LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH
SỬ VĂN HÓA.8
1.1. Khái niệm cơ bản . 8
1.1.1. Di sản văn hóa. 8
1.1.2. Di tích lịch sử văn hóa . 9
1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa. 12
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa. 14
1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế về di tích lịch sử văn hóa14
1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về di tích lịch sử văn hóa 17
1.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và
chuyên môn về di tích lịch sử văn hóa. 17
1.2.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, vật chất để bảo vệ và phát
huy giá trị di tích lịch sử văn hóa. 19
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hoá. 21
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa. 22
1.3.1. Quan điểm, đường lối của Đảng . 22
1.3.2. Thực trạng hệ thống di tích lịch sử văn hóa. 23
1.3.3. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý di tích lịch sử văn hóa. 24
1.3.4. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. 25
1.3.5. Hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa giữa các nước . 26
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa ở một số địa
phương và bài học kinh nghiệm cho quận Ba Đình. 27
124 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức cơ sở
Đảng, các phòng, ban, ngành và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Luật Di
sản văn hóa, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo
Luật Di sản văn hoá; Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của
Chính phủ về quy định thẩm quyền, trình tự thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch,
dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh;
Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 về việc quy định chi tiết
một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Nghị định số
166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 về quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục
lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Hướng dẫn, phối hợp các phường thực hiện tốt Quyết định số
48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc
ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá
và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cơ quan quản lý di tích đã tiến hành quy hoạch đảm bảo mục đích lâu
dài cho tiến trình bảo tồn. Trước hết, quận Ba Đình đã xác định khoanh vùng
bảo vệ cho các công trình tín ngưỡng, tôn giáo, đặt mốc chỉ giới cho các di
45
tích. Việc làm đó tránh tình trạng các cá nhân và các dự án đầu tư phát triển
quy hoạch chỉnh trang đô thị, các công trình xây dựng mới vi phạm đến vùng
bảo vệ và cảnh quan di tích. Hiện nay, 100% các di tích được xếp hạng đã
được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa và được cơ
quan chức năng xác nhận tại hồ sơ xếp hạng di tích. Tuy nhiên, do các di tích
trên địa bàn quận đã bị thu hẹp không gian vật chất từ cách đây rất lâu nên
hầu hết các di tích chỉ thực hiện được quy hoạch một vùng trung tâm- vùng có
các di tích gốc, khả năng mở rộng phạm vi quy hoạch ba vùng (vùng trung
tâm, vùng bao quanh khu trung tâm và vùng sinh thái) là khó khả thi đối với
hệ thống di tích ở quận Ba Đình.
Cùng với việc lập quy hoạch, quận Ba Đình còn xây dựng kế hoạch ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích
lịch sử trên địa bàn.
Đối với kế hoạch ngắn hạn: được thực hiện hàng năm, UBND quận Ba
Đình giao cho phòng VH&TT quận phối hợp Ban Quản lý Di tích Danh thắng
Hà Nội lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Đối với kế hoạch trung hạn: được thực hiện trong thời gian 5 năm. Trong
thời gian 5 năm, Phòng VH&TT Quận phối hợp với một số đơn vị lập kế
hoạch tổ chức nghiên cứu, khảo sát kiểm kê di tích và kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ làm công tác quản lý di tích.
Đối với kế hoạch dài hạn: được thực hiện từ 7 đến 10 năm. Phòng
VH&TT Quận mời cán bộ chuyên môn của Ban Quản lý Di tích Danh thắng
Hà Nội tổ chức khảo sát hiện trạng kỹ thuật di tích tiến tới lập dự án bảo
quản, tu bổ và tôn tạo di tích; Bên cạnh đó, Phòng VH&TT Quận phối hợp
với các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền quảng bá cho
các di tích, đặc biệt là lễ hội tại đền Voi Phục, tham quan du lịch tôn giáo tín
ngưỡng tại chùa Một Cột, đền Quán Thánh; Đồng thời có kế hoạch phối hợp
46
với các trường học để nhân rộng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, góp phần vào tiến trình bảo tồn phát huy giá trị di tích trên địa bàn
quận.
2.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách về di tích lịch sử văn hóa
Về hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa: Những năm qua,
công tác đầu tư tu bổ tôn tạo di tích được triển khai bài bản, nhiều di tích đã
hoàn thành tu bổ và tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động tôn giáo tín ngưỡng.
Các dự án tu bổ tôn tạo di tích được triển khai bài bản, đúng quy trình, đảm
bảo tiến độ và chất lượng.
Việc lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích được thực hiện theo đúng quy trình
bảo đảm tính khoa học, cụ thể như sau:
Thứ nhất, lựa chọn chính xác các di tích cần tu bổ, tôn tạo để lập dự án.
Thứ hai, tuyển chọn các đơn vị có đủ điều kiện, năng lực tham gia lập dựa án.
Thứ ba, tổ chức chỉ đạo cho các đơn vị khảo sát di tích, lấy cơ sở dữ liệu
để tiến hành lập dự án.
Thứ tư, tổ chức thẩm định dự án.
Thứ năm, tuyển chọn dự án.
Trong giai đoạn năm 2017- 2020, nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác
quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá trên địa bàn quận,
UBND quận đã ban hành Quyết định số 3302/QĐ-UB ngày 04/12/2018 về
việc giao Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng quận là chủ đầu tư các dự án
mới bổ sung vào kế hoạch đầu tư công để thực hiện trong giai đoạn này, cụ
thể như sau:
47
Bảng 2.4: Danh mục các DTLSVH chuẩn bị được đầu tư, tu bổ, tôn tạo
giai đoạn 2017-2020 và các năm sau
TT
Tên di tích
Phường
Đã xếp hạng
Bộ Văn hoá
xếp hạng
UBND
thành phố
xếp hạng
1 Chùa Thanh Ninh (Am Cây Đề) Điện Biên x
2 Chùa Bát Tháp Đội Cấn x
3 Chùa Kim Sơn Kim Mã x
4 Chùa Châu Long Trúc Bạch x
5 Chùa Bát Mẫu Ngọc Hà x
6 Đình Hữu Tiệp Ngọc Hà x
7 Đình Kim Mã Kim Mã x
8 Đình Giảng Võ Giảng Võ x
9 Đình Đại Yên Ngọc Hà x
10 Đình Ngũ Xã Trúc Bạch x
11 Đình Kim Mã Thượng Cống Vị x
12 Đình Xuân Biểu Kim Mã x
13 Đền Hữu Tiệp Ngọc Hà x
14 Đền Đống Nước Ngọc Hà x
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Phòng Văn hóa và Thông tin Quận năm 2019
Hiện tại 08 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư. Ban QLDA
XDĐT đã chỉ định thầu đơn vị tư vấn thiết kế và đang triển khai các bước tiếp
theo; 02 dự án đang trình phê duyệt và 04 dự án đang hoàn thiện hồ sơ tiếp
tục phê duyệt chủ trương dầu tư.
Qua những di tích đã được tu bổ, tôn tạo, có thể thấy phòng VH&TT
quận Ba Đình chỉ đạo có hiệu quả công tác tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp
cho di tích ở quận. Tuy nhiên, kinh phí nhà nước dành cho tu bổ chưa đủ để
giải quyết triệt để tình trạng xuống cấp của di tích nên việc tu bổ mới chỉ hạn
48
chế đối với từng hạng mục di tích, nhiều di tích chưa được xếp hạng nên
không có kinh phí để tu bổ, tôn tạo nên đã và đang ngày càng xuống cấp, cần
được các cấp chính quyền quan tâm và đầu tư hơn nữa trong thời gian tới. Đối
với các di tích CMKC, việc trùng tu, tôn tạo gặp nhiểu khó khăn do chỉ dựa
vào nguồn vốn ngân sách, hầu như không thể huy động xã hội hóa.
Về công tác kiểm kê, xếp hạng di tích lịch sử văn hóa: UBND quận đã
chỉ đạo Ban quản lý di tích quận phối hợp với Ban quản lý di tích địa phương
tiến hành kiểm kê di tích trên địa bàn theo quan điểm nhất quán, thường
xuyên. Trên địa bàn quận Ba Đình hiện có 54 DTLSVH &CMKC đã được
xếp hạng. Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tích được xếp hạng
cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nằm trên địa giới hành chính của quận Ba Đình
nhưng mọi hoạt động do Bộ VHTT&DL trực tiếp quản lý. Khu Trung tâm
Hoàng Thành Thăng Long- di tích thứ hai trên địa bàn quận được xếp hạng
cấp Quốc gia đặc biệt (Năm 2010 khu di tích này được tổ chức UNESCO xếp
hạng là di sản văn hóa thế giới) - do UBND thành phố Hà Nội quản lý, quận
Ba Đình chỉ phối hợp quản lý trong công tác đảm bảo an ninh.
Qua khảo sát và nghiên cứu biểu thống kê danh mục các DTLSVH của
quận Ba Đình cho thấy, việc phân loại di tích đã được tiến hành theo 04 tiêu
chí sau: Tên di tích- Địa chỉ của di tích- Di tích xếp hạng (cấp xếp hạng, năm
xếp hạng)/ Di tích chưa xếp hạng- Phân cấp quản lý di tích. Có thể nhận thấy,
đây là biểu thống kê cơ bản về các di tích ở quận. Từ nguồn tư liệu thu thập
được cùng với những giá trị hiện hữu trong mỗi di tích, tiến hành việc phân
loại, xác định đúng loại hình phù hợp với nội dung, đặc điểm. Trên cơ sở đó,
tiến hành hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích một cách có hiệu quả. Các
di tích được phân ra từng thời kỳ, từng loại khác nhau như: đình, đền, cơ sở
hoạt động cách mạng kháng chiếnPhòng VH&TT quận Ba Đình phối hợp
với Ban quản lý di tích, các cơ quan chuyên môn đánh giá mức độ hay giá trị
49
tiêu biểu của các di tích, lập hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý và các thủ tục xin
đề nghị xếp hạng theo quy định.
Phòng VH&TT quận Ba Đình đã có chương trình nhập số liệu các di
vật, cổ vật của từng di tích, kèm theo là các hình ảnh để theo dõi bảo vệ được
chính xác hơn. Việc kiểm kê các hiện vật trong di tích đã được tiến hành theo
Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện
pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích.
Về công tác truyên truyền, quảng bá và phát huy các di tích trên địa bàn
quận. Hoạt động phát huy giá trị di tích là sử dụng có hiệu quả các giá trị của
di tích vào việc giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, thẩm mỹ; sử dụng di
tích như một nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở đó tuyên
truyền sâu rộng trong cộng đồng về nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc
bảo vệ di sản văn hóa. Ý thức được đây là một hoạt động vô cùng quan trọng
và cần thiết nên trong những năm qua, UBND quận cùng với Ban Quản lý di
đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, qua đó
không chỉ khơi lên niềm tự hào mà còn nâng cao ý thức cộng đồng trong việc
gìn giữ, phát huy, quảng bá những giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích
lịch sử văn hóa nói riêng, cụ thể:
Thứ nhất, trên Cổng thông tin điện tử, Tập san của quận thường
xuyên có những bài viết giới thiệu, tuyên truyền về gìn giữ và bảo tồn di
tích lịch sử văn hóa. Ngoài ra hình ảnh các di tích lịch sử văn hóa còn xuất
hiện trên các trang báo khác, trên các website của các công ty du lịch, tại
các sự kiện văn hóa nhằm giới thiệu rộng rãi các di tích đến với du khách
trong và ngoài nước.
Thứ hai, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia trực tiếp vào quá trình
quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích như trông coi hương khói tại các
điểm di tích, tham gia các đội tế lễ trong các lễ dâng hương tại di tích, tham
50
khảo ý kiến các vị cao niên trong công tác tôn tạo di tích qua những hoạt
động này giúp người dân phát huy vai trò là chủ thể sáng tạo của di tích đồng
thời là chủ thể thực hành, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa.
Thứ ba, Ban Quản lý di tích cũng giới thiệu về các di tích trên các
phương tiện thông tin đại chúng như Đài truyền hình Hà Nội, xuất bản sách.
Năm 2009, UBND quận phối hợp với Nxb Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn
sách Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng kháng chiến quận Ba Đình- cuốn
sách tổng hợp những bài viết của nhiều tác giả giới thiệu về 23 di tích lịch sử
văn hóa và kháng chiến tiêu biểu của quận Ba Đình, như Đền Quán Thánh,
Chùa Một Cột, Hoàng Thành Thăng Long
Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức các giá trị di tích lịch
sử văn hóa cho cộng đồng sẽ tác động đến ý thức, lòng tự hào, tình yêu di tích
văn hóa, tạo ra động lực tinh thần để người dân đóng góp trí tuệ, công sức,
tiền của cho các dự án tu bổ, tôn tạo di tích.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và
các hoạt động tại các di tích thuộc cấp quận trực tiếp quản lý, UBND quận đã
chỉ đạo UBND, công an các phường Ngọc Khánh, Quán Thánh, Trúc Bạch,
Ngọc Hà tổ chức triển khai, tổ chức lực lượng duy trì an ninh trật tự, vệ sinh
môi trường, đảm bảo không kinh doanh các dịch vụ ăn uống trong khuôn viên
di tích; Họp Ban Quản lý di tích phân công lịch trực cho các thành viên Ban
Quản lý di tích, bố trí lực lượng bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn cho di tích,
đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán. Các Ban Quản lý di tích đã phát huy vai
trò, trách nhiệm tích cực hướng dẫn nhân dân và khách thập phương thực hiện
đúng Luật Di sản văn hoá, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Quy chế thực hiện
nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo nơi thờ tự, nội quy,
quy định tại di tích. Việc tổ chức các lễ hội tại di tích được tổ chức theo đúng
quy chế của Nhà nước ban hành, các lễ hội được sự tham gia hưởng ứng tích
51
cực của các tầng lớp nhân dân và khách thập phương, đảm bảo an toàn, lành
mạnh và tiết kiệm trong quá trình tổ chức lễ hội.
2.3.3. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên
môn về di tích lịch sử văn hóa
Cũng giống như các ngành khác trong cơ cấu bộ máy quản lý nhà
nước, ngành văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức và hoạt động theo
tuyến ngành dọc: từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch (cơ quan giúp việc cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là
Phòng Quản lý di sản và Ban Quản lý di tích danh thắng), đến Phòng
VH&TT quận/huyện, UBND xã/phường mà trực tiếp quản lý là Ban Quản
lý di tích cơ sở.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên
môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND
thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa, gia đình, thể
dục, thể thao, du lịch và quảng cáo. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thành phố Hà Nội ban hành Quyết định thành lập các phòng chức năng, giao
trách nhiệm cho phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo Sở về
các nội dung sau:
- Tổng hợp, lập kế hoạch 05 năm và kế hoạch hàng năm về bảo tồn
DTLSVH trình UBND thành phố phê duyệt;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế, đề ra giải pháp huy động, quản lý,
sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được
UBND thành phố phê duyệt;
- Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực
bảo vệ di tích thành phố có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường
của di tích;
52
- Tổ chức lập hồ sơ khoa học cho các di tích, làm thủ tục trình UBND
thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định xếp hạng;
- Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản
văn hóa phi vật thể thuộc địa bàn thành phố;
- Hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn
hóa phi vật thể ở thành phố cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt
Nam định cư ở nước ngoài;
- Tổ chức, chỉ đạo việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định
của pháp luật;
- Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong
phạm vi thành phố, cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc bảo tàng thành phố và sở hữu tư nhân;
- Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di
sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử
tại địa phương;
- Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
làm công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa;
- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc quản lý, bảo vệ sử dụng các di
tích ở các quận; có quyền hạn tạm thời đình chỉ việc tu bổ và sử dụng di tích
nếu phát hiện có vi phạm về nội dung tu bổ và mục đích đã được phê duyệt;
đồng thời báo cáo với thường trực UBND thành phố xem xét, xử lý kịp thời;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, tổ chức các chuyên đề về công tác quản lý
DTLSVH và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác quản lý di tích ở
thành phố.
Như vậy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối tham
mưu giúp UBND thành phố Hà Nội trong công tác quản lý DTLSVH.
53
Phòng Văn hóa và Thông tin quận Ba Đình
Điều 50 Nghị định số 92 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Di sản văn hóa, quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp
quận/huyện đối với việc quản lý di tích lịch sử văn hóa như sau: UBND cấp
quận/huyện chịu trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa
vật thể và di tích lịch sử văn hóa phi vật thể trong phạm vi địa phương; tổ
chức ngăn chặn, bảo vệ, xử lý vi phạm; đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xếp hạn; xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị
di tích.
Như vậy, phòng Văn hóa- Thông tin quận Ba Đình là cơ quan chuyên
môn giúp UBND quận Ba Đình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh
vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông trên địa bàn quận theo
hướng dẫn từ Thông tư liên tịch số 07/2015/BVHTTDL-BNV, ngày
14/9/2015 của liên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ.
Phòng Văn hóa- Thông tin quận Ba đình hiện tại có 07 biên chế (01
Trưởng phòng, 02 Phó phòng và 04 chuyên viên), 100% trình độ Đại học.
Nhìn chung cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý di tích của quận
Ba Đình đã đạt chuẩn về chuyên môn, nghề nghệp. Tuy nhiên, do tình trạng
biên chế của phòng VH&TT quận Ba Đình còn ít và khối lượng công việc khá
lớn, tính chất công tác quản lý di tích phụ thuộc nhiều yếu tố môi trường tự
nhiên và xã hội, nên đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý di tích ở quận còn
gặp những khó khăn nhất định.
Phòng Văn hóa- Thông tin quận Ba Đình chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế, công tác của UBND quận Ba Đình đồng thời chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và
Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội.
Đối với lĩnh vực văn hóa, phòng Văn hóa- Thông tin có nhiệm vụ: Xây
dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa ngắn hạn và dài hạn;
54
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo công tác chuyên môn đối
với các đơn vị như: Cổng Thông tin điện tử, Tập san Ba Đình, Bản tin Ba
Đình; Quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn, bảo tàng các di tích lịch sử
đã được xếp hạng, thẩm định các hồ sơ xin phép xếp hạng, tu bổ, tôn tạo;
Quản lý và chỉ đạo công tác bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể;
Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý và tổ chức thực hiện các lễ hội
truyền thống trên địa bàn quận.
Hàng năm, phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận tổ chức
lớp tập huấn công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích cho các thành phần
tham dự gồm: Lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban chuyên môn; Phó chủ
tịch văn xã, cán bộ văn hóa thông tin 14 phường; Trưởng, Phó ban quản lý di
tích các đình, đền và Vị trụ trì các chùa trên địa bàn quận.
Bên cạnh đó, cán bộ phòng thường xuyên tham gia lớp tập huấn công
tác quản lý di tích do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Thông qua
những nội dung học tập, trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng quản lý nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn mình quản lý.
Ban quản lý di tích cấp phường
Hiện nay, 14/14 phường thuộc quận Ba Đình đã có Ban quản lý di
tích. Tùy theo thực tế của từng phường mà thành phần BQLDT có thể khác
nhau và số lượng từ 6-10 người hoặc nhiều hơn. Ngoài Trưởng ban và Phó
trưởng ban, BQLDT thường có thêm thành viên đại diện các ban, ngành,
đoàn thể như: Đại diện Mặt trận tổ quốc, Hội Người cao tuổi, Lãnh đạo cụm
dân cư có di tích, đại diện di tích (sư trụ trì, quản thủ) và một số thành
phần khác do UBND phường chọn cho phù hợp yêu cầu quản lý ở địa
phương. Đến nay, 100% các phường ở quận đều được biên chế 1 cán bộ văn
hóa xã hội trực tiếp theo dõi, quản lý di tích. Đây là một trong những chức
danh cán bộ công chức xã, phường theo quy định. Tuy vậy, hầu hết cán bộ
55
VH&TT phường lại chưa có chuyên môn nghiệp vụ sâu về ngành bảo tồn,
bảo tàng. Vì vậy, trong công tác quản lý DTLSVH tại cơ sở cũng còn những
khó khăn và hạn chế nhất định.
UBND cấp phường có trách nhiệm đối với việc quản lý di sản văn hóa
nói chung và di tích lịch sử như sau:
- Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết di sản văn hóa;
- Tiếp nhận những khai báo về di sản văn hóa để chuyển lên cơ quan
cấp trên;
- Kiến nghị việc xếp hạng di tích;
- Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới sự
an toàn của di sản văn hóa;
- Ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan theo thẩm quyền.
Ban quản lý di tích có vai trò trực tiếp giúp UBND phường thực hiện
hoạt động quản lý các DTLSVH ở phường với các nội dung sau:
- Triển khai bảo vệ, giữ gìn các DTLSVH ở phường;
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức của nhân dân địa phương trong
việc bảo vệ và sử dụng DTLSVH;
- Lập kế hoạch và dự trù kinh phí, thực hiện việc tu bổ các DTLSVH
theo chỉ đạo của UBND quận;
- Tổ chức các dịch vụ và bảo vệ cần thiết trong việc sử dụng các
DTLSVH ở phường theo quy định;
- Thường xuyên kiểm tra các hoạt động bảo vệ di tích của các Tiểu ban
quản lý di tích tại cơ sở để kịp thời hướng dẫn, hạn chế sai phạm trong công
tác quản lý di tích tại phường. Ban quản lý di tích phường có quyền tạm đình
chỉ và kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn mọi vi phạm về DTLSVH và sử dụng
di tích sai mục đích như lấn chiếm trái phép, phá vỡ cảnh quan, đồng thời báo
cáo với UBND phường để có hướng xử lý sai phạm kịp thời;
56
- Tham mưu, đề nghị UBND quận khen thưởng cho cá nhân, tập thể có
thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH và xử phạt theo quy
định của pháp luật đối với các cá nhân, tập thể vi phạm việc bảo vệ và sử
dụng DTLSVH.
Hàng năm, các phường đều củng cố và kiện toàn các BQLDT nhằm bổ
sung, điều chỉnh cơ cấu nhân sự cho phù hợp với địa phương mình. Kinh phí
hoạt động của BQLDT phường và người trông coi di tích được huy động trên
cơ sở:
- Hoạt động tham quan thắng cảnh, du lịch, lễ hội truyền thống;
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân;
- Tiền công đức của nhân dân;
- Ngân sách phường chi hỗ trợ (đối với trường hợp di tích không có
nguồn thu hoặc thu không đảm bảo chi trợ cấp chi người trông coi bảo vệ di
tích) và được xem xét cân đối trong dự toán chi ngân sách phường hàng năm.
Việc sử dụng kinh phí tại di tích phải được thực hiện đúng nguyên tắc
tài chính hiện hành.
Nguồn nhân lực của ngành VH&TT quận Ba Đình hiện nay từ cấp
quận đến cấp phường có số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn đào tạo từ
cao đẳng, đại học đạt khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên sâu
về công tác bảo tồn, bảo tàng chưa cao. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của nhiệm
vụ về công tác quản lý DTLSVH ở quận, rất cần được sự quan tâm, chú trọng
của Quận ủy, UBND quận trên mọi lĩnh vực, trong đó phải có kế hoạch đào
tạo nguồn nhân lực chuyên ngành bảo tồn, bảo tàng để đáp ứng yêu cầu phát
triển của địa phương trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
2.3.4. Phân bổ và huy động nguồn lực tài chính, vật chất để bảo vệ và
phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa
Nguồn lực tài chính, vật chất cho công tác quản lý di tích lịch sử văn
hóa chủ yếu được sử dụng cho công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di
57
tích. Hiện nay, có 3 nguồn lực chủ yếu: thứ nhất là từ ngân sách nhà nước
cấp, thứ hai là nguồn lực từ cộng đồng- là hình thức xã hội hóa hoạt động bảo
tồn di tích, thứ ba là nguồn thu từ các hoạt động phát huy giá trị di tích.
Định kỳ hàng năm UBND quận đều bố trí một số kinh phí ngân sách
nhà nước dành cho công tác tổ chức hoạt động quản lý di tích, công tác chuẩn
bị đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích với số tiền trên 10 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia về chống
xuống cấp di tích của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và kinh phí của
UBND thành phố dành cho các di tích thực sự tiêu biểu. Khoản kinh phí này
sẽ đầu tư theo tình trạng các hạng mục công trình, trong đó bao gồm: di tích
bị hư hỏng nặng cần tu sửa cấp thiết, di tích đã xuống cấp, di tích được thực
hiện chế độ bảo quản.
Đối với nguồn kinh phí được nhà nước đầu tư, việc quản lý phải tuân
thủ đúng các nguyên tắc tài chính. Để đầu tư cho việc tu bổ một di tích phải
trải qua quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ thực trạng của di tích đến quyết
định phân bổ ngân sách, việc sử dụng ngân sách phải đúng mục đích và có
hiệu quả.
Kinh phí từ phong trào xã hội hóa hoạt động bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di
tích trong đó có kinh phí do người dân đóng góp, ngoài ra còn có thể huy
đông từ các doanh nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ. Hình thức huy động
được thực hiện từ các tổ chức, cá nhân như: các công ty có trụ sở đóng trên
địa bàn quận, nhân dân sinh sống tại chỗ, khách thập phươngHình thức ủng
hộ của nhân dân cũng phong phú, ngoài việc công đức bằng tiền mặt còn có
hình thức quyên góp về vật liệu xây dựng, công đức các đồ thờ tự, công sức
bảo vệ, giữ gìn di tích.
Theo thống kê của phòng VH&TT quận Ba Đình, nguồn kinh phí từ
công tác xã hội hóa được thực hiện tương đối hiệu quả, từ 2016 đến nay nhiều
58
di tích đã được tu bổ chống xuống cấp bằng nguồn huy động đóng góp của
nhân dân với tổng kinh phí đạt gần 20 tỷ đồng, các di tích thực hiện tốt xã hội
hoá, đó là: Đình Vạn Phúc, đình An Trí, đình Vĩnh PhúcQuá trình tu bổ các
di tích được quản lý, giám sát chặt chẽ, đảm bảo theo đúng Luật Di sản văn
hoá. Theo số liệu báo cáo của phòng VH&TT tin quận Ba Đình, trong năm
2018, một số công trình đã được thi công, hoàn thiện với sự đóng góp của
nguồn vốn xã hội hóa:
Bảng 2.5: Các di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo
với sự đóng góp từ nguồn vốn xã hội hóa
TT Tên công trình Tổng mức đầu
tư (vnđ)
Nguồn vốn XXH
(vnd)
1 Tu bổ tôn tạo đình Vĩnh Phúc 19.731.080.000 3.200.000.000
2 Tu bổ chống xuống cấp tòa đại
đình và cải tạo hệ thống thoát
nước di tích đình Vạn Phúc
21.884.549.000 >4.500.000.000
3 Tu bổ tôn tạo di tích đình An Trí 31.946.097.000 4.900.000.0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_lich_su_van_hoa_tren_di.pdf