Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn . 8

7. Kết cấu của Luận văn. 8

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

. 9

1.1. Du lịch và các khái niệm về du lịch . 9

1.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch. 9

1.1.2. Đặc điểm và vai trò của hoạt động du lịch . 11

1.2. Quản lý nhà nước về du lịch. 13

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch. 13

1.2.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về du lịch. 15

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch. 20

1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về du lịch. 27

1.3.1. Quan điểm của Đảng, định hướng của các địa phương . 27

1.3.2. Pháp luật, chính sách của Nhà nước, địa phương . 28

1.3.3. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức. 28

1.3.4. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. 29

1.3.5. Công nghệ thông tin . 29

1.3.6. Văn hóa, phong tục tập quán. 30

pdf104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u lịch. Khu du lịch Hồ Ba Bể cũng đã từng bước thu hút các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư, nhất là những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch như Dự án Đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Sài Gòn - Ba Bể do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH Một thành viên làm chủ đầu tư, Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ba Bể Ecologde của Công ty TNHH một thành viên Lê Hùng,... góp phần đem lại diện mạo mới cho hạ tầng du lịch địa phương. Những dự án này nằm trong định hướng của ngành du lịch Huyện là hướng tới đối tượng khách nghỉ dưỡng, hội nghị hội thảo kết hợp tham quan; kết nối các tuyến điểm nổi tiếng tại vùng Đông - Tây Bắc, giúp Bắc Kạn thuận lợi trong mời gọi các nhà đầu tư khác, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Chiêm Hóa Một là: Cơ quan QLNN phải chú trọng công tác quy hoạch khu du lịch, điểm du lịch; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. Hai là: Đầu tư du lịch có trọng tâm, trọng điểm. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tập trung vào khai thác tiềm năng và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống là thế mạnh của địa phương, tạo sự đặc biệt, hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao. 37 Ba là: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ, phát triển rừng, khuyến khích người dân tham gia khai thác du lịch kết hợp với bảo vệ phát triển rừng, phục vụ du lịch và bảo vệ môi trường. Bốn là: Hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững. Năm là: Đổi mới cơ chế, chính sách để thu hút các thành phần kinh tế tìm hiểu và đầu tư phát triển du lịch địa phương. 38 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 1 của Luận văn đã tập trung xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về du lịch. Những khái niệm cơ bản đã được đưa ra. Đồng thời, chương này cũng đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch, phân tích rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch. Điều này sẽ có tác động rất lớn trong việc tìm ra các giải pháp phù hợp để khuyến khích những tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của các yếu tố này tới quản lý nhà nước về du lịch. Nội dung chính của chương 1 tập trung vào việc đưa ra và phân tích nội dung quản lý nhà nước về du lịch, cũng như đặc điểm của hoạt động này. Đây là cơ sở để chương 2 tập trung phân tích nhằm làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) cũng như tìm ra những giải pháp tăng cường hoạt động này trong chương 3. Đồng thời, qua kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tại một số địa phương trong tỉnh cũng như các huyện khác ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho huyện Chiêm Hóa trong việc phát huy vai trò của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch trên địa bàn. 39 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Khái quát về huyện Chiêm Hóa 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Chiêm Hoá là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Phía Đông, Đông - Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) và huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang); phía Tây- Bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang); phía Tây- Nam giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang); phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía Bắc giáp huyện Lâm Bình. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách trung tâm tỉnh Tuyên Quang 67 km [41]. Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Chiêm Hóa Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Chiêm Hóa 40 Diện tích cả huyện là 127.882,3 ha, trong đó có 14.965,19 ha đất sản xuất nông nghiệp và 105.126,2 ha đất lâm nghiệp. Toàn huyện có 378 thôn, tổ nhân dân, dân số trên 132.000 người với 18 dân tộc cùng chung sống, mật độ dân số trung bình là 102 người/km2 [41]. Địa hình của Chiêm Hoá bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống sông ngòi và nhiều dãy núi lớn. Nét chung của địa hình là sự xen kẽ không đều giữa các núi đá vôi và núi đất, giữa các dải núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung bình hoặc thấp. Giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích không lớn song đất đai mầu mỡ, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao. Phía Đông có đỉnh cao nhất là núi Khau Bươn (thuộc địa phận xã Kiên Đài, có độ cao 957m), phía Tây có đỉnh cao nhất là núi Cham Chu có độ cao 1.587 m (thuộc địa phận xã Tân An, Hà Lang, Trung Hà) là ranh giới giữa huyện Chiêm Hóa, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang). Sông, suối của Chiêm Hoá có độ dốc cao, hướng chảy khá tập trung, các con suối, ngòi đều đổ dồn về sông Gâm và sông Lô. Con sông lớn nhất là sông Gâm, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, huyện Na Hang, chảy qua Chiêm Hoá với độ dài 40 km và là đường thuỷ duy nhất nối huyện với tỉnh lỵ Tuyên Quang và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với các con suối lớn, nhiều khe nhỏ tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân và là con đường giao thông, vận tải khá quan trọng. Chiêm Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, được phân chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, thường có nhiều mưa và mưa rào tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, mùa này thường hay xẩy ra lũ lụt; mùa đông kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc, sương mù và sương muối. 41 Điều kiện tự nhiên mang lại cho Chiêm Hoá nhiều lợi thế, sự giàu có về tài nguyên, khoáng sản cũng như thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp. Rừng Chiêm Hoá có nhiều lâm thổ sản: Đinh, Lim, Nghiến, Lát, Sa nhân... và muông thú quý, hiếm: Gấu, Nhím, Tê tê, Tắc kè, Voọc mũi hếch (một loài thú có nguy cơ bị tuyệt chủng ở mức nguy cấp, được ghi tên trong sách đỏ của thế giới và sách đỏ Việt Nam)... Dưới lòng đất các khoáng sản đã được khai thác có Ăng - ty - moan, Măng - gan, vàng sa khoáng... Đất đai có độ phong hoá cao, lượng mưa và độ ẩm thích hợp, nhiều thung lũng cỏ...[41]. Chiêm Hoá có đầy đủ các điều kiện để trồng cây lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp (lạc, mía, chè, các cây họ đậu), chăn nuôi gia súc gia cầm và phát triển nghề rừng cũng như các ngành công nghiệp khai thác, chế biến. 2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội Về kinh tế: Những năm qua, huyện Chiêm Hóa đã đạt được những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế nhờ chủ động nắm bắt, phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 14%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ, giảm dần ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản. Sản xuất nông - nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Kinh tế của huyện Chiêm Hóa tập trung phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản là thế mạnh; bên cạnh đó sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển du lịch trong những năm gần đây được huyện phát huy lợi thế để đẩy mạnh phát triển. Hàng năm, huyện trồng mới trung bình trên 2.000 ha, khai thác trung bình 115 nghìn m3 gỗ phục vụ cho các nhà máy chế biến lâm sản, cung cấp nguyên liệu cho phát triển tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, góp phần xóa đói giảm nghèo. Huyện có Cụm công nghiệp An Thịnh với diện tích 78 ha, nằm hai bên trục đường ĐT 190, cách thị trấn huyện lỵ 8 km, rất thuận lợi về giao thông song chưa thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư [41]. 42 Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống 21,12%. Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn, đến nay Chiêm Hóa có 05 xã (Kim Bình, Yên Nguyên, Vinh Quang, Hoà Phú, Phúc Thịnh) đạt 19 tiêu chí NTM, chiếm 20%; 11 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, chiếm 44%; 9 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí, chiếm 36%. Bình quân tiêu chí NTM trên địa bàn huyện đạt 13 tiêu chí/xã. Năm 2018, thu nhập bình quân toàn huyện đạt 27,05 triệu đồng/người [41]. Về văn hóa - xã hội: Chiêm Hóa là huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 78%). Huyện Chiêm Hóa có 18 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó hơn 60% là đồng bào dân tộc Tày. Nhân dân các dân tộc nơi đây vẫn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống như: Các lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo. Đời sống văn hoá của nhân dân các dân tộc khá phong phú, từ xa xưa đã sớm biết tạo nên những đường nét hoa văn tinh xảo, thể hiện trình độ nghệ thuật cao trên trang phục và các đồ trang sức. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục và đào tạo, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong Huyện được củng cố và nâng cao, đồng thời Huyện đẩy mạnh xây dựng thôn bản và gia đình văn hoá, triển khai các biện pháp giảm nghèo vững chắc, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh; đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới hơn nữa và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chính quyền các cấp. 2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội đến phát triển du lịch Những điểm đặc thù về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội như trên của huyện Chiêm Hóa đang có những thuận lợi nhất định tồn tại song hành cùng không ít khó khăn cho việc phát triển du lịch cũng như hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. - Những thuận lợi: 43 Nhờ được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cảnh quan thiên nhiên đẹp với những dãy núi cao, những thác nước hùng vĩ, những khu rừng nguyên sinh quý giá, Chiêm Hóa có nhiều thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm. Bên cạnh đó, nền văn hóa đa dạng còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào Dao như những làn điệu Páo Dung, múa màng, thổi tù và... giúp Chiêm Hóa phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. - Những khó khăn: Do những rào cản về mặt điều kiện tự nhiên và mức độ phát triển kinh tế xã hội ở mức thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện còn kém phát triển: Điện, đường, trường, trạm. Mặc dù đã nhận được sự quan tâm của Nhà nước thông qua Chương trình 134, 135 nhưng về cơ bản, hệ thống giao thông, điện, trường, trạm y tế mới chỉ phát triển đạt yêu cầu đến cấp huyện. Còn ở tuyến xã, thôn bản, cơ sở hạ tầng yếu kém. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn bất cập, thiếu tính đồng bộ, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cho “ngành công nghiệp không khói”. Một số điểm du lịch ở xa trung tâm huyện, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, nhất là hệ thống đường giao thông chưa thuận lợi cho việc kết nối các điểm du lịch. Chính vì thế, khoảng cách xa trung tâm trong khi hạ tầng kém phát triển đã gây khó khăn cho việc phát triển các hoạt động du lịch xuống tới tận thôn bản. Tuy đã có sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền song các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch, cơ sở lưu trú, mua sắm du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn còn ít về số lượng và hạn chế về năng lực; chưa có nhiều điểm vui chơi, giải trí cho khách du lịch; hoạt động du lịch còn nhỏ lẻ, chưa thật sự chuyên nghiệp; hệ thống hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa đồng bộ; nguồn kinh phí dành cho hoạt động du lịch chưa tương xứng với nhu cầu đầu tư phát triển; công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư tại các khu du lịch chưa bảo đảm tiến độ. Sản phẩm, hàng hóa, đồ lưu niệm chưa phong phú; hệ thống công trình vệ sinh tại các khu, điểm 44 du lịch có nơi còn thiếu và chưa đạt tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch. Bà con kinh doanh du lịch còn tự phát, tính chuyên nghiệp chưa cao, khả năng ứng dụng công nghệ trong hoạt động còn hạn chế... Đây là những điểm yếu cần sớm được khắc phục để du lịch Chiêm Hóa phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong thời gian tới. Chính vì thế, trong quá trình quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, cần đặc biệt chú ý đến những yếu tố đặc thù này để có được phương thức quản lý phù hợp, hiệu quả, giúp phát huy những điểm mạnh, lợi thế và hạn chế những tác động tiêu cực, khó khăn cản trở. 2.2. Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa hiện nay 2.2.1. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sang tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. - Phân loại tài nguyên du lịch gồm 3 loại chính, đó là: Một là, Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, phong cảnhcó thể nói chung là tất cả những gì thiên nhiên ban tặng cho con người. Hai là, Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. + Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm những di sản do con người tạo ra qua nhiều thế hệ và để lại cho các thế hệ mai sau đó là các di tích lịch sử, công trình kiến trúc, văn hóa nghệ thuật + Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống 45 Ba là, Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) là mảnh đất rất giàu tài nguyên du lịch. Thứ nhất phải kể đến Tài nguyên du lịch thiên nhiên, đó là cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ với nhiều danh thắng đẹp như: Thác Bản Ba (xã Trung Hà), thác Lụa (xã Hòa Phú), hang Bó Ngoặng (xã Phúc Sơn) thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên, mạo hiểm. Bên cạnh đó, huyện Chiêm Hóa còn có nguồn Tài nguyên du lịch nhân văn và nguồn tài nguyên du lịch xã hội đa dạng: Đó là nền văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc với nhiều phong tục tập quán tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc còn lưu giữ như: Các lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo. Hệ thống các khu di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng dày đặc với 131 điểm di tích, danh thắng phân bố tại 23 xã, thị trấn, trong đó 81 điểm di tích đã được xếp hạng, trong đó nổi bật là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình. Ngoài ra huyện có hệ thống du lịch tâm linh như Đền Đầm Hồng (Ngọc Hội), Đền Bách Thần (Vĩnh Lộc), Đền Pù Chua (Minh Quang), Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Yên Nguyên); các lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới đã thu hút đông đảo du khách đến với Chiêm Hóa như lễ hội Lồng tông, Hội chọi trâu, lễ hội Kim Bình, lễ hội Bản Cuống xã Minh Quang, lễ hội Bản Ho xã Phú Bình... Nhiều di sản văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghi lễ Then, Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày; hát Páo dung, lễ cấp sắc của dân tộc Dao. Vào các ngày lễ, tết, đồng bào thường tụ họp theo làng, bản cùng nhau ném còn, hát then, hát cọi... Những điệu hát chứa đựng nhiều nội dung phong phú, trong sáng và đầy sức thuyết phục của một nền nghệ thuật văn hoá dân tộc giầu sức sống. Ngày nay, cứ vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội Lồng Tông lại được tổ chức 46 tại trung tâm huyện với nhiều loại hình văn hoá, thể thao... đã thực sự trở thành ngày hội văn hoá của nhân dân các dân tộc trong Huyện [40]. Với nhiều lợi thế, huyện Chiêm hóa đang là điểm đến hấp dẫn du khách bởi tài nguyên du lịch phong phú giàu tiềm năng. 2.2.2. Hoạt động khai thác tiềm năng du lịch Trong những năm qua, hoạt động du lịch của Huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, huyện có 114 di tích, danh thắng được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh bao gồm: Các di tích kiến trúc nghệ thuật; di tích lịch sử cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ; di tích danh lam thắng cảnh; di tích khảo cổ, bảo vật quốc gia [40]. Nhiều điểm du lịch thu hút đông khách đến tham quan như: Thác Bản Ba, xã Trung Hà; hang Thẳm Hốc, Thẳm Vài, Bó Ngoặng xã Phúc Sơn; hang Núi Chùa, hang Mỏ Bài, động Bản Pài xã Minh Quang; thác Lụa, xã Hà Lang, Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa. Huyện đang tập trung quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, tăng cường quảng bá các sản vật đặc trưng tại địa phương, khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia phát triển du lịch tại gia đình, cộng đồng. Trong giai đoạn 2015 - 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch đạt bình quân khoảng 9,4%/năm [40]. Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm chưa ổn định qua các năm, nhưng có thể nói trong những năm qua, nhờ những nỗ lực, quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị Huyện Chiêm Hóa, sự quan tâm tạo điều kiện của tỉnh Tuyên Quang, sự hỗ trợ tích cực của các ban, ngành từ Trung ương tới địa phương, du lịch huyện Chiêm hóa đã đạt được những thành tựu nhất định. Tổng doanh thu ngành luôn duy trì với tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, luôn vượt chỉ tiêu so với kế hoạch hàng năm đề ra, hàng năm góp vào tăng trưởng kinh tế chung của Huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, thay đổi diện mạo và đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. 47 Biểu đồ 2.1. Doanh thu từ du lịch Chiêm Hóa (giai đoạn 2016-2019). Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn: [40]. Nhờ có sự nỗ lực trong phát triển du lịch, doanh thu du lịch của Huyện tăng qua các năm. Năm 2016 doanh thu đạt 47,9 tỷ, năm 2017 là 60,7 tỷ, đặc biệt năm 2019, doanh thu đạt 84,5 tỷ đồng. Đây là thành quả của ngành du lịch địa phương, đánh dấu những bước khởi sắc mới. Nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến Chiêm Hóa đã lựa chọn hình thức du lịch trải nghiệm cuộc sống thực tế, tham gia sinh hoạt văn hóa và các hoạt động của người dân bản địa như đánh cá, chăm sóc vườn rau, nấu nướng và thưởng thức các món ăn truyền thống của các dân tộc nơi đây. Tại nhiều thôn bản, bước đầu đã có những hộ dân có đầy đủ điều kiện đăng ký cho du khách ở tại nhà như ở: Thôn Bản Ba 1, xã Trung Hà hiện có 5 hộ gia đình cung cấp dịch vụ homestay, gồm 3 nhà sàn dân tộc Tày, Dao và 2 nhà đất dân tộc Mông; thôn Biến, xã Phúc Sơn có 3 hộ gia đình có nhà ở rộng rãi đáp ứng hàng chục chỗ nghỉ cho du khách[26]. Khi tham gia du lịch cộng đồng, du khách được tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc như: Làm đàn tính, nghe hát Then, hát Cọi, giới thiệu lịch sử ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày Ông Dominique 48 Bruneau đến từ nước Pháp chia sẻ, ông từng đến thác Bản Ba và ở nhà sàn của người dân bản địa, ăn những món ăn dân dã nhưng rất ngon, nghe hát Then, đàn Tính. Chắc chắn khi trở về nước, ông sẽ giới thiệu với người thân và bạn bè về những điều thú vị của mảnh đất và con người nơi đây. 2.2.3. Khách du lịch Nhờ biết tận dụng lợi thế từ thiên nhiên và lịch sử văn hóa của địa phương để phát triển du lịch, trong những năm gần đây lượng khách du lịch đến Chiêm Hóa ngày càng tăng, trong đó số khách du lịch là người nước ngoài cũng được cải thiện đáng kể. Biểu đồ 2.2: Số lượng khách du lịch đến Chiêm Hóa giai đoạn 2016 -2019 Đơn vị tính: người Nguồn: Phòng Văn hóa và thông tin Huyện Chiêm Hóa và tổng hợp của tác giả Với các hoạt đông thu hút du lịch năm 2015 huyện Chiêm Hóa đã thu hút được 36.000 lượt người, doanh thu đạt trên 8 tỷ đồng, năm 2016 thu hút trên 48.000 lượt người, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng. Đến năm 2017, toàn huyện có 66.500 lượt người đến tham quan du lịch, tăng 6.500 lượt người so 49 với cùng kỳ năm 2016, doanh thu xã hội từ du lịch đạt 60,7 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2019, huyện đón 102.000 khách đến tham gia du lịch, lễ hội. Biểu đồ 2.3: Cơ cấu khách du lịch đến Chiêm Hóa năm 2019. Nguồn: Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Chiêm Hóa và tổng hợp của tác giả Về cơ cấu khách du lịch, số lượng khách trong nước vẫn chiếm đa số, khách nước ngoài còn khá khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 18%) tổng lượng du khách. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy du lịch địa phương có tiềm năng thu hút khách nước ngoài. 50 Biểu đồ 2.4: Số lượt khách tham quan các điểm du lịch Chiêm Hóa năm 2019. Đơn vị tính: người Nguồn: Tổng hợp của tác giả Bảng số liệu trên cho thấy, số lượt khách tham quan phân bố không đều nhau giữa các điểm du lịch Chiêm Hóa năm 2019. Khách du lịch đến thăm quan nhiều nhất ở điểm Khu di tích đặc biệt Kim Bình - di tích lịch sử đặc biệt trên địa bàn Huyện, đạt 7620 người (chiếm 25,5% tổng du khách của Huyện). Các di tích như Thác Bản Ba, Hang Bó Ngoặng, đền Đầm Hồng cũng thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng, khám phá. Đây là điều chính quyền Huyện cần lưu ý để đầu tư hơn nữa vào các điểm du lịch nhằm thu hút nhiều khách du lịch đến với Huyện. Hoạt động du lịch phát triển đã, đang và sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần gìn giữ và bảo vệ cảnh quan môi trường, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của huyện vùng cao Chiêm Hóa. 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 2.3.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Huyện Chiêm Hóa xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính đa ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc, 51 có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại, an ninh quốc phòng và giữ gìn môi trường sinh thái; thông qua du lịch để gìn giữ và bảo vệ cảnh quan môi trường, bản sắc văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương. Chính vì thế, huyện Chiêm Hóa đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện chiến lược, quy hoạch du lịch của UBND tỉnh đã xây dựng, hiện thực hóa các chiến lược, quy hoạch này bằng kế hoạch phát triển du lịch của địa phương nhằm chủ động trong công tác quản lý nhà nước về du lịch của huyện. Căn cứ vào Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 23/06/2016 của UBND tỉnh Tuyên Quang về Phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 – 2020, cũng như trên cơ sở thực tiễn tình hình địa phương, Huyện Chiêm Hóa đã xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch của huyện giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèm Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND huyện Chiêm Hóa, kế hoạch phát triển từng năm, kế hoạch cho những sự kiện văn hóa - lịch sử - du lịch đặc biệt của tỉnh và địa phương như Lễ hội Thành Tuyên, Lễ hội Lồng Tông, Ngày hội văn hóa dân tộc Dao quốc gia,...[31]. UBND huyện Chiêm Hóa đã và đang tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển du lịch cho những năm tiếp theo như: thực hiện Đề án xây dựng làng Văn hóa du lịch gắn với bảo tồn các làn điệu hát Then, cọi; quy hoạch và xây dựng điểm du lịch sinh thái hồ Khuổi Chùm (xã Tân An); xây dựng bản đồ du lịch huyện Chiêm Hóa; khảo sát điểm du lịch sinh thái rừng nguyên sinh Tầng, Biến, hang Bó Ngoặng (xã Phúc Sơn); bổ sung tuyến du lịch thăm quan thủy điện ICT Chiêm Hóa... để nhằm thu hút du khách gần xa đến với mảnh đất, con người Chiêm Hóa. Bên cạnh đó, Huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang xây dựng Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch 52 sử địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tại Kim Bình (Chiêm Hóa), tiến hành liên kết với các địa phương trong vùng để phát triển các tour, tuyến du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của địa phương. 2.3.2. Tổ chức thực hiện các chính sách phát triển du lịch Nếu như nhiều năm trước, du lịch Chiêm Hóa vẫn khá loay hoay với việc định hình sản phẩm du lịch, thì giai đoạn này, việc xác định thương hiệu du lịch đặc trưng của Huyện trên cơ sở khai thác phát huy thế mạnh, giá trị độc đáo, nổi trội và đang dần khẳng định thương hiệu riêng biệt của vùng đất xứ Tuyên được đặc biệt chú trọng. Việc “đánh thức” tiềm năng du lịch nơi đây được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền và nhân dân huyện. Điều này có được là nhờ Huyện đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chính sách mới, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Một là, chính sách liên kết để phát triển các tour du lịch Các chính sách chủ yếu mà Huyện tập trung là phát triển 4 loại hình chính là du lịch lịch sử - văn hóa (Khu di tích Kim Bình; du lịch tâm linh (Đền Đầm Hồng (Ngọc Hội), Đền Bách Thần (Vĩnh Lộc), Đền Pù Chua (Minh Quang), Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Yên Nguyên); du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng (Thác Bả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_tren_dia_ban_huyen_chie.pdf
Tài liệu liên quan