Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Trang bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục các bảng biểu, biểu đồ

PHẦN MỞ ĐẦU.1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

DU LỊCH. 8

1.1. Du lịch và các loại hình du lịch .8

1.1.1. Du lịch và hoạt động du lịch .

1.1.2. Các loại hình du lịch trên thế giới .

1.2. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế Quốc dân

1.2.1. Vai trò của du lịch đối với kinh tế - xã hội

1.2.2. Vai trò của du lịch đối với chính trị .

1.2.3. Vai trò của du lịch đối với văn hoá .

1.2.4. Vai trò của du lịch đối với môi trường .

1.3. Quản lý nhà nước về du lịch . 12

1.3.1. Quản lý và quản lý nhà nước . 12

1.3.2. Quản lý nhà nước về du lịch . 14

1.3.3. Nội dung của quản lý nhà nước về du lịch . 15

1.3.4. Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý nhà nước về du lịch . 18

1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch . 24

1.4.1. Yếu tố thuộc về nhà nước . 24

pdf116 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nhiều người học hành đỗ đạt, nhiều danh nhân văn hóa và anh hùng dân tộc. Nhiều di tích văn hóa - lịch sử có giá trị (trong đó có 12 di tích được xếp hạng: 3 di tích cấp Quốc gia, 9 di tích cấp tỉnh) và nhiều Lễ hội có quy mô được tổ chức hàng năm (mỗi năm có trên 9 Lễ hội được tổ chức thường niên). - Tuy là một huyện đồng bằng, nhưng lại có điều kiện tự nhiên đa dạng, có cả biển và rừng; tài nguyên, khoáng sản, nguyên liệu, nhà máy, bến cảng lớn, khu kinh tế cảng biển lớn nhất tỉnh Quảng Bình, và một thị trường rộng lớn, có khả năng giao lưu, trao đổi hàng hoá rộng rãi. Quảng Trạch không chỉ được biết đến với nhiều các địa danh đẹp mà nơi đây còn có những sản phẩm văn hóa ẩm thực nổi tiếng như: Bánh xèo, bánh đúc gạo lứt, cháo 43 canh - ram, bánh đa Tân An, đặc sản chắt chắt, lươn đùm.... và những đồ uống làm say đắm lòng người, đã tạo nên thương hiệu: rượu Quảng Châu, rượu Quảng Đông... Ngoài ra, Quảng Trạch còn có các làng nghề truyền thống như đan lát, mây tre đan ở Quảng Phương; làm nón Quảng Xuân; làm bún, bánh đa Quảng Thanh... không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, mà còn là nét văn hóa rất riêng của con người vùng đất này, phục vụ tốt cho du lịch. - Việc phát triển nhiều sản phẩm, loại hình du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch đã góp phần quan trọng vào việc thu hút du khách. Các điểm đến, các dịch vụ du lịch đã được đầu tư phát triển mạnh. - Quảng Trạch còn có nhiều cảnh quan đẹp như khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, khu Hoành Sơn Quan, Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh..., rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa và tâm linh. Xác định du lịch tâm linh là thế mạnh, trong những năm qua huyện đã có các chính sách đầu tư và kêu gọi đầu tư để trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn. Qua đó, loại hình du lịch tâm linh đã phát triển và được nhiều du khách biết đến. Đặc biệt, tại Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh mỗi năm có khoảng trên 15.000 lượt khách đến tham quan và hành lễ. - Hiện nay, Quảng Trạch đang lưu giữ, bảo tồn và phát triển vốn văn hóa văn nghệ dân gian truyền thống đa dạng, phong phú, nhiều loại hình như: ca trù (Quảng Phương), hát kiều (Quảng Kim), hát ru, hò chèo cạn (Cảnh Dương); Các loại hình dân vũ như: Múa lân, múa rồng, múa hát cửa đình, múa chèo cạn Đặc biệt, thể loại hát Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hiện nay đang được huyện nhà chủ trương tiếp tục sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn và trao truyền một cách hiệu quả. - Kết cấu hạ tầng đang trên chiều hướng phát triển, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, có nhiều dự án đăng ký đầu tư như khu Công 44 nghiệp xã Quảng Phú, khu kinh tế Cảng Hòn La, khu Du lịch sinh thái xã Quảng Đông, khu du lịch sinh thái suối Tam cấp xã Quảng Kim - Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch ngày càng có quy mô, được đầu tư về nội dung, đi vào chiều sâu, chuyên biệt hóa cho từng phân khúc thị trường và mang lại hiệu quả cao. Các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước được triển khai thường xuyên. - Công tác quản lý nhà nước và cải cách hành chính được triển khai hiệu quả, kịp thời, góp phần tạo môi trường kinh doanh, phát triển du lịch ổn định, bền vững, thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. - Tình hình an ninh du lịch cơ bản được đảm bảo, văn hóa du lịch văn minh, bình đẳng; Quảng Trạch đang chuyển mình theo hướng tích cực, là điểm đến hấp dẫn của du khách và địa chỉ đáng tin cậy của các nhà đầu tư. Nhìn chung, huyện Quảng Trạch có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, cảnh quan hấp dẫn, môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh, do đó du lịch Quảng Trạch có thể tạo ra các sản phẩm du lịch riêng, hấp dẫn mang tính đặc thù (du lịch biển, đảo, rừng) để thu hút khách du lịch. Phần lớn các du khách đến đều hài lòng với các dịch vụ du lịch và người dân Quảng Trạch. 2.1.4.2. Những khó khăn, hạn chế - Tuy là huyện có tiềm năng để phát triển du lịch - dịch vụ nhưng các tiềm năng đó chưa được phát huy khai thác hiệu quả, chưa có nhiều dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ. Cơ sở lưu trú du lịch chưa được đầu tư phát triển, các dịch vụ vui chơi giải trí còn hạn chế. Nhiều cơ sở lưu trú du lịch đã được đưa vào phục vụ khách nhưng vẫn thiếu các khách sạn từ 3 sao trở lên; thiếu các đầu xe từ 29 - 45 chỗ ngồi phục vụ khách du lịch. - Sản phẩm du lịch còn ít so với tiềm năng, các sản phẩm du lịch văn 45 hóa - lịch sử, làng nghề để phục vụ khách du lịch còn hạn chế; nhiều sản phẩm du lịch chưa hoàn thiện, chưa đăng ký và trở thành thương hiệu, hàng hóa. - Hoạt động văn hóa tại địa phương cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng để thu hút khách. Tuy nhiên, tại huyện Quảng Trạch thì các hoạt động này lại không nhiều nên phần nhiều khách du lịch đến với Quảng Trạch chủ yếu là khách của loại hình du lịch sinh thái, du lịch tâm linh mà chưa phải là du lịch văn hóa. - Có bãi biển dài vài nhiều di tích danh thắng đẹp nhưng chưa có kế hoạch đầu tư hợp lý khai thác kinh tế du lịch, kết hợp với các Tour để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế. - Đội ngũ nhân lực du lịch còn thiếu lực lượng có chuyên môn, tay nghề cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch còn thấp và cơ cấu bất hợp lý. Một số nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại một số điểm du lịch còn mang tính tự phát, chưa có tổ chức, đào tạo cơ bản về du lịch. - Hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu thực tế, vẫn đang trong tình trạng nâng cấp, sửa chữa, mở mới từ đó ảnh hưởng đến việc đi lại của cư dân và du khách. KCHT và CSVC- KT du lịch thiếu, chất lượng thấp là hạn chế lớn nhất đối với việc phát triển du lịch của huyện Quảng Trạch. - Thêm vào đó, sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại chưa tốt, vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc quản lý, tôn tạo các nguồn tài nguyên nói chung, nhất là tài nguyên nhân văn. - Hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh lữ hành còn yếu, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa năng động và đầu tư chuyên sâu bài bản cho công tác kinh doanh lữ hành, do vậy hiệu quả mang lại chưa cao. - Công tác hướng dẫn, phục vụ, vệ sinh môi trường tại một số cơ sở 46 kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch chưa tốt. Tình trạng đeo bám, chèo kéo du khách vẫn diễn ra; việc thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết chưa nghiêm túc, vẫn còn tình trạng gian lận trong buôn bán, đặc biệt tại các nhà hàng, quán ăn không đạt chuẩn phục vụ khách du lịch ở khu vực Phong Nha và thành phố Đồng Hới, các cơ sở bán hải sản, đặc sản Quảng Bình. - Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch mặc dù đã có bước chuyển biến tích cực nhưng cần có sự đầu tư mạnh mẽ hơn để có sự phát triển đột phá trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cạnh tranh giữa các địa phương, vùng du lịch ngày càng lớn. Những khó khăn, hạn chế nêu trên đang ảnh hưởng tiêu cực đến việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện Quảng Trạch trong việc phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. 2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014 - 2018 2.2.1. Khái quát tình hình du lịch huyện Quảng Trạch - Khách du lịch Khách du lịch là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng phát triển ngành du lịch. Số lượng khách du lịch ngày một tăng là một biểu hiện rõ ràng nhất về chất lượng dịch vụ du lịch cũng như sự phong phú, đa dạng của sản phẩm du lịch. Từ đó sẽ làm tăng thu nhập của ngành du lịch, góp phần làm tăng giá trị đóng góp của du lịch đối với GDP của toàn tỉnh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, du lịch Quảng Trạch cũng đã có sự chuyển mình, lượng khách đến Quảng Trạch đã có xu hướng ngày một tăng lên. Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2014 - 2018 đạt 18,2%. Năm 2014, lần đầu tiên huyện Quảng Trạch đón vượt ngưỡng 1 triệu lượt khách. Chi tiêu trung bình khách du lịch năm 2014 đạt 600.000 đồng/lượt khách, đến năm 2018 chi tiêu trung bình khách 47 du lịch khoảng 1.000.000 đồng/lượt khách gấp 1,67 lần so với năm 2014. Về thời gian lưu trú, tổng số ngày của khách du lịch giai đoạn 2014-2018 tăng trưởng trung bình 18,2%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng ngày khách quốc tế đạt 15,8%. Bảng 2.2: Số lượng du khách đến Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2018 ĐVT: Lượt người Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 K Khách nội địa 2.755.072 2.774.305 1.940.000 3.170.000 3.680.000 Khách quốc tế 42.000 65.000 50.000 130.000 184.000 Tổng số khách du lịch 1.120.000 2.839.305 1.990.000 3.300.000 3.864.000 (Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình) Bảng 2.3: Số lượng du khách đến Quảng Trạch giai đoạn 2014 - 2018 ĐVT: Lượt người Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Khách nội địa 1.252.000 1.616.000 1.096.000 1.934.000 2.174.000 Khách quốc tế 11.000 14.000 10.000 22.000 25.000 Tổng số khách du lịch 1.263.000 1.630.000 1.106.000 1.954.000 2.198.000 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Trạch) Tuy nhiên, năm 2016 do sự cố môi trường biển Công ty TNHH Hưng Nghiệp (Formosa) ở Hà Tĩnh gây ra, kết quả kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Trạch nói riêng năm 2016 giảm mạnh. Trong bối cảnh đó, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó và khắc phục khó khăn như thực hiện các chương trình kích cầu du lịch, giảm giá đồng loạt tất cả các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, giảm 30% 48 giá vé tham quan cho khách lưu trú tại Quảng Trạch đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch sâu rộng tại nhiều thị trường, nhờ đó đã góp phần quan trọng đưa khách du lịch trở lại với Quảng Trạch, tạo nên điểm sáng trong bức tranh ảm đạm của ngành du lịch các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. - Doanh thu du lịch Ngành du lịch là ngành mang lại lợi nhuận cao cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Du lịch Quảng Bình với việc khai thác các lợi thế sẵn có thực sự đã trở thành ngành có doanh thu cao và ngày càng tăng. Từ năm 2014 đến năm 2018 doanh thu của du lịch ngày càng tăng, năm 2014 doanh thu là 2.800 tỷ đồng thì đến năm 2018 doanh thu là 4.485 tỷ đồng tăng gần gấp 2 lần so với năm 2014. Đối với huyện Quảng Trạch, doanh thu du lịch năm 2014 đạt 158 tỷ đồng, đến năm 2018 doanh thu đạt 420 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với 2014 . Nhờ đường lối phát triển đúng đắn cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ và những thế mạnh về tài nguyên du lịch, trong giai đoạn 2010 – 2015 và 2016 - 2020, du lịch Quảng Bình nói chung và du lịch Quảng Trạch nói riêng đã có nhiều cơ hội, thuận lợi để phát triển, phát huy những lợi thế tiềm năng vốn có của tỉnh nhà và đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng, dần khẳng định được vị thế là điểm đến nổi bật trong nước và quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và xã hội. Trong năm 2016, Quảng Bình chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường biển tại khu vực Bắc Trung Bộ (từ 15/4/2016), lượng khách du lịch đến sụt giảm nghiêm trọng kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế và an sinh xã hội, tổng doanh thu du lịch của tỉnh năm 2016 chỉ đạt 2.310 tỷ đồng giảm 30% so với năm 2015 và giảm 46% so với Kế hoạch năm 2016 (Tổng doanh thu về du lịch ước tính thiệt hại 1.800 tỷ đồng). Đối với huyện Quảng Trạch củng chịu 49 ảnh hưởng nặng nề, về doanh thu năm 2016 chỉ đạt 112,2 tỷ đồng, giảm 38% so với năm 2015 và giảm 49% so với kế hoạch năm 2016. Bảng 2.4: Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2018 ĐVT: tỷ đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng thu từ khách du lịch 2.800,00 3.300,00 2.303,91 3.706,30 4.485,00 Doanh thu chuyên ngành du lịch 753,19 988,00 621,37 1.000,70 1.540,00 (Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình) Bảng 2.5: Doanh thu du lịch huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014 - 2018 ĐVT: tỷ đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng thu từ khách du lịch 314,00 396,15 360,20 479,88 650,00 Doanh thu chuyên ngành du lịch 41,60 48,53 46,00 60,15 83,92 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Trạch) 2.2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch huyện Quảng Trạch 2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch Theo Luật Du lịch 2017, quản lý nhà nước được chia thành 2 cấp. cấp Trung ương và cấp địa phương, ở cấp địa phương chỉ quy định đến cấp tỉnh, tuy nhiên, việc quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được thực hiện theo Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; 50 Nghị định 14/2008/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp huyện và Thông tư 06/2012/TT- BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể chức trách tiêu chuẩn cụ thể nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường thị trấn. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương quy định như sau: Ở Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối, tham mưu giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch. Ở cấp tỉnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Du lịch) là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh. Ở cấp huyện: Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện. Ở cấp xã: Công chức văn hóa – xã hội có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi, báo cáo các hoạt động du lịch trên địa bàn xã. Vì vậy, quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn có những bất cập, lúng túng; vì như chúng ta đã biết, du lịch là một ngành tổng hợp liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp; các điểm du lịch, khu du lịch nằm ở một địa phương (trên địa bàn của xã, huyện) nhưng theo Luật du lịch cấp xã, huyện không được phân cấp quản lý; mọi tình huống phát sinh từ thực tiễn như: tình trạng lộn xôn, mất an ninh trật tự, xã hội; không đảm bảo vệ sinh môi trường,... sẽ không được địa phương chủ động và xử lỷ kịp thời. 51 Sơ đồ: 2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Bình Để thực hiện tốt quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Quảng Bình thì bên cạnh cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch là Sở Du lịch; cấp huyện có Phòng Văn hóa Thông tin; UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình với 22 thành viên. Trưởng Ban chỉ đạo là đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, 21 thành viên còn lại là lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và lãnh đạo UBND một số địa phương có du lịch phát triển trong đó có huyện Quảng Trạch. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của các Sở, ngành và địa phương liên quan trong việc xây dựng và tổ chức triển khai các UBND tỉnh Sở Du lịch UBND cấp huyện Các Sở, ban, ngành liên quan Phòng VH&TT cấp huyện UBND cấp xã Công chức VH-XH cấp xã 52 chương trình phát triển du lịch của tỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu và đề xuất các chính sách, kế hoạch và giải pháp để thực hiện các chương trình, kế hoạch đạt kết quả; giải quyết những vướng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực du lịch; kiểm tra đôn đốc các Sở, ban, ngành và địa phương trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch, chương trình cụ thể về phát triển du lịch và thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương, pháp luật của nhà nước về phát triển du lịch, về nhận thức bảo vệ môi trường du lịch, ứng xử văn minh, lịch sự. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao các cấp, các ngành xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ. Theo đó, Sở Du lịch là cơ quan chủ trì trong việc tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị và địa phương trong tỉnh thực hiện các chương trình, kế hoạch đề ra. Các Sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp Sở Du lịch xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đã đề ra. Thông qua Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh; các ngành đã phát huy được trách nhiệm của ngành mình trong quản lý nhà nước về du lịch. Đối với huyện Quảng Trạch, cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch được bố trí như sau: 53 Sơ đồ 2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch huyện Quảng Trạch Huyện Quảng Trạch củng đã kịp thời thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch huyện Quảng Trạch, Trưởng ban là đồng chí Chủ tịch UBND huyện, Phó ban thường trực là Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin cùng các thành viên gồm các phòng, ban, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND 18 xã. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn còn nhiều hạn chế, đó là: Ban chỉ đạo phát triển du lịch huyện hoạt động chưa hiệu quả, việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa quyết liệt, thiếu thường xuyên. Một số phòng, ban, đơn vị chưa chủ động trong việc tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch trên lĩnh vực của ngành mình. Một số nội dung của chương trình, kế hoạch ban hành không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nên không có khả năng thực thi. Sự phối hợp giữa các cấp, các UBND huyện Phòng VH&TT Các phòng, ban, đơn vị liên quan UBND cấp xã Công chức VH-XH cấp xã 54 ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, thụ động và còn chồng chéo. Các Phòng, ban, đơn vị, địa phương thường hoạt động đơn lẻ, độc lập trong khi nhiều nội dung, lĩnh vực cần phải có sự phối hợp liên ngành nên hiệu quả trong quản lý cũng như trong thực hiện chưa cao. Việc ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch quá chậm. Chưa xây dựng được các chính sách ưu tiên đầu tư với từng dự án, từng lĩnh vực cụ thể (chỉ mới áp dụng cho các dự án xây dựng các cơ sở lữ hành, nhà hàng); thủ tục hành chính trong phê duyệt, cấp phép đầu tư; cho thuê đất các dự án du lịch còn rườm rà, phức tạp nên chưa thú hút được đầu tư. Việc kiểm tra chấp hành các quy định của nhà nước về giá cả dịch vụ du lịch; niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết thực hiện chưa có hiệu quả; ban hành một số quy định về các mức phí, lệ phí, bảng giá dịch vụ áp dụng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chưa phù hợp; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, các làng nghề đảm bảo sự phát triển du lịch một cách bền vững còn hạn chế. Vì vậy, vẫn còn xảy ra tình trạng chèo kéo, tăng giá, ép giá với khách du lịch, không đảm bảo vệ sinh, môi trường và cảnh quan tại các điểm du lịch, khu du lịch; tuyên truyền quảng bá và xúc tiến đầu tư vào du lịch hiệu quả chưa cao. số lượng doanh nghiệp đăng ký đầu tư các dự án nhiều nhưng các doanh nghiệp có đủ điều kiện, năng lực thực sự để thực hiện tốt dự án thì lại rất ít; nhiều dự án chậm tiến độ, bị bỏ giữa chừng. Năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch sau khi được cổ phần hóa vẫn còn thấp, chất lượng phục vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. 2.2.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương 55 Trên cơ sở Luật Du lịch 2017, Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch; Thông tư 88/2008/TTBVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ VHTT&DL Hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2007/NĐ-CP; Nghị định 149/2007/NĐ- CP ngày 9/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Nghị định 180/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP; UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành các văn bản: Chương trình phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2006-2010 ban hành kèm theo Quyết định 38/2006/QĐ-UBND ngày 1/9/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 3349/KH-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình; Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 23/12/2014 về việc đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020 của Tỉnh ủy Quảng Bình và chỉ đạo hướng dẫn tổ chức thực hiện; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 12/8/2011; Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 13/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch số 1503/KH-UBND ngày 13/9/2016 để triển khai thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 13/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chương trình hành động số 13 - CTr/TU ngày 12/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 (sửa đổi, bổ sung); Nghị quyết số 19/2017/NQ-HĐND ngày 18/7/2017 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 1503/KH-UBND ngày 13/9/2016 về thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 13/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND ngày 7/11/2017 về quy định thủ tục 56 thực hiện một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo Nghị quyết số 19/2017/NQ-HĐND; Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 04/4/2017 về việc ban hành Đề án đảm bảo an ninh du lịch Quảng Bình giai đoạn 2017 – 2020... Tại huyện Quảng Trạch, chủ trương phát triển du lịch - dịch vụ đã được huyện Quảng Trạch xác định từ những năm đầu đổi mới, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Trạch lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 nhấn mạnh “Đầu tư phát triển mọi nguồn lực du lịch, hướng đến du lịch sinh thái, tâm linh làm trọng tâm và tuyên truyền, vận động mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch”. Trong những năm qua, UBND huyện Quảng Trạch đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp các phòng, ban, ngành và địa phương trong huyện hướng dẫn thực hiện các văn bản Luật và quy phạm pháp luật về lĩnh vực du lịch đến tận các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện và các doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn tổ chức thực hiện đến cấp xã, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân kinh doanh hoạt động, dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện để các doanh nghiệp, các cơ sở nắm vững và thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước trên lĩnh vực du lịch. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình có hiệu quả; đồng thời, căn cứ tình hình thực tế của địa phương các xã để cụ thể hóa thực hiện phù hợp. Những năm gần đây, nhiều dự án, công trình về hạ tầng cơ sở kỹ thuật được đầu tư vào huyện Quảng Trạch đã tạo đà vững chắc cho du lịch của huyện có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Các dự án đầu tư được hoàn thành đã nhanh chóng phát huy tác dụng, đem đến cho du lịch 57 Quảng Trạch diện mạo mới, ngày càng phát triển, thu hút đầu tư và du khách đến thăm. Ngành du lịch đã có sự phát triển nhanh và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, ngành du lịch đã đóng góp phần lớn vào tỷ trọng GDP của huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển ngành du lịch được đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ. Từ năm 2014 đến 2018 đã tổ chức 31 hội nghị hướng dẫn phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực du lịch. Ngoài tổ chức các Hội nghị hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực du lịch, đã tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: mở chuyên mục “Quảng Trạch - điểm đến” trên Đài Phát thanh - Truyền hình; chuyên mục “Văn bản pháp luật Du lịch” trên Trang thông tin điện tử Quảng Bình và Trang thông tin điện tử huyện Quảng Trạch; chuyên mục “Chính sách và pháp luật” trên Tạp chí Văn hóa và Bản tin Quảng Trạch; Phối hợp với Sở Du lịch đưa các thông tin du lịch của huyện lên các trang thông tin điện tử Sở Du lịch và chung vào công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh. Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phản ánh từ doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh, xây dựng cơ bản, giao và cho thuê đất; cấp phép, ban hành và triển khai thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành du lịch... tạo điều kiện để các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_tren_dia_ban_huyen_quan.pdf
Tài liệu liên quan