Bảng chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ KHÁMCHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN
11
1.1. Dịch vụ khám chữa bệnh và dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến
huyện
11
1.1.1. Sự hình thành của dịch vụ khám chữa bệnh 11
1.1.2. Khái niệm dịch vụ khám chữa bệnh tuyến huyện 13
1.2. Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến huyện 21
1.2.1. Quan niệm quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến
huyện
21
1.2.2.Chủ thể quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện
tuyến huyện
23
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnhở bệnh viện
tuyến huyện
26
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về dịch vụ khám
chữa bệnh tại tuyến huyện
30
1.3.1. Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân 30
1.3.2. Khả năng đáp ứng của bệnh viện tuyến huyện 31
1.3.3. Hệ thống thể chế và chính sách khám chữa bệnh 32
Tiểu kết Chƣơng 1 32
100 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về dịch vụ khám, chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình quân giai đoạn 2011 - 2016 là 11,87%, tăng
3,67% so với giai đoạn 2001 – 2005; Tính đến tháng 6/2018, tổng số hộ
36
nghèo toàn tỉnh Đắk Nông là 25.144 hộ với chiếm tỷ lệ 16,57% trên tổng
số hộ toàn tỉnh, giảm 2,63% so với kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ
cận nghèo năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 1.439
USD. Dân số trung bình năm 2018 gần 600.000 người. Mật độ dân
số: 75,55 người/km²
Cùng với sự ổn định về kinh tế, các chương trình trên lĩnh vực văn
hóa, xã hội cũng đã được thực hiện có hiệu quả hơn như: xoá đói giảm
nghèo, định canh định cư, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, xây dựng đời
sống văn hoá mới, phổ cập giáo dục... đã có tác động rất lớn đến việc tiếp
cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại tỉnh Đắk Nông
nói chung và tuyến huyện nơi đây nói riêng. Tuy nhiên, người dân nơi đây
vẫn còn đối mặt với những khó khăn, với những mặt tồn tại như: phong tục
lạc hậu, nhận thức về công tác y tế còn nhiều hạn chế và không đồng đều.
Đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở những vùng sâu vùng
xa, vùng biên giới, dân di cư tự do, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn
cao, đời sống kinh tế người dân còn rất nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở,
rộng dẫn đến việc tiếp cận dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế, tỷ lệ thụ hưởng
các dịch vụ tư vấn tuyên truyền liên quan đến phòng ngừa bệnh tật còn
nhiều khó khăn.
2.2. Tổng quan chung về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện
tuyến huyện tỉnh Đắk Nông
2.2.1. Quy mô và phân bố các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk
Nông
Nhằm đáp ứng nhu cầu KCB cho người dân, cũng giống hệ thống y tế
tuyến trung ương, tuyến tỉnh Đắk Nông, hệ thống y tế trên địa bàn huyện gồm
2 khối cơ bản: khối KCB và khối y tế dự phòng.
37
Tuyến huyện gồm:
- Hệ điều trị có chức năng tiếp xúc bệnh nhân và dùng phương
pháp chẩn đoán gồm dự chẩn, ngăn ngừa, trị bệnh để tìm dấu hiệu bệnh và
kê đơn thuốc nhằm khắc phục một vấn đề sức khỏe, thường là sau khi chẩn
đoán, gồm 07 đơn vị: BVĐK các huyện.
- Hệ dự phòng có chức năng triển khai thực hiện, đẩy mạnh các hoạt
động nghiên cứu và chính sách thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe nhằm giảm xác
suất xuất hiện bệnh hoặc ngăn chặn sự tiến triển hoặc kiểm soát của nó,
giám sát vấn đề sức khỏe của người dân, xác định nhu cầu sức khỏe của họ
và lập kế hoạch, quản lý và đánh giá các dịch vụ y tế, bao gồm các đơn vị:
- 07 trung tâm y tế các huyện.
- 07 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các huyện.
- 07 Phòng Y tế các huyện.
2.2.2. Nguồn lực đối với việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại
tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
2.2.2.1. Nguồn nhân lực
Bảng 2.1. Cơ cấu nhân lực y tế 07 huyện của tỉnh Đắk Nông năm 2018
Huyện
K’Rông
Nô
Đắk
Mil
Cư Jut
Tuy
Đức
Đắk Song
Đắk
G’Long
Đắk
R’Lấp
Tổng số 150 153 148 116 121 130 150
Bác sĩ 30 32 30 25 29 29 33
Y sĩ 20 22 21 24 25 24 21
điều dưỡng 35 37 32 20 18 26 33
Hộ sinh 27 23 25 12 19 16 25
Dược sĩ 5 7 3 6 1 1 6
Dược sĩ CĐ,
TC
18 17 20 14 12 20 15
38
Dược tá 1 1
Khác 15 14 17 15 17 14 16
(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2018,
nhiệm vụ, giải pháp năm 2019)
Nhân lực y tế bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế thuộc biên chế và
hợp đồng đang làm việc trong hệ thống y tế công lập, các cơ sở đào tạo
ngành y dược, và những người tham gia hoạt động quản lý và cung ứng dịch
CSSK nhân dân.
Nhân lực của 7 bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm
2018 theo số liệu tại bảng 2.1.và Báo cáo tổng kết công tác từ năm 2015 đến
năm 2018 của Sở Y tế tỉnh Đắk Nôngcho thấy:
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành Y tế là
2.142/2.067 (biên chế giao), trong đó tuyến tỉnh: 609/579, tuyến huyện:
968/912, tuyến xã: 565/576, số bác sỹ tuyến huyện là 208, tổng số cán bộ
sau đại học 107 (02 bác sỹ CKII, 23 thạc sỹ, 80 bác sỹ CKI, 02 dược sỹ
CKI), số Trạm Y tế có bác sỹ đạt 100%; dược sỹ đại học 35 người và hơn
800 nhân viên Y tế thôn bản[22].
Qua khảo sát cho thấy, các bệnh viện ở tuyến huyện trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông có ưu thế về số lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, về chất
lượng thì chưa tốt. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức học những
chuyên ngành không phù hợp với vị trí việc làm, yêu cầu nhiệm vụ, có xu
hướng chạy theo bằng cấp; tuy đạt chuẩn trình độ nhưng năng lực còn hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu công việc Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở một số đơn vị chưa chủ động;
chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng và các khâu khác trong công
tác cán bộ. Trình độ quản lý, điều hành của một bộ phận cán bộ quản lý
39
bệnh viện còn nhiều bất cập, hạn chế, thiếu tính khoa học, chưa chủ động
để đảm bảo cho sự phát triển.
2.2.2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế: Các bệnh viện tuyến huyện
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã được đầu tư các phương tiện máy móc trang
thiết bị kĩ thuật phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh như: máy X Quang,
máy CT Scanner, máy siêu âm, máy thở, máy xét nghiệm sinh hóa - huyết
học, Cơ bản đáp ứng theo các danh mục kỹ thuật khám, chữa bệnh đã
đăng ký với Sở y tế và được Sở Y tế cho phép triển khai.
2.2.3. Nhu cầu về dịch khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk
Nông
Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ công tác y tế đề ra, Đắk Nông đã đạt
được một số chỉ báo CSSK và KCB như bảng 2.2.
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh
ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông
Chỉ báo 2015 2016 2017 2018
Bác sĩ bình quân 1 vạn dân
(Người)
6,45 6,29 6,17 6,48
Giường bệnh tính bình quân 1
vạn dân (Giường)
20,23 19,59 22,11 23,18
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được
tiêm chủng đầy đủ các loại vắc
xin (%)
94,20 94,50 95,00 96,40
Số ca mắc các bệnh dịch (Ca) 5.743 4.199 4.586 3.982
Số người chết vì các bệnh dịch
(Người)
1 3 5 5
40
Số người bị ngộ độc thực phẩm 17 5 8
Số người chết do ngộ độc thực
phẩm
1
Số người nhiễm HIV được phát
hiện trên 10 vạn dân
117 119 123 78
Số người chết do HIV/AIDS
trên 10 vạn dân
21 20 20 7
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Nông, Niên giám thống kê năm:
2015-2018)
Bên cạnh các thành quả đạt được trong công tác y tế, Đắk Nông còn
nhiều vấn đề tồn tại liên quan đến sức khỏe của những nhóm xã hội đặc
biệt như người nghèo, người dân tộc và trẻ em. Ngành Y tế tỉnh Đắk Nông
cũng đặt ra mục tiêu trọng tâm là tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả
hoạt động của mạng lưới y tế tuyến huyện như: chủ động phòng, chống
dịch bệnh, phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch lớn xảy ra, thực hiện
đồng bộ các biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh từ
tuyến tỉnh đến tuyến xã, tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu
tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở y tế tuyến huyện, nâng cao
tinh thần thái độ phục vụ, y đức của y, bác sỹ đối với người bệnh và gia
đình người bệnh. Các chương trình mục tiêu quốc gia do ngành Y tế quản
lý đã triển khai thực hiện đúng tiến độ, khá đồng bộ, thu được nhiều kết
quả tốt ở tuyến huyện góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB ở
bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông trong những năm gần đây.
Mặc dù người dân có những hiểu biết cơ bản về sức khỏe và bệnh tật
song nhận thức của họ về vấn đề này chưa đầy đủ, nhất là ý thức phòng
bệnh truyền nhiễm. Số người có bệnh và cần được khám chữa bệnh gia
tăng, đòi hỏi sự đáp ứng từ phía các cơ sở y tế đặc biệt là các bệnh viện
41
tuyến huyện.
Bảng 2.3: Số lượt người dân khám chữa bệnh ở tuyến huyện tại Đắk
Nông giai đoạn 2015 – 2018
Công tác
khám chữa bệnh
2015
2016
2017
2018
Lượt người đến khám 354.729 485.031 578.255 683.332
Lượt điều trị nội trú 56.589 71.122 69.176 71.945
Lượt phẫu thuật 6.622 7.115 6.112 6.668
(Nguồn: Sở Y tế Đắk Nông, Tổng kết công tác y tế năm: 2015-
2018)
- Công tác khám, chữa bệnh đã có bước chuyển tích cực, các chỉ
tiêu tổng hợp như số lượt người đến khám bệnh, số bệnh nhân nội trú, số
phẫu thuật, đều tăng cơ bản theo từng năm từ: năm 2015 đến năm 2018,
nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao đã được thực hiện, chất lượng chuyên
môn y tế của các cơ sở khám, chữa bệnh đã từng bước được nâng lên.
- Đã có sự chuyển biến rõ rệt về phong cách, thái độ phục vụ người
bệnh, cùng với việc xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp, tăng cường công
tác quản lý các dịch vụ thuê ngoài và các dịch vụ phi y tế đã làm góp phần
nâng cao chất lượng phục vụ, tăng tỷ lệ hài lòng của người bệnh.
- Tổng số bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến
huyện năm 2015 là 354.729 lượt, đạt 128,1% kế hoạch năm. Tổng số
lượt điều trị nội trú: 56.589 lượt, đạt 136% kế hoạch năm. Tổng số ca
phẫu thuật: 6.622 lượt, trong đó, bệnh viện tuyến huyện có số ca phẩu
thuật cao như: BVĐK huyện Đắk Mil: 1.348 lượt, BVĐK huyện Krông
Nô: 982 lượt.
- Đến năm 2018, số bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các bệnh
viện tuyến huyện đã là: 683.332/642.500 lượt, đạt 106,3% so với kế hoạch
42
năm, tăng 105.077 lượt so với cùng kỳ năm 2017; tổng số khám BHYT là
575.947 lượt tăng 105.960 lượt so với cùng kỳ năm 2017; tổng số lượt
điều trị nội trú là 71.945/75.400 lượt, đạt 95,4% kế hoạch năm, tăng 2.769
lượt so với cùng kỳ 2017; tổng số giường bệnh theo kế hoạch là 1155,
tăng 45 giường bệnh so với năm 2017, công suất sử dụng giường bệnh đạt
86,5% tăng 1,7% so với năm 2017; tổng số lượt phẫu thuật 6.668 ca tăng
556 lượt so với năm 2017.
Tuy nhiên Đắk Nông là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số với những phong tục tập quán sinh hoạt không còn phù hợp với
yêu cầu về bảo đảm y tế hiện nay. Nhận thức về KCB ở người dân còn thấp
là một nguyên nhân góp phần vào hậu quả là hầu hết các chỉ số sức khỏe, y
tế trong vùng đều thấp hơn so với trung bình của cả nước. Người dân mặc
dù lạc quan về tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình, nhưng hiểu
biết không rõ ràng và đầy đủ về sức khỏe, bệnh tật, khám chữa bệnh. Người
dân tin tưởng khu vực y học chuyên môn được nhà nước công nhận nhưng
còn một bộ phận người dân tự ý chữa trị khi có bệnh hoặc vẫn tin vào cách
chữa bệnh của ông lang vườn, bà mụ vườn, thầy mo, thầy cúng
Đa số người dân do nhận thức chưa rõ về vấn đề sức khỏe dẫn đến
việc thể hiện nhu cầu về sức khỏe cũng chưa chính xác.
Khi có bệnh, người dân mong muốn tự chữa trị, khi triệu chứng nặng
lên mới tìm đến các cơ sở y tế. Một số đối tượng dân tộc thiểu số, do nhận
thức lạc hậu nên họ vẫn tin tưởng và mong muốn tìm kiếm hỗ trợ ở khu
vực dân gian với các thầy mo, thầy cúng và bà mụ vườn không bằng cấp.
43
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở
bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông
2.3.1. Ban hành thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh
ở bệnh viện tuyến huyện
Trên cơ sở các luật được QH thông qua, chính phủ ban hành các nghị
định hướng dẫn thi hành luật, Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành các thông tư
hướng dẫn thực hiện nghị định, quyết định ban hành các quy chế triển khai
thực hiện từng hình thức QLNN, quy định các điều kiện để các cơ sở KCB
được phép mở rộng thêm các hình thức KCB, các cấp bộ, ngành ban hành
các thông tư, quyết định và UBND tỉnh, thành phố ban hành các quyết định
nhằm phối hợp cùng các Bộ hướng dẫn, điều tiết hoạt động của các cơ sở
KCB, đảm bảo chất lượng DVKCB phù hợp với đặc thù của ngành, phù
hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của từng địa phương, Cục quản lý KCB
ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở KCB trong hoạt động
cung cấp DVKCB trên địa bàn được phân cấp quản lý từng bước mở rộng
các hình thức, loại hình và phương thức hoạt động.
Về chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tại Chỉ thị số 22/CT-
TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng chính phủ và Chỉ thị số 10/CT-UBND
ngày 14/8/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc triển khai xây dựng Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Đã xác định chủ động,
tích cực phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy
mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.
Theo đó, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1392/QĐ-UBND ngày
24/08/2017 về việc ban hành kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân tỉnh Đắk Nông đến năm 2020. Với mục tiêu hoàn thiện hệ
thống y tế tỉnh Đắk Nông theo hướng tinh gọn, hiệu quả và phát triển, đáp
ứng tốt nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Giảm
44
tỷlệ mắc và tử vong do bệnh tật, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống và giống nòi.
Trong công tác quản lý, cấp giấy phép hoạt động KCB ở bệnh viện
tuyến huyện thì Sở y tế Đắk Nông thông qua Nghị định số 87/2011/NĐ-CP
ngày 27/9/2011 củachính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Khám bệnh và Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày
01/07/2016 củachính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người
hành nghề và cấp giấp phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,
quy định các điều kiện để các cơ sở KCB được phép mở rộng thêm các
hình thức KCB.
Về quản lý, kiểm tra hoạt động chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở
bệnh viện tuyến huyện, Sở y tế Đắk Nông căn cứ Bộ tiêu chí về chất lượng
bệnh viện tại quyết định số: 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 về việc ban
hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, thông qua đó đánh giá
những mặt đã đạt được và những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Trên cơ sở văn bản cơ quan cấp trên, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cũng đã
ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện trên lĩnh vực
quản lý chất lượng DVKCB tại các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh.
Các bệnh viện tuyến huyện đã ban hành các đề án chất lượng giai
đoạn 2015 - 2020. Hàng năm đều xây dựng các kế hoạch cải tiến chất
lượng DVKCB tại bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, tất cả các bệnh viện đã triển
khai thực hiện theo thông tư 19/2013/TT-BYT về việc hướng dẫn công tác
quản lý chất lượng DVKCB tại bệnh viện.
Nói chung các văn bản đã được kịp thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu
và được thường xuyên kiểm tra, rà soát, điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn.
45
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ thuộc
chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế. triển khai có hiệu quả các
hoạt động trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cả nước nói
chung và của người dân tỉnh Đắk Nông nói riêng.
2.3.2. Tổ chức thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện
tuyến huyện
Chủ thể thực hiện hoạt động QLNN về DVKCB ở bệnh viện tuyến
huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông bao gồm cơ quan HCNN có thẩm quyền
chung là UBND tỉnh Đắk Nông, UBND các huyện; Cơ quan HCNN có
thẩm quyền riêng là Sở y tế Đắk Nông và Phòng y tế các huyện, các cơ
quan này giúp cho UBND cùng cấp thực hiện các hoạt động QLNN về
DVKCB của các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn.
Từ thực trạng nghiên cứu tại 7 bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông cho thấy, cũng như mô hình trên toàn quốc, UBND tỉnh
QLNN về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện thông qua Sở y tế Đắk Nông,
Sở Y tế giữ vai trò quản lý trực tiếp các hoạt động cung ứng dịch vụ KCB
tại các bệnh viện tuyến huyện thông qua các phòng chức năng: Phòng Kế
hoạch nghiệp vụ, Phòng Thanh tra, Phòng Tài chính kế toán,
Sở y tế triển khai các văn bản chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh
ở bệnh viện tuyến huyệnxuống các bệnh việnnhư: về công tác cấp phép
hoạt động thì theoNghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám
bệnh và Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của chính phủ
quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấp
phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định các điều
kiện để các cơ sở KCB được phép mở rộng thêm các hình thức KCB; công
46
tác kiểm tra hoạt động KCB theo quyết định số: 6858/QĐ-BYT ngày
18/11/2016 về việc ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam.
Công tác phối hợp quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở
các bệnh viện tuyến huyện phải đảm bảo tính thống nhất, khách quan, đúng
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước; đảm
bảo giải quyết công việc có tính hệ thống, hiệu quả và tạo điều kiện thuận
lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến
hoạt động y tế.
Việc phối hợp trong quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở
bệnh viện tuyến huyện giữa Sở Y tế Đắk Nông và UBND các huyện thông
qua nhiều hình thức như: trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc trao đổi trực
tiếp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến các hoạt động về y tế
theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; Tổ chức hội nghị sơ
kết, tổng kết; Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và tham gia đoàn kiểm
tra liên ngành về hoạt động y tế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở
y tế Đắk Nông hằng năm đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, thành lập đoàn
kiểm tra liên ngành và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực y tế thuộc phạm vi quản lý
của Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua Phòng y tế.
Công tác QLNN về DVKCB đối với các bệnh viện tuyến huyện tỉnh
Đắk Nôngđã góp phần nâng cao chất lượng DVKCB ở các bệnh viện tuyến
huyện, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh đã, đang và sẽ là mối quan tâm
lớn nhất của toàn xã hội. Đảng, nhà nước và nhân dân đang tiếp tục xây
dựng những chính sách để tạo điều kiện cho ngành y tế phát triển, đây là cơ
hội tốt mà các bệnh viện cần nắm bắt.
47
2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực
hiện dịch vụ KCB và nghiên cứu khoa học ở bệnh viện tuyến huyện
Bảng 2.4. Đào tạo nhân lực y tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 – 2018
STT Nội dung đào tạo 2015 2016 2017 2018
Sau đại học:
1 Tiến sỹ 0 1 1 1
2 Thạc sỹ 3 5 5 6
3 Chuyên khoa II 4 4 6 7
4 Chuyên Khoa I 21 25 25 29
Đại học:
1 Bác sỹ đa khoa 15 16 16 17
2 Bác sỹ YHCT 2 2 3 3
3 Dược sỹ đại học 5 6 6 5
4 Cử nhân, đại học 20 21 24 30
Tổng cộng 70 80 86 98
(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Đắk Nông)
Nguồn nhân lực y tế ngoài việc quan tâm đến kỹ năng làm việc còn
phải quan tâm kỹ năng thực hành để nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu và
nhiệm vụ của ngành. Ngành Y tế của tỉnh thường tiếp nhận và triển khai
nhiều kỹ thuật mới, có sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia, các CBYT có
chuyên môn giỏi từ các tỉnh và thành phố.
Tổ chức hội nghị triển khai các Quyết định của Thủ tướng chính phủ
về giảm tải bệnh viện. Phát triển nhân lực y tế một số chuyên ngành và
thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở
KCB, đề án bác sỹ gia đình, đề án bệnh viện vệ tinh, đề án thí điểm đưa bác
sĩ trẻ về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế
đặc biệt khó khăn.
48
Bảng 2.5. Cơ cấu theo ngành, nghề đào tạo của đội ngũ y tế tuyến
huyện tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị: người
Ngành, nghề đào tạo 2015 2016 2017 2018
Cán bộ ngành y
Bác sĩ 199 205 203 208
Y sĩ 200 180 173 157
Điều dưỡng 234 235 233 201
Hộ sinh 127 129 127 147
Cán bộ ngành dược
Dược sĩ (ĐH,SĐH) 9 9 10 29
Dược sĩ CĐ, trung cấp 99 104 102 116
Dược tá 6 3 3 2
Khác 105 107 107 108
Tổng 979 972 958 968
(Nguồn: Sở Y tế Đắk Nông, Tổng kết công tác y tế năm: 2015-2018)
Cùng với hoạt động đào tạo, nhiều lớp tập huấn được diễn ra, nhằm
nâng cao kỹ năng của cán bộ, nhân viên y tế trong công tác phòng chống,
khám và chữa bệnh.
Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đều tổ chức các lớp học, khóa học về chính trị,
luật pháp cho các CBYT 100% được quán triệt đầy đủ các chủ trương lớn, các
Nghị quyết của Đảng, cập nhật các quy định mới của Bộ Y tế, được tập huấn
và phổ biến các kiến thức mới về chuyên môn - nghiệp vụ [30].
Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền để nâng cao y đức, tinh thần
thái độ chăm sóc người bệnh.
49
Nâng cao đời sống CBYT. Nêu cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức
nghề nghiệp gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh. Đồng thời nâng cao vị thế và hình ảnh người thầy thuốc.
Phần phát triển nguồn nhân lực qua nghiên cứu cho thấy, tại các
bệnh viện, các tiêu chí phát triển nguồn nhân lực đã được thực hiện nhưng
kết quả chưa cao.
- Lãnh đạo các bệnh viện đã chú trọng đảm bảo nguồn nhân lực tại
đơn vị, có quy định, tiêu chí cụ thể tuyển dụng nhân viên y tế theo vị trí
việc làm, bảo đảm duy trì các tỷ số liên quan đến số lượng nhân lực theo
đúng đề án vị trí việc làm của bệnh viện đã xây dựng.
- Các bệnh viện chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đã có kế
hoạch xây dựng đào tạo nguồn nhân lực trong nhiều năm. Đa số các bệnh
viện có chính sách hỗ trợ cho nhân viên của bệnh viện được cử đi đào tạo,
cập nhật kiến thức chuyên môn để nâng cao chất lượng điều trị. Đồng thời
tại bệnh viện cũng có các hình thức tự đào tạo khuyến khích việc truyền đạt
kinh nghiệm từ các nhân viên y tế có trình độ bằng nhiều hình thức như
trao đổi phác đồ điều trị, báo cáo chuyên đề.
- Tuy nhiên việc đào tạo về quản lý bệnh viện, quản lý chất lượng
DVKCB tại các bệnh viện còn chưa được quan tâm đúng mức nên còn rất
nhiều cán bộ quản lý chưa tham gia các khóa đào tạo về lĩnh vực này.
Để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế, Sở y tế đã chỉ đạo các
bệnh viện tuyến huyện xây dựng quy hoạch đào tạo theo giai đoạn và từng
năm để nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ viên chức ngành y tế. 100%
các bệnh viện đều có cử cán bộ đi học trên đại học, học chính trị, QLNN,
đào tạo liên tục.
2.3.4. Huy động và sử dụng nguồn kinh phí, cở vật chất và trang
thiết bị cho dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
50
- Công tác tài chính:
+ Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho DVKCB ở
bệnh viện tuyến huyện được huy động từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ
khám BHYT, nguồn thu viện phí và các nguồn thu khác.
+ Về nguồn thu viện phí đảm bảo thực hiện theo Thông tư số
02/2017/TT-BYT, ngày 15 tháng 03 năm 2017, quy định mức tối đa khung
giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của
Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và
hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một
số trường hợp; Về nguồn thu BHYT được thực hiện theo Thông tư:
15/2018/TT-BYT, ngày 30/05/2018, quy định thống nhất giá dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và
hướng dẫn áp dụng giá thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một
số trường hợp. Nhờ vậy nhiều bệnh viện đã có thêm kinh phí để cải tạo,
nâng cấp phục vụ tốt hơn cho công tác khám chữa bệnh.
+ Cơ chế quản lý tài chính của Sở y tế Đắk Nông đối với các bệnh
viện tuyến huyện trên địa bàn, cũng được thực hiện theo Nghị
định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động,
cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá DVKCB
của các cơ sở KCB y tế công lập và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày
14/2/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công lập. Theo đó, các bệnh viện xây dựng phương án tự chủ phù hợp với
kế hoạch và điều kiện thực tế của đơn vị, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên
(Sở y tế) để phê duyệt, sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài
chính cùng cấp.
+ Khảo sát 07 bệnh viện tuyến huyện tại Đắk Nông hiện nay cho
thấy, các bệnh viện đều là bệnh viện hạng 3, theo Nghị định 16/2015/NĐ-
51
CP, là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Theo
đó, các bệnh viện được sử dụng các nguồn tài chính thu được để chi cho
các hoạt động của mình. Nhờ đó, mà các bệnh viện tuyến huyện được chủ
động sử dụng ngân sách một cách linh hoạt và sáng tạo chi cho hoạt động
chuyên môn, chi quản lý phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, mang lại
lợi ích tối ưu và kịp thời nhất.
+ Tuy nhiên, khi Nghị định này được triển khai đã gây ra không ít
khó khăn trong công tác quản lý như: tình trạng lạm dụng trục lợi quỹ
BHYT tại các bệnh viện, một vấn đề có thể được xem là “nóng” nhất hiện
nay trong công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện.
+ Để vận hành sáng tạo các cơ chế, chính sách về tài chính tại các
bệnh viện tuyến huyện hiện nay của cả nước nói chung và tỉnh Đắk Nông
nói riêng, đòi hỏi các cơ quan quản lý (trong đó có Sở y tế Đắk Nông) phải
có sự quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo cho hoạt động KCB diễn ra đúng
pháp luật, đúng định hướng của nhà nước.
+ Trong khuôn khổ hành lang pháp lý về cơ chế tài chính, phải trên
tinh thần đặt người bệnh lên trên hết, chú trọng quy chế dân chủ.
- Công tác quản lý về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho
công tác KCB:
+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác KCB vẫn còn
phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cấp.
+ Qua nghiên cứu cho thấy, tại các b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dich_vu_kham_chua_benh_o_cac_be.pdf