Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại địa bàn tỉnh Lào Cai

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC . 9

VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA. 9

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn. 9

1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa. 17

1.3. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử

văn hóa . 18

1.4. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa . 21

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa. 26

Tiểu kết chương 1. 29

Chương 2. THỰC TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ QUẢN LÝ NHÀ

NưỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI. 30

2.1. Đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến di tích lịch sử văn hóa ở Lào Cai. 30

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn

tỉnh Lào Cai. 35

2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Lào

Cai trong thời gian qua. 56

Tiểu kết chương 2. 62

Chương 3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN

THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI. 64

3.1. Quan điểm của Đảng và định hướng của tỉnh Lào Cai về quản lý di tích lịch

sử văn hóa. 64

3.2. Các giải pháp quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh

Lào Cai . 71

3.3. Một số khuyến nghị. 84

Tiểu kết Chương 3. 85

KẾT LUẬN. 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 89

PHỤ LỤC 1. 95

pdf112 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại địa bàn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Tuy nhiên, tại các địa phƣơng, nhất là xã, thôn, cán bộ làm công tác di tích phần lớn là kiêm nghiệm, lại chƣa đƣợc đào tạo chính quy về công tác di tích. Do đó dẫn đến nhiều sai phạm trong quản lý di tích tại địa phƣơng. Lào Cai hiện có 164 xã phƣờng, tại mỗi xã phƣờng bố trí 01 công chức văn hóa, xã hội làm nhiệm vụ tham mƣu về công tác quản lý nhà nƣớc các lĩnh vực văn hóa và xã hội trên địa bàn xã. Trình độ chuyên môn của công chức cấp xã không đồng đều: ở vùng thấp là Đại học, Cao đẳng nhƣng khu vực vùng cao chủ yếu là Trung cấp. Công chức cấp xã chủ yếu có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực: quản lý văn hóa, quản lý hành chính, quản lý xã hội,... Không có một xã nào có công chức văn hóa xã hội có trình độ về lĩnh vực quản lý di tích, nhất là kiến thức về bài trí di tích, trùng tu, tôn tạo di tích, bảo vệ di tích. Mặc dù, Sở Văn hóa, Thể 44 thao và Du lịch đã tổ chức thƣờng xuyên các lớp tập huấn về công tác quản lý di sản, song do đối tƣợng không đồng đều. Hơn nữa, quá trình quản lý di tích diễn ra phức tạp nên nhiều nơi cán bộ không thể xử lý đƣợc các tình huống diễn ra trong thực tế tại các điểm di tích. Đặc biệt, tại các điểm di tích hiện còn đang thiếu đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên. Do đó, có nhiều đoàn khách đến thực hiện hoạt động tham quan, kết hợp tìm hiểu điểm di tích không đƣợc thuyết minh, hƣớng dẫn. Thực trạng này còn dẫn đến hệ luỵ là công tác tuyên truyền về di tích chƣa thật sự đúng và đầy đủ, hiểu sai lệch về điểm di tích. Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã quan tâm đến đào tạo, bồi dƣỡng cho công chức, viên chức về di tích lịch sử văn hóa. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo “thực hiện tốt công tác đào tạo và quy hoạc cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ phát triển văn hóa của cán bộ, đảng viên, công chức. Coi trọng công tác tập huấn, liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc để đào tạo và bồi dƣỡng tài năng trong lĩnh vực văn hóa”. Hàng năm, tỉnh đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp bồi dƣỡng về công tác quản lý di tích trên địa bàn. Ngoài ra, theo kế hoạch của Bộ VHTTDL tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo tồn và di sản văn hóa, Sở VHTTDL, thông báo đến các Phòng VHTT và Ban Quản lý di tích cử công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn... Thời gian tổ chức các lớp tập huấn của Bộ VHTTDL từ 2 - 3 ngày; nội dung của lớp tập huấn tùy thuộc vào chuyên đề hàng năm của Bộ VHTTDL; trong đó, hƣớng dẫn, trao đổi về quy trình, thủ tục lập hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích. Qua các lớp tập huấn đã giúp cho các công chức, viên chức nâng cao đƣợc nhận thức, kiến thức về về quản lý, trùng tu, tồn tạo di tích và khai thát, phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Tuy vậy, các địa phƣơng và các BQL di tích các huyện chƣa quan tâm cử công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Trong giai đoạn từ 2011 – 2016 có 7 ngƣời đƣợc cử đi tham gia 45 các lớp trên; số công chức, viên chức đƣợc cử đi tập huấn, bồi dƣỡng với số lƣợng rất ít so với thực tế cần đƣợc đào tạo... 2.2.4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức, viên chức, người lao động về di tích lịch sử văn hóa Hằng năm, UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục, hƣớng dẫn các văn bản Luật và văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai tổ chức các lớp tập huấn, hƣớng dẫn chuyên môn cho công chức làm công tác quản lý về văn hóa cấp tỉnh, huyện, xã... Năm 2012, Sở Tƣ pháp tỉnh Lào Cai tổ chức 01 lớp hƣớng dẫn các văn bản Luật, văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện. Đây là những văn bản pháp quy cơ bản mà những cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử cần phải nắm vững. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn về lĩnh vực văn hóa nói chung và di tích lịch sử văn hóa nói riêng. Năm 2014, Sở VHTT& DL tổ chức 02 lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cho 300 học viên. Đối tƣợng là các công chức, viên chức, cán bộ văn hóa – xã hội của các xã. Đồng thời, cung cấp các tài liệu, văn bản Nhà nƣớc có liên quan để mỗi đơn vị, địa phƣơng căn cứ thực hiện và vận dụng vào điều kiện của địa phƣơng mình cho phù hợp, cụ thể phổ biến một số văn bản cơ bản... Các lớp tập huấn trên đã cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác các bƣớc thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo di tích, việc triển khai các hoạt động bảo vệ và khai thác giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh. Qua việc tập huấn, một hệ thống kiến thức pháp luật về di tích lịch sử văn hóa đƣợc triển khai đến đông đảo cán bộ làm công tác quản lý di tích các cấp từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản. Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo cho các Phòng chuyên môn tăng cƣờng công tác tuyên truyền và có các văn bản hƣớng dẫn tuyên truyền nội dung Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Di sản văn 46 hóa, Nghị định hƣớng dẫn cho các cơ quan chức năng về văn hóa của các huyện, thành phố tiến hành phổ biến cho nhân dân trên địa bàn, từng bƣớc đƣa Luật Di sản văn hóa vào cuộc sống. Sở VHTTDL đã ký kết chƣơng trình phối hợp giai đoạn với các cơ quan, đơn vị nhƣ Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, trong đó có nội dung tuyên truyền các quy định pháp luật về công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa. Có thể nói, công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật về quản lý di tích đối với cán bộ, công chức của tỉnh Lào Cai đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, đa dạng trong cách thức tổ chức, chuyển tải đƣợc đầy đủ các nội dung đến với cán bộ. Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao nhận thức cho cán bộ, tạo sự chuyển biến trong công tác tham mƣu, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, Công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn, phổ biến giáo dục pháp luật chƣa sát với thực tế dẫn đến lúng tứng trong quản lý, kiểm soát tại các di tích lịch sử văn hóa nhƣ: việc đốt vàng mã tràn lan, thực hành tín ngƣỡng thờ Mẫu Tam phủ (hầu đồng)... 2.2.5. Hoạt động kiểm kê và lập hồ sơ xếp hạng, trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hóa * Hoạt động kiểm kê di tích Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện việc kiểm kê di tích trên địa bàn toàn tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, công bố danh mục kiểm kê di tích. Năm 2016 – 2017, Sở VHTTDL tổ chức triển khai kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo các nội dung: tên di tích, tóm tắt giá trị, hiện trạng di tích, địa điểm... Kết quả kiểm kê, Sở VHTTDL đã trình UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Danh mục kiểm kê di tích của tỉnh Lào Cai [Nguồn: Phòng Quản lý Di sản văn hóa – Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai]. Nhìn chung, hoạt động kiểm kê các hiện vật trong các di tích đã đƣợc xếp hạng tỉnh Lào Cai triển khai thƣờng xuyên; hoạt động kiểm kê di tích đƣa vào 47 Danh mục di tích trình UBND tỉnh phê duyệt đƣợc triển khai đồng bộ trong năm 2016 và năm 2017. Đây là cơ sở để tỉnh đánh giá hiện trạng của di tích, từ đó đề xuất các phƣơng án để tu bổ, phục hồi di tích và lập hồ sơ khoa học trình xếp hạng di tích theo thẩm quyền. * Hoạt động lập hồ sơ khoa học trình xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Tính đến tháng 7/2017, toàn tỉnh có 36 di tích đƣợc lập hồ sơ, 19 di tích đƣợc công nhận là di tích cấp Quốc gia, 17 di tích đƣợc công nhận là di tích cấp tỉnh. Từ năm 2011 đến tháng 8/2017 đã có 11 di tích đã đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 8 di tích lịch sử văn hóa. Các di tích đƣợc xếp hạng là các đền, địa điểm ghi dấu chiến thắng. Nhƣ vậy, hoạt động kiểm kê và lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích đã đƣợc tỉnh Lào Cai quan tâm triển khai. Tuy nhiên, hoạt động kiểm kê di tích đƣa vào hoặc đề nghị đƣa ra khỏi Danh mục di tích của tỉnh Lào Cai chƣa đƣợc triển khai hàng năm. Hoạt động lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích mới chỉ chú trọng vào các di tích lịch sử văn hóa là đền thờ các nhân thần, các danh nhân, vị tƣớng có công và địa điểm ghi dấu ấn chiến thắng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; chƣa quan tâm đến các di tích là các công trình nhà thờ, chùa có giá trị lịch sử lâu đời nhƣ: Nhà thờ đá Sa Pa, phế tích Tu Viện ở xã Tả Phìn thuộc Sa Pa, Chùa Liên Hoa ở Bảo Thắng... * Hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Mục đích chủ yếu của hoạt động tu bổ di tích là đảm bảo sự tồn tại lâu dài của di tích. Trong giai đoạn 2011 đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 12 DTLSVH đƣợc tu bổ, tôn tạo kịp thời thực hiện theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật. Các di tích lịch sử văn hoá sau khi đƣợc trùng tu, tôn tạo đã thực sự trở thành “điểm nhấn” thu hút du khách đến tham quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều di tích xuống cấp vẫn chƣa đƣợc quan tâm, tu bổ nhƣ: di tích Đền Mẫu (thành phố Lào Cai), đền Phúc Khánh (huyện Bảo Yên); một số công trình phụ trợ của di tích Đền Thƣợng (thành phố Lào Cai) đã xuống cấp, di tích Đền Đôi Cô (thành phố Lào Cai) chƣa có chỗ thu gom, xử lý rác 48 thải, [Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai]. Dự kiến trong năm 2017 và 2018, tiếp tục triển khai trùng tu, tôn tạo đối với các di tích nhƣ: đền Mẫu Thƣợng (huyện Sa Pa), đền Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) và đền Mẫu (huyện Bát Xát). Mặc dù đã có những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động tu bổ, tôn tạo nhƣng còn một số vấn đề bất cập. Một số di tích khi đang đƣợc tiến hành trùng tu, tôn tạo chƣa thực hiện tốt quy chế tu bổ di tích đã dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ trong thiết kế và thi công, làm sai lệch không gian, kiến trúc cảnh quan, thậm chí nhầm lẫn cả về nội dung trùng tu, tu bổ nhƣ đền Trung Đô (đƣa kiến trúc Đình vào trùng tu thay thế kiến trúc Đền...). Ngoài ra, nhiều di tích khi tiến hành trùng tu dập khuôn theo một mô típ giống nhau, không tuân theo tỷ lệ về không gian, kiến trúc, cảnh quan... nhƣ cổng đền Bắc Hà, đền Trung Đô, đền Phúc Khánh đều giống nhau và có kích thƣớc bằng cổng đền Thƣợng... Một số di tích có sự quan tâm đầu tƣ nguồn vốn trùng tu, tôn tạo nhƣng chƣa có hệ thống thể hiện ở bài trí nội thất nhƣ: đền Đôi Cô - Chùa Cam Lộ, đền Bảo Hà, đền Trung Đô, đền Ken, đền Cô... Nguyên nhân của tình trạng trên do BQL di tích chƣa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, trình tự, nguyên tắc tiếp nhận khi “hô thần nhập tƣợng” dẫn đến hiện tƣợng “quá tải, không mang tính hệ thống, thiếu thẩm mỹ” trong thờ tự gắn với loại hình di tích. 2.2.6. Hoạt động phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Để phát huy đƣợc giá trị của di tích lịch sử, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, quảng bá di tích; đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các điểm di tích, khai thác di tích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các di tích lịch sử văn hóa luôn đƣợc UBND tỉnh Lào Cai quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện và thành phố nghiên cứu, đầu tƣ, khai thác, phát huy phục vụ phát triển du lịch của tỉnh. Các di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc bảo vệ và khai thác phát huy giá trị phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách của địa phƣơng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. 49 Từ năm 2010, Chƣơng trình liên kết du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đƣợc ra đời, du lịch Lào Cai cùng với du lịch Tây Bắc đƣợc kết nối trên những cung đƣờng đẹp của Tây Bắc nguyên sơ và hùng vĩ, kết nối với các thắng cảnh tuyệt đẹp của vùng cực Tây của Tổ quốc và kết nối giữa các miền di tích. Tháng 8 năm 2014, tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chủ trì thực hiện lễ ký kết phát triển tuyến du lịch tâm linh dọc sông Hồng giữa ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Phọ. Lễ ký kết thuộc khung chƣơng trình hành động hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng giai đoạn 2010 - 2015. Sự ra đời của tuyến du lịch tâm linh đã giúp các di tích dọc sông Hồng của Lào Cai (đền Bảo Hà, đền Cô Tân An, Đền Đôi Cô, Đền Mẫu, Đền Thƣợng, Đền Cấm, đền Quan) đƣợc quảng bá, xúc tiến trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên các sự kiện du lịch lớn của cả nƣớc, đƣợc đƣa và các chƣơng trình du lịch của các hãng lữ hành. Qua đó, lƣợng khách đến với các di tích cũng gia tăng đột biến [Phụ lục số 4, Biểu 1]. Số lƣợng khách đến tham quan, phát tâm công đức tại các Đền ngày càng đông nên số kinh phí thu đƣợc từ các di tích lịch sử văn hóa cũng lớn. Số tiền nộp ngân sách tại các di tích lịch sử văn hóa tại thành phố Lào Cai và Bảo Yên cao hơn rất nhiều so với các huyện khác. Đây là các địa phƣơng tổ chức các hoạt động gắn với di tích và đã tạo đƣợc thƣơng hiệu nhƣ lễ hội đền Mẫu, lễ hội đền Thƣợng, lễ hội đền Bảo Hà, lễ hội đền Phúc Khánh... đƣợc duy trì tổ chức hằng năm với quy mô cấp thành phố, cấp huyện. Trong các hoạt động của lễ hội, công tác tuyên truyền, quảng bá đã đƣợc tăng cƣờng trên các phƣơng tiện truyền thông nên đã đƣợc đông đảo nhân dân và du khách thập phƣơng quan tâm và đến lễ, kính thần... Cùng với sự gia tăng lƣợng khách đến với các điểm di tích, nguồn thu từ các di tích cũng tăng lên đáng kể. Nếu nhƣ năm 2008, một số di tích tiêu biểu nhƣ Đền Thƣợng, đền Mẫu, Đền Bảo Hà, đền Đôi Cô, đề Hàng Phố, nguồn thu đạt 3,3 tỷ đồng/năm. Đến 6 tháng đầu năm 2015, nguồn thu tại Đền Thƣợng, Đền Mẫu, Đền Am, Đền Cấm, Đền Quan, Đền Đôi Cô là 8.476.625.000 đồng [6, tr.2]. Tổng nguồn thu của Ban quản lý di tích huyện Sa Pa, là 3.541.760.000 50 đồng (gồm: thu bán vé thăm quan là 1.908.775.000 đồng tính đến hết ngày 30/11/2015, thu phí bến bãi là: 194.606.000 đồng, thu công đức là: 1.438.379.000 đồng) [5, tr.2]. Kết quả thu nộp ngân sách của Ban quản lý di tích huyện Bảo Yên là 6.489.675.000đ đồng/9.300.000.000 [4, tr.2]. Nguồn thu trên là nguồn lực quan trọng để thực hiện tu bổ, tôn tạo các di tích. Chính nhờ các nguồn thu trên mà trong 5 năm trở lại đây, phần lớn các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn đƣợc tu bổ, tôn tạo từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Trong số các di tích trên địa bàn tỉnh, di tích Đền Bảo Hà là nơi có nguồn thu lớn nhất [Phụ lục số 4, Biểu 2]. Di tích lịch sử góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng. Khi du khách tới hành hƣơng và chiêm bái ngày càng tăng thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ cũng tăng cao. Tại các điểm di tích, các hộ dân kinh doanh dịch vụ nhƣ: bán hàng mã, bán hoa quả, bánh kẹo phục vụ cho nhu cầu của ngƣời đi lễ. Bên cạnh đó còn có các hộ kinh doanh hàng ăn, nhà nghỉ, khách sạn, quán nƣớc. Nhiều hộ trong vùng lân cận di tích chuyên nghề làm hàng mã phục vụ nhu cầu của khách thập phƣơng. Với sự gia tăng lƣợng khách đến các điểm di tích, có nhiều hộ dân kinh doanh các mặt hàng lƣu niệm, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ do ngƣời dân trong vùng sản xuất (đồ bạc, thổ cẩm,.). Thậm chí rất nhiều các sản vật trong vùng đƣợc ngƣời dân khai thác (măng, nấm hƣơng, mật ong, thuốc nam) hoặc ngƣời dân tự làm (tƣơng ớt, xôi màu,) đƣợc bán ở khu vực lân cận di tích. Những hoạt động kinh doanh dịch vụ đã đem lại thu nhập đáng kể cho ngƣời dân địa phƣơng, góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng. 2.2.7. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh gồm có: cơ chế, chính sách, vốn (vốn do nhà nƣớc cấp và nguồn xã hội hóa), nhân lực, 51 Tỉnh Lào Cai cũng đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực di tích nói riêng và di sản nói chung. Ngoài đội ngũ cán bộ đƣợc tuyển dụng chính thức vào làm việc trong các cơ quan quản lý cấp huyện, tỉnh, trên địa bàn tỉnh, có một số lƣợng lớn đội ngũ nhân lực tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý tại các di tích. Đội ngũ nhân lực này đƣợc nhận lƣơng từ nguồn thu quỹ, phí, công đức hàng năm của các di tích. Nguồn vốn đƣợc huy động để thực hiện công tác bảo tồn các di tích lịch sử gồm có vốn các chƣơng trình mục tiêu Quốc gia (chƣơng trình chống xuống cấp di tích, chƣơng trình mục tiêu văn hóa,), vốn từ ngân sách, vốn từ nguồn xã hội hóa. Thứ nhất, kinh phí từ ngân sách Nhà nƣớc cấp: hàng năm nhà nƣớc (ngân sách trung ƣơng và ngân sách tỉnh) dành một khoản kinh phí khá lớn cho mục tiêu chống xuống cấp di tích, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị DTLSVH. Đối với các di tích cấp quốc gia, Sở VHTTDL tham mƣu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch hàng năm và trung hạn trong việc quy hoạch trùng tu, tôn tạo di tích đề nghị Bộ VHTTDL hỗ trợ đầu tƣ kinh phí từ chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Đối với di tích cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa gửi Sở VHTTDL tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh. Từ năm 2010 đến 2016, tỉnh Lào Cai đƣợc đầu tƣ kinh phí từ nguồn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa cho trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa quốc gia nhƣ: đền Bảo Hà, đền Cấm, di tích lịch sử đồn Phố Lu với số tiền gần 20 tỷ đồng; nguồn ngân sách của tỉnh Lào Cai đầu tƣ hơn 7 tỷ đồng cho hai lần trùng tu, tôn tạo di tích đền Trung Đô. Các di tích lịch sử văn hóa tại huyện Văn Bàn và thành phố Lào Cai đƣợc trùng tu, tôn tạo từ nguồn ngân sách địa phƣơng. Đây là những di tích có nguồn thu công đức nộp ngân sách lớn và đƣợc đầu tƣ trở lại cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích. Từ năm 2013 đến năm 2016, thành phố Lào Cai đầu tƣ hơn 8 tỷ đồng cho trung tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa nhƣ: đền Thƣợng, đền Cấm, đền 52 Quan, đền Đôi Cô, đền Am; năm 2013, đền Ken của huyện Văn Bàn bị hƣ hỏng, mục nát do môi trƣờng, khí hậu mƣa nắng và do chất liệu xây dựng đơn sơ nên đƣợc UBND tỉnh đồng ý cho UBND huyện làm chủ đầu tƣ trùng tu, tôn tạo lại toàn bộ ngôi đền từ nguồn kinh phí ngân sách địa phƣơng là 1,5 tỷ và huy động nguồn xã hội hóa 3,5 tỷ đồng. Bên cạnh kinh phí từ ngân sách Nhà nƣớc cấp thì nguồn thu từ các hoạt động phát huy giá trị di tích (công đức). Đây cũng là một trong những nguồn kinh phí cho việc đầu tƣ trở lại để trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Hiện nay, các di tích trên địa bàn tỉnh Lào Cai không bán vé nên nguồn thu chủ yếu là tiền công đức của nhân dân và cho thuê không gian bán đồ lễ vật. Việc phát huy di tích của Tỉnh Lào Cai chỉ có một số di tích lịch sử văn hóa tỉnh Lào Cai có nguồn thu lớn nhƣ: đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên), đền Cô (huyện Văn Bàn), đền Thƣợng, đền Mẫu, đền Đôi Cô - chùa Cam Lộ (TP. Lào Cai)...; các di tích lịch sử văn hóa khác nguồn thu từ tiền công đức ít, thƣờng đƣợc sử dụng vào tu sửa nhỏ tại di tích và chi phí thƣờng xuyên cho hoạt động bộ máy BQL di tích cấp xã, công tác bảo vệ, chăm sóc di tích, hoạt động tổ chức lễ hội, truyền thông quảng bá phục vụ di lịch... [Phụ lục số 7]. Các di tích lịch sử văn hóa tại các huyện Bảo Yên và thành phố Lào Cai có nhiều thuận lợi hơn trong việc trùng tu, tôn tạo do có nguồn thu lớn từ các di tích nhƣ: đền Thƣợng, đền Mẫu, đền Bảo Hà, đền Mẫu Thƣợng... [Phụ lục số 8 - Bảng 1 và Bảng 2]. Thứ hai, nguồn lực từ xã hội hóa. Thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích mà Đảng, Nhà nƣớc ta đã đề ra. Xã hội hóa là hoạt động huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. Việc xã hội hóa, không chỉ dừng lại ở việc đóng góp kinh phí mà còn là cả ý thức, trách nhiệm, thể hiện sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo tồn và phát huy các di tích. Hình thức huy động đƣợc thực hiện từ các tổ chức, cá nhân nhƣ: các doanh nghiệp, nhân dân và du khách thập phƣơng... Hình thức xã hội hóa khá phong phú nhƣ: bằng tiền mặt, đồ thờ 53 tự, vật liệu xây dựng, công sức tham gia... Đây chính là nguồn lực tiềm năng quan trọng cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích hiện nay. Trong thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã nhận đƣợc tâm đức từ các tổ chức, cá nhân đóng góp cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích. Số kinh phí từ nguồn xã hội hóa (bao gồm kinh phí đầu tƣ và hiện vật nhƣ: khám thờ, tƣợng pháp, lƣ hƣơng...). Từ năm 2013 đến tháng 7/2017, kinh phí từ nguồn xã hội hóa cho di tích của tỉnh Lào Cai là hơn 15 tỷ đồng. Số kinh phí không lớn so với các tỉnh khác nhƣng phần nào hỗ trợ tích cực vào hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích của tỉnh Lào Cai. Bên cạnh đó, nhiều di tích lịch sử văn hóa đã nhận đƣợc tâm đức của nhiều du khách thập phƣơng cung tiến các hiện vật, đồ thờ cho các Đền theo ƣớc tính của các BQL di tích các huyện, thành phố khoảng 5 – 6 tỷ đồng, [Phụ lục số 9]. Năm 2017, UBND tỉnh Lào Cai giao cho Sở VHTTDL, Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài Chính, Xây dựng tiến hành khảo sát hiện trạng, lập phƣơng án dự kiến tu bổ di tích lịch sử văn hóa ở một số địa phƣơng; cho chủ trƣơng phê duyệt dự án trùng tu, tôn tạo các di tích có nguồn kinh phí huy động từ xã hội hóa đầu tƣ từ các doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh Lào Cai với tổng số nguồn vốn gần 30 tỷ đồng. Cụ thể: Đền Trịnh Tƣờng thuộc huyện Bát Xát là 11.500.000.000 đồng, Đền Nghĩa Đô thuộc huyện Bảo Yên là 6.100.000.000 đồng, Đền Cấm thuộc thành phố Lào Cai là 780.000.000 đồng, Đền Mẫu Thƣợng thuộc huyện Sa Pa là 9.000.000.000 đồng [Nguồn: Phòng QLDSVH – Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai]. Mặc dù, là một tỉnh miền núi có nhiều thành tựu trong công tác xã hội hóa hoạt đồng bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. Song, cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc, công tác xã hội hóa ở tỉnh Lào Cai cũng gặp phải một số khó khăn, trở ngại. Đó là tƣ tƣởng tƣ nhân hóa các di tích của một số mạnh thƣờng quân. Một số tổ chức, cá nhân có đóng góp lớn trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích, từ đó dẫn đến hiện tƣợng cho mình có toàn quyền trong việc sử dụng các di tích. Đây là một hiện tƣợng tƣơng đối phổ biến tại một số di tích trong đó chủ yếu là các di tích thuộc hệ thống Đạo Mẫu. Mặt khác, 54 nguồn kinh phí từ xã hội hóa đã góp phần quan trọng trong việc tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa ở Lào Cai. Tuy nhiên, số kinh phí từ nguồn xã hội hóa vẫn còn hạn chế so với tiềm năng. Điều này, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có phƣơng pháp và cách thức phù hợp để tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia góp sức vào hoạt động tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử. * Hợp tác về bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH của tỉnh Lào Cai Việc phối hợp, hợp tác đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức chính là phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nƣớc và hình thức phối hợp với các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện các chƣơng trình bảo tồn, phát huy giá trị di tích hoặc kêu gọi, huy động những nguồn tài trợ cho các chƣơng trình này. Trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai thƣờng xuyên phối hợp với các cơ quan nhƣ: Cục Di sản Văn hóa, Viện Khảo cổ học, Viện Bảo tồn di tích... triển khai các chƣơng trình, dự án bảo tồn di tích trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, sự phối hợp với các cơ quan chuyên ngành chủ yếu trong công tác nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học về di tích. Trong hợp tác quốc tế, tỉnh Lào Cai đã mở rộng quan hệ với nhiều vùng, lãnh thổ, tổ chức quốc tế đƣợc duy trì và mở rộng: Vùng Aquitaine (Cộng hoà Pháp), Ngân hàng thế giới (WB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Bảo tàng Pháp, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Oxfam (Anh) Tuy nhiên, các quan hệ hợp tác mới chỉ tập trung vào các hoạt động nhƣ: Quy hoạch du lịch tỉnh Lào Cai, đầu tƣ nguồn vốn cho hạ tầng du lịch, đào tạo ngoại ngữ, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội... Các hoạt động về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa chƣa đƣợc quan tâm đƣa vào nội dung hợp tác. Còn rất nhiều các nội dung cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế mới có thể thực hiện tốt nhƣ: kêu gọi đƣợc các nguồn lực đầu tƣ cũng nhƣ tận dụng công nghệ, kỹ thuật tiến tiến của các tổ chức trong quan hệ hợp tác quốc tế cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa... 55 2.2.8. Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Hàng năm, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức kiểm tra hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị tại các di tích trên địa bàn tỉnh; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở, Phòng Quản lý Di sản văn hóa – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch định kì hoặc đột xuất công tác thanh tra, kiểm tra di tích đối với các huyện, thành phố. Các đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_lich_su_van_hoa_tai_dia.pdf
Tài liệu liên quan