Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk

LỜI CAM ĐOAN .

LỜI CẢM ƠN .

MỤC LỤC.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .

DANH MỤC CÁC BẢNG.

PHẦN MỞ ĐẦU .1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ ĐẦU Tư

XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TÀNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN NGÂN

SÁCH NHÀ NưỚC CẤP HUYỆN .8

1.1. Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân

sách nhà nước .10

1.2. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn

ngân sách nhà nước cấp huyện.20

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao

thông từ nguồn ngân sách nhà nước ở một số địa phương.37

TÓM TẮT CHưƠNG 1.44

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ ĐẦU Tư XÂY

DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH

NHÀ NưỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK .45

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và xây dựng cơ bản của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk

Lắk.45

2.2. Thực trạng Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông

từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk .53

2.3. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao

thông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.81

TÓM TẮT CHưƠNG 2.94

pdf147 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kế hoạch, triển khai các dự án đầu tƣ, chỉnh trang, phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng đô thị - nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ xây dựng, góp phần tích cực vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Ngày 27 tháng 08 năm 2013, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Chỉ thị số 05/2013/CT-UBND về việc tăng cƣờng công tác lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, Chỉ thị đã chỉ rõ trách nhiệm của các Sở, Ban ngành trong tỉnh trong việc lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh trong đó tập trung vào những cơ quan chịu trách nhiệm chính trong lập và thực hiện quy hoạch nhƣ: Sở Xây dựng có trách nhiệm: - Tăng cƣờng hƣớng dẫn cho UBND cấp huyện và các chủ đầu tƣ thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng đúng quy định của pháp luật; - Tăng cƣờng kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện việc quản lý quy hoạch xây dựng, đặc biệt là công tác công khai và cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng; - Chỉ đạo Thanh tra Xây dựng phối hợp với Phòng Quản lý đô thị (đối với UBND thành phố, thị xã), Phòng Kinh tế - Hạ tầng (đối với UBND các huyện) và UBND cấp xã tăng cƣờng quản lý, kiểm tra việc xây dựng sai phép, không phép và không đúng quy hoạch xây dựng đƣợc duyệt để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định pháp luật; - Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hƣớng dẫn UBND cấp huyện về nghiệp vụ chuyên môn trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng 55 và triển khai thực hiện Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch; đồng thời báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 06 tháng, hàng năm về những khó khăn, vƣớng mắc và các sai phạm về quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị trên địa bàn để kịp thời chỉ đạo; - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND cấp huyện lập kế hoạch triển khai thực hiện việc xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý IV/2013; - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND cấp huyện xây dựng Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng với các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định ban hành trong quý II/2014; - Đôn đốc UBND cấp huyện thƣờng xuyên rà soát, đánh giá quá trình thực hiện các đồ án quy hoạch đã đƣợc phê duyệt: - Đối với các đồ án đã có kế hoạch thực hiện thì cần công bố thời gian và lộ trình thực hiện để cộng đồng dân cƣ đƣợc biết, giám sát; Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: - Cung cấp các bản đồ khảo sát về địa hình (đã đƣợc cập nhật các biến động) để các cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch; - Đối với các đồ án chƣa có kế hoạch thực hiện nhƣng cần thiết phải giữ lại để bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chỉnh trang đô thị: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm phối hợp với Sở xây dựng, các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND cấp huyện, nghiên cứu đề xuất trình UBND tỉnh để tiếp tục hoàn thiện chính sách đảm bảo hài hòa lợi ích trƣớc mắt và lâu dài, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của địa 56 phƣơng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của ngƣời đang có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở trong địa bàn quy hoạch. Sở Tài chính có trách nhiệm: - Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Xây dựng và UBND cấp huyện lập kế hoạch sử dụng vốn ngân sách hàng năm cho công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng trên cơ sở các danh mục kế hoạch lập quy hoạch đƣợc UBND tỉnh phê duyệt; - Ƣu tiên các nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch, đảm bảo quy hoạch xây dựng phải đi trƣớc một bƣớc để định hƣớng và bảo đảm tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển, cải tạo chỉnh trang đô thị. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm: - Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND cấp huyện và các đơn vị tƣ vấn trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của mình, các Sở, ban, ngành có trách nhiệm cung cấp các thông tin có liên quan kịp thời, đầy đủ về dân số, kinh tế - xã hội, ngành - lĩnh vực cho các cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng, các đơn vị tƣ vấn trong quá trình lập quy hoạch xây dựng. Quá thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc văn bản hỏi ý kiến, các Sở, ban, ngành không có ý kiến phản hồi thì xem nhƣ thống nhất với các số liệu, phƣơng án đề xuất của đơn vị hỏi ý kiến; khi triển khai thực hiện theo quy hoạch đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt, mà các cơ quan, đơn vị có liên quan hoặc ngƣời dân tại địa phƣơng có phản ánh vƣớng mắc, không phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng thì các Sở, ban, ngành đã đƣợc hỏi ý kiến phải chịu trách nhiệm; - Phối hợp với Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh và Truyền hình, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh tăng cƣờng công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức, nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện pháp luật về quy hoạch 57 xây dựng; giám sát, phát hiện, đƣa tin, kiến nghị xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm quy hoạch xây dựng. UBND cấp huyện có trách nhiệm: - Tăng cƣờng công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch xây dựng, phải lựa chọn đƣợc đơn vị tƣ vấn có điều kiện năng lực thực sự để tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; quy hoạch xây dựng phải sát với tình hình thực tế của địa phƣơng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch theo quy định để nâng cao tính khả thi của đồ án quy hoạch; - Ƣu tiên bố trí vốn từ nguồn ngân sách và huy động, đề xuất các nguồn vốn đầu tƣ khác để lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn (quy hoạch chi tiết trung tâm xã, thôn, buôn), đảm bảo quy hoạch xây dựng phải đi trƣớc một bƣớc để làm cơ sở cho việc giới thiệu địa điểm, cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng, xem xét chấp thuận đầu tƣ các dự án và cấp giấy phép xây dựng; - Tổ chức quản lý thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng đƣợc duyệt trên cơ sở áp dụng đồng bộ các biện pháp: Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch; tổ chức công bố và công khai các đồ án quy hoạch xây dựng để dân biết, dân kiểm tra và thực hiện; lập, xét duyệt hồ sơ và đƣa chỉ giới quy hoạch ra ngoài thực địa; cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng; - Tăng cƣờng kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng và công trình xây dựng theo quy hoạch xây dựng đƣợc duyệt và giấy phép xây dựng đã cấp, bảo đảm chất lƣợng kiến trúc, cảnh quan và môi trƣờng; - Xử lý kiên quyết, dứt điểm các trƣờng hợp vi phạm trật tự xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng không đúng thẩm quyền và quy định của pháp 58 luật; xây dựng không đúng với quy hoạch, xây dựng không phép hoặc xây dựng sai giấy phép; tự ý điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền và không phù hợp với quy hoạch xây dựng đƣợc duyệt; - Phối hợp Sở Xây dựng chịu trách nhiệm toàn diện về bộ mặt kiến trúc đô thị trên địa bàn mình quản lý; - Phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng với các Sở, ban, ngành về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định ban hành - Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên về tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn để kịp thời phát hiện xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND tỉnh xử lý đối với những dự án không triển khai, triển khai chậm hoặc triển khai thực hiện không đúng quy hoạch. Từ chỉ thị trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk còn ban hành Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 19/11/2014 về việc ban hành quy chế phối hợp trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ đó đã từng bƣớc đƣợc thể chế hóa và triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, góp phần tích cực vào việc quản lý ngành, thực hiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, [26]. Các cơ quan chức năng của tỉnh nhƣ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài Chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thƣơngtham mƣu cho UBND tỉnh về lập quy hoạch tất cả trên các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh, cụ thể có 14 ngành, lĩnh vực nhƣ thủy lợi, giao thông, giáo dục, y tế, thƣơng mại, điện, nƣớc,v.v... 59 Tính đến cuối năm 2017, quy hoạch chung đô thị trên địa bàn tỉnh hoàn thành việc phê duyệt 15/17 đô thị (chiếm 88,23%), quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn đạt 117/125 xã (chiếm 93,6%) tạo điều kiện quản lý xây dựng theo quy hoạch, làm cơ sở để phát triển đô thị bền vững. Công tác quy hoạch đã góp phần quan trọng và là cơ sở để kế hoạch hoá các hoạt động đầu tƣ xây dựng, nhất là đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn NSNN góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Ea Súp nói riêng. Bảng 2.2. Bảng tổng hợp công tác lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch giai đoạn 2011 – 2017 trên địa bàn tỉnh Đơn vị tính: Tỷ đồng STT CÔNG TÁC 2013 2014 2015 2016 2017 1 Quy hoạch chung đô thị 70,59 100 100 100 100 2 Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/500) 75,4 72,0 72,0 79,5 78,7 Nguồn: Phòng Quy hoạch – kiến trúc thuộc Sở Xây dựng Đắk Lắk Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại nhất định: Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 còn thấp; chất lƣợng một số đồ án quy hoạch xây dựng chƣa cao, quy hoạch chung xây dựng một số địa phƣơng hiện không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tầm nhìn trong định hƣớng quy hoạch còn hạn chế; vốn ngân sách phục vụ cho công tác cho công tác quy hoạch xây dựng hàng năm bố trí chƣa đáp ứng đủ nhu cầu; công tác quản lý quy hoạch xây dựng nhiều nơi chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; tình trạng xây dựng sai phép, không phép vẫn xảy ra; công tác quản lý không gian, kiến trúc, 60 cảnh quan và công trình ngầm đô thị, công trình cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế và bất cập; việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 chƣa kịp thời, thiếu quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; một số trƣờng hợp trong phƣơng án quy hoạch chƣa nghiên cứu sâu về hiện trạng sử dụng đất, tổ chức không gian, do đó làm ảnh hƣởng đến công tác quản lý kiến trúc đô thị, nông thôn và hệ thống giao thông của vùng. Những hạn chế trên xuất phát từ: (1) Năng lực của các đơn vị tƣ vấn chƣa đáp ứng yêu cầu, nhân sự tham gia lập quy hoạch chủ yếu mang tính chất kiêm nhiệm hoặc chỉ có tên trong hồ sơ năng lực mà không tham gia trong quá trình lập quy hoạch. (2) Chất lƣợng của các báo cáo quy hoạch đạt thấp, ở một số báo cáo quy hoạch vẫn có sự sao chép lẫn nhau, tính lý luận khoa học trong báo cáo không nhiều, thiếu tính dự báo. Các giải pháp quy hoạch đƣa ra thƣờng mang tính chất chung chung, không cụ thể, giải pháp của quy hoạch này có thể sao chép dùng cho quy hoạch khác. (3) Việc thẩm định các quy hoạch đều do Hội đồng thẩm định tiến hành họp, đánh giá. Tuy nhiên do một phần công tác chuẩn bị chƣa tốt, báo cáo gửi tới các ủy viên muộn nên không có thời gian nghiên cứu trƣớc. Song phần lớn là do các ủy viên, đặc biệt là ủy viên phản biện thiếu sự đầu tƣ nghiên cứu đúng mức, nội dung phản biện ít đi vào nội dung chính của quy hoạch, chủ yếu góp ý về thể thức, bố cục văn bản, số liệu thống kê. (4) Bên cạnh đó việc thực hiện quy hoạch còn có những khó khăn đặc thù riêng do các quy hoạch thƣờng mang tính chất mở, định hƣớng, do vậy khi có một sự thay đổi đột biến sẽ làm phá vỡ quy hoạch. Nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch quá lớn, trong khi đó nguồn lực của địa phƣơng có hạn, các giải pháp huy động vốn chỉ mang tính chất chung chung, ít có tính khả thi dẫn tới hiện tƣợng nhiều quy hoạch đƣợc lập nhƣng không có khả năng thực hiện Mặt khác, các bản kế hoạch cấp tỉnh nói chung, huyện Ea Súp nói riêng 61 phần lớn chƣa phát triển đầy đủ hệ thống thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng chƣa có sự so sánh chéo với các địa phƣơng khác, hay so sánh tƣơng quan giữa các chỉ tiêu. Một điểm hạn chế trong phƣơng pháp đánh giá thực trạng là thiếu đánh giá về hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính thông qua đánh giá hiệu quả các dự án đầu tƣ công, đánh giá hiệu quả, hiệu lực của các chính sách, chƣơng trình hành động đang triển khai. Việc xác định mục tiêu kế hoạch chƣa mang tính đột phá mà vẫn còn dàn trải trên tất cả các ngành và có sự lặp đi lặp lại qua nhiều giai đoạn, chƣa có điểm nhấn, chƣa hình thành những mối liên kết rõ ràng với sự sẵn có về nguồn lực. Các giải pháp kế hoạch mang tính chất mơ hồ, chƣa rõ nét, khó hiện thực hóa. Các giải pháp chƣa gắn với nguồn kinh phí thực hiện nên chƣa tạo ra sự gắn kết giữa kế hoạch phát triển với nguồn lực tài chính, [11]. 2.2.2. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản các công trình cơ sở hạ tầng giao thông Để quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB trong đó có xây dựng công trình cơ sở hạ tầng giao thông có hiệu quả, trƣớc hết các cơ quan QLNN phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động có liên quan đến đầu tƣ XDCB nói chung và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân. Trên cơ sở Luật Xây dựng (năm 2003), đƣợc ban hành trƣớc khi có Luật Đấu thầu (năm 2005), Luật Đầu tƣ (năm 2005), Luật Nhà ở (năm 2005), Luật Kinh doanh bất động sản (năm 2006), Luật Quy hoạch đô thị (năm 2009) và một số Bộ Luật khác có liên quan. Trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, Tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để thực hiện quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản. Theo số liệu rà soát, thống kê vào năm 2017 số 62 văn bản do UBND tỉnh ban hành liên quan đến dịch vụ công trong lĩnh vực xây dựng, đầu tƣ và đất đai trên địa bàn tỉnh hiện hành là 134/338 văn bản (tổng số văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành), chiếm tỷ lệ 36,9%, điều đó cho thấy số lƣợng văn bản liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ xây dựng là rất lớn. Cụ thể: - Năm 2013: Thực hiện Quyết định số 1512/QĐ-UBND ngày 30/7/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Chƣơng trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh năm 2013. Trong năm 2013, UBND tỉnh đã phê duyệt và ban hành 04 Quyết định và 01 Chỉ thị. Trong số các văn bản kể trên thì chỉ thị số 05/2013/CT-UBND Ngày 27 tháng 08 năm 2013, của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc tăng cƣờng công tác lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ tỉnh xuống cấp huyện trong lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trong đó có các hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản đối với các công trình dân dụng có nguồn vốn từ NSNN - Năm 2014: UBND tỉnh ban hành 10 văn bản , HĐND ban hành 2 nghị quyết; Nghị quyết của HĐND tỉnh về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nghị quyết của HĐND tỉnh về Quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.. - Năm 2015: Thực hiện Quyết định 1930/QĐ-UBND ngày 24/7/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Chƣơng trình điều chỉnh, bổ sung Chƣơng trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh năm 2015, [45]. UBND tỉnh ban hành 11 văn bản QPPL (gồm 10 Quyết định, 01 Nghị quyết); Quyết định số 2200/QĐ-UBND, ngày 19/8/2015 của UBND tỉnh 63 về việc phê duyệt thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và dự toán công trình: Đƣờng trục thôn buôn, đƣờng ngõ, xóm và đƣờng trục chính nội đồng thuộc Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia và xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk. - Năm 2016: Ban hành Quyết định số 3155/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk ngày 21/10/2016 về việc Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trung tâm cửa khẩu Đăk Ruê, xã Ea Bung, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số: 31/2016/QĐ-UBND, ngày 06/9/2016 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy định về phân cấp quản lý dự án đầu tƣ xây dựng trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 09/10/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk; - Năm 2017: UBND tỉnh ban hành 05 văn bản về giá, định mức xây dựng; Quyết định số 623/QĐ-UBND, ngày 17/3/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục loại dự án đƣợc áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý dự án đầu tƣ xây dựng thuộc Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 2308/QĐ-UBND, ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh ĐăkLắk về việc phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ danh mục dự án thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới kế hoạch 2017 trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.3. Văn bản ban hành của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2013 đến năm 2017 STT TÊN VĂN BẢN THỜI GIAN HIỆU LỰC VĂN BẢN 1 Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 26/3/2010 quy định về phân cấp trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tƣ xây Từ ngày 05/4/2010 64 dựng công trình đến ngày 21/10/2015 2 Quyết định số: 34/2015/QĐ-UBND, ngày 09/10/2015 Ban hành quy định về việc phân cấp quản lý dự án đầu tƣ xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Từ ngày 22/10/2015 đến ngày 21/9/2018 3 Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND, ngày 06/9/2016 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân cấp quản lý dự án đầu tƣ xây dựng trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND, ngày 09/10/2015 của UBND tỉnh Đăk Lăk Từ ngày 22/10/2015 đến ngày 21/9/2018 4 Quyết định số: 22/2018/QĐ-UBND, ngày 12/9/2018 Ban hành quy định về thẩm quyền trong quản lý dự án đầu tƣ xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Từ ngày 22/9/2018 đến nay 5 Quyết định số: 24/2018/QĐ-UBND, ngày 18/9/2018 Ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Từ ngày 28/9/2018 đến nay Nguồn: Tác giả tự tổng hợp. 2.2.3. Quản lý việc cấp phát và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Theo phân cấp quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay và huyện Ea Súp nói riêng, công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN thực hiện theo kế hoạch vốn đầu tƣ, các dự án lập ra ở địa phƣơng phải đƣợc ghi vào kế hoạch thì 65 mới đƣợc cấp trên xét duyệt cấp vốn. Vì vậy hằng năm huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đều căn cứ vào chiến lƣợc và quy hoạch phát triển KT-XH của huyện để lập dự án, xác định các dự án đầu tƣ và đƣa vào nội dung kế hoạch để trình lên cấp trên. Khi dự án đƣợc phê duyệt, phần vốn cho các dự án đƣợc thể hiện trong kế hoạch ngân sách hằng năm của các đơn vị. Trong kế hoạch vốn đó quy định rõ phần nào do ngân sách Trung ƣơng, ngân sách tỉnh cấp, phần nào do ngân sách địa phƣơng đảm nhận. Sau đó Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh, Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện thông báo với KBNN để thực hiện. Quá trình quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN thực hiện đồng thời với quá trình quản lý dự án qua nhiều khâu khác nhau. Đây là khâu lập, thẩm định, xét duyệt và quyết định đầu tƣ. Ở đây, việc lập dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣợc tỉnh tỉnh Đắk Lắk giao quyền hạn cho các ngành chức năng căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của từng địa phƣơng nhƣ vốn, lao động, tài nguyên để lập dự án sau đó trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. UBND tỉnh có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép đầu tƣ đối với dự án nhóm A,B,C. UBND tỉnh Đắk Lắk cấp và phê duyệt các dự án đầu tƣ nhóm C trên địa bàn mình, tuy nhiên, UBND tỉnh phân cấp về cho UBND huyện Ea Súp phê duyệt các dự án đầu tƣ các dự án nhóm C. Trong 5 năm từ 2013-2017 UBND huyện Ea Súp đã thẩm tra và phê duyệt đƣợc 396 dự án lớn nhỏ với tổng mức vốn đầu tƣ lên đến 478 tỷ đồng (trong đó nguồn ngân sách huyện tự đảm bảo và đối ứng là 19,448 tỷ đồng). Có nhiều dự án khả thi và đƣợc triển khai có hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế địa phƣơng và chủ trƣơng đƣờng lối phát triển KT-XH của tỉnh và huyện. Tuy nhiên hiện tƣợng tranh thủ nguồn vốn do cơ chế “xin, cho” vẫn còn làm cho một số địa phƣơng lập dự án 66 với tâm lý xin vốn nên tính khả thi và hiệu quả chƣa cao tình trạng “chạy” dự án vẫn còn. Quản lý trong khâu cấp phát vốn thực hiện đầu tƣ xây dựng cơ bản đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn đầu tƣ phát triển và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về quản lý thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn NSNN; Thông tƣ số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC- Thông tƣ số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 và Thông tƣ số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 và Quy trình thanh toán vốn đầu tƣ của KBNN. Thông tƣ 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn NSNN.Căn cứ các quy định trên tình hình quản lý vốn trong khâu cấp phát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN đƣợc thực hiện nhƣ sau: Sau khi dự án đƣợc thẩm định, phê duyệt, Chủ đầu tƣ tiến hành quá trình đấu thầu để chọn đơn vị thi công theo quy chế đấu thầu đƣợc quy định theo Luật Đấu thầu (Luật số: 43/2013/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2013 và Nghị định Số: 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 03 năm 2015, quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tƣ). Sau đó, Chủ đầu tƣ và đơn vị thi công tiến hành ký kết hợp đồng, quá trình thi công đƣợc thực hiện, [18]. 67 Nhà nƣớc cấp vốn cho Chủ đầu tƣ để Chủ đầu tƣ thanh toán cho Nhà thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng, bao gồm: - Thanh toán tạm ứng; - Thanh toán khối lƣợng hoàn thành. Các quy trình trên đều thực hiện đúng quy định của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, tình hình cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN thực hiện chậm hơn nhiều so với tiến độ thi công. Do công tác điều hành ngân sách và bố trí vốn đƣợc giao chính thức vào quý II, có những dự án quý III mới đƣợc phân bổ vốn nên thƣờng công trình sau khi đƣợc nghiệm thu từng phần hoặc nghiệm thu hoàn thành phải chờ vốn. Tình trạng bố trí vốn dồn dập vào cuối năm là căn bệnh trầm kha của NSNN; vào cuối năm các đơn vị sử dụng NSNN đua nhau chạy kinh phí làm cho khối lƣợng công tác thanh toán vốn đầu tƣ tăng lên gấp nhiều lần nhƣng vẫn không thể giải ngân hết. Quy trình cấp phát, thanh toán giải ngân vốn NSNN thƣờng qua rất nhiều “cửa” do phải thông qua các ban ngành chức năng đã làm cho Chủ đầu tƣ và đơn vị thi công gặp nhiều khó khăn do phải có khá nhiều thủ tục có liên quan với thanh toán vốn đây là khâu có thể gây ách tắc trong cấp phát vốn cũng nhƣ tạo hiện tƣợng vốn chờ công trình. Năm 2017, Sở Xây dựng công bố: giá vật tƣ, vật liệu và giá vật liệu xây dựng đến hiện trƣờng xây lắp 12 tháng năm 2017 theo quy định; Chỉ số giá xây dựng 12 tháng năm 2017 và Quý I,II,III, IV năm 2017 trên địa bàn tỉnh theo quy định. - Tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên môi trƣờng về nguồn sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để phục vụ việc lập báo cáo theo Quy định của Thông tƣ số 06/2012/TT-BXD ngày 10/10/2012 của Bộ Xây dựng và công tác 68 quản lý giá vật liệu tại các huyện Ea Súp. - Công văn Liên ngành số 34/CV- LSXD-TC-TNMT-NNPTNT ngày 09/01/2014 của Liên Sở Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên môi trƣờng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lập, thẩm định, phê duyệt dự toán và quyết toán quy hoạch xã nô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_xay_dung_co_so_ha_tang_g.pdf
Tài liệu liên quan