Theo phân cấp quản lý, cơ quan tham mưu Ủy ban nhân dân các cấp
quản lý nhà nước về việc làm. Hàng năm hoặc theo giai đoạn phát triển kinh
tế - xã hội, có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xây
dựng quy chế phối hợp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tại
chỗ. Quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị trong việc tổ chức tuyên truyền,
vận động, phổ biến các chủ trương, chính sách, nghị quyết, pháp luật của
Đảng và nhà nước về việc làm.
- Cam kết thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc
thiểu số tại chỗ, đăng ký xây dựng mô hình giải quyết việc làm, đào tạo nghề
truyền nghề phù hợp với năng lực về nhân sự, kinh phí của đơn vị và đặc
điểm nơi xây dựng mô hình. Mỗi huyện xây dựng thí điểm hai mô hình, sau
một năm đánh giá tổng kết nhân rộng những mô hình có hiệu quả.
- Thống nhất xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ nhằm tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước, đoàn
thể cấp dưới và người lao động; đồng thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực
xãy ra trong quá trình tổ chức thực hiện.
156 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cho số
sinh viên mới ra trường từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp... trong
những năm qua cấp uỷ và chính quyền các cấp đã nỗ lực triển khai thực hiện
nghị quyết, kết quả đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có bước phát triển về số
lượng và chất lượng.
2.3.2. Tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giải quyết việc
làm cho người lao động dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh
- Sở Lao động - TBXH là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
tỉnh Đăk Nông QLNN về lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội, trong
đó có lĩnh vực giải quyết việc làm. Sở Lao động - TBXH cơ cấu tổ chức gồm
Ban giám đốc và 10 phòng chuyên môn, cụ thể Văn phòng, Thanh tra, phòng
Việc làm - An toàn lao động, phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội,
phòng Bảo trợ xã hội, phòng Giáo dục nghề nghiệp, phòng Kế hoạch - Tài
chính, phòng Phòng chống tệ nạn xã hội, phòng Bảo vệ trẻ em và Bình đẳng
giới, phòng Người có công và các đơn vị trực thuộc. Trong đó phòng Việc
64
làm - An toàn lao động là phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính tham
mưu cho Ban giám đốc Sở về lĩnh vực việc làm, giải quyết việc làm; biên chế
gồm trưởng phòng, một phó phòng và 03 chuyên viên.
- Cấp huyện, thị xã: ở Đăk Nông có 7 huyện và thị xã, mỗi huyện, thị
xã đều có phòng Lao động - TBXH là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân
dân huyện, thị xã quản lý nhà nước về lĩnh vực Lao động, người có công và
xã hội, trong đó có lĩnh vực giải quyết việc làm. Biên chế của phòng từ 7 đến
9 người, gồm trưởng phòng, một đến hai phó phòng và các chuyên viên.
Trong đó một chuyên viên được giao nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo phòng
về lĩnh vực giải quyết việc làm cho người lao động. Trên địa bàn tỉnh có 15
lãnh đạo, 7 chuyên viên cấp huyện trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về GQVL.
- Cấp xã, phường, thị trấn: ở Đăk Nông có 71 xã, phường, thị trấn; mỗi
xã, phường, thị trấn đều có một chức danh văn hóa xã hội, là người tham mưu
cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã quản lý nhà nước về lĩnh vực Lao động,
người có công và xã hội, trong đó có lĩnh vực giải quyết việc làm. Trên địa
bàn tỉnh 71 người là chuyên viên cấp xã, phường, thị trấn trực tiếp thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về giải quyết việc làm.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lãnh đạo và chuyên viên thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giải quyết việc làm ở cấp tỉnh 100% tốt
nghiệp cử nhân, đại học; cấp huyện, thị xã 100% tốt nghiệp cử nhân, đại học;
cấp xã, phường, thị trấn 65% tốt nghiệp cử nhân, đại học.
Ngoài ra còn có các cơ quan như Ban Dân tộc, Kế hoạch - Đầu tư, Tài
chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp...
tham gia giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số tại chỗ.
2.3.3. Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về giải quyết việc
làm
65
- Nhận thức vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật nói chung và chính sách pháp luật giải quyết việc làm cho người lao
động nói riêng. Hàng năm Sở Lao động - TBXH đã chủ trì phối hợp với các
ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, vận
động, phổ biến pháp luật về lao động việc làm trên địa bàn tỉnh có trọng tâm,
trọng điểm gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần tích cực vào việc
tự tạo việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động.
- Tổ chức in ấn và cung cấp tài liệu về việc làm và GQVL cho 71 xã,
phường, thị trấn nhằm giúp cho cán bộ cấp cơ sở thu thập thông tin chính xác
để triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ GQVL tại các địa phương.
- Các huyện, thị xã đã tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu, panô, in và cấp
phát hàng ngàn tờ rơi, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, đài
phát thanh với nhiều hình thức về các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và nhà nước đối với công tác giải quyết việc làm, thông tin về xuất khẩu
lao động, thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp,
tuyên truyền thông qua các ngày hội việc làm, tổ chức tư vấn, hướng dẫn vay
vốn GQVL và các mô hình phát triển kinh tế xã hộicho người lao động.
- Xây dựng chương trình tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật về
lao động việc làm sống động, luôn được cập nhật mới; thực hiện 05 phóng sự,
12 bài viết, 36 hình ảnh đăng tải trên chuyên mục của Đài Phát thanh và
truyền hình tỉnh; xây dựng 03 chương trình phát thanh trên hệ thống Truyền
thanh cấp huyện, cấp xã và phát thanh trên hệ thống loa đài của Đội thông tin
lưu động của 08 huyện, thị xã, thị xã. Phát hành hơn 2.500 tờ rơi tuyên truyền
chế độ, chính sách, pháp luật về lao động việc làm để cung cấp cho cán bộ,
chuyên viên làm công tác giải quyết việc làm cấp huyện, cấp xã, cấp thôn
buôn để có nguồn tài liệu tư vấn, hướng dẫn và giải thích cho người lao động.
66
- Nguồn kinh phí Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí hàng năm,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng, biên soạn tài liệu, nội
dung tập huấn cho hơn 1.200 lượt cán bộ, chuyên viên làm công tác lao động
việc làm và tổ chức đoàn thể từ cấp thôn, buôn trở lên.
2.3.4. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho
người lao động
- Hướng nghiệp, giới thiệu việc làm
Giải quyết việc làm cho người lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ
việc làm luôn luôn được Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm đúng
mức, thời gian qua đã đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm
việc cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các vệ tinh ở tuyến huyện
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được nhà nước giao Trung tâm Dịch vụ
việc làm đã tổ chức đa dạng hóa hình thức hoạt động như: Tư vấn định hướng
nghề nghiệp, lựa chọn việc làm, nơi làm việc, hình thức và nơi học nghề, tư
vấn lập dự án tạo việc làm hoặc dự án tạo thêm việc làm, TV pháp luật liên
quan đến việc làm, giới thiệu việc làm, bố trí việc làm, các dịch vụ khác về
việc làm khi được NLĐ và người sử dụng lao động yêu cầu. Tổ chức cho
người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm.
Tham mưu cho Sở Lao động - TBXH, Ủy ban nhân dân tỉnh phát triển
thị trường lao động, từng bước đáp ứng được yêu cầu của xã hội nhằm để cho
lao động dễ dàng di chuyển từ khu vực có thu nhập thấp sang khu vực có thu
nhập cao, chất lượng việc làm thấp sang chất lượng làm việc cao hơn phát huy
được năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của người lao động.
Kết quả năm 2014, năm 2015, năm 2016 Trung tâm Dịch vụ việc làm
của tỉnh đã tổ chức tư vấn định hướng nghề nghiệp, TV chính sách pháp luật
về việc làm, tư vấn việc làm cho 9.849 lượt người (trong đó lao động là người
67
dân tộc thiểu số tại chỗ 497 lượt người), GTVL, cung ứng lao động để GQVL
cho 1.972 lượt (trong đó lao động là người dân tộc TSTC 223 lượt người).
Tư vấn, hướng dẫn cho 535 lượt người lao động có nhu cầu XKLĐ để
tạo nguồn giới thiệu cho các doanh nghiệp và Trung tâm lao động ngoài nước
tổ chức đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Tổ chức tư vấn, hướng dẫn cho 1.447 lượt lao động thất nghiệp, hưởng
chế độ TN và tìm kiếm việc làm mới giải quyết khó khăn cho lao động.
- Khuyến khích đào tạo nghề
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh nên các cấp, các
ngành đã tập trung chỉ đạo, xem công tác đào tạo nghề là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà.
Sở Lao động - TBXH chủ động phối hợp với các Sở, Ngành liên quan,
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh từng bước tổ chức thực hiện đào tạo nghề
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, sự gắn kết giữa nhà trường và
doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh và đào tạo nghề theo địa chỉ; từ đó,
kết quả tuyển sinh đào tạo nghề hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch.
Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016 đã có 18 cơ sở giáo dục nghề
nghiệp (gồm 11 cơ sở công lập và 07 cơ sở ngoài công lập) trên địa bàn tỉnh
đăng ký hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp là 35 ngành, nghề và trình độ trung
cấp là 13 ngành, nghề. Hệ thống cơ sở dạy nghề công lập từng bước được
nâng cấp và tăng dần về quy mô và chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu học
nghề của NLĐ theo các cấp trình độ đào tạo.
Toàn tỉnh hiện có 250 giáo viên (bao gồm 240 giáo viên cơ hữu và 10 giáo
viên thỉnh giảng). Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên dạy nghề từng bước
được phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng, hàng năm nhiều giáo
68
viên được cử đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
trình độ sư phạm, kỹ năng nghề...
Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân giai
đoạn 2010 - 2015 đào tạo theo kế hoạch hàng năm là 5.700 người; giai đoạn
2016 - 2020 chỉ tiêu đào tạo theo kế hoạch hàng năm là 3.800 người.
Trong giai đoạn 2014 - 2016, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã thực
hiện tuyển sinh đào tạo nghề được 15.278 người, trong đó: 18 người được đào
tạo trình độ cao đẳng nghề (liên kết đào tạo), trung cấp nghề 909 người, sơ
cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 14.351 người, đã góp phần nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo từ 29% (năm 2014) lên 37% (năm 2016).
Giai đoạn 2014 - 2016 trên địa bàn tỉnh đã có 909 học sinh, tham gia
học trình độ trung cấp nghề, có 296 em học sinh trung cấp đã tốt nghiệp
(trong đó học sinh là dân tộc thiểu số tại chỗ hơn 30%) được các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh tiếp nhận vào làm việc với mức
lương bình quân từ 3 - 5 triệu đồng/tháng;
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề theo đề án
1956, từ năm 2014 đến năm 2016 đã đào tạo được 5.404 người (trong đó học
viên là dân tộc thiểu số tại chỗ 538 người), gồm các nghề: Sữa chữa máy
nông nghiệp, may công nghiệp, may dân dụng, dệt thổ cẩm, tin học, nấu ăn,
cắm hoa, chăn nuôi thú y, Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây công nghiệp.....
trên thực tế, thông qua đào tạo nghề đã giúp người lao động tăng năng suất
cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, tự tạo việc làm và có thu nhập
cao hơn so với trước khi được đào tạo nghề. Tỷ lệ có việc làm, tự tạo việc làm
sau đào tạo nghề sơ cấp đạt trên 70%.
2.3.5. Thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm
- Từ năm 2014 - 2016, công tác giải quyết việc làm được các cấp, các
ngành, các địa phương quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi. Trên cơ sở đề án
69
cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011 - 2015
đã được UBND tỉnh phê duyệt; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ
động phối hợp các cấp, các ngành và địa phương đã tham mưu thực hiện
nhiều giải pháp đồng bộ, hỗ trợ cho người lao động vay GQVL từ nguồn
trung ương và địa phương. Nhờ đó, công tác cho vay giải quyết việc làm của
tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào sự ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội.
- Hàng năm Sở Lao động - TBXH chủ trì phối hợp với Ngân hành
chính sách xã hội căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch GQVL của từng địa phương
tham mưu cho UBND tỉnh giao chỉ tiêu giải quyết việc làm cho người lao
động thông qua kênh cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm đến các huyện, thị xã.
Trên cơ sở đó phòng Lao động - TBXH tham mưu cho UBND huyện, thị xã
giao chỉ tiêu giải quyết việc làm cho người lao động thông qua kênh cho vay
hỗ trợ giải quyết việc làm đến các xã, phường, thị trấn. Sau khi có Quyết định
giao chỉ tiêu Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh chỉ đạo ngân hàng chính sách
xã hội cấp dưới chủ trì phối hợp với chính quyền cùng cấp tư vấn, hướng dẫn
làm thủ tục cho vay và giải ngân vốn đúng quy định của pháp luật để hỗ trợ
người lao động tự tạo việc làm. Trong ba năm 2014 - 2016, từ nguồn vốn thu
hồi và nguồn vốn bổ sung hàng năm, đã giải ngân cho 1.922 dự án vay vốn
với tổng số vốn 174,891 tỷ đồng.
- Thông qua các dự án đã được giải ngân từ Quỹ quốc gia về việc làm
đã góp phần giải quyết việc làm cho 4.726 lao động (trong đó lao động là
người dân tộc thiểu số tại chỗ 697 lao động). Ngoài ra, trong công tác tạo việc
làm từ nguồn vốn Quốc giải quyết việc làm đã xuất hiện nhiều mô hình tạo
việc làm có hiệu quả từ nguồn vốn vay như: Hợp tác xã sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ, mô hình kinh tế trang trại, khôi phục và phát triển các làng
nghề truyền thống, ...
70
- Quỹ cũng đóng vai trò tích cực trong việc lồng ghép các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần tạo điều kiện cho các
nhóm đối tượng yếu thế như lao động dân tộc thiểu số, thiểu số tại chỗ, lao
động đối tượng chính sách có công có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh
doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng.
2.3.6. Thực hiện chính sách xuất khẩu lao động
- Xuất khẩu lao động là việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài theo hợp đồng. Đây là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần
khai thác hiệu nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và từng
bước nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ
cho đất nước nói chung và cho địa phương nói riêng.
- Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Trung ương về công tác xuất
khẩu lao động. Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ
động cùng các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh tham mưu cho
Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai đề án XKLĐ của tỉnh giai đoạn 2011
- 2015 và Chỉ thị số 07 - CT/TU của tỉnh Ủy về tăng cường công tác xuất
khẩu lao động.
- Trong đề án XKLĐ của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có một
số chính sách cho vay và hỗ trợ học giáo dục định hướng cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ cho vay.
Lao động thuộc diện chính sách có công, hộ nghèo: một số thị trường
yêu cầu chi phí cao thì tiếp tục được vay thêm nguồn vốn của địa phương theo
hình thức tín chấp nhưng không quá 50 triệu đồng trên người.
+ Đối tượng là người lao động thuộc diện DTTS; hộ cận nghèo, bộ đội,
công an, thanh niên xung phong hoàn thành nghĩa vụ; hộ khó khăn về tài
chính do ốm đau, thiên tai, bệnh tật được vay từ nguồn vốn của địa phương
71
theo hình thức tín chấp, tối đa không quá 50 triệu đồng theo yêu cầu đóng góp
chi phí của từng thị trường.
+ Đối với lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ chính sách có công,
hộ nghèo khi được tuyển chọn đi học nghề, học giáo dục định hướng thì ưu
tiên được vay trước 05 triệu đồng từ nguồn kinh phí địa phương theo hình
thức tín chấp để trang trải chi phí ban đầu.
+ Hỗ trợ học giáo dục định hướng.
Hỗ trợ 100% kinh phí học giáo dục định hướng và ngoại ngữ cho đối
tượng thuộc diện chính sách có công, dân tộc thiểu số và diện hộ nghèo.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao cho Trung tâm Dịch vụ việc làm
của tỉnh khai thác các thị trường lao động ở các nước thông qua các đơn vị XKLĐ
trong nước. Tổ chức triển khai công tác xuất khẩu lao động thường xuyên, tư vấn
cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, thực hiện có hiệu quả việc
sơ tuyển, tuyển chọn và tạo nguồn lao động để cung ứng cho các đơn vị xuất khẩu lao
động, đặc biệt quan tâm đến đối tượng là hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số,
lao động bị thu hồi đất canh tác. Hướng dẫn và trợ giúp cho người lao động làm các
thủ tục hồ sơ đăng ký, dự tuyển, khám sức khoẻ, làm hộ chiếu, vay vốn nhanh chóng
kịp thời đảm bảo yêu cầu, điều kiện xuất cảnh.
- Kết quả đạt được:
Trong ba năm 2014 - 2016 đã tạo nguồn cho các doanh nghiệp đưa đi
xuất khẩu lao động 741/800 người, đạt 92,62% Cụ thể: Năm 2014: 225 người,
năm 2015: 249 người, năm 2016: 267 người (trong đó lao động là dân tộc thiểu
số tại chỗ 40 người). Kinh phí xuất khẩu lao động 2.796 triệu đồng, trong đó
kinh phí Trung ương 1.446 triệu đồng, kinh phí địa phương 1.350 triệu đồng.
2.3.7. Phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo mở việc làm
- Trong những năm qua giá cả thị trường trong nước nói chung, Đăk
Nông nói riêng luôn có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là giá cả hàng hóa
72
nông nghiệp chủ lực của tỉnh đã gây ra tác động bất lợi đối với phát triển kinh
tế - xã hội Đắk Nông. Trong bối cảnh không thuận lợi đó, nhờ sự lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của Tỉnh ủy,
HĐND và UBND tỉnh; sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn, sự sáng
tạo của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và của toàn dân nên tỉnh Đắk Nông đã từng bước vượt qua khó
khăn, thách thức. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 7,08%, mặc dù
chưa đạt được kế hoạch đề ra 9% nhưng đây là mức tăng trưởng khá so với
nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng
liên tục qua các năm từ 31,439 triệu đồng/người vào năm 2013, tăng lên 36,3
triệu đồng năm 2016. Tính đến cuối năm 2016, tỉnh có 431 doanh nghiệp
đăng ký thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên
địa bàn 3.882 doanh nghiệp, trong đó có 1.916 doanh nghiệp đang hoạt động.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển đạt 10.700 tỷ đồng, tăng 14% so với năm
trước. Các dự án ODA bảo đảm tiến độ theo hiệp định. Thu hút FDI tăng khá,
trong năm tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư mới cho 3 dự án với tổng vốn
đầu tư là 42 triệu USD. Công tác xúc tiến và thu hút đầu tư đã được chú trọng
và đổi mới hơn. Trong năm 2016 số vốn thu hút đầu tư là 653 tỷ đồng; cấp
mới, điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 26 dự án với tổng mức đầu tư 1.020 tỷ
đồng. Tín dụng tăng trưởng cao, chất lượng tín dụng tiếp tục được cải thiện,
tổng dư nợ cho vay đạt trên 17.300 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2015, tạo
nguồn lực đáng kể cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh. Tổng
thu ngân sách nhà nước thực hiện được 1.610 tỷ đồng, đạt dự toán HĐND
tỉnh giao, chi ngân sách thực hiện 5.433 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước.
- Diện tích nông nghiệp phát triển mạnh, tính đến cuối năm 2016 diện
tích cây cà phê 119.496 ha, cao su 30.664 ha, hồ tiêu 16.350 ha, điều 15.176
ha, cây ăn quả 4.781 ha, diện tích cây lúa 7.898 ha, rừng trồng 1.361 ha và
73
một số diện tích cây trồng khác; kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình luôn
luôn quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại trên địa bàn
tỉnh cũng ngày càng sôi động và phát triển, thích ứng với cơ chế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế; các ngành dịch vụ phát triển nhanh và đa dạng, nhất
là hoạt động bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ tư vấnđáp
ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Phát triển kinh tế - xã hội tạo mở việc làm của tỉnh nêu trên, bình quân
hàng năm đã giải quyết việc làm cho hơn 15 ngàn lao động, nhất là lao động
nông thôn.
“Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Nông 2016”
2.3.8. Tuyển dụng công chức, viên chức vào làm việc ở các cơ quan
nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn
- Trên cơ sở Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 27/4/2006 của Tỉnh uỷ Đắk
Nông về công tác cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010, định hướng
đến năm 2020 và Chỉ thị số 26/CT-UBND, ngày 13/12/2010 của Chủ tịch
UBND tỉnh về tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số và
nâng cao hiệu quả sử dụng biên chế. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, đặc
biệt là đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở; thực hiện chính sách ưu
tiên, thu hút đối với con em đồng bào các dân tộc có trình độ về chuyên môn
về công tác tại địa phương; đổi mới hình thức đào tạo nghề, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hàng năm Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban
ngành, UBND các huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng và quản lý
công chức, viên chức; thành lập Hội đồng thi tuyển xét tuyển cấp tỉnh, cấp
huyện, có chính sách ưu tiên tuyển dụng đối tượng là dân tộc thiểu số tại chỗ
vào làm việc ở cơ quan nhà nước theo tỷ lệ quy định, phù hợp với vị trí việc
74
làm cần tuyển của từng đơn vị. Đánh giá sơ, tổng kết rút kinh nghiệm để xây
dựng kế hoạch, điều chỉnh chính sách phù hợp với đặc điểm của địa phương.
2.3.9. Kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước
- Thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực giải quyết việc làm, hàng
năm cơ quan Lao động - TBXH các cấp chủ động xây dựng kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ trọng tâm trình UBND cùng cấp phê duyệt, trong đó có kế
hoạch kiểm tra độc lập và phối hợp với các sở, ban ngành, tổ chức đoàn thể
kiểm tra cấp dưới hoặc cùng cấp về chỉ tiêu giải quyết việc làm theo các kênh
chính sách.
- Nội dung kiểm tra thường được thể hiện như sau: Kiểm tra các khâu
lập kế hoạch, tham mưu xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành; Kiểm tra công
tác tổ chức tuyên truyền vận động, phổ biến chính sách, pháp luật có liên
quan đến GQVL, bố trí nhân sự trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu đạt
được theo từng kênh chính sách, đánh giá tác động của từng chính sách đến
chỉ tiêu giải quyết việc làm, góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển
kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời qua kiểm tra cơ quan quản lý nhà nước
ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng
mắc trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện; đề xuất kiến nghị với cơ
quan thẩm quyền điều chỉnh hoặc xây dựng và ban hành các chính sách, kế
hoạch GQVL phù hợp với từng địa phương.
- Theo số liệu của Sở Lao động - TBXH bình quân hàng năm cấp Sở tổ
chức 03 đợt kiểm tra, trong đó 02 đợt kiểm tra độc lập và 01 đợt phối hợp;
cấp huyện, thị xã tổ chức 4 đợt, trong đó 02 đợt độc lập và 02 đợt kiểm tra
phối hợp với các đoàn thể để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
giải quyết việc làm nói chung và GQVL cho dân tộc thiểu số tại chỗ nói riêng.
2.4. Kết quả giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số tại
chỗ trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, giai đoạn 2014 - 2016
75
2.4.1. Số lượng lao động được giải quyết việc làm
2.4.1.1. Lao động được giải quyết việc làm chia theo kênh chính sách.
- Trong năm 2014 số lao động người dân tộc thiểu số tại chỗ được giải
quyết việc làm 1.796 người, trong đó chia theo các kênh chính sách như sau:
Tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động 125 người, đào tạo nghề gắn với giải
quyết việc làm 117 người, cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm 233 người, xuất
khẩu lao động 14 người, ưu tiên xét tuyển vào cơ quan hành chính sự nghiệp
13 người, phát triển kinh tế - xã hội tạo việc làm 1.294 người.
- Trong năm 2015 số lao động người dân tộc thiểu số tại chỗ được giải
quyết việc làm 1.814 người, trong đó chia theo các kênh chính sách như sau:
Tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động 137 người, đào tạo nghề gắn với giải
quyết việc làm 126 người, cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm 199 người, xuất
khẩu lao động 09 người, ưu tiên xét tuyển vào cơ quan hành chính sự nghiệp
17 người, phát triển kinh tế - xã hội tạo việc làm 1.326 người.
- Trong năm 2016 số lao động người dân tộc thiểu số tại chỗ được giải
quyết việc làm 2.042 người, trong đó chia theo các kênh chính sách như sau:
Tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động 163 người, đào tạo nghề gắn với giải
quyết việc làm 184 người, cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm 265 người, xuất
khẩu lao động 17 người, ưu tiên xét tuyển vào cơ quan hành chính sự nghiệp
14 người, phát triển kinh tế - xã hội tạo việc làm 1.399 người.
Nguồn: Sở Lao động - TBXH Đăk Nông 2016 (Phụ lục Bảng 2.5)
2.4.1.2. Lao động được giải quyết việc làm chia theo lĩnh vực làm việc
- Trong năm 2014 số lao động người dân tộc thiểu số tại chỗ được
GQVL 1.796 người, trong đó chia theo các lĩnh vực làm việc như sau: Lĩnh
vực cơ quan hành chính sự nghiệp 13 người, lĩnh vực nông lâm nghiệp 1.599
người, công nghiệp xây dựng 116 người, thương mại dịch vụ 68 người.
76
- Trong năm 2015 số lao động người dân tộc thiểu số tại chỗ được giải
quyết việc làm 1.814 người, trong đó chia theo các lĩnh vực làm việc như sau:
Lĩnh vực cơ quan hành chính sự nghiệp 17 người, lĩnh vực nông lâm nghiệp
1.589 người, lĩnh vực công nghiệp xây dựng 135 người, lĩnh vực thương mại
dịch vụ 73 người.
- Trong năm 2016 số lao động người dân tộc thiểu số tại chỗ được giải
quyết việc làm 2.042 người, trong đó chia theo các lĩnh vực làm việc như sau:
Lĩnh vực cơ quan hành chính sự nghiệp 14 người, lĩnh vực nông lâm nghiệp
1.744 người, lĩnh vực công nghiệp xây dựng 173 người, lĩnh vực thương mại
dịch vụ 81 người.
Nguồn: Sở Lao động - TBXH Đăk Nông 2016 (Phụ lục Bảng 2.6)
2.4.2. Chất lượng lao động được giải quyết việc làm
2.4.2.1. Chất lượng lao động được giải quyết việc làm chia theo trình
độ giáo dục phổ thông
- Năm 2014 lao động người dân tộc thiểu số tại chỗ được giải quyết
việc làm, chất lượng lao động chia theo trình độ giáo dục phổ thông như sau:
Không biết chữ 143 người, chưa tốt nghiệp tiểu học 568 người, tốt nghiệp tiểu
học 485 người, tốt nghiệp trung học cơ sở 449 người, tốt nghiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giai_quyet_viec_lam_cho_nguoi_l.pdf