các công trình giáo dục chiếm tỷ lệ 56% tổng mức đầu tƣ từ
ngân sách tỉnh).
Năm 2012, ngân sách tỉnh bố trí chủ yếu để xây dựng các công trình
thuộc các chƣơng trình mục tiêu quốc gia: xây dựng trƣờng học, công trình
cấp nƣớc tập trung, trụ sở, đƣờng giao thông nông thôn và nhà văn hoá.
Kể từ năm 2013, nguồn vốn đầu tƣ ngân sách tỉnh hỗ trợ giảm mạnh so
với năm 2012 trở về trƣớc do khó khăn trong thu ngân sách (chính sách thu
52
VAT nông sản). Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu chủ yếu cho giao thông, công
trình giáo dục và nhà văn hoá cộng đồng.
Năm 2014, ngân sách tỉnh bố trí: công trình giao thông nông thôn 4,8 tỷ
đồng, giáo dục 5,35 tỷ đồng cho các xã: Ea Púk, Ea Dăh, Cƣ Klông, Đliêya,
thị trấn Krông Năng theo chƣơng trình 135, giảm nghèo bền vững và nông
thôn mới.
Năm 2015 và năm 2016, chủ yếu đầu tƣ cho giáo dục 4,5 tỷ đồng/năm
(Nghị quyết 172/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Đắk Lắk về Quy định
phân cấp, cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ xây dựng trƣờng học và cơ sở giáo dục
nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020) và xây
dựng đƣờng giao thông nông thôn mới (chủ yếu là hỗ trợ xi măng để xây
dựng đƣờng bê tông NTM)
Các công trình trụ sở chủ yếu đƣợc đầu tƣ sửa chữa với quy mô nhỏ; các
công trình y tế không đƣợc đầu tƣ, do đã đƣợc các ngành dọc của tỉnh trực
tiếp đầu tƣ, xây dựng trƣớc năm 2012 và cơ bản đã đáp ứng chuẩn quốc gia
về y tế.
Đối với nguồn ngân sách huyện:
Bảng 2.5 Kế hoạch phân bổ vốn đối với nguồn ngân sách huyện
Năm
Lĩnh vực
2012 2013 2014 2015 2016
2012-
2016
Đơn vị tính
Tổng mức đầu tƣ 22.888 29.476 30.645 25.795 28.300 137.104 triệu đồng
Giao thông 25,4 42,8 33,3 36 38,5 35 %
Thủy lợi 15 4,9 10,5 5 0 7 %
Cấp nƣớc 7,1 0 5,3 3,5 0 3 %
Giáo dục 23 16,5 18,8 31,5 34,5 25 %
Y tế 0 0 0 0 0 0 %
Nhà văn hóa 8 0 0 10 18 7 %
Trụ sở 16 13,8 17,7 11,5 6,5 13 %
Khác 5,5 22 14,4 2,5 2,5 9 %
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Năng
53
Qua bảng 2.5 ta thấy nguồn ngân sách của huyện đƣợc tập trung phân bổ
cho một số lĩnh vực chính: xây dựng trụ sở, trƣờng, giao thông nông thôn.
Trong đó giai đoạn 2012-2016, các lĩnh vực nhƣ xây dựng trụ sở, và cấp nƣớc
có xu hƣớng giảm, chủ yếu chỉ là sửa chữa nhỏ các công trình. Tăng mạnh
đầu tƣ các công trình giao thông nông thôn (hàng năm có xu hƣớng tăng, năm
2012 là 25,4% đến năm 2016 là 38,5%) và giáo dục do hiện trạng các công
trình đã xuống cấp nặng nề, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của nhân
dân, đảm bảo giao thông tại nhiều vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của
huyện, những ngƣời dân gặp khó khăn về giao thông khi đi con em đi học,
các trƣờng học cách xa nhà.
Lĩnh vực Y tế chƣa đầu tƣ công trình nào từ nguồn ngân sách của huyện.
Các công trình thuỷ lợi không xây dựng mới mà chỉ đƣợc gia cố để phòng
chống lụt bão; lĩnh vực văn hoá đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng 02 nhà văn
hoá xã Phú Lộc và Ea Tóh năm 2016 để đạt chỉ tiêu văn hoá, để công nhận xã
đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017, 2018.
Qua phân tích trên ta thấy vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn của huyện
cho các lĩnh vực giao thông và giáo dục là chủ yếu, đây là các lĩnh vực đem
lại hiệu quả xã hội trực tiếp cho ngƣời dân tại địa phƣơng và do nhu cầu cấp
thiết về sửa chữa hạ tầng đƣờng giao thông và trƣờng học đang xuống cấp
trầm trọng.
2.2.3. Tình hình thanh toán, quyết toán hoàn thành trong đầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước
Nhìn chung việc thanh toán, tạm ứng vốn đầu tƣ XDCB tuân thủ các
quy định của pháp luật về cơ chế tạm ứng vốn theo các Thông tƣ của Bộ tài
chính, việc thanh quyết toán vốn đƣợc kiểm soát chặt chẽ bởi Kho bạc nhà
nƣớc huyện và phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Năng.
Việc thẩm tra phê duyệt quyết toán công trình đƣợc thực hiện theo các
quy định tại Thông tƣ số 19/2011/TT-BTC; Thông tƣ số 04/2014/TT-BTC và
54
Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án
hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nƣớc.
Việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán các công trình chủ yếu đƣợc thực
hiện trên các hồ sơ pháp lý về công trình, chứ không dựa trên kiểm tra thực tế
do đó có thể chƣa đảm bảo về khối lƣợng, do chủ đầu tƣ kê khai khống khối
lƣợng và hợp thức hoá hồ sơ pháp lý.
Trình trạng chủ đầu tƣ lập và trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ quyết
toán công trình hoàn thành trong giai đoạn 2012-2016 còn rất chậm so với
quy định. Do công tác này chƣa đƣợc chủ đầu tƣ quan tâm và một phần là do
UBND huyện chƣa thực hiện các chế tài xử lý vi phạm đối với các chủ đầu tƣ
chậm thực hiện quyết toán công trình, cụ thể tại bảng 2.6:
Bảng 2.6 Tình hình quyết toán các công trình hoàn thành huyện Krông
Năng giai đoạn 2012-2016
Năm
Quyết toán
2012 2013 2014 2015 2016
2012-
2016
Số lƣợng công trình Quyết toán 63 73 45 50 52 283
Số lƣợng công trình Quyết toán chậm 16 14 12 15 16 73
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Năng
Qua bảng 2.6 ta thấy, trong giai đoạn 2012-2016 huyện Krông Năng đã
quyết toán cho 283 công trình xây dựng, tuy nhiên có đến 73 công trình quyết
toán chậm so với quy định của nhà nƣớc, chiếm tỷ lệ là 25,8% tổng số công
trình quyết toán, điều này ảnh hƣởng xấu, gây khó khăn đến công tác quản lý
vốn của nhà nƣớc, công trình chậm trễ đƣa vào sử dụng làm giảm hiệu quả
đầu tƣ.
Điển hình nhƣ năm 2016, huyện đã thẩm tra và phê duyệt quyết toán
cho 52 công trình xây dựng, tổng giá trị đề nghị quyết toán là 57,82 tỷ, giá trị
phê duyệt quyết toán là 56,814 tỷ đồng, giảm 1,0 tỷ đồng (tƣơng ứng 1,74%
tổng giá trị đề nghị quyết toán). Đặc biệt, có đến 16 công trình chậm quyết
55
toán hoàn thành theo quy định của pháp (trong đó có 06 công trình chậm
quyết toán trên 12 tháng; 10 công trình chậm từ 01 đến 12 tháng) có ảnh
hƣởng lớn đến công tác quản lý vốn.
Số lƣợng công trình chậm quyết toán so với quy định là rất lớn 73 công
trình, chiếm tỷ lệ 25,8% tổng số, nhƣng trong giai đoạn này huyện chƣa tiến
hành xử phạt vi phạm hành chính với bất kỳ chủ đầu tƣ nào vi phạm quy định
về quyết toán, mới chỉ có văn bản nhắc nhở, phê bình do đó chƣa có tính răn
đe với các chủ đầu tƣ.
2.2.4. Tình hình lãng phí, thất thoát, tiêu cực xảy ra trong đầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước
Thất thoát trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB của nhà nƣớc là vấn đề đáng lo
ngại. Các dạng thất thoát chủ yếu trong đầu tƣ XDCB thƣờng do những
nguyên nhân sau: Thất thoát do chủ trƣơng đầu tƣ không phù hợp; thất thoát
do thiết kế không đúng, quá dƣ so với thực tế thi công; thất thoát do hoạt
động đấu thầu chƣa hiệu quả; thất thoát do kéo dài thời gian thi công; thất
thoát trong bàn giao đƣa công trình vào sử dụng, thanh quyết toán.
Quyết định chủ trƣơng đầu tƣ còn phải điều chỉnh nhiều lần, do khảo
sát không chính xác, thiếu tính toán về hiệu quả kinh tế - xã hội, xác định quy
mô công trình vƣợt quá nhu cầu sử dụng, gây thất thoát lãng phí NSNN.
Tình trạng chỉ định thầu còn phổ biến (>90% các công trình - số liệu
theo Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Năng cung cấp) do đó chƣa
thể hiện tính cạnh tranh; chƣa đánh giá hết các sai sót trong hồ sơ dự thầu,
quản lý hợp đồng còn chƣa chặt chẽ; các công trình đấu thầu rộng rãi vẫn còn
tình trạng đấu thầu hình thức, đăng tải thông tin đấu thầu còn sai quy định:
không cung cấp số điện thoại ngƣời bán hồ sơ mời thầu.
Một số công trình XDCB chất lƣợng chƣa cao và hiệu quả kém; một số
công trình mới bàn giao thời gian ngắn đã xuất hiện thấm dột; hệ thống cấp
56
thoát nƣớc, vệ sinh bị hƣ hỏng; nền đƣờng bị lún võng, mặt đƣờng nhựa bị
biến dạng, mặt đƣờng bê tông bị rạn, võng, sứt vỡ. Vật liệu, kết cấu đƣa vào
công trình không đảm bảo (đất đắp không đúng chủng loại, không đạt độ ẩm
quy định, loại gạch không đủ cƣờng độ, cốt liệu và nƣớc đổ bê tông không
đảm bảo...). Các chứng nhận kiểm định chất lƣợng vật liệu, kết cấu đƣợc nhà
thầu thi công xuất trình đầy đủ nhƣng thực tế có khi chuẩn bị nghiệm thu mới
đƣợc tiến hành kiểm định, nội dung xác nhận chƣa đủ tin cậy.
Rất nhiều công trình bị kéo dài tiến độ dẫn đến phải bổ sung điều chỉnh
lại dự toán, giá gói thầu và giá hợp đồng; cá biệt có những công trình đƣợc
chủ đầu tƣ và nhà thầu thi công viện cớ không giải phóng đƣợc mặt bằng để
đƣợc gia hạn thời gian thực hiện và hƣởng chế độ chính sách của nhà nƣớc.
Tƣ vấn giám sát công trình chƣa đƣợc chủ đầu tƣ kiểm tra về tƣ cách
pháp nhân, năng lực và kinh nghiệm trƣớc khi ký hợp đồng, tƣ vấn giám sát
không thƣờng xuyên có mặt ở công trƣờng, chủ yếu do nhà thầu tự làm nhƣng
vẫn xác nhận vào nhật ký công trình và biên bản nghiệm thu.
Hầu hết các nhà thầu xây lắp trên địa bàn huyện đều yếu về năng lực tài
chính, thiết bị và nhân lực nên thƣờng xuyên chậm tiến độ hoặc cố tình chỉ thi
công phần khối lƣợng tƣơng ứng với số vốn đƣợc bố trí trong năm. Có hiện
tƣợng một số doanh nghiệp đƣợc tạm ứng vốn với tỷ lệ rất lớn sau đó chây ỳ,
không thực hiện hợp đồng, không thi công, nhƣng chƣa đƣợc làm rõ và xử lý.
Điển hình là Công trình Cầu Lộc Thuận - Lộc Hải xã Phú Lộc đƣợc
triển khai thi công vào tháng 11 năm 2011, tuy nhiên, nhà thầu đã ứng vốn
lớn và bỏ thi công, không đảm bảo tiến độ hoàn thành trong năm 2012; đến
tháng 11 năm 2016, công trình mới chọn đƣợc nhà thầu tiếp tục thi công, gây
lãng phí vốn và giảm hiệu quả đầu tƣ.
57
2.2.5. Tình hình nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước
Thực hiện nghiêm quy định của Luật đầu tƣ công, UBND huyện đã
nghiêm túc thực hiện kiểm soát, hạn chế phát sinh nợ đọng XDCB. Tập trung
kiểm soát chặt chẽ khâu quyết định chủ trƣơng đầu tƣ, chỉ quyết định chủ
trƣơng đầu tƣ khi xác định rõ nguồn và khả năng cân đối vốn. Các đơn vị
quyết định đầu tƣ nếu để xảy ra nợ đọng thì phải lấy ngân sách cấp mình để
trả nợ và chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản giai đoạn từ 2012-2016 đang giảm
dần, do thực hiện việc ƣu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản các công
trình đã quyết toán, công trình hoàn thành chƣa phê duyệt quyết toán; công
trình chuyển tiếp, sau đó mới đến các công trình xây dựng mới. Nợ đọng xây
dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện năm 2012 là 28,48
tỷ đồng đến năm 2016 giảm còn 16,82 tỷ đồng. Nợ XDCB do nhiều nguyên
nhân, trong đó nguyên nhân trực tiếp và cơ bản là khả năng cân đối vốn của
Nhà nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ ngày càng, dẫn đến tình trạng
vốn không bố trí đủ theo tiến độ, thậm chí công trình đã đấu thầu, thiết bị đã
đặt mua nhƣng không đƣợc bố trí vốn.
Năm 2014 và 2015 trong điều kiện khó khăn chung của cả nƣớc và
nguồn thu của ngân sách huyện không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong khi để
đảm bảo tiến độ thi công và bàn giao đƣa vào sử dụng đúng thời gian theo kế
hoạch giao nên chủ đầu tƣ vẫn đấy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành khối
lƣợng công trình bàn giao và quyết toán vốn đầu tƣ nhƣng chƣa đƣợc bố trí
thanh toán. Thêm vào đó việc thanh toán vốn đầu tƣ phải thực hiện theo
nguyên tắc: chi theo tiến độ thu ngân sách, dẫn đến một số dự án thuộc ngân
sách huyện chậm thanh toán vốn do không có vốn.
58
Đặc biệt năm 2016 và các năm tiếp theo trong giai đoạn 2016-2020,
UBND tỉnh đã giảm nguồn bổ sung cân đối cho ngân sách huyện theo giai
đoạn 2011-2015 mà chỉ bổ sung cân đối theo các chƣơng trình mục tiêu Quốc
gia nhƣ: chƣơng trình MTQG nông thôn mới; chƣơng trình MTQG giảm
nghèo bền vững; chƣơng trình Xây dựng trƣờng lớp học mầm non, trƣờng
học đạt chuẩn Quốc gia. Do vậy, dẫn đến thiếu vốn để bố trí thanh toán nợ
cho các công trình đã hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng, công trình
nghiệm thu chƣa phê duyệt quyết toán, công trình chuyển tiếp;
Nguồn vốn ngân sách xã và huy động để xây dựng một số công trình
trƣờng học, đƣờng giao thông, các công trình thủy lợi không đạt kế hoạch.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nƣớc ở huyện Krông Năng từ 2012 đến 2016
2.3.1. Thực trạng ban hành và thực thi chính sách, pháp luật có liên
quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
Luật Xây dựng 2014, Luật Đầu tƣ công 2014, Luật Đấu thầu 2013 và
Luật NSNN 2014 và các văn bản hƣớng dẫn đã tạo nên một hành lang pháp lý
tƣơng đối đầy đủ, ngày càng hoàn thiện, kịp thời thể chế hóa đƣờng lối, chủ
trƣơng của Đảng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý các hoạt động đầu
tƣ XDCB từ NSNN.
Luật Xây dựng đƣợc sửa đổi đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu
tƣ có cơ sở triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng, qua đó đã huy động đƣợc
một lƣợng mọi nguồn vốn trong xã hội cho đầu tƣ phát triển; đồng thời là
công cụ hữu hiệu để các cơ quan nhà nƣớc thực hiện quản lý các hoạt động
đầu tƣ xây dựng theo đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nƣớc, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nƣớc.
Một bƣớc đột phá liên quan đến QLNN về đầu tƣ XDCB bằng NSNN
đó là Luật Đầu tƣ công đƣợc Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ
59
ngày 1/1/2015. Đây đƣợc coi là một trong những văn bản pháp lý quan trọng
nhất trong việc thể chế hóa đầu tƣ công, tạo điều kiện cho việc tiến hành tái
cơ cấu đầu tƣ công theo hƣớng thắt chặt kỷ luật trong quản lý và giám sát đầu
tƣ công, nâng cao hiệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_xay_dung_co_ban_tu_ngan.pdf