LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài . 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài . 5
5. Phương pháp luận và nghiên cứu đề tài . 5
6. Ý nghĩa khoa học của luận văn. 6
7. Kết cấu của luận văn. 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC
VỀ DU LỊCH . 7
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. 7
1.1.1. Du lịch. 7
1.1.2. Hoạt động du lịch. 9
1.1.3. Quản lý nhà nước về du lịch . 10
1.2. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước về
du lịch . 11
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch. 11
1.2.2. Những yếu tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước về du lịch . 15
1.3. Nội dung, chủ thể quản lý nhà nước về du lịch. 17
1.3.1. Chủ thể QLNN về du lịch . 17
1.3.2. Khách thể QLNN về du lịch . 18
1.3.3. Nội dung QLNN về du lịch. 18
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phù, Cố Viên Lầu, v.v... Di tích
lịch sử cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lƣu, núi Non Nƣớc, di tích
chiến dịch Hà Nam Ninh v.v... Di tích tâm linh nho giáo: chùa Bích Động,
chùa Nhất Trụ, chùa Đồng Đắc, chùa Địch Lộng, chùa Bàn Long, chùa Bái
Đính, chùa Ngần Xuyên, chùa Non Nƣớc v.v...
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 74 lễ hội truyền thống và
145 hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hóa vùng đất châu thổ
sông Hồng, tiêu biểu nhƣ Lễ hội chùa Bái Đính (Gia Viễn); Lễ hội làng Yên
Vệ (Yên Khánh); Lễ hội đền Năn - chùa Quảng Thƣợng (Yên Mô); Lễ hội
báo bản làng Nộn Khê (Yên Mô); Lễ hội đền Áp Lãng - cửa Thần Phù (Yên
41
Mô); Lễ hội đền La (Yên Mô); Lễ hội chùa Địch Lộng (Gia Viễn); Lễ hội cố
đô Hoa Lƣ (Hoa Lƣ); Lễ hội đền Quảng Phúc (Yên Mô); Lễ hội đền Thái Vi
(Hoa Lƣ); Lễ hội đền Trần - Tràng An (Hoa Lƣ); Lễ hội đền Quý Minh Đại
Vƣơng (thành phố Ninh Bình); Hội đền Dâu (Tam Điệp); Hội Yên Cƣ (Yên
Khánh); Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ (Kim Sơn); Lễ hội Noel tại giáo xứ
Phát Diệm (Kim Sơn). Các lễ hội văn hóa ở Ninh Bình chủ yếu diễn ra ở mùa
xuân, trừ số ít các lễ hội tƣởng niệm ngày mất của các vị danh nhân.
Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 31 làng nghề đƣợc công nhận làng
nghề cấp tỉnh. Trong đó có nhiều làng nghề truyền thống đặc trƣng của địa
phƣơng nhƣ: Nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lƣ; làng nghề gỗ Ninh Phong,
thành phố Ninh Bình; làng nghề thêu ren Văn Lâm, Hoa Lƣ; làng nghề Chiếu
cói, Kim Sơn.
Về tín ngưỡng: Tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là Phật giáo và
Thiên chúa giáo với tổng số 198.390 tín đồ, chiếm 21,39% dân số trong đó tín
đồ đạo Thiên chúa, chiếm 16,33% dân số, tín đồ Phật giáo chiếm 5,06% dân
số. Chùa Bái Đính mới đƣợc mở rộng với quy mô hoành tráng trên diện tích
700 ha, đây sẽ là trung tâm văn hoá tâm linh Phật giáo lớn nhất Việt Nam mà
còn có tầm cỡ trong khu vực. Về tín ngƣỡng dân gian, trên địa bàn toàn tỉnh
có 1023 cơ sở, có 242 đình, 380 đền, 209 miếu, 148 phủ... Hệ thống các di
tích văn hoá - lịch sử, các công trình thờ tự... làm cho Ninh Bình tiềm ẩn
những giá trị văn hoá tâm linh phong phú, đa dạng.
Về ẩm thực: Thịt dê núi Ninh Bình là đặc sản độc đáo và nổi tiếng nhất
của Ninh Bình với đặc trƣng địa hình núi đá. Rƣợu Kim Sơn là đặc sản làng
nghề vùng biển huyện Kim Sơn. Cá rô Tổng Trƣờng và cá tràu tiến vua là đặc
sản của vùng núi đá hang động Tràng An của cố đô Hoa Lƣ. Cơm cháy Ninh
Bình là đặc sản ẩm thực cùng thịt dê núi, còn có tên gọi là "nhất hƣởng thiên
kim". Các đặc sản khác: Bún mọc Kim Sơn, nem Yên Mạc, mắm tép Gia
42
Viễn, cá chuối nƣớng Vân Long, rƣợu cần Nho Quan, khoai Hoàng Long,
miến lƣơn Phát Diệm, quả dứa Đồng Giao
2.1.3.2. Về hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
* Hệ thống giao thông
- Đường sắt: Ninh Bình là địa phƣơng nằm trên tuyến đƣờng sắt quốc
gia Bắc - Nam. Toàn tỉnh Ninh Bình có 4 ga là: ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga
Ghềnh và ga Đồng Giao.
- Đường thủy: Ninh Bình có 22 sông, kênh có thể khai thác vận tải thủy
với tổng chiều dài 387,3 km. Hiện Ninh Bình có 2 cảng chính do Trung ƣơng
quản lý là cảng Ninh Bình và cảng Ninh Phúc.
- Đường bộ: Toàn tỉnh hiện có 2.494 km đƣờng bộ. Trong những năm
gần đây, hệ thống đƣờng bộ đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng,
đặc biệt là các tuyến đƣờng bộ nối liền các khu, điểm du lịch trọng điểm của
tỉnh nên rất thuận lợi cho việc giao thƣơng, đi lại.
* Hệ thống thông tin liên lạc: Hoàn thành mạng VIBA với tổng đài
TDX 1B và các tổng đài vệ tinh ở 8 huyện, thành phố, thị xã, trực tiếp liên lạc
với các tỉnh trong nƣớc và quốc tế. 100% xã có điểm bƣu điện văn hóa và
đƣờng truyền internet băng thông rộng (ADSL); trang thiết bị ngày càng hiện
đại; các hình thức dịch vụ đa dạng, đảm bảo mạng lƣới thông tin phục vụ cho
phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân. Hệ thống wifi cơ bản
đƣợc sử dụng ở nhiều khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thành phố Ninh Bình.
* Hệ thống cung cấp điện, nước: Mạng lƣới điện trong tỉnh đƣợc xây
dựng đến hầu hết các xã, với tổng chiều dài các loại đƣờng dây trung áp, hạ
áp là 770 km; nguồn điện cơ bản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
Trên địa bàn tỉnh có 1 nhà máy nhiệt điện và 4 trạm phân phối điện; có trạm
biến áp trung gian 500kv và 220 kv. Hiện nay, thành phố Ninh Bình có 03 nhà
máy nƣớc đã đƣợc đầu tƣ với tổng công suất khoảng 6 vạn m3/ngày đêm; Thị
43
xã Tam Điệp có nhà máy nƣớc công suất 12.000 m3/ngày đêm. Các thị trấn
của 6 huyện đều có trạm nƣớc máy công suất 2.000 - 2.200 m3/ngày đêm.
Riêng một số xã có điểm du lịch đã có trạm xử lý và cung cấp nƣớc sạch phục
vụ kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.
* Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng: Đƣợc hình thành từ tỉnh đến
huyện; thƣờng xuyên cải tiến nghiệp vụ và phong cách phục vụ; tăng cƣờng
trang bị kĩ thuật hiện đại; thực hiện vi tính hoá trong quản lý và thanh toán,
đáp ứng tốt hơn các công tác thanh toán, trao đổi hàng hoá dịch vụ.
* Đào tạo - Dạy nghề: Ninh Bình có một trƣờng Đại học đào tạo đa
ngành, một trƣờng Trung học Kinh tế - Kỹ thuật và tại chức; 4 trƣờng Cao
đẳng dạy nghề; 04 trƣờng trung cấp nghề; 05 trung tâm đào tạo nghề của địa
phƣơng và nhiều cơ sở đào tạo nghề của các tổ chức, cá nhân khác.
* Đầu tư du lịch: Tính đến hết năm 2014,Ninh Bình đã thu hút 55 dự
án đầu tƣ du lịch với số vốn 15.064 tỷ đồng. Các dự án chủ yếu là đầu tƣ hạ
tầng du lịch, xây dựng cơ sở lƣu trú, khách sạn cao cấp; đầu tƣ phát triển khu
du lịch, trung tâm dịch vụ du lịch và khu giải trí hiện đại nhằm đa dạng hóa
các sản phẩm du lịch. Nhìn chung các dự án phát triển theo đúng định hƣớng
đƣợc quy hoạch; nhiều hạng mục công trình đã đƣa vào khai thác sử dụng
phục vụ khách du lịch và bƣớc đầu làm thay đổi diện mạo du lịch Ninh Bình
nhƣ khu Tràng An - Bái Đính, Cuc Phuong Resort & Spa, Emeralda...
* Y tế: Ninh Bình đã xây dựng mạng lƣới y tế hoàn chỉnh từ tỉnh đến cơ
sở. Tuyến tỉnh có Bệnh viện đa khoa 700 giƣờng với trang thiết bị hiện đại
trong đó đang xây dựng khoa quốc tế - điều trị theo yêu cầu phục vụ khám
chữa bệnh cho bệnh nhân ngƣời nƣớc ngoài; 08 bệnh viện đa khoa quy mô từ
120 - 200 giƣờng, cùng các bệnh viện chuyên khoa, phòng khám khu vực quy
mô 20 giƣờng và các trung tâm y tế dự phòng.
44
2.1.4. Vị trí của du lịch Ninh Bình trong tổng thể du lịch vùng và cả
nước
Chiến lƣợc và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định tổ chức không gian du lịch Việt
Nam gồm 7 vùng du lịch, trong đó Ninh Bình thuộc Vùng đồng bằng sông
Hồng và Duyên hải Đông Bắc, và thành phố Ninh Bình là trung tâm của tiểu
vùng Nam đồng bằng sông Hồng [2].
Vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, với Thủ đô Hà
Nội là trung tâm vùng, bao gồm 11 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định,
Thái Bình, Quảng Ninh), nơi có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng,
trong đó có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc mà tiêu biểu là Di sản thiên nhiên
thế giới Vịnh Hạ Long, Di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long, Di
sản hỗn hợp thế giới – Quần thể danh thắng Tràng An và các di sản văn hóa
phi vật thể thế giới khác. Đây là những tài nguyên du lịch có vị trí đặc biệt
quan trọng trong chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam. Với các trung tâm du
lịch quan trọng là Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long; với nhiều điểm du lịch nổi
tiếng nhƣ Vịnh Hạ Long, Yên Tử (Quảng Ninh); Hoàng thành Thăng Long,
Hƣơng Sơn, Ba Vì, Cổ Loa (Hà Nội); Tràng An, Bái Đính, Cố đô Hoa Lƣ,
Tam Cốc - Bích Động, Vân Long, Cúc Phƣơng (Ninh Bình); Cát Bà, Đồ
Sơn (Hải Phòng); Tam Đảo, Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Côn Sơn - Kiếp Bạc
(Hải Dƣơng), trong thời gian qua, vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên
hải Đông Bắc luôn thu hút một số lƣợng lớn khách du lịch trong nƣớc và quốc
tế, trong đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến vùng luôn đạt khoảng 35 - 40% số
lƣợt khách đi lại giữa các địa phƣơng trong cả nƣớc.
So với các tỉnh, thành phố khác trong vùng, Ninh Bình là một tỉnh có
45
diện tích không lớn, nhƣng lại là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong
phú và đặc sắc bậc nhất, với nhiều địa danh nổi tiếng trong cả nƣớc nhƣ Quần
thể danh thắng Tràng An, vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nƣớc Vân Long, suối nƣớc khoáng nóng Kênh Gà, nhà thờ đá
Phát Diệm Đây là những điểm tài nguyên du lịch rất có giá trị mà không
phải địa phƣơng nào cũng có đƣợc. Vì vậy, phát triển du lịch Ninh Bình sẽ là
động lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch vùng đồng
bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc và du lịch cả nƣớc.
Đặt Ninh Bình trong bối cảnh phát triển của không gian thủ đô Hà Nội
mở rộng và trong mối liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng, đặc biệt là
với Hạ Long (Quảng Ninh) cho thấy, Ninh Bình có một vị trí quan trọng trong
tam giác tăng trƣởng du lịch Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình, khi đó Ninh Bình
và Hạ Long sẽ trở thành các “đô thị du lịch vệ tinh” của Hà Nội với các sản
phẩm du lịch hấp dẫn: “Hạ Long nƣớc” và “Hạ Long cạn”; là một điểm đến
quan trọng và hấp dẫn trong hành trình “kết nối các kinh đô cổ”, với các
chƣơng trình tham quan “du lịch về cội nguồn dựng nƣớc và giữ nƣớc, tìm
hiểu văn hóa và lịch sử” của dân tộc Việt Nam.
Trong hệ thống tổng thể du lịch quốc gia và Vùng đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đông Bắc, Ninh Bình luôn chiếm một vị trí quan trọng
trong hệ thống không gian, tuyến, điểm du lịch quốc gia và vùng. Về các chỉ
tiêu du lịch chủ yếu, Ninh Bình luôn nằm trong số các địa phƣơng đón nhiều
khách du lịch của cả nƣớc. Trong phạm vi vùng đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc, Ninh Bình là một trong bốn địa phƣơng đón nhiều
khách du lịch nhất; có tổng thu từ du lịch và hệ thống cơ sở lƣu trú cao nhất
46
Bảng 2.1. So sánh các chỉ tiêu du lịch của Ninh Bình với một số tỉnh, thành
phố vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc năm 2016
TT
Các chỉ tiêu du
lịch
Đơn vị
tính
Hà Nội Hải Phòng
Quảng
Ninh
Ninh
Bình
1
Khách du lịch
quốc tế
Lƣợt
khách
4.000.000 759.000 3.500.000 715.000
2
Khách du lịch nội
địa
Lƣợt
khách
17.800.000 5.241.000 4.850.000 5.725.868
3
Tổng thu từ du
lịch
Tỷ đồng
62.329 2.149,4 13.200 1.765,0
4
Cơ sở lƣu trú du
lịch
Buồng
45.778 9.423 20.479 5.748
5 Lao động du lịch Ngƣời 88.000 13.180 120.000 18.000
6
Năng suất lao
động
Triệu
đồng/
ngƣời
708,3 163,1 110,0 98,0
Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình
Đánh giá chung, giai đoạn 2010 - 2017, du lịch tỉnh Ninh Bình đã có
những bƣớc phát triển mạnh mẽ: Quần thể danh thắng Tràng An đƣợc vinh
danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, trở thành Di sản hỗn hợp đầu
tiên của Đông Nam Á, du lịch đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Ninh Bình từng bƣớc trở thành điểm đến du lịch hấp
dẫn, trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của vùng đồng
bằng sông Hồng và cả nƣớc; công tác quy hoạch phát triển du lịch đƣợc tích
cực triển khai; hạ tầng du lịch đƣợc đầu tƣ, nâng cấp; cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch đƣợc tăng cƣờng; một số khu, điểm du lịch mới đƣợc đƣa vào
khai thác; các chỉ tiêu về lƣợt khách, doanh thu du lịch, số lƣợng cơ sở lƣu
trú, số lao động trong ngành du lịch ngày càng tăng, góp phần chuyển dịch cơ
47
cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân
dân, góp phần tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Theo báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày
13/9/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (khóa XIX) về phát
triển du lịch đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 [16], hoạt động du lịch
của tỉnh Ninh Bình đạt một số kết quả nhƣ sau:
Về số khách du lịch: Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi
mới, mở cửa của Đảng và Nhà nƣớc, hoạt động kinh doanh du lịch ở Ninh
Bình bƣớc đầu đạt kết quả đáng khích lệ. Địa bàn du lịch đƣợc mở rộng; các
điểm danh thắng đƣợc tôn tạo, nâng cấp; hệ thống các cơ sở lƣu trú du lịch
đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển... đã tạo nên những chuyển biến rõ rệt trƣớc
hết về số lƣợng khách du lịch đến Ninh Bình. Đặc biệt trong khoảng 7 năm
trở lại đây (2010 - 2017), tốc độ tăng trƣởng trung bình khách du lịch đạt
12,45%/ năm.
Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Năm 2010 2012 2014 2015 2016 2017
Tăng
trƣởng
trung
bình/năm
Tổng số
khách
3.096,6 3.712,0 4.301,5 5.993,2 6.441,5 7.056,2 12,45%
Khách
quốc tế 663,3 675,6 502,4 600,6 715,6 859,0 3,75%
Khách nội
địa 2.433,3 3.036,4 3.799,1 5.392,6 5.725,9 6.197,2 14,30%
Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình
48
Về số khách du lịch lưu trú: Mặc dù số lƣợng khách du lịch đến Ninh
Bình là rất lớn, có mức tăng trƣởng tƣơng đối cao, nhƣng số khách có lƣu trú
còn hạn chế. Năm 2010, trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình thì
chỉ có 36.127 khách có lƣu trú, chiếm xấp xỉ 5,5%); còn đối với khách du lịch
nội địa là 183.339 khách, chiếm trên 7,5%. Năm 2017, khách quốc tế lƣu trú là
150.574 khách, chiếm 17,5%; và khách nội địa là 623.819 khách, chiếm 10,1%.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu khách du lịch ít lƣu trú ở Ninh Bình là:
Ninh Bình ở gần Hà Nội, giao thông đi lại thuận tiện nên khách thƣờng lựa chọn
lƣu trú ở Hà Nội (có điều kiện về dịch vụ tốt hơn), trong khí đó sản phẩm du lịch
của Ninh Bình còn đơn điệu, chƣa có sức hấp dẫn khách du lịch ở lại
Bảng 2.3. Khách du lịch có lưu trú ở Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017
Đơn vị: Lượt khách
Hạng mục 2010 2012 2013 2015 2016 2017
Khách quốc tế
Số khách đến 663.284 675.570 521.548 600.563 715.603 859.030
Khách lưu trú 36.127 67.404 73.038 86.202 112.895 150.574
Tỷ lệ so với
tổng số (%)
5,5 10,0 14,0 14,4 15,8 17,5
Ngày lƣu trú
trung bình
(ngày)
1,99 1,53 1,82 1,52 1,48 1,67
Khách nội địa
Số khách đến 2.433.305 3.036.424 3.877.219 5.392.645 5.725.868 6.197.205
Khách lưu trú 183.339 200.332 179.771 334.107 441.714 623.819
Tỷ lệ so với
tổng số (%)
7,5 6,6 4,6 6,2 7,7 10,1
Ngày lƣu trú
trung bình
(ngày)
1,55 1,53 1,45 1,28 1,26 1,66
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình
49
Về doanh thu hoạt động du lịch: Cùng với sự gia tăng về số lƣợng khách
du lịch, tổng thu từ du lịch của Ninh Bình có mức tăng trƣởng rất cao trong giai
đoạn 2010 - 2017, với nhịp độ tăng trƣởng trung bình hàng năm đạt
24,3%/năm. Năm 2010, tổng thu từ du lịch của Ninh Bình đạt đƣợc 551.427
triệu đồng thì đến năm 2017 đã lên tới 2.528.284 triệu đồng; tăng gấp 4,58 lần.
Bảng 2.4. Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Hạng
mục
2010 2011 2012 2103 2014 2015 2016 2017
Tăng
TB (%/
năm)
Tổng
số 551 654 779 897 943 1.421 1.765 2.528 24,30
Từ
khách
quốc tế
212 263 216 216 220 267 365 550 14,60
Tỷ lệ % 38,49 40,21 27,70 24,06 23,38 18,77 20,66 21,74 -
Từ
khách
nội địa
339 391 563 682 722 1.154 1.400 1.979 28,65
Tỷ lệ
%
61,51 59,79 72,30 75,94 76,62 81,23 79,34 78,26 -
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình
Về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: Trong những năm qua, du lịch
Ninh Bình chủ yếu đáp ứng một phần nhu cầu đó là lƣu trú, ăn uống và vận
chuyển khách. Dịch vụ lữ hành, hƣớng dẫn đƣa các đoàn đi tham quan danh
lam thắng cảnh, hang động; lễ chùa... còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu
từ du lịch. Do vậy, lƣợng khách này thƣờng đi trong ngày, thời gian lƣu lại
không lâu, ảnh hƣởng không nhỏ tới tổng thu của ngành du lịch.
Hiện nay, ở Ninh Bình, trung bình mỗi ngày khách chi tiêu còn thấp.
50
Năm 2016, trung bình một khách du lịch quốc tế đến tỉnh Ninh Bình chi tiêu
mỗi ngày khoảng 770.000 đồng (tƣơng đƣơng 35 USD) đối với khách lƣu trú
và 400.000 đồng (tƣơng đƣơng 18 USD) đối với khách không lƣu trú; còn đối
với khách nội địa, các chỉ tiêu tƣơng ứng là 550.000 đồng (tƣơng đƣơng 25
USD) và 210.000 đồng (tƣơng đƣơng 9,5 USD). Phần lớn khách du lịch chi
tiêu vào dịch vụ lƣu trú và ăn uống; mua sắm hàng hóa, một số đồ thủ công
mỹ nghệ, đồ lƣu niệm...
Về cơ sở lưu trú du lịch: Trong giai đoạn 2010 - 2017, hệ thống cơ sở
lƣu trú tỉnh Ninh Bình đã phát triển với tốc độ nhanh. Năm 2010, cả tỉnh chỉ
có 187 cơ sở lƣu trú đi vào hoạt động với 3.041 buồng; đến năm 2017 đã tăng
lên 463 cơ sở với tổng số 5.999 buồng. Tốc độ tăng trƣởng trung bình cho giai
đoạn 2010 - 2017 về số cơ sở là 13,8%/năm; về số buồng là 10,2%/năm. Đặc
biệt, từ năm 2011 đến nay, hệ thống cơ sở lƣu trú của Ninh Bình đang phát
triển cả về số lƣợng, chất lƣợng. Tuy nhiên, sự phát triển của các cơ sở lƣu trú
du lịch còn mang tính tự phát, chƣa theo quy hoạch nên chất lƣợng kinh
doanh dịch vụ lƣu trú chƣa cao, chƣa phù hợp với xu thế phát triển, chƣa đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch, trong tỉnh vẫn còn thiếu những khách sạn
thƣơng mại và khách sạn nghỉ dƣỡng cao cấp 4-5 sao.
Cơ sở lƣu trú ở Ninh Bình tập trung chủ yếu ở thành phố Ninh Bình (119
cơ sở), huyện Hoa Lƣ (24 cơ sở), huyện Gia Viễn (18 cơ sở)... Đây là những
khu vực có tiềm năng và hoạt động du lịch tƣơng đối phát triển. Nhìn chung,
cơ sở lƣu trú trên địa bàn còn có quy mô nhỏ, dịch vụ bổ sung và chất lƣợng
lƣợng phục vụ còn nhiều hạn chế, chƣa đồng bộ và đa dạng; số cơ sở đƣợc
thẩm định xếp hạng từ 1 - 5 sao mới chỉ chiếm khoảng 12,1% (năm 2017).
Tính đến hết năm 2017, Ninh Bình mới có 04 khách sạn từ 3 - 4 sao (01
khách sạn 3 sao và 03 khách sạn 4 sao), với tổng số 326 buồng (trong đó
khách sạn Hoàng Sơn 4 sao có 137 buồng; khách sạn Legend 4 sao có 108
51
buồng; và khách sạn Yến Nhi 3 sao có 81 buồng); 27 khách sạn 2 sao với tổng
số 972 buồng; 14 khách sạn 1 sao với tổng số 260 buồng. Tổng số khách sạn
đạt tiêu chuẩn từ 1 - 5 sao chiếm 12,1% trong tổng số cơ sở lƣu trú du lịch và
27,1% trong tổng số buồng phục vụ khách du lịch của tỉnh.
Ngoài ra, ở Ninh Bình còn có những khu nghỉ dƣỡng cao cấp, điển hình
nhƣ: Ninh Binh Hidden Charm Hotel & resort, Emeralda Resort Ninh Binh,
Tam Coc garden resort, Cuc Phuong Resort & Villas. Đây là những khu nghỉ
dƣỡng có lƣợng khách đến khá ổn định, loại hình cơ sở lƣu trú du lịch này
thƣờng đón và phục vụ những khách du lịch có khả năng chi trả cao, và có
thời gian lƣu trú dài ngày hơn ... Hơn nữa, việc ngƣời dân tham gia cung cấp
dịch vụ lƣu trú tại nhà (homestay) ở khu vực Tam Cốc - Bích Động và một số
điểm du lịch khác của tỉnh ngày càng gia tăng, chất lƣợng ngày càng cải thiện
cũng đóng vai trò quan trọng trong cung cấp dịch vụ lƣu trú cho khách du
lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và góp phần nâng cao sinh kế cho ngƣời
dân địa phƣơng.
Chất lƣợng các cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhìn
chung đã đƣợc cải thiện nhƣng thực sự vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát
triển trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay; còn thiếu những khách sạn đạt
tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao; các cơ sở lƣu trú du lịch khác mới chỉ đáp ứng đƣợc
các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn
không đồng bộ, đã cũ và đang dần xuống cấp. Một số buồng nghỉ ở các khách
sạn tƣ nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất chƣa hợp lý, vệ sinh chƣa
đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lƣu trú và ăn uống, ở một số khách sạn
hiện nay phát triển thêm các dịch vụ mới nhƣ massage, karaoke, bể bơi...
Phần lớn các cơ sở lƣu trú du lịch trong tỉnh quy mô còn nhỏ (dƣới 10
buồng), thuộc các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn nhân lực
đƣợc đào tạo từ các chuyên ngành khác sang quản lý hoạt động kinh doanh du
52
lịch, trình độ quản trị du lịch, khách sạn còn yếu. Do vậy, việc tổ chức kinh
doanh du lịch nói chung còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học,
quảng bá, xúc tiến, xây dựng thị trƣờng và phát triển sản phẩm du lịch.
- Về cơ sở vui chơi giải trí: Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, dịch
vụ phục vụ khách du lịch ở Ninh Bình nhìn chung còn rất hạn chế. Hiện nay,
trên địa bàn toàn tỉnh chƣa có khu vui chơi giải trí đích thực nào có thể phục
vụ đƣợc nhu cầu giải trí cho khách du lịch, nhất là vào buổi tối. Ở các khách
sạn lớn (3 - 4 sao), những dịch vụ bổ sung thƣờng chỉ bao gồm: massage,
tennis, bể bơi, phòng karaoke... Gần đây, tỉnh Ninh Bình cũng đã chú trọng
quy hoạch một số khu vui chơi giải trí, nhƣng các dự án này tập trung chủ
yếu ở thành phố Ninh Bình, ở nơi khác chƣa có các cơ sở vui chơi giải trí.
Sự hạn chế về các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, một mặt đã không kích
thích đƣợc khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế thời gian lƣu trú
của họ, hạn chế khả năng thu hút khách du lịch đến với tỉnh Ninh Bình. Đây
là một trong những nguyên nhân khách du lịch lƣu trú ở Ninh Bình ngắn
ngày, ảnh hƣởng đến mức chi tiêu...
Có thể nhận thấy rằng, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
giai đoạn 2010 - 2017 phát triển với tốc độ rất nhanh nguyên nhân chính có
thể do tỉnh Ninh Bình đã chú trọng đầu tƣ phát triển du lịch đặc biệt với việc
hoàn thiện cơ sở hạ tầng quần thể chùa Bái Đính và việc Quần thể danh thắng
Tràng An đƣợc công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa của UNESCO và
đƣợc đƣa vào khai thác thƣơng mại.
2.3. Thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển du lịch
Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch với nguồn tài nguyên du
lịch rất đa dạng, phong phú. Nắm bắt đƣợc lợi thế đó, tỉnh Ninh Bình đã chủ
53
trọng công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.
Dấu ấn đặc biệt trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình phải kể đến là sau
khi Tỉnh ủy Ninh Bình ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 về
phát triển du lịch đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Nghị quyết xác
định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp; phát triển du lịch bền vững, từng
bƣớc đƣa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, lĩnh vực cùng phát triển;
coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tƣ vào các lĩnh vực lƣu trú, vui chơi giải
trí, làng nghề, mua sắm, ẩm thực... nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời
gian lƣu trú và tăng chi tiêu của du khách để tăng thu nhập từ du lịch; phát
triển du lịch phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam,
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với an ninh quốc phòng và
phải giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa ngƣời dân địa phƣơng với
doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Nhà nƣớc; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt
động, nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc về du lịch; gắn phát triển du lịch với
giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Đồng thời Nghị quyết cũng đề ra
32 giải pháp, nhiệm vụ chia thành các lĩnh vực là (1) xây dựng quy hoạch
tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch; (2) đầu tƣ phát triển hạ tầng
du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch; (3) huy động các nguồn lực, các thành
phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; (4) tăng cƣờng công tác quản lý nhà
nƣớc về du lịch; (5) phát triển thị trƣờng, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du
lịch; (6) chuẩn hóa và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ du lịch;
(7) nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch [17]. Thực
hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành kế hoạch
về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030
trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị tham mƣu, chủ trì các
giải pháp, nhiệm vụ cụ thể.
54
Đến hết năm 2017, việc thực hiện nghị quyết, kế hoạch trên các lĩnh
vực đạt kết quả tích cực. Về công tác quy hoạch phát triển du lịch:
- Về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch: UBND tỉnh đã trình Thủ
tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 phê
duyệt Quy hoạch chung xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An. UBND tỉnh
đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010,
định hƣớng đến năm 2015 tại Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày
17/12/2007. Năm 2016, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề cƣơng nhiệm vụ và dự
toán kinh phí thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến
năm 2025, định hƣớng đến năm 2030; chỉ đạo Sở Du lịch phối hợp với Tổng
Cục Du lịch triển khai các bƣớc tiếp theo trong việc lập Quy hoạch.
- Về quy hoạch chi tiết các khu du lịch: UBND tỉnh đã tập trung chỉ
đạo điều chỉnh, bổ sung và lập quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch nhƣ:
Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính,
Vùng bảo vệ đặc biệt khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lƣ, Khu du lịch
sinh thái hồ Đồng Chƣơng, Khu du lịch phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn ...
và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đến lĩnh vực phát triển du
lịch nhƣ: Quy h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_tren_dia_ban_tinh_ninh.pdf