Luận văn Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Định

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8

5. Phương pháp nghiên cứu. 8

6. Ý nghĩa của đề tài . 9

7. Kết cấu của luận văn . 9

Chương 1: LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA

PHI VẬT THỂ. 10

1.1. Di sản văn hóa phi vật thể . 10

1.1.1. Một số khái niệm liên quan . 10

1.1.2. Đặc trưng của di sản văn hóa phi vật thể. 13

1.1.3. Phân loại di sản văn hóa phi vật thể. 15

1.2. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể . 15

1.2.1. Khái niệm . 15

1.2.2. Đặc trưng của quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể . 18

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể. 20

1.2.4. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể . 31

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác quản lý nhà nước

pdf167 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giai đoạn mới, theo định hướng của tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. 2.2.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Bình Định - Công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Bình Định: Đến năm 2014, Viện Âm nhạc đã phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Bình Định tổ chức điền dã, làm tư liệu nghệ thuật Bài Chòi dân gian Bình Định [82]. Mục đích là để tìm ra nét đặc thù của Bài Chòi dân gian Bình Định trên 67 khuôn diện chung của Bài chòi dân gian miền Trung. Từ đó, phân tích, đánh giá những điểm chung, điểm riêng của Bài Chòi dân gian Bình Định. Điểm đúc kết quan trọng nhất là phải làm rõ nghệ thuật Bài Chòi dân gian có còn được cộng đồng yêu mến, gìn giữ hay không để phục vụ xây dựng Hồ sơ quốc gia “Nghệ thuật Bài Chòi miền Trung Việt Nam” đề cử UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Kết quả của đợt kiểm kê, thống kê, điền dã như sau: Ở cấp tỉnh: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 28 nhóm, hình thành 22 hội đánh Bài chòi và trên 150 nghệ nhân đang hoạt động về lĩnh vực Bài chòi dân gian. Các nghệ nhân đã đóng góp công sức thực hành, truyền dạy, khẳng định Bài chòi Bình Định là trung tâm của không gian văn hóa di sản nghệ thuật Bài chòi dân gian Trung bộ. Ngoài ra, tỉnh Bình Định còn có một hội đánh Bài chòi dân gian thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh bảo trợ, quản lý, do Sở VHTTDL tập hợp các nghệ nhân gạo cội, tổ chức phục dựng năm 2009 [55, tr.2]. Ở cấp huyện: Có 7 huyện, thị xã, thành phố bao gồm: huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Hoài Nhơn, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn có hội đánh Bài chòi dân gian đang hoạt động, ngày càng phát triển mạnh từ khi có chủ trương bảo tồn, khôi phục loại hình này vào năm 2010 [55, tr.3]. Ở cấp xã: Hiện nay các xã ở Bình Định có 22 hội đánh Bài chòi dân gian do UBND cấp xã quản lý, bảo trợ, hoạt động vào dịp đầu xuân, kỷ niệm và lễ hội dân gian trên địa bàn [55, tr.4]. Ngoài ra, một số địa điểm di tích, thắng cảnh được khai thác để phục vụ phát triển du lịch cũng đã hình thành các câu lạc bộ, các hội Bài chòi như danh thắng Ghềnh Ráng, Hầm Hô, Quảng trường Quy Nhơn. Có những địa phương, hội đánh Bài chòi đã hoạt động thường 68 xuyên nhằm phục vụ khách du lịch như Hội đánh Bài chòi của Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao (Trung tâm VHTT-TT) thành phố Quy Nhơn, đã và đang hoạt động tại Quảng trường thành phố Quy Nhơn. Đối với các hội đánh Bài chòi: Từ năm 1975 đến nay, ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nhất là Bình Định vẫn còn lưu lại rất nhiều trong nếp sinh hoạt làng xã, trong tục ngữ, ca dao về loại hình nghệ thuật Bài chòi dân gian. Tuy vậy, hội đánh Bài chòi ở Bình Định mãi đến năm 2000 mới được cố NSƯT Phan Ngạn phục hồi. Nhưng phải đến năm 2010, với sự tiếp sức của Dự án Bảo tồn Hội đánh Bài chòi cổ dân gian Bình Định cùng với hiệu quả từ các kỳ Liên hoan dân ca Bài chòi trên địa bàn tỉnh do Sở VHTTDL Bình Định chủ trì và chỉ đạo tổ chức thực hiện, các hội đánh Bài chòi mới thực sự sống lại và nhân rộng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh như: tại Chợ Gò, đô thị cổ Nước Mặn ở huyện Tuy Phước; tại các xã Nhơn Thành, Nhơn Hưng, Nhơn Phong thuộc thị xã An Nhơn; tại các xã Hoài Thanh, Hoài Hương, Tam Quan Nam, Hoài Châu Bắc thuộc huyện Hoài Nhơn; tại dải biển Mỹ Thành, Mỹ Thọ ở huyện Phù Mỹ; tại các xã Cát Tiến, Cát Tường, Cát Trinh, Cát Hanh thuộc huyện Phù Cát; tại Nhơn Hải, Nhơn Châu, Nhơn Lý, phường Bùi Thị Xuân, phường Ghềnh Ráng, phường Trần Phú,ở thành phố Quy Nhơn [55, tr.12 - 13]. Dự án Bảo tồn Hội đánh Bài Chòi cổ dân gian ở Bình Định đã chính thức biểu diễn trong dịp lễ hội, đặc biệt là vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc được du khách ủng hộ nhiệt thành, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho bà con du xuân dịp Tết. Ngoài ra, tại các kỳ Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam được tổ chức ở Bình Định, nghệ thuật Bài chòi dân gian cũng đã được chính quyền tỉnh tạo mọi điều kiện biểu diễn, từ đó nhằm giới thiệu và quảng bá loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này đến bạn bè quốc tế. Đối với các câu lạc bộ Bài chòi 69 Các phường ven biển, xã đảo, bán đảo của thành phố Quy Nhơn có một đội ngũ biết hô, hát Bài Chòi đông đảo, nhiệt tình. Điển hình như xã Nhơn Hải nhiều năm nay vẫn duy trì Câu lạc bộ Bài Chòi với 15 thành viên. Không có điều kiện tổ chức đánh Bài Chòi, họ thường sinh hoạt theo kiểu Bài Chòi trải chiếu, hát những trích đoạn Bài Chòi cổ. Hay phường Trần Phú cũng có một Câu lạc bộ Dân ca Bài Chòi, mà lực lượng nòng cốt là hội viên phụ nữ, với sở trường hát hò đối đáp và dân ca Bài Chòi làn điệu mới. Từ hai người làm Hiệu của Trung tâm VHTT-TT thành phố Quy Nhơn là Hoàng Việt, Quý Nhất, qua quá trình tập huấn, số người làm Hiệu hiện nay ở 10 phường ven biển, xã đảo, bán đảo của Quy Nhơn đã có trên 30 người [79]. Tháng 10/2014, UBND huyện An Lão đã định hướng chỉ đạo và giao Phòng VHTT, Trung tâm VHTT-TT phối hợp với UBND xã An Hòa tiến hành việc xây dựng và đưa vào hoạt động Câu lạc bộ Dân ca - Bài Chòi xã An Hòa. Đến nay đã có gần 20 diễn viên tham gia, không chỉ sinh hoạt, giao lưu ở địa phương mà Câu lạc bộ còn tích cực tham gia đi biểu diễn ở nhiều xã, thị trấn của huyện trong các dịp lễ, tết, trong đó có các xã vùng cao xa xôi như An Toàn, An Nghĩa [82]. Tại huyện Hoài Nhơn, câu lạc bộ Bài Chòi cổ xã Hoài Thanh và câu lạc bộ Bài Chòi cổ xã Tam Quan Bắc đã được thành lập để phục vụ người dân trên địa bàn huyện. Về nghệ thuật Hát Bội: Bình Định được xem là “nôi” sản sinh nghệ thuật tuồng (Hát Bội). Trong đó, danh nhân Đào Tấn được xem là “Hậu tổ” của nghệ thuật tuồng - Hát Bội Bình Định với các tác phẩm tuồng nổi tiếng: Hộ sanh đàn, Cổ Thành, Trầm Hương Các... Nói đến Hát Bội Bình Định không thể không nhắc đến Lễ kỷ niệm 170 năm năm sinh danh nhân văn hóa Đào Tấn, đón nhận bằng chứng nhận “Hát Bội Bình Định là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” được tổ chức vào ngày 12/9/2015 tại Bình Định. 70 Trong dịp này UBND tỉnh Bình Định tổ chức Liên hoan trích đoạn tuồng Đào Tấn, diễn ra từ ngày 12-9 đến 14-9 tại TP Quy Nhơn với sự tham gia của hơn 200 diễn viên đến từ 10 đoàn tuồng không chuyên trên địa bàn Bình Định. 10 đoàn nghệ thuật Hát Bội đến từ 5 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều lựa chọn các trích đoạn hay, tạo điều kiện cho diễn viên thể hiện tài năng. Có những đoàn lựa chọn trùng vở diễn, nhưng có lối diễn khác nhau làm cho Liên hoan thêm phong phú, đa dạng, nhiều sắc màu. Trong đó, có thể kể đến Đoàn Trần Quang Diệu biểu diễn trích đoạn “Liễu Nguyệt Tiêm thượng thành” trong vở Đào Phi Phụng; Đoàn Sao Mai biểu diễn trích đoạn “Lão tạ sa cơ” trong vở Tam nữ đồ vương; Đoàn An Nhơn 2 biểu diễn trích đoạn “Lữ Bố hí điêu thuyền” trong vở Phụng Nghi đình; Đoàn Sông Kôn biểu diễn trích đoạn “Lan Anh lạc đẻ” trong vở Hộ sanh đàn; Đoàn Ngô Mây biểu diễn trích đoạn “Liễu Nguyệt Tiêm thượng thành” trong vở Đào Phi Phụng; Đoàn Tuy Phước biểu diễn trích đoạn “Châu Thương gặp Quan Công” trong vở Cổ Thành; Đoàn Nhơn Hưng biểu diễn trích đoạn “Tế sống Tạ Ngọc Lân” trong vở Tam nữ đồ vương; Đoàn Ánh Dương biểu diễn trích đoạn “Liễu Nguyệt Tiêm thượng thành lớp cuối” trong vở Đào Phi Phụng; Đoàn tuồng Phước An biểu diễn trích đoạn “Long sơn trại đến Lan Anh lạc đẻ” trong vở Hộ sanh đàn; Đoàn An Nhơn 1 biểu diễn trích đoạn “Kim Lân thượng thành” trong vở Sơn Hậu. Đây là hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 170 năm Năm sinh danh nhân văn hóa Đào Tấn (1845 - 2015), đồng thời là dịp để đánh giá một cách tổng quát khả năng gìn giữ và phát huy của các đoàn tuồng không chuyên đối với các vở tuồng kiệt tác của cụ Đào [78]. Nhìn chung, nghệ thuật tuồng ở Bình Ðịnh vẫn giữ được sắc thái riêng tuồng thời "hậu Ðào Tấn". Bên cạnh sân khấu chuyên nghiệp mà tiêu biểu là Nhà hát tuồng Ðào Tấn, hiện nay có khoảng 10 đoàn tuồng do các trung tâm văn hóa huyện, thị xã, thành phố quản lý. Số lượng đoàn tuồng không ổn định 71 vì họ có thể giải tán và thành lập đoàn mới bất cứ lúc nào, tùy thuộc tình hình hoạt động. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Quy Nhơn trước kia có hai đoàn tuồng là Trần Quang Diệu và Hà Thanh thì nay chỉ còn đoàn tuồng Trần Quang Diệu. Ðoàn tuồng Trần Quang Diệu là một trong những đơn vị hoạt động mạnh và ổn định nhất. Hầu hết các cuộc thi tài trong tỉnh, đơn vị này luôn giành Huy chương vàng với các tác phẩm tiêu biểu như Phụng Nghi Ðình, Bao Công xử án Bàng Quý Phi, Ðào Phi Phụng Về hoạt động Võ cổ truyền: Dưới sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được thành lập theo quyết định số 135/QĐ-CTUBND ngày 20 tháng 01 năm 2012 (đây là Trung tâm Võ thuật cổ truyền duy nhất của cả nước) (Xem phụ lục 4). Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định có chức năng tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận động viên Võ cổ truyền; sưu tầm, bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Bình Định. Từ khi đi vào hoạt động, Trung tâm đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với công tác bảo tồn, phát huy Võ cổ truyền Bình Định. Với nhiều nỗ lực của đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, Võ cổ truyền Bình Định đã trở thành một trong những môn thể thao có thế mạnh của tỉnh, luôn khẳng định vị trí trong tốp đầu tại các giải thi đấu trong nước và quốc tế, làm rạng danh vùng đất võ Bình Định. Trong 18 bài Võ cổ truyền được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đưa vào hệ thống của chương trình huấn luyện và thi đấu quốc gia, có đến 1/3 các bài võ có xuất xứ từ Võ Tây Sơn - Bình Định. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án hỗ trợ các lò võ nhằm khôi phục những giá trị Võ cổ truyền của từng môn phái. Bình Định đã tập trung đầu tư nâng cấp 6 lò võ tiêu biểu của các huyện Tây Sơn, An Nhơn và Tuy Phước phục vụ cho Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền lần thứ IV tổ chức tại tỉnh Bình Định vào đầu tháng 72 8/2012 và đón tiếp khách tham quan những năm tiếp theo. Việc nâng cấp các lò võ theo tiêu chí: lối đi thông thoáng; có bãi đậu xe; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nhà vệ sinh; có nơi tập luyện, biểu diễn, thi đấu thích hợp. Nhờ vậy, các lò Võ cổ truyền được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, đã kích thích phong trào luyện tập ở cơ sở và góp phần đáp ứng hoạt động phát triển du lịch. - Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Định Sau khi Luật Di sản văn hóa ra đời, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) đã phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan biên soạn tài liệu và chỉ đạo Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo in, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh, internet, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, buổi giao lưu - tọa đàm; các hội nghị, hội thảo; phát hành hàng vạn ấn phẩm Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành cho các địa phương, đơn vị trực tiếp thực hiện. Bình Định là một trong những tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các giá trị di sản văn hóa đến đông đảo quần chúng nhân dân. Công tác phát triển các lớp phong trào Võ cổ truyền được chú trọng, đặc biệt tại nhiều trường học ở Quy Nhơn và tại Sân vận động Quy Nhơn, thu hút đông đảo thanh thiếu nhi đến tập luyện thường xuyên. Việc nỗ lực duy trì và phát triển các lớp võ này góp phần rất lớn trong công tác quảng bá Võ cổ truyền đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Ở lĩnh vực thể thao thành tích cao, đội tuyển Võ cổ truyền Bình Định tiếp tục giữ vững vị thế tại các giải đấu quốc gia. Đặc biệt tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014, đội tuyển đã giành tới 4 HCV, 5HCB, 4HCĐ trong tổng số 4 HCV, 6HCB, 11 HCĐ của thể thao Bình Định. Nhiều hoạt động, giải đấu Võ cổ truyền cấp tỉnh và quốc gia diễn ra 73 thường xuyên, thu hút hàng ngàn người đến xem và cổ vũ như: Giải Cúp vô địch Võ cổ truyền toàn quốc năm 2014, 2015; Giải Võ cổ truyền miền Trung - Tây Nguyên năm 2015 và đặc biệt 2 lần đăng cai tổ chức thành công Vòng Chung kết Giải Võ cổ truyền các VĐV xuất sắc toàn quốc tranh đai Vô địch Let’s Viet 2014, 2015 Những hoạt động trên đã góp phần phát triển mạnh mẽ trong công tác quảng bá Võ cổ truyền đến với người dân trong tỉnh, trong nước cũng như quốc tế. Tại nhiều sự kiện lớn của tỉnh như: Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam, chương trình Dạ hội mừng Đảng - mừng Xuân đón Giao thừa thường niên, kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Chương trình Khát vọng trẻ nhiều tiết mục đặc sắc do võ sinh Bình Định biểu diễn đã góp phần tạo nên thành công của sự kiện và quảng bá rộng rãi Võ cổ truyền đến với đông đảo công chúng [82]. Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án Bảo tồn Hội đánh Bài Chòi cổ dân gian ở Bình Định tại lễ hội Chợ Gò Xuân Tân Mão 2011, bên cạnh việc phục dựng các hội đánh Bài chòi cổ, Sở VHTTDL cũng đã phối hợp với các đơn vị có liên quan lồng ghép việc nghiên cứu và xây dựng các chương trình phim, sản phẩm ảnh và các băng ghi âm, ghi hình nhằm tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật Bài chòi. Theo đó, Ban Chủ nhiệm Dự án đã ký kết hợp đồng với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định làm phim tư liệu Bảo tồn Hội đánh Bài Chòi cổ dân gian ở Bình Định có thời lượng 24 phút về lễ hội đổ giàn ở An Thái huyện An Nhơn, lễ hội cầu ngư làng Bình Thái huyện Tuy Phước và một số tư liệu lưu trữ tại Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, chương trình phim có phản ánh hội đánh Bài Chòi tại danh thắng Ghềnh Ráng. Về công tác xây dựng sản phẩm ảnh: Ban Chủ nhiệm Dự án đã ký kết hợp đồng với nghệ nhân nhiếp ảnh Hứa Gia Thiện - hội viên Hội Văn học 74 Nghệ thuật Bình Định, thực hiện sản phẩm cho Dự án Bảo tồn Hội đánh Bài Chòi cổ dân gian ở Bình Định, sản phẩm có 100 ảnh, nội dung có sử dụng một số ảnh về Đào Duy Từ, hội đánh Bài Chòi biểu diễn tại Ghềnh Ráng, lễ hội Đô thị Nước Mặn.Về công tác xây dựng băng ghi âm: Tổ Nghiên cứu thực hiện Dự án đã tiến hành thực hiện sản phẩm ghi âm quá trình tập luyện, triển khai mô hình tại lễ hội Chợ Gò, thu thập phỏng vấn nghệ nhân Lê Thị Đào, Nguyễn Minh Lưỡng, Lê Thị Hoa, Nguyễn Thị Đức, sản phẩm ghi âm đã được biên tập, định tính thành 4 băng cassette và đã sử dụng cho quá trình lồng tiếng chương trình phim tư liệu Di sản Bài chòi, góp phần quan trọng cho việc lập hồ sơ quốc gia trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thông qua đó, truyền bá rộng rãi hơn nữa giá trị đặc sắc của nghệ thuật Bài chòi dân gian đến thế giới [54, tr.8]. Đặc biệt mùa xuân năm 2011, UBND tỉnh Bình Định và Sở VHTTDL Bình Định đã phục dựng, phát triển nghệ thuật Bài Chòi và đưa Hội đánh Bài Chòi cổ dân gian ra giới thiệu với công chúng Thủ đô tại Nhà hát Kim Mã. Đến Ngày 28/02/2015, nằm ở chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội Người Bình Định tại Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II - Xuân Ất Mùi 2015, Sở VHTTDL Bình Định đã phối hợp với Ban Liên lạc Hội đồng hương Bình Định tại Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc Hội đánh Bài Chòi cổ dân gian Bình Định tại Khu du lịch Văn Thánh (quận Bình Thạnh) thông qua đó đã góp phần quảng bá những nét đặc sắc của nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định đến người dân Hà Nội và Hồ Chí Minh. Thời gian qua đã có nhiều bài báo, tạp chí, chương trình truyền hình quảng bá, tôn vinh giá trị nghệ thuật của Bài Chòi, Hát Bội Bình Định như: Tạp chí Văn hóa Bình Định (thuộc Sở VHTTDL Bình Định) đã dành hẳn một chuyên mục riêng là “Di sản Bài Chòi” để trình bày những quan điểm, ý kiến và những nghiên cứu, lý luận về nghệ thuật Bài chòi dân gian. Một số bài viết 75 có chất lượng về nghệ thuật Bài Chòi như: Nhận diện Nghệ thuật Bài Chòi miền Trung qua đợt điền dã do Viện Âm nhạc tổ chức - tác giả Nguyễn Vương Hoàng, số 59, tháng 1, 2, 3 năm 2015; Nghệ thuật hô, hát Bài Chòi dân gian cần đưa vào học đường - tác giả Minh Tuấn, số 61, tháng 7, 8, 9 năm 2015; Nghệ thuật Bài chòi trong lộ trình đề cử là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - tác giả Nguyễn Văn Ngọc, số 62, tháng 1, 2, 3 năm 2016; Ngoài ra, nghệ thuật Bài chòi dân gian còn được giới thiệu trong các ấn phẩm phục vụ quảng bá du lịch Bình Định như: Cẩm nang du lịch, bản đồ du lịch, tập gấp giới thiệu các điểm đến của Bình Định, đĩa phim, đĩa ảnh du lịch, Tại các kỳ liên hoan, lễ hội lớn như: Festival Tây Sơn - Bình Định; Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam từ năm 2006 đến 2014; Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa; Hội xuân Chợ Gò Tuy Phước, Lễ hội đô thị Nước Mặn; Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển,đặc biệt là tại các địa điểm và danh thắng du lịch nổi tiếng của Bình Định, nghệ thuật Bài chòi, Hát Bội được tổ chức biểu diễn đan xen đã thu hút hàng trăm phóng viên các báo, đài từ khắp nơi về dự và đưa tin. Nhiều chuyên mục, chuyên đề về nghệ thuật Bài chòi được xây dựng, hàng trăm tin, bài, phóng sự, phim tài liệu được phát, nội dung được giới thiệu rộng khắp trên các loại hình báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử của Trung ương và địa phương, được truyền hình trực tiếp trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, các Đài Truyền hình khu vực và tỉnh Bình Định. Qua đó những nét đặc trưng và giá trị của nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định được quảng bá rộng đến công chúng khắp mọi miền đất nước và thế giới [19]. Ngoài ra, việc giới thiệu, quảng bá cho nghệ thuật Bài chòi, Hát Bội Bình Định còn được thể hiện thông qua các cuộc thi, các kỳ Liên hoan Dân 76 ca, các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề hay tại các hội thảo, hội nghị, giao lưu - tọa đàm được chính quyền tỉnh chỉ đạo tổ chức. Tại thành phố Quy Nhơn, mới đây, Chi hội Văn nghệ dân gian (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh) phối hợp Trung tâm VHTT-TT thành phố tổ chức Sinh hoạt chuyên đề “Cái hay, cái đẹp của nghệ thuật Bài Chòi dân gian Bình Định”. Qua đó, nhà nghiên cứu Nguyễn An Pha cùng với các nghệ nhân đã giới thiệu và minh họa sinh động về nghệ thuật Bài Chòi dân gian [82]. 2.2.4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Bình Định Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Bình Định Bảng 2.1. Số lượng biên chế đội ngũ cán bộ, công chức ngành Văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2019 (Phụ lục 1) Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, nguồn nhân lực chuyên môn cho công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Bình Định trên địa bàn tỉnh được tăng cường củng cố, ổn định và đi vào hoạt động khá hiệu quả. Lực lượng cán bộ công chức, viên chức hoạt động chuyên môn về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Bình Định đã có sự điều chỉnh, tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế; đa dạng hóa nguồn đào tạo; nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng và phương pháp quản lý nhà nước. Từ ngày 12 đến 21/11/2011, Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Định đã tổ chức lớp tập huấn “Hội đánh Bài Chòi cổ dân gian ” cho 24 cán bộ cơ sở, nghệ nhân đến từ 7 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh [82]. Cục Nghệ thuật biểu diễn đã chủ trì, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc, Sở VHTTDL tỉnh Bình Định tổ chức lớp “Tập huấn diễn 77 viên nghệ thuật Ca kịch Bài Chòi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2014”. Lớp tập huấn đã được tổ chức từ ngày 04 đến 23/8/2014 tại Đoàn Ca kịch Bài Chòi tỉnh Bình Định [83]. Trong năm 2014, Sở VHTTDL đã tổ chức Hội nghị tập huấn điều tra, thống kê di sản nghệ thuật Bài Chòi dân gian. Hơn 100 cán bộ, công chức, nghệ nhân, cộng tác viên của các trung tâm VHTT-TT huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tham dự đã được hướng dẫn cách thực hiện các phiếu điều tra phục vụ cho việc thống kê nghệ thuật Bài Chòi dân gian ở cơ sở [82]. Đầu năm 2015, Trung tâm VHTT-TT thành phố Quy Nhơn đã tổ chức lớp tập huấn hô, hát Bài Chòi dân gian cho 63 cán bộ, công chức, hạt nhân văn hóa cơ sở ở 21 phường, xã trên địa bàn [82]. Các học viên được các nghệ nhân, cán bộ của Trung tâm dạy cách hô, hát Bài Chòi dân gian; cách dựng chòi và tổ chức một hội đánh Bài Chòi dân gian để phục vụ hội đánh Bài Chòi cổ cho người dân và du khách. Tỉnh đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh thông qua việc phối hợp và tăng cường công tác đào tạo tại trường Đại học Quy Nhơn, Đại học Quang Trung, Cao đẳng Bình Định, trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật Bình Định, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh. Tỉnh cũng đã có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh; tăng cường liên kết và hợp tác trong nước và quốc tế về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; bên cạnh đó khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội. Đặc biệt, cùng với trường Đại học Quy Nhơn, trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật Bình Định là đơn vị sự nghiệp luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành Văn 78 hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Giáo dục. - Công tác truyền dạy, đào tạo bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Trong những năm vừa qua, công tác truyền dạy các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Định rất được chính quyền tỉnh, đặc biệt là Sở VHTTDL chú trọng thông qua hình thức mở lớp bồi dưỡng, tập huấn... Thực hiện công tác bảo tồn, Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thành công chương trình tập huấn nội dung giảng dạy Võ cổ truyền cho gần 950 giáo viên tại các trường trên địa bàn tỉnh. Đây là bước đi đầu tiên trong việc thực hiện chủ trương đưa Võ cổ truyền vào trường học trong thời gian tới. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngày 28.10.2013, Sở VHTTDL đã có công văn số 1983 đề nghị các đơn vị liên quan triển khai công tác giảng dạy võ thuật trong chương trình ngoại khóa tại các trường học trên địa bàn. Nhờ triển khai thực hiện tốt chủ trương này, ngày 26.5.2015, thị xã An Nhơn là địa phương đầu tiên trong tỉnh tổ chức thành công Hội thi biểu diễn Võ cổ truyền với sự tham gia của 680 học sinh ở 34 trường tiểu học, THCS trên địa bàn thị xã. Để bảo tồn và vinh danh Võ cổ truyền Bình Định nói riêng và Võ cổ truyền Việt Nam nói chung, tỉnh ủy đã chỉ đạo và kết luận cụ thể về bảo tồn và phát huy Võ cổ truyền Bình Định phục vụ du lịch đến năm 2015. UBND tỉnh cũng có quyết định số 67 ngày 6.12.2012 chỉ đạo các ngành các cấp, các đoàn thể thực hiện kết luận trên bằng những công việc cụ thể. Ngành VHTTDL phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo đưa Võ cổ truyền vào trường học. Trước mắt, xây dựng chương trình ngoại khóa, dần đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa khi có giáo án, giáo trình giảng dạy thống nhất. Ngành VHTTDL phối hợp với các ngành, huyện, thị xã, thành phố hỗ 79 trợ xây dựng các lò võ. Giai đoạn đầu tập trung một số võ đường lớn ở Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, thuận lợi cho tham quan, du lịch và sẵn sàng truyền dạy cho khách du lịch có nhu cầu. Đồng thời, đầu tư hàng năm cho các võ đường tổ chức tốt các điều kiện dạy võ sinh, vận động nhân dân tham gia xây dựng võ đường theo đúng định hướng. Trung tâm Võ cổ truyền Bình Định tập trung nghiên cứu khoa học về các bài võ, các trường phái võ để giảng dạy và nâng cao đội ngũ võ sư, chuẩn võ sư, huấn luyện viên theo quy chế của Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam. Nâng cao trình độ VĐV có năng khiếu để đưa vào đội tuyển tham dự các giải đấu lớn của khu vực, quốc gia và quốc tế. Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 100 lò Võ cổ truyền (võ đường) thường xuyên h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_san_van_hoa_phi_vat_the_cap.pdf
Tài liệu liên quan