PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HÓA
1. Một số khái niệm cơ bản . 8
1.1. Di sản văn hóa Việt Nam . 8
1.2. Di tích lịch sử văn hóa .8
1.4. Khái niệm quản lý di tích lịch sử gắn với phát triển kinh tế văn hóa xã
hội.11
1.5. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa .12
1.6. Vai trò của di tích lịch sử đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá xã
hội.18
1.7. Một số kinh nghiệm của các tỉnh trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy
các giá trị của di tích lịch sử 21
1.7.1. Tỉnh Kon Tum .22
1.7.2. Tỉnh Lâm Đồng . .25
1.7.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho tỉnh Đắk Nông .26
Tiểu kết chương 1 .27
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ
VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG .29
2.1. Tổng quan về địa lý, lịch sử và văn hoá Đắk Nông .29
2.1.1. Địa danh và tiến trình lịch sử .29
2.1.2. Vị trí địa lý.30
2.2. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử ở Đắk Nông thời gian qua 31
2.2.1. Các di tích lịch sử vă hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay.31
102 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc phòng; ông Nguyễn Tạo - Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp; ông
Trần Quế - Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp; thượng tướng Trần Sâm, thượng
tướng Trần Văn Quang..
Năm 2004, sau khi tỉnh Đăk Nông được tái lập, Sở VHTT và DL đã
sưu tầm hàng trăm tài liệu, hiện vật lịch sử để xây dựng hồ sơ khoa học cho di
tích. Được sự quan tâm của cơ quan chính quyền trung ương và địa phương,
đặc biệt là các cựu tù chính trị từng bị giam giữ tại đây, ngày 17-3-2005, nhà
ngục Đăk Mil đã được Bộ VHTT và DL công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Tỉnh Đăk Nông đã tiến hành xây dựng, tu bổ di tích theo nguyên trạng
ban đầu. Theo đó, toàn cảnh nhà ngục được phục dựng trên khuôn viên rộng
hơn 2.000m2. Bên cạnh đó, tiến hành xây dựng thêm các hạng mục phụ như
nhà trưng bày hiện vật, bia đá tưởng niệm... với tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ
đồng.
Sau khi đi vào hoạt động, nhà ngục Đăk Mil trở thành địa điểm du lịch
về nguồn hết sức bổ ích.
2.2.1.6.Di tích lịch sử Đồi 722
Địa điểm ghi dấu nhiều trận đánh ác liệt của lực lượng bộ đội chủ lực ta
và quân, dân địa phương trong suốt chặng đường lịch sử từ năm 1968 đến
1975 nhằm tiêu hao sinh lực địch, đánh phá hệ thống đồn bốt đang án ngữ phá
hoại đường Hồ Chí Minh trên chiến trường nam Tây Nguyên.
Địa điểm Đồi 722 - Đắk Sắk là một trại lực lượng đặc biệt Đức Lập
(Camp Duc Lap) được Mỹ - Ngụy thiết lập năm 1965, cách trung tâm quận
Đức Lập (tỉnh Quảng Đức cũ) khoảng 10 km về hướng đông (nay thuộc địa
phận thôn Thổ Hoàng 4, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil). Tại đây địch xây dựng
các công sự kiên cố với 12 lớp hàng rào, bên trong là tường đất có ụ chiến
40
đấu, hào sâu cắm chông, gài mìn. Lực lượng địch tại đây là 01 tiểu đoàn được
trang bị quân trang vũ khí hiện đại.
Năm 1968, bộ đội chủ lực của ta phối hợp với quân và dân địa phương
nổ súng tấn công quận lỵ Đức Lập và một loạt vị trí đóng quân của địch trên
toàn tuyến Sapa, Đắk Lao và Đắk Sắk... đồng thời chặn đánh các cánh quân
chi viện của địch. Đêm 24/8/1968, căn cứ trại lực lượng đặc biệt Đức Lập –
nơi cố thủ cuối cùng của địch đã bị tiêu diệt, đại bộ phận quân chiếm đóng và
hệ thống Ngụy quyền từ huyện đến xã tan rã, giải phóng hàng ngàn dân, bộ
đội ta hoàn toàn làm chủ trận địa.
Ta chiếm đóng trại lực lượng đặc biệt Đức Lập được 3 đến 4 ngày thì
địch huy động tổng lực quân đội từ Buôn Ma Thuột và các căn cứ quân sự
đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Đức tiếp ứng, bao vây tấn công bất ngờ, chúng
huy động máy bay B52, dùng hỏa tiễn, pháo 105mm, pháo 155mm, pháo
175mm, gài mìn Claymore và đại liên dội xuống trại lực lượng đặc biệt Đức
Lập trong suốt hơn 3 ngày đêm.
Sau gần 10 ngày đêm chiến đấu, ta tiêu diệt hơn 1.300 tên địch; bắn hạ
nhiều phương tiện chiến tranh và thu nhiều quân trang, vũ khí. Tuy nhiên, do
thông tin chậm, lại chưa được chi viện lực lượng và tiếp tế lương thực kịp
thời nên ta chỉ chống trả và cầm cự được trong 3 ngày. Trong trận chiến quyết
tử đầy khốc liệt này, ta đã hy sinh hơn 200 đồng chí. Địch tái chiếm trại Đức
Lập.
Địa điểm chiến thắng đồi 722 – Đắk Sắk được Bộ Văn hóa, Thể thao &
Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia, theo Quyết định số
4063/QĐ-BVHTTDL ngày 24/10/2012.
2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay
41
Từ giữa năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã có quyết định
thành lập quản lý di tích, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước giúp tỉnh
làm tốt hơn việc quản lý, bảo vệ di tích lịch sử. Song vấn đề đáng nói ở đây là
vẫn chưa có được sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất cao giữa các cấp, các ngành
để biến các di sản văn hóa thực sự trở thành những sản phẩm du lịch, nhằm đưa
du lịch vào hoạt động, tạo buớc phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của Đắk Nông.Công tác quy hoạch phát triển du lịch Đắk Nông
giai đoạn 2010 đến năm 2020 tuy đã được xây dựng và ban hành song chưa thật
được chú trọng cũng như chưa hướng sự quan tâm của toàn xã hội, các ngành,
các cấp đến việc bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích trong phát triển du
lịch. Vì thế các điểm du lịch ở Đắk Nông phát triển còn mang nặng tính chất tự
phát, công tác quản lý gặp nhiều lúng túng. Mặc dù việc giải quyết hài hòa mối
quan hệ giữa quản lý chuyên môn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với
việc bảo vệ, trùng tu, khai thác của chính quyền địa phương là một vấn đề tế
nhị, phức tạp, nhưng không phải là không thể giải quyết được. Hiện nay, lĩnh
vực du lịch đã được thống nhất trong một ngành, chắc chắn sẽ tạo được mối liên
kết và phối hợp chặt chẽ. Trong quy hoạch mới về phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2010 đến 2020 nói chung, phát triển du lịch nói riêng sẽ có những định
hướng, tạo sự gắn kết trong công tác bảo tồn và phát triển, đem lại hiệu quả kinh
tế và văn hóa ngày càng cao.
2.2.2.1. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Đắk
Nông.
Do có sự quan tâm của chính quyền địa phương và các ngành chức
năng trong tỉnh nên việc quản lý, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa trong thời
gian qua được thực hiện bước đầu mang lại kết quả như: Công tác điều tra,
khảo sát các di tích được quan tâm, thực hiện định kỳ để kịp thời có các chính
sách để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Qua công tác điều tra, khảo sát,
42
hàng năm, UBND tỉnh có nguồn kinh phí phân bổ cho công tác trùng tu, tôn
tạo các di tích. Một số di tích quan trọng thường xuyên được trùng tu, tôn tạo
và bảo vệ.
Trong những năm qua, công tác tu bổ, chống xuống cấp và tôn tạo di
tích được đầu tư nhiều tỉ đồng hàng năm từ ngân sách Nhà nước, từ sự đóng
góp to lớn của các ngành, các cấp, của nhân dân trong và ngoài dành cho các
di tích, một số được đầu tư tu bổ, tôn tạo khá tốt, hàng năm có phân bổ kinh
phí cho sự án chống xuống cấp, cải tạo, xây dựng các hạng mục tại di tích.
Từ năm 2011 đến 2015, một số các di tích lịch sử quốc gia trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông được Bộ VH-TT-DL phân bổ cấp vốn để đầu tư cho việc cải
tạo, sửa chữa, chống xuống cấp di tích từ nguồn vốn chương trình mục tiêu
quốc gia về văn hóa, cụ thể như:
- Năm 2012, được cấp 1,9 tỷ đồng phân bổ cho 03 dự án (chống xuống
cấp di tích Nhà Ngục Đắk Mil: 800 triệu đồng; thực hiện tôn tạo, xây dựng
các hạng mục công trình; 600 triệu đồng để biên soạn quyển sách về Lịch sử
nhà ngục Đắk Mil; 500 triệu đồng biên soạn cuốn sách khu kháng chiến Nâm
Nung).
- Năm 2013, được cấp 700 triệu đồng, chống xuống cấp 02 khu di tích
Căn cứ kháng chiến B4 – Liên khu IV, di tích lịch sử Đồi 722.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về bảo tồn di tích mặc dù có sự
quan tâm của chính quyền địa phương nhưng chưa đúng mức và ngang tầm,
các ngành, các cấp, các cơ quan chuyên môn còn chủ quan trong công tác
quản lý nên dẫn đến tình trạng:
Mặt dù đề án phân cấp quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn
hóa trong tỉnh đã được ban hành và qua hai năm tổ chức thực hiện. Nhưng
43
hiện nay, ở một số cấp, ngành chức năng trong tỉnh vẫn còn tình trạng buông
lỏng quản lý, thực hiện Đề án phân cấp không đạt hiệu quả.
Công tác bảo tồn, tôn tạo di tích chưa phát huy được nghiên cứu tổng
thể và chưa có quy hoạch tổng thể được cấp trên có thẩm quyền quyết định
(việc chọn địa điểm xây dựng các di tích bia tưởng niệm còn mang tính chủ
quan và thiếu hệ thống).
Nhiều di tích đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng điển hình
như: Địa điểm N’Trang Gưh, di tích địa điểm bắt nối liên lạc khai thông
đường Hồ Chí Minh đoạn Nam Tây Nguyên – Nam Trung bộ, di tích các địa
điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M’Nông do
N’Trang Lơng lãnh đạo là di tích cấp quốc gia được khoanh vùng quy
hoạch, bị xâm lấn diện tích của di tích.
Có tình trạng các di tích với công tác quản lý tại một số nơi bị buông
lỏng để dân lấn chiếm đất, tình trạng tự ý chặt cây trong khuôn viên di tích
lịch sử như điểm lưu niệm N’Trang Gưh.
Trong công tác quản lý chuyên ngành đối với việc trùng tu di tích, vẫn
còn nhiều bất cập, như di tích lịch sử các địa điểm về phong trào đấu tranh
chống thực dân Pháp của đồng bào M’Nông do N’Trang Lơng lãnh đạo, một
di tích về lòng dũng cảm của quân và dân vùng Tây Nguyên. Nhưng hiện
nay, Ban quản lý Di tích thực hiện triển khai dự án phục dựng di tích các
điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân pháp còn nhiều bất cập.
2.2.2.2. Thực trạng hoạt động phát huy giá trị các di tích lịch sử văn
hóa tại tỉnh Đắk Nông.
- Hoạt động phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa cũng được chú
trọng, các nghành, các cấp trong tỉnh được phân cấp quản lý Di tích đã chủ
động tổ chức hoặc phối kết hợp để tổ chức các ngày lễ lớn gắn với lịch sử
44
hình thành các Di tích lịch sử văn hóa, UBND tỉnh đã có thành lập Ban tổ
chức các ngày lễ lớn của tỉnh (các thành viên gồm lãnh đạo một số ban, ngành
có liên quan trong tỉnh).
- Việc tổ chức các lễ hội gắn với di tích cũng được phục hồi và hoạt
động theo đúng pháp luật.
- Công tác giáo dục truyền thống và giới thiệu về di tích lịch sử cũng
được chú trọng với chương trình tìm hiểu Di tích lịch sử văn hóa phát sóng
hàng tháng trên đài phát thanh – Truyền hình Đắk Nông; thông qua ngày hội
tuyển quân, tổ chức hội trại, về nguồn, lễ kỷ niệm tại các khu Di tích lịch sử
cách mạng qua đó các ngành, các cấp phối hợp với ngành văn hóa của tỉnh đã
tuyên truyền giáo dục ý nghĩa lịch sử hình thành, truyền thống dựng nước và
giữ nước vẻ vang của dân tộc ta nói chung, của toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân Đắk Nông nói riêng. Ngoài ra, phong trào “trường học thân thiện, học,
học sinh tích cực” của ngành giáo dục và đào tạo trong tình đã huy động
nguồn lực từ các em học sinh trong việc nhận chăm sóc và bảo vệ các khu di
tích góp phần giáo dục những gia trị truyền thống lịch sử, văn hóa cho các thế
hệ trẻ. Sở VH-TT-DL đã phối hợp xuất bản sách giới thiệu tóm tắt về lý lịch
di tích, Ban quản lý các khu Di tích lịch sử đã phối hợp Đài phát thanh –
Truyền hình làm phim tư liệu, dựng pano chỉ dẫn và giới thiệu về các di tích,
thực hiện việc biên soạn tài liệu.
- Ngoài ra, việc phát huy, quảng bá những giá trị của di tích lịch sử đến
với du khách trong nước và quốc tế đã tạo được hiệu ứng xã hội cao, kích
thích người dân tham gia vào việc bảo tồn, gìn giữ di tích lịch sử. Một số lễ
hội gắn với các di tích được tổ chức chu đáo, tạo sự phấn khởi trong nhân
dân, thu hút ngày càng đông khách đến tham quan và du lịch. Hàng năm, các
45
di tích lịch sử đã thu hút hàng ngàn người đến tham quan và học tập, góp
phần thúc đẩy các hoạt động văn hóa, du lịch, thương mại.
Bên cạnh các mặt đạt được, qua khảo sát thực tế tại một số di tích trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay, công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt
động phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa vẫn còn nhiều hạn chế, bất
cập.
- Công tác sưu tầm tư liệu, bảo tồn, tôn tạo di tích chưa được các cấp,
ngành chức năng trong tỉnh chú trọng. Hệ thống tư liệu, hiện vật của nhiều di
tích lịch sử là những tài liệu có giá trị to lớn về chính trị, lịch sử còn thiếu,
công tác sưu tầm, bổ sung tư liệu, bảo quản giữ gìn hiện vật ở các khu di tích
trong thời gian qua còn nhiều bất cập, cụ thể là: Công tác đánh giá, quản lý hệ
thống tư liệu, hiện vật di tích với tư cách là ngành khoa học bảo tồn, bảo tàng
chưa được đặt ra. Thực chất mới thực hiện việc thống kê, kiểm kê định kỳ và
kiểm nghiệm sơ bộ hàng năm. Công tác sưu tầm, bổ sung tư liệu, hiện vật liên
quan đến các di tích, nhất là thời kỳ các đồng chí lãnh đạo sống, làm việc tại
di tích lịch sử còn hạn chế.
- Công tác giáo dục, tuyên truyền phát huy ý nghĩa chính trị, lịch sử,
văn hóa của di tích được các cấp, ngành văn hóa trong tỉnh thực thực hiện
chưa tương xứng với vị trí, ý nghĩa của di tích lịch sử. Công tác tuyên truyền
qua các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa của di tích chưa được
nhiều. Hầu hết người đến thăm quan các di tích lịch sử trong và ngoài nước
đều do cùng tuyến du lịch, khám phá thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn
tỉnh.Chỉ có 10% biết đến qua sách, báo, tìm hiểu truyền thống lịch sử. Công
tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục,
tuyên truyền phát huy ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa của các Di tích còn
hạn chế.
46
- Công tác đón tiếp, tuyên truyền, phục vụ cán bộ và nhân dân đến
thăm quan, học tập và tổ chức sinh hoạt chính trị tại Di tích lịch sử nhiều nội
dung còn thiếu, cần được bổ sung, hoàn thiện, như: chưa xây dựng những quy
định, quy chế bảo đảm cho công tác đón tiếp, tuyên truyền, vừa không ảnh
hưởng tới nhiệm vụ chính trị, vừa phục vụ nhân dân tận tình chu đáo; chưa
phối hợp với ngành du lịch trong và ngoài tỉnh để xây dựng quy trình du lịch
tham quan các di tích lịch sử văn hóa liên thông trong và ngoài tỉnh một cách
hợp lý (xây dựng tuyến du lịch thác Trinh nữ - Drâysap – Khu căn cứ kháng
chiến B4; Khu du lịch hang động núi nửa ở huyện Krông Nô gắn với tuyến di
tích lịch sử địa điểm lưu niệm khởi nghĩa N’Trrang Gưh) các dịch vụ văn hóa
phẩm tuyên truyền, giới thiệu về di tích còn ít; nội dung giới thiệu về di tích
tuy đã được bổ sung, chính lý, nhưng cần tiếp tục được hoàn thiện, nhất là
những tư liệu lịch sử quý; đọi ngũ cán bộ, nhân viên đón tiếp, tuyên truyền
hướng dẫn chưa chuyên nghiệp, do đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng,
hiệu quả công tác đón tiếp, tuyên truyền. Khi giới thiệu, hướng dẫn cho khách
tham quan tại các di tích chưa tạo đượcn sự hấp dẫn, tạo cảm xúc lắng đọng
cho người nghe.
2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý di tích lịch sử ở Đắk Nông
Cơ cấu tổ chức quản lý di tích lịch sử văn hóa ở nước ta được thiết lập
và có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ở mỗi cấp quản lý đều có
những chức năng, nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo tính thống nhất với mục tiêu bảo
tồn và phát huy giá trị DSVH nói chung và di tích lịch sử văn hóa nói riêng
đạt hiệu quả cao.
47
Việc phân cấp quản lý di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Đắk Nông được
quy định cụ thể tại Quy chế quản lý và sử dụng di tích lịch sử văn hóa của
tỉnh Đắk Nông ban hành năm 2010 và được sửa đổi, bổ sung trong quyết định
số 37/2015/QĐ-UBND, ngày 03-12-2015 của UBND tỉnh Đắk Nông Quy
định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông.
- Ủy ban nhân dân các cấp
Theo quy định của Luật di sản văn hóa, UBND tỉnh chịu trách nhiệm
quản lý nhà nước về DSVH ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Trong Quy chế quản lý và sử dụng di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Đắk Nông
ban hành năm 2015 đã quy định trách nhiệm của UBND là tiến hành chỉ đạo
các hoạt động về quản lý DSVH như: xây dựng quy hoạch; lập kế hoạch bảo
vệ và phát huy giá trị di tích; kiểm kê nghiên cứu đối với di tích và toàn bộ cổ
vật của di tích; chỉ đạo và cấp phép cho các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị
di tích, tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về di tích...
UBND cấp huyện, thị xã chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng và tổ chức
thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di vật trong địa bàn quản lý;
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND tỉnh về tình hình quản
lý di tích, di vật trong phạm vi địa giới hành chính quản lý; Tổ chức các hoạt
động thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm về di tích, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia theo thẩm quyền
Các UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thành lập BQL di
tích cấp xã để quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia tại địa phương;
48
Thu nhận và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện trên
địa bàn; phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm làm ảnh
hưởng đến di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
Kiến nghị việc xếp hạng di tích; Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử
lý vi phạm theo thẩm quyền
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan quản lý di tích cấp tỉnh là đơn vị có chức năng trực tiếp quản
lý DSVH nói chung và quản lý di tích lịch sử văn hóa nói riêng theo sự phân
công của UBND tỉnh. Sở VHTTDL chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và hoạt động của cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh
tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ VHTTDL.
Theo nội dung của Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh
Đắk Nông, thì Sở VHTTDL “...là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa
bàn tỉnh về DSVH”. Trách nhiệm của Sở VHTTDL trong quản lý di tích lịch
sử văn hóa được quy định rõ trong Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với 9 nội dung về quản lý nhà
nước đối với di tích, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông. Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý các di tích lịch sử văn hóa,
UBND tỉnh Đắk Nông đã ký quyết định số 127/2010/QĐ-UBND về việc
thành lập BQL di tích tỉnh Đắk Nông.
Theo quyết định này, BQL di tích tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu, trực
thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, chịu sự lãnh đạo, chỉ
đạo trực tiếp của giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin; có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. BQL di tích tỉnh Đắk
49
Nông sẽ có chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về di tích lịch
sử văn hóa.
Mô hình quản lý di tích ở địa phương đã có sự kết hợp giữa chính
quyền và cộng đồng người dân. Việc chịu trách nhiệm trước các cơ quan các
cấp, trước pháp luật về sự an toàn của di tích, di vật, cổ vật thuộc về các
trưởng ban (là người của chính quyền). Sự tham gia của các hội người cao
tuổi, hội cựu chiến binh, phụ nữ, đoàn thanh niên là đại diện của cộng đồng
nhân dân, những đại diện này là chủ nhân của các di tích, tham gia vào BQL
di tích sẽ trao cho họ trách nhiệm bảo vệ, giám sát các di sản của địa phương.
Trách nhiệm của BQL di tích địa phương được quy định trong văn bản
Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông, bao gồm 8 nhóm trách nhiệm cụ thể như: Bảo vệ, gìn giữ toàn bộ
di tích (cảnh quan, môi trường, đất đai, kiến trúc, điêu khắc, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia); Chịu trách nhiệm trực tiếp khi để di tích bị xâm phạm,
hủy hoại như: xâm lấn đất đai, mất mát thất lạc cổ vật của di tích; Thực
hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm,
hủy hoại đến di tích lịch sử; Thông báo kịp thời cho cơ quan chủ quản cấp
trên trực tiếp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa khi di tích có
nguy cơ bị xâm phạm, hủy hoại, lấn chiếm, mất mát cổ vật, hoạt động mê tín
dị đoan; Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài đến tham quan, nghiên cứu, du lịch, lễ hội hợp pháp tại di tích lịch sử.
Như vậy, quan điểm quản lý di tích lịch sử ở tỉnh Đắk Nông được thực
hiện theo hình thức quản lý tập trung, thống nhất, toàn bộ các di tích quốc gia
đều được đặt dưới sự quản lý của Sở VHTTDL mà trực tiếp là BQL di tích
tỉnh. BQL di tích tỉnh có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp
50
vụ cho các BQL di tích được xếp hạng, chính quyền địa phương nơi có di tích
chưa được xếp hạng.
Về cơ chế phối hợp của cơ quan quản lý các cấp Quản lý di tích được
tổ chức theo cấp hành chính, theo chiều dọc từ tỉnh xuống đến các cấp
huyện/thị xã, xã/phường, thôn, buôn, bon/khu dân cư.
Về phương diện chuyên biệt tổ chức tương ứng sẽ là BQL di tích cấp
tỉnh, phòng Văn hóa - Thông tin huyện/thị xã, BQL di tích cấp xã/phường,
BQL di tích ở di tích cụ thể.
+ Về mô hình quản lý
Mô hình mang tính chất cộng đồng tự quản: Ở các BQL trực tiếp tại
các di tích về nguyên tắc, chính quyền và người dân cùng tham gia thực hiện
việc quản lý đối với các di tích được Nhà nước công nhận xếp hạng. Tuy
nhiên, trên thực tế ở nhiều di tích việc quản lý thực chất là mô hình cộng đồng
tự quản.
Vai trò tự quản được thể hiện ở tất cả các khâu từ chăm nom, bảo vệ di
tích, giữ gìn cảnh quan môi trường, tiến hành những tu sửa nhỏ, đến các công
việc như lên kế hoạch, lập nội dung và tổ chức các hoạt động, quản lý các
nguồn thu - chi, giữ gìn an ninh trật tự, trông giữ xe máy, xe đạp, ô tô cho du
khách
Các Ban quản lý di tích lịch sử hoạt động theo phương châm: đoàn kết,
công khai và minh bạch, nhất là minh bạch về tài chính. Các thành viên của
BQL làm việc với tinh thần tự nguyện, có một phần hỗ trợ kinh phí.
Việc tổ chức quản lý có sự đồng thuận cao của cộng đồng, đồng thời có
sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn sẽ đưa lại hiệu qủa như
51
trường hợp tại khu di tích lịch sử nhà Ngục Đắk Mil. Vẫn cùng mô hình như
vậy nhưng nếu thiếu sự giám sát hoặc giám sát không chặt chẽ, thiếu sự điều
tiết của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ dẫn đến tình trạng quản lý sai
nguyên tắc thể hiện trong việc tiến hành trùng tu, tu bổ, khai thác, phát huy
giá trị di tích, quản lý các nguồn thu, chi
2.4. Các hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông
Trong những năm qua, hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Đắk
Nông đã được thực hiện theo các nội dung cụ thể quy định tại Điều 54 của
Luật di sản văn hóa. Trong quá trình nghiên cứu về hoạt động quản lý di tích
ở tỉnh Đắk Nông, tác giả luận án đi sâu nghiên cứu tập trung những nội dung
nổi bật nhất thể hiện được vai trò, chức năng của các cơ quan quản lý, đánh
giá những thành công cũng như hạn chế trong công tác quản lý di tích của
Đắk Nông trong thời gian vừa qua.
2.4.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án bảo tồn di tích
Việc xây dựng quy hoạch cho di tích là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên
của cơ quan quản lý di tích. Hiện nay, việc xây dựng quy hoạch được căn cứ
vào Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định về việc thẩm quyền, trình tự, thủ tục
lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn
hóa. Trong đó bao gồm Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích
(quy hoạch hệ thống di tích) và Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi
di tích (quy hoạch tổng thể di tích). Các di tích được đưa vào Quy hoạch tổng
thể là quy hoạch đối với một di tích quốc gia đặc biệt, cụm di tích quốc gia, di
tích cấp tỉnh theo từng quần thể phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã.
Hiện nay, Đắk Nông chưa tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống cho
toàn bộ di tích trên địa bàn tỉnh, bao gồm di tích quốc gia đặc biệt, di tích
52
quốc gia, di tích cấp tỉnh và các đối tượng đã được kiểm kê di tích. Tuy nhiên,
trong những năm qua, Đắk Nông đã đưa nhiều di tích vào quy hoạch tổng thể,
tiến hành việc trùng tu, tu bổ, bảo quản như: Căn cứ kháng chiến B4 – Liên
tỉnh IV; địa điểm bắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh – đoạn Nam Tây
Nguyên đến Đông Nam bộ. Giám đốc BQL di tích tỉnh cho biết: Quan điểm
của UBND tỉnh là quy hoạch tu bổ, tôn tạo một số di tích trọng điểm chú
trọng gắn với phát triển du lịch. Mục tiêu cần hướng tới của việc tổ chức quy
hoạch là đảm bảo giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc của di tích, đồng thời
khai thác phát huy giá trị di tích phục vụ sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân.
Về quy mô của quy hoạch tổng thể di tích đều hướng tới thực hiện quy
hoạch ba vùng: Vùng I được xác định là vùng trung tâm hay vùng lõi, nơi có
di tích gốc tồn tại, cần giữ nguyên trạng các yếu tố gốc, tùy thuộc vào không
gian vật chất có thể khả thi của từng di tích.
Vùng II là vùng để phát triển các công trình thuộc hạng mục trong tôn
tạo di tích như các khu nhà khách, các công trình dịch vụ công cộng, khu vực
bãi đỗ xe, xây dựng tượng đài, nhà trưng bày bổ sung Vùng II có thể chiếm
một không gian rộng lớn.
Ngoài ra, tại các điểm di tích được quy hoạch còn có thể có vùng III
(vùng sinh thái), hướng tới triển khai phát triển các hạng mục như cây xanh,
hồ nước, khu vui chơi giải trí
Năm 2011, tỉnh Đắk Nông đã phê duyệt Quy hoạch tu bổ, tôn tạo di
tíchbắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh – đoạn Nam Tây Nguyên đến
Đông Nam bộ. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao Sở VHTTDL lập quy hoạch khu
di tích này.
53
Trong những năm tới, Đắk Nông tiếp tục xây dựng những quy hoạch
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của
mình. Trong Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Đắk Nông đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 ban hành năm 2015 đã đưa ra những quy
hoạch sẽ thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể như: năm 2015 - 2020 lập quy
hoạch và tu bổ tôn tạo một số di tích tiêu biểu, đồng thời triển khai thực hiện
dự án tu bổ, phục hồi khu di tích lịch sử văn hóa.
2.4.2. Xây dựng kế hoạch bảo tồn di tích
V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_lich_su_van_hoa_tren_di.pdf