MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 6
6. Đóng góp của Luận văn . 7
7. Kết cấu của Luận văn. 7
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH. 8
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn.8
1.1.1. Du lịch . 8
1.1.2. Hoạt động du lịch. 8
1.1.3. Quản lý nhà nước về du lịch. 9
1.2. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch.12
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch . 12
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch . 15
1.3. Nội dung, chủ thể quản lý nhà nước về du lịch.17
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch. 17
1.3.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về du lịch. 20
1.4. Kinh nghiệm QLNN về du lịch của một số địa phương.22
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Lạng Sơn . 22
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở các tỉnh Tây Nguyên. 23
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng . 25
Tiểu kết Chương 1. 27
Chương 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG . 28
2.1. Cơ sở tự nhiên và kinh tế - xã hội cho phát triển du lịch Cao Bằng.28
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Cao Bằng. 28
2.1.2. Khái quát về phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cao Bằng . 30
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Cao Bằng.33
2.2.1. Khái quát hoạt động du lịch tỉnh Cao Bằng. 33
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên
nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, mang đậm nét hoang sơ, có giá trị du lịch cao, tiêu biểu như thác
Bản Giốc, động Ngườm Ngao (huyện Trùng Khánh); Động Hang Dơi (huyện Hạ Lang); Hồ Thang
Hen (huyện Trà Lĩnh); suối Lê Nin, hang Cốc Bó (huyện Hà Quảng); rừng Trần Hưng Đạo, Phia Đén,
Phia Oắc (huyện Nguyên Bình) .... Đặc biệt, với hệ thống cửa khẩu biên giới đường bộ với nước
CHND Trung Hoa dài trên 333 km tạo nên những lợi thế nhất định về liên kết vùng và quốc tế để phát
triển du lịch.
2.2.2. Kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Khoảng 05 năm trở lại đây, ngành Du lich Cao Bằng đã có những bước phát triển mạnh mẽ thể
hiện rõ qua tổng số khách du lịch đến với tỉnh và doanh thu du lịch tăng mạnh qua từng năm. Quy mô
du lịch của Cao Bằng phát triển tương đối nhanh, luôn giữ mức tăng trưởng khá và ổn định. Trong giai
đoạn từ 2010 đến 2015.
Trong nhưng năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, du lịch
Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Công tác quy hoạch du lịch trên địa bàn tỉnh cơ
bản đã được hoàn thành, bước đầu tập trung đầu tư xây dựng một số khu, địa điểm du lịch trọng điểm,
tạo được nền móng cơ bản về hạ tầng giao thông phục vụ các tuyến du lịch chính trong tỉnh. Lượng
khách và doanh thu du lịch tăng theo từng năm; công tác xã hội hóa và các hoạt động giao lưu, hợp tác
trong lĩnh vự văn hóa, thể thao, du lịch được chú trọng. Nhận thức của cộng đồng về du lịch và phát
triển du lịch đã có sự chuyển biến tích cực.
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả kinh doanh du lịch tỉnh Cao Bằng
(Từ năm 2015 đến 2017)( Đơn vị người )
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng lượt khách 653.340 741.547 952.680
- Khách quốc tế 36.326 40.335 59.494
- Khách nội địa 617.014 701.212 893.186
35
Doanh thu 115,5 146,7 189,2
(Nguồn 33)
Cao Bằng có rất nhiều điểm tham quan du lịch, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trùng Khánh, Hà
Quảng
36
Bảng 2.2 Khách đến ở một số diểm du lịch tỉnh Cao Bằng
(Đơn vị người)
Khu, điểm DL Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Pác Bó 130.000 135.000 135.000
Ngườm Ngao- Bản
Giốc
186.048 361.213 417.186
( Nguồn: [33])
Đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 170 cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định xếp hạng với
tổng số 2020 phòng nghỉ, 3.500 giường đủ tiêu chuẩn đón khách; trong đó có 9 khách sạn đạt tiêu
chuẩn 02 sao, 19 khách sạn tiêu chuẩn 01 sao. Công suất sử dụng phòng bình quân đạt 58%. Tổng số
khách du lịch đạt 653.340 lượt khách, tăng 15.2 % so với năm trước, tăng 77.6% so với năm 2011.
Doanh thu du lịch đạt: 115,510 tỷ đồng, tăng 100,5% so với năm 2011. Tỷ trọng GDP du lịch đạt:
0,95/1,5% đạt 63,3% so với mục tiêu giai đoạn 2011 – 2015.
Tuy nhiên du lịch Cao Bằng có điểm xuất phát thấp so với các địa phương khác; công tác quảng
bá và xúc tiến du lịch còn yếu; sự liên kết, hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước với các đơn vị kinh
doanh dịch vụ du lịch và khách du lịch chưa chặt chẽ; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế; hoạt động kinh doanh du lịch của các đơn vị chưa chuyên nghiệp; cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch chưa đồng bộ, thiếu vốn đầu tư. Dịch vụ, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa có tính đặc trưng
của địa phương và chưa tạo được thương hiệu; các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch có trách
nhiệm chưa được quan tâm đúng mực; công tác quy hoạch tour, tuyến du lịch còn rơi rạc, thiếu sự kết
nối đồng bộ, chưa có nhiều sự định hướng, hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước do các doanh nghiệp
làm du lịch; tỷ trọng thu nhập du lịch trong GĐP của tỉnh đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra, chưa tương
xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.
Đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác du lịch của tỉnh còn thiếu; ở cấp huyện chưa có cán bộ
chuyên trách làm công tác du lịch.
Năm 2016 lượng khách du lịch đến Cao Bằng đạt 741.547 lượt tăng 13.5% so với cùng kỳ năm
2015 (Trong đó: Khách Quốc tế đạt 40.335 lượt tăng 11 % khách nội địa đạt 701.212 lượt, tăng
13.6%). Doang thu đạt 146,7 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2015. Công suất sử dụng phòng đạt 60%;
Thu nhập xã hội từ du lịch đạt 3.15 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 14 tỷ đồng. Tăng trưởng du lịch đạt từ
27% đạt 150 % KH. Tổng số cơ sở lưu trú du lihcj tỉnh: 192 cơ sở.
Tính đến tháng 9 năm 2017: lượng khách là 747.510 lượt, đạt 88% kế hoạch năm, tăng 22% so
với cùng kỳ. Trong đó khách quốc tế: 40.364 lượt, tăng 39% so với cùng kỳ, khách nội địa: 707.146 lượt, tăng
21 % so với cùng kỳ. Doanh thu 149,6 tỷ, đạt 86% kế hoạch năm, tăng 19% so với cùng kỳ; nộp ngân sách
37
gần 15 tỷ đồng. Công suất sử dụng phòng đạt 62.4%. Tăng trưởng du lịch đạt 22.4%. Tổng số cơ sở lưu trú du
lịch là: 219 có sở với 2.817 buồng và 40580 giường.
Tuy nhiên, du lịch Cao Bằng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, đóng góp GDP của tỉnh
còn thấp. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng. Kết cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ còn thiếu đồng bộ. Quy mô
doanh nghiệp còn nhỏ. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có chiến
lược dài. Vấn chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch còn chưa triệt để.
Đánh giá những điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội đồng thời những tiềm năng thế mạnh của du
lich Cao Bằng để từ đó cho thấy những thuận lợi và thách thức trong hoạt động QLNN đối với lĩnh vực này.
Một số kết quả hoạt động du lịch ở Cao Bằng
Với sự đầu tư, quan tâm của tỉnh về du lịch, những năm qua, Cao Bằng thu hút trên nửa triệu
lượt khách du lịch, riêng 9 tháng năm 2017, thu hút 747.510 lượt khách, đạt 88% kế hoạch năm, tăng
22% so với cùng kỳ, góp phần không nhỏ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện, còn bộc lộ một số khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển du lịch, đó là sản phẩm
du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, hoạt động thông tin xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế.
Những thông tin về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo và đa dạng...
chưa được nghiên cứu, khai thác và giới thiệu nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hệ
thống cơ sở lưu trú, nhà hàng xây dựng tự phát, quy mô nhỏ và chưa theo định hướng quy hoạch cụ
thể; lực lượng tham gia dịch vụ du lịch phần lớn chưa qua đào tạo; các hoạt động phụ trợ phục vụ du
lịch như: quầy hàng lưu niệm, khu vui chơi giải trí chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng phục vụ còn
thấp, chưa thu hút du khách lưu lại nhiều ngày...[ 33].
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
2.3.1. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du
lịch trên địa bàn Tỉnh
Phấn đấu đến năm 2020, định hình cơ bản mô hình phát triển du lịch tỉnh với các giá trị đặc
trưng, riêng biệt được định vị rõ ràng, đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ
cấu dịch vụ, hoạt động dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng khá trong tổng thu nhập xã hội. Đến năm 2030
trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ,
sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao, mang dậm bản
sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường; đưa Cao Bằng trở thành một trong những điểm đến
hấp dẫn của khu vực phía Bắc và cả nước.
Một số văn bản chỉ đạo của trung ương
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
38
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ;
- Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Trong
đó có chú trọng: Tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng; tăng cường
đầu tư các khu du lịch như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao; Pác Bó... nhằm thu hút khách du lịch trong
nước và quốc tế. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, các lối mở và cặp chợ
biên giới, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; tập trung khai thác
có hiệu quả các hoạt động thương mại, du lịch dịch vụ tại các cửa khẩu và chợ biên giới. Thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại các cửa khẩu
- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ Về một số giải pháp đẩy mạnh
phát triển du lịch Việt nam trong thời kì mới;
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường hiệu lực
nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém thúc đẩy phát triển du lịch.
Kế hoạch của tỉnh triển khai trên cơ sở chỉ đạo của các văn bản trung ương
Cao Bằng là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch nhưng chưa thực sự phát huy tối đa mọi lợi thế
đó. Cho nên công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du
lịch đã sớm được thực hiện.Trên cơ sở mục tiêu chung về “Phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015”,
một số văn bản về kế hoạch, chương trình được ban hành:
- Kế hoạch số: 490/KH - UBND ngày 16 tháng 3 năm 2015, Quảng bá xúc tiến du lịch Cao
Bằng 2015-2020;
- Chương trình số 10 - CTr/TU ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về Phát triển
du lịch giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu chung như sau: Phấn đấu đến năm 2020, định hình cơ bản
mô hình phát triển du lịch tỉnh với các giá trị đặc trưng, riêng biệt được định vị rõ ràng, đưa du lịch cơ
bản trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu dịch vụ, hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng khá
quan trọng trong tổng thu nhập xã hội. Đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng
trong cơ cấu kinh tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng có
thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao, mang đậm bản săc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi
trường; đưa Cao Bằng trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khu vực phía Bắc và cả nước.
Với quan điểm phát triển du lịch đột phá hiệu quả có trọng tâm trọng điểm; đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn bên cạnh sản xuất nông nghiệp thì trong thời gian qua Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và phát triển khai các kế hoạch phát triển du lịch như:
39
- Kế hoạch số: 2295/KH - BCĐ ngày 19 tháng 8 năm 2016 thực hiện chương trình phát triển
du lịch giai đoạn 2016 - 2020, tập trung vào các nội dung chương trình trọng điểm: Quy hoạch chung
xây dựng Khu di tích Thác Bản Giốc và quy hoạch chi tiết khu trung tâm du lịch Bản Giốc; Hồ sơ
trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu trên địa bàn tỉnh;
- Công văn số 2730/UBND -TH ngay 23/9/2016 của UBND tỉnh Cao
Bằng về việc xây dựng kế hoạch 2016 - 2020 và kế hoạch năm 2017Chương
trình mục tiêu phát triển văn hóa và hạ tầng du lịch;
- Kế hoạch số 61/KH-SVHTT&DL ngày 14/10/2016 Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa,
phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016-2020 và KH 2017
- Kế hoạch số 20/KH-SVHTT&DL ngày 05/4/2017, Quảng bá xúc tiến du lịch Cao Bằng
2017;
Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia
tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch
“xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương.
- Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài
nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh
thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa
phương và đô thị du lịch.
- Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình
thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch:
+ Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên
Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc
Giang. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các
dân tộc thiểu số.
UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Quản lý CVĐC tỉnh Cao Bằng phối hợp với Viện Khoa học Địa chất
và Khoáng sản cùng các đơn vị liên quan nỗ lực triển khai hoàn thành Hồ sơ khoa học CVĐC non
nước Cao Bằng trình UNESCO xem xét công nhận danh hiệu là CVĐC toàn cầu vào ngày 12/04/2018.
Hiện tại để phát huy tiềm năng thế mạnh về du lịch, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai các
khu, điểm du lịch trọng điểm như:
40
Tại Khu di tích Pác bó đang triển khai các dự án: Dự án Nhà trưng bày và làm việc cơ bản hoàn
thành, hiện nay đang trong giai đoạn hoàn thiện nội dung trưng bày; Dự án Cải tạo nâng cấp mặt đường nội
vùng và đoạn từ làng Bó Bẩm đến bờ suối ngã ba lán Khuổi Nặm đã hoàn thành. Dự án Cải tạo, nâng cấp
tuyến đường đi bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đoạn từ làng Hòa Mục đến chấn dốc Kéo Già đang thi
công; Dự án du lịch về nguồn và sinh thái tại Pác Bó đang triển khai mục xe điện phục vụ khách tham
quan; Ủy ban nhân dân tỉnh đang triển khai phương án di dời lều quấn bên bờ suối Le Nin, tạo cảnh quan
môi trường.
Tại khu du lịch Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao, Dự án biểu diễn thực cảnh tại khu vực hạ
du thác Bản giốc đang xin ý kiến các ngành Trung ương và các đơn vị liên quan; Dự án Khu nghỉ
dưỡng cao cấp thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh – Tổng công ty du lịch Sài Gòn làm chủ đầu tư:
đang trong quá tình quyết toán giai đoạn 1 và triển khai lập khái toán đầu tư giai đoạn 2. UBND tỉnh
đã kêu gọi, cho phép tập đoàn Milton đến khảo sát tổng thể khu du lịch thác Bản Giốc để lập dự án
đầu tư. UBND tỉnh, Ủy ban điều phối của tỉnh đã tích cực trao đổi, hội đàm với Chính phủ, Ủy ban
điều phối Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc về triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ
và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Đức Thiên). Dự án làm đường vào Động Ngườm Ngao
đã hoàn thành, đang triển khai hoàn thiện hạng mục bãi đỗ xe.
Năm 2017, tổ chức Hội nghị đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch nhằm thu hút khách du lịch và
các nhà đầu tư đên tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Cao Bằng.
Phấn đấu đến năm 2020: Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó thành điểm du lịch quốc gia; Khu
du lịch Thác Bản Giốc - Động ngườm Ngao thành Khu du lịch quốc gia.
Thu hút khách du lịch; năm 2020 đạt 75 nghìn lượt khách quốc tế; 820 nghìn lượt khách nội địa;
thu nhập xã hội từ du lịch: đến năm 2020 đạt hơn 420 tỷ đồng; tỷ trọng GDP du lịch chiếm 3 % GĐP
toàn tỉnh.
Hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã tiến hành quy hoạch các khu, điểm du lịch:
Quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái Phja Oắc – Phja Đén; Hồ sơ đề nghị công nhận xếp
hạng Di tích lịch sử Chiến thắng biên giới 1950 là Di tích Quốc gia đặc biệt
Xây dựng quy hoạch Khu phố ẩm thực, chợ nông sản địa phương phục vụ khách du lịch tại
thành phố Cao Bằng.
Xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch Khu du lịch thác Bản giốc, huyện Trùng Khánh.
Xây dựng quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái Phja Oắc – Phja Đén và đề nghị bổ sung vào
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, đinh hướng đến năm 2030
41
Quy hoạch các khu, điểm du lịch khác như: Điểm du lịch Thiêng Qua (Mốc 589) và cặp chợ
biên giới mốc 590, xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc; Điểm du lịch cộng đồng dân tộc Lô Lô, bản Khuổn
khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc; Quy hoạch các điểm di tích lịch sử văn hóa thuộc huyện Hòa An
(Di tích Nặm Lìn, Lam Sơn; Đền Vua Lê, thành Nhà Mạc); quy hoạch hệ thống hang động trong
tỉnh phục vụ tham quan du lịch
Quy hoạch xây dựng điểm trung chuyển kết nối du lịch liên kết vùng; Bảo Lâm (Cao Bằng) –
Mèo Vạc – Đồng Văn – Bắc Mê (Hà Giang); Bảo Lâm (Cao Bằng) – Thủy điện Na Hang (Tuyên
Quang) – Thủy điện Nho Quế (Mào Vạc – Hà Giang) – Thủy điện sông Gâm 1,2 (Bảo Lâm).
Tiếp tục khảo sát, đánh giá toàn diện thực trạng hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh;
xây dựng hoàn thiện, chiến lược tổng thể và kế hoạch hành động phát triển du lịch Cao Bằng đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030; xác định du lịch Cao Bằng nằm trong mối liên kết với không gian du lịch
vùng Tây Bắc, có nối tuyến đến một số địa phương thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
2.3.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp
luật, chính sách trong hoạt động du lịch của Tỉnh
Để thực hiện và triển khai các văn bản chỉ đạo của trung ương đã nêu trên, UBND tỉnh Cao
Bằng đã ban hành các văn bản pháp luật:
- Quyết định số 1783/QĐ – UBND ngày 20/11/2012, Phê duyệt tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý
xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch. Từ đó đến nay, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch luôn được tập trung, chỉ đạo. Các cấp ủy và chính quyền Cao Bằng đã đề ra
những chủ trương, chiến lược, quy hoạch cụ thể nhằm phát triển du lịch của tỉnh;
- Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh, phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
- Quyết định 2255/QĐ-UBND ngày 26/11/2015 với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 du lịch
Cao Bằng cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu dịch vụ, tạo tiền đề vững chắc đến
năm 2030 du lịch có vị trí trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung, với hệ thống
cơ sở vật chất đồng bộ;
- Quyết định số 2498/QĐ-UBND ngày 22/12/ 2015 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thành lập
Công viên địa chất tỉnh Cao Bằng, thuộc phạm vi gồm 9 huyện (Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình,
Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và Thạch An) với diện tích khoảng 3.072
km2, với trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo và có ý nghĩa giá trị quốc tế. Đồng thời, UBND tỉnh
cũng đã có các quyết định thành lập Ban Quản lý CVĐC tỉnh Cao Bằng trực thuộc Sở VHTT&DL;
Phê duyệt Đề án thành lập, xây dựng và phát triển CVĐC tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020; thành
42
lập Ban chỉ đạo xây dựng CVĐC toàn cầu tỉnh Cao Bằng với 28 thành viên, do đồng chí Chủ tịch
UBND tỉnh trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo; thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng CVĐC toàn
cầu tỉnh Cao Bằng với 34 thành viên; Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng CVĐC toàn
cầu tỉnh Cao Bằng;
- Quyết định 34/2016 QĐ-UBND ngày 20/12/2016, Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị
di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
- Quyết định 436/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2016, phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng
vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030
Phân bố không gian phát triển du lịch
- Các cụm du lịch:
+ Cụm du lịch trung tâm (thành phố Cao Bằng và phụ cận): Định hướng
phát triển du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch trải nghiệm, vui chơi giải trí, du lịch
quá cảnh, tham quan, nghiên cứu, du lịch công vụ, thương mại...
+ Cụm du lịch phía Bắc (Pác Bó và phụ cận, thuộc địa phận huyện Hà
Quảng): Là cụm du lịch tâm linh có ý nghĩa quan trọng không những chỉ đối với
Cao Bằng mà còn đối với cả nước. Định hướng phát triển du lịch hành hương về
cội nguồn, du lịch tham quan di tích, nghiên cứu, giáo dục....du lịch sinh thái
+ Cụm du lịch phía Đông (Bản Giốc - Ngườm Ngao và phụ cận, thuộc địa
phận huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh): Định hướng phát triển du lịch
tham quan cảnh quan, văn hóa tâm linh, bản văn hóa, nghỉ cuối tuần, các khu
nghỉ dưỡng chữa bệnh, thể thao, mạo hiểm...., du lịch sinh thái, du lịch biên giới;
+ Cụm du lịch phía Tây (Phja Đén, Phja Oắc, rừng Trần Hưng Đạo, thuộc
địa phận huyện Nguyên Bình): Trung tâm của cụm là Phja Đén. Định hướng
phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ cuối tuần, các khu nghỉ dưỡng chữa
bệnh, du lịch văn hóa: tham quan các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa dân tộc;
+ Các cụm du lịch phụ trợ: gồm cụm du lịch Đông Nam (Thạch An, Phục
Hòa), hướng khai thác phát triển du lịch văn hóa và cửa khẩu biên giới và cụm
du lịch Tây Bắc (Bảo Lạc, Bảo Lâm), khai thác phát triển du lịch sinh thái, du
lịch cộng đồng;
43
- Các điểm du lịch:
+ Các điểm du lịch cấp quốc gia: Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác
Bó (huyện Hà Quảng), Khu du lịch Thác Bản Giốc - Ngườm Ngao (huyện
Trùng Khánh), Khu du lịch Phja Đén, Phja Oắc (huyện Nguyên Bình), Khu di
tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình);
- Các điểm du lịch cấp vùng và địa phương: thành phố Cao Bằng, các điểm
du lịch lịch sử văn hóa ở huyện Hoà An, Khu du lịch sinh thái - tâm linh Hồ
Thăng Hen, động Giộc Đâu (huyện Trà Lĩnh), Khu di tích lịch sử chiến thắng
Đông Khê (huyện Thạch An).
Tăng cường công tác xã hội hóa trong đầu tư phát triển các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao tại
các khu điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Có chính sách cụ thể ưu đãi về thuế, tiền thuê đấtđể thu
hút nhà đầu tư xây dựng một số trung tâm vui chơi, giải trí hỗn hợp về văn hóa, thể thao. Phục vụ
cho nhiều đối tượng ở các tuyến du lịch, điểm dừng chân, điểm tham quan để thu hút và giữ chân du
khách.
Khuyến khích các hoạt động đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống
đạt tiêu chuẩn; tổ chức kiểm tra, thẩm định và cấp biển hiệu chứng nhận đủ tiêu chuẩn phục vụ khách
du lịch. Có chính sách hỗ trợ các cơ sở ăn uống nghiên cứu, phát triển những món ăn truyền thống,
đặc trưng của địa phương để xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn xuất xứ. Tăng cường đào tạo, huấn
luyện đội ngũ phục vụ trong cơ sở ăn uống chuyên nghiệp, có kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách
hàng, am hiểu văn hóa ẩm thực địa phương để tư vấn, giới thiệu cho khách.
Khuyến khích các hoạt động đầu tư nâng cấp và xây dựng các điểm mua sắm, cửa hàng bán các
sản phẩm lưu niệm, quà tặng, sản phẩm đặc sản, sản phẩm một số làng nghề thủ công truyền thống
Cao Bằng. Tổ chức kiểm tra, thẩm định và cấp biểu hiện chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn về xuất xứ,
chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm. phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch.
Phối hợp thực hiện Dự án Khu nghỉ dưỡng cáo cấp thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh giai
đoạn 2. Triển khai các hạng mục trong khu vực hợp tác chung giữa tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và khu
tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc tại khu du lịch Bản Giốc; các dự án đừơng trục chính
đến khu du lịch thác Bản Giốc.
Tiếp tục triển khai các dự án thuộc Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử
Pác Bó; xây dựng Nhà tưởng niệm các danh nhân tại khu di tích quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng
Đạo.
44
Tập trung xây dựng, triển khai Dự án Khu biểu diễn thực cảnh tại xã Minh Long, huyện Hạ
Lang.
Tiếp tục triển khai các dự án về hạ tầng giao thông: Cải tạo, nâng cấp đoạn đường tỉnh lộ 212 lên đỉnh
Phja Oắc trong Khu du lịch Phja Oắc, Phja Đén; Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ tỉnh lộ 206 vào Khu du lịch
động Ngườm Ngao; Xây dựng đường giao thông nội bộ trong khu du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy,
Trùng Khánh. Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ danh lam thắng cảnh quốc gia Động Hang Dơi (xã Đồng
Loan, Hạ Lang) đến Khu du lịch Thác Bản Giốc.
Xem xét đầu tư các dự án như: tôn tao khu vực Nhà Đỏ và cơ sở hạ tầng cho trung tâm Phja
Đén, huyện Nguyên Bình; Dự án xây dựng Điểm du lịch động Giộc Đâư, Hồ Thăng Hen huyện Trà
Lĩnh; Dự án phát triển Điểm du lịch biên giới Thiêng Quang tại xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc
2.3.3. Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch của Tỉnh
Bộ máy QLNN về du lịch Cao Bằng được quản lý bởi sở Văn hóa Thông tin và Du lịch Cao
Bằng - Là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Cao Bằng.
Tổng số nhân sự sở VHTT&DL là 43 người ( Biên chế công chức, hợp đồng lao động theo
nghị định số 68/2000/NĐ-CP của chính phủ trong các cơ quan hành chính năm 2017), Bộ máy tổ chức
và nhân sự của bao gồm:
- Lãnh đạo Sở: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
- Bao gồm các phòng ban:
Văn phòng: 11 người
Phòng Tổ chức pháp chế: 3 người
Phòng Kế hoạch tài chính: 3 người
Ban thanh tra: 4 người
Phòng Quản lý văn hóa: 5 người
Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình: 3 người
Phòng Quản lý thể dục thể thao: 5 người
Phòng Quản lý du lịch: 5 người
Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng ban gồm 16 người, trong đó:
Trình độ chuyên môn: 2 thạc sỹ và 14 cử nhân
45
Trình độ QLHCNN: 2 chuyên viên cao cấp, 6 chuyên viên chính và 8
chuyên viên.
Nhìn chung đội ngũ nhân sự của Sở VHTT&DL với năng lực và trình độ chuyên môn cũng như
trình độ QLHCNN như nêu trên đã thực sự là bộ máy giúp việc, đây chính là những người trực tiếp
tham mưu cho UBND tỉnh về vấn đề phát triển Văn hóa, thể thao và Du lịch, là những người trực tiếp
tiến hành thống kê, tổng kết hoạt động quản lý nhà nước, chính vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ
CBCC thực hiện nhiệm vụ QLNN về Văn hóa, thể thao và Du lịch thao trên địa bàn tỉnh đã được
chính quyền tỉnh ngày càng quan tâm.
Riêng trong lĩnh vực Quản lý nhà nước về Du lịch, ngoài ban Giám đốc thì có: Phòng Quản lý
du lịch: 5 người; Phòng Tổ chức pháp chế: 3 người;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_tren_dia_ban_tinh_cao_b.pdf