LỜI CAM ĐOAN . 1
PHẦN MỞ ĐẦU. 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG. 10
1.1. Những vấn đề lý luận chung . 10
1.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 21
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về giảm nghèo
bền vững . 31
Tiểu kết Chương 1. 36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO M’NÔNG
TỈNH ĐẮK NÔNG.
37
2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội địa phương ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững.
37
2.2. Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo
bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 47
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững đối với đồng bào M’Nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. . 64
Tiểu kết Chương 2. 78
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO
M’NÔNG TỈNH ĐẮK NÔNG .
79
3.1. Quan điểm, định hướng . 79
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững đối với đồng bào M’Nông tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 . 84
Tiểu kết Chương 3. 98
KẾT LUẬN . 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 101
112 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thực hành tiết kiệm, tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả
sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng, có được sự tham gia xây dựng lập kế
hoạch giảm nghèo của người dân và thu hút, phát huy được vai trò kiểm tra,
giám sát trực tiếp của người dân đối với các cơ quan nhà nước trong quá
trình thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo.
*Về mặt khó khăn:
46
- Đắk Nông là tỉnh có xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, quy mô
nền kinh tế còn nhỏ bé so với các tỉnh trong Vùng và cả nước, tốc độ phát
triển kinh tế tuy cao, song chưa tạo ra những bước đột phá phát triển để cải
thiện vị trí nền kinh tế tỉnh, trước mắt là đối với vùng, sau đó là với cả nước;
Là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao của cả nước (16,57%); Hệ
thống hạ tầng thiết yếu còn thiếu; Mức sống nhìn chung của người dân còn
thấp, thu nhập bình quân thấp, đời sống dân cư nông thôn, nhất là ở vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn; nguồn lực tập
trung cho giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, đã ảnh hưởng đến công
tác hoạch định và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên
địa bàn tỉnh vẫn còn gặp không ít khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ đặt ra.
- Các vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc, tình trạng đói giáp hạt trong
đồng bào DTTS M’nông, tình trạng di dân tự do chưa khắc phục được, cho
nên công tác quản lý nhà nước về định canh định cư, ổn định dân cư tự do,
giải quyết đất ở, đất sản xuất và nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
và xây dựng vùng kinh tế mới còn nhiều bất cập.
- Điều kiện địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt mạnh, dân cư phân bố
phân tán nên việc quản lý, bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng gặp
nhiều khó khăn và tốn kém, đặc biệt trong xây dựng mạng lưới đường giao
thông, hệ thống điện tới các thôn buôn vùng xa. Thách thức của tỉnh hiện
nay là phải huy động được nguồn lực đầu tư cho các khu vực còn khó khăn,
tỷ lệ hộ nghèo cao và cân đối với nguồn lực cho hình thành, phát triển các
trung tâm lớn có sức lan tỏa tạo động lực cho các khu vực khác cùng phát
triển. Đây là một trong những bước khó khăn cho công tác quản lý nhà nước,
hoạch định chính sách về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
47
- Trước điều kiện kinh tế xã hội phát triển hiện nay, đặc biệt trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhưng trình độ học vấn
và trình độ chuyên môn của người đồng bào DTTS còn rất thấp, đặc biệt là
vùng đồng bào dân tộc M’Nông đời sống còn nhiều khó khăn, còn nhiều
phong tục tập quán lạc hậu nên sự tiếp nhận thông tin, khoa học kỹ thuật, các
chính sách của nhà nước rất hạn chế. Điều này cũng đã ảnh hưởng rất lớn
đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc
tham gia và chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước về giảm nghèo bền vững, phát huy nội lực, vươn lên thoát nghèo.
2.2. Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
2.2.1. Về ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện giảm
nghèo bền vững
Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về
định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Quyết
định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, về việc
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2012-2015; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của
Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xác định công tác giảm
nghèo là một trong những chương trình mục tiêu được ưu tiên hàng đầu
trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là nhiệm vụ cấp
bách của toàn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đắk Nông; Với ý
nghĩa và tầm quan trọng trên, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh đã quan tâm
chỉ đạo, điều hành ban hành bằng các chủ trương, nghị quyết, chương trình
hành động cụ thể, thiết thực cho công cuộc giảm nghèo bền vững giai đoạn
48
2012 - 2015 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, XI, cụ thể:
- Nghị quyết số 19/2012/NQ – HĐND ngày 19/7/2012 của HĐND
tỉnh Đắk Nông, về việc thông qua Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh
Đắk Nông giai đoạn 2012 – 2015.
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016 – 2020;
- Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2016 của Hội đồng
nhân dân tỉnh về ban hành Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk
Nông, giai đoạn 2016 – 2020;
- Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 26/7/2017, Quy định về
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -
2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Để triển khai, quán triệt Nghị quyết số 80/NQ-CP, Nghị quyết số 04-
NQ/TU và Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND tới các cấp, các ngành và
nhân dân trên địa bàn tỉnh; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ
thể thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; xây dựng và kiện toàn lại Ban chỉ
đạo giảm nghèo cấp tỉnh hợp thành Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc
gia tỉnh, ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
thành viên Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện, trong thời gian qua, Uỷ ban
nhân dân tỉnh đã ban hành các Quyết định, chương trình hành động cụ thể,
thiết thực để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2015
và giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh trong từng thời kỳ, cụ thể:
49
- Kế hoạch số 369/KH – UBND ngày 02/10/2012 của UBND tỉnh Đắk
Nông, về việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông
giai đoạn 2012 – 2015.
- Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 03/11/2016 của UBND tỉnh
ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-
NQ/TU ngày 27/7/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông về công
tác Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
- Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh về
việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu
số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Đắk Nông từ năm học 2016 -2017
đến năm học 2020 – 2021.
- Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đắk Nông, về ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số
56/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban
hành Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2016 –
2020.
Trên cơ sở Chương trình giảm nghèo của tỉnh, hầu hết các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương từ cấp huyện đến cấp xã đã và đang xây
dựng, ban hành Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch giảm nghèo của từng
cấp nhằm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, chỉ tiêu mà chương trình giảm
nghèo đề ra đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện hệ
thống các chính sách, chương trình, dự án, vừa hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo,
người nghèo trên phạm vi toàn tỉnh, vừa ưu tiên tập trung nguồn lực giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với xã nghèo, huyện nghèo và những địa bàn
khó khăn vùng đồng bào dân tộc.
Nhìn chung, công tác xây dựng ban hành các chương trình, kế hoạch
thực hiện giảm nghèo bền vững của tỉnh Đắk Nông để cụ thể hóa các văn
50
bản quy phạm pháp luật của Trung ương liên quan đến công tác giảm nghèo
bền vững đã được thực hiện xây dựng, ban hành trên cơ sở kế thừa các chính
sách, dự án giảm nghèo chung của Trung ương và hoạch định, xây dựng, bổ
sung các chính sách giảm nghèo của tỉnh phù hợp với điều kiện, tình hình
kinh tế - xã hội của địa phương, thực hiện kịp thời, cơ bản đầy đủ, làm cơ sở
pháp lý cho các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện theo đúng quy định. Tuy
nhiên, các chương trình, chính sách giảm nghèo hiện hành trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông được ban hành, áp dụng chung cho tất cả các đối tượng thuộc
diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chung trên địa bàn toàn tỉnh, bao gồm cả người
nghèo là người Kinh, người đồng bào DTTS chung, nhưng chưa có chính
sách giảm nghèo đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đặc biệt là
người đồng bào DTTS người M’Nông để tập trung nguồn lực giảm nghèo
cho vùng nghèo, đối tượng nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao, đây là một trong
những tồn tại, bất cập trong công tác hoạch định chính sách giảm nghèo của
địa phương.
2.2.2. Về xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng phát triển
nguồn nhân lực để thực hiện giảm nghèo bền vững
Về tổ chức bộ máy thực hiện giảm nghèo:
Cơ chế, tổ chức bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo được thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; với
chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo là tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình
giảm nghèo trên địa bàn; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù
của địa phương; xây dựng kế hoạch vốn, đề xuất bố trí, phân bổ vốn Chương
trình, giám sát kết quả, tiến độ thực hiện; tham mưu, chuẩn bị nội dung các
kỳ họp của Ban chỉ đạo. Trong giai đoạn 2011- 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh
Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 1947/QĐ-UBND ngày 12/12/2011, về
51
việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh
Đắk Nông giai đoạn 2011 – 2015. Đến giai đoạn 2016 – 2020, nhằm tăng
cường công tác chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương qua đó đảm bảo sự
phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời giữa các bộ, cơ quan Trung ương, địa
phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác tham mưu, đề
xuất chính sách, giải pháp thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới
và giảm nghèo bền vững, ngày 10/8/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 1584/QĐ-TTg, thành lập ban chỉ đạo Trung ương các Chương
trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, UBND tỉnh Đắk
Nông cũng đã kiện toàn lại tổ chức bộ máy thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.
- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh: Tỉnh Đắk Nông đã kiện toàn Ban Chỉ đạo các
Chương trình mục tiêu quốc gia tại Quyết định số 1842/QĐ-UBND ngày
24/10/2016, gồm 36 thành viên, trong đó: Trưởng Ban Chỉ đạo là Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh; 02 phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Phó Chủ tịch
UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp và Phó Chủ tịch UBND tỉnh
phụ trách lĩnh vực Văn hóa xã hội; 04 Ủy viên thường trực gồm: Giám đốc
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Trưởng Ban Dân tộc
tỉnh và mời 29 Sở, Ban, ngành có liên quan làm thành viên; đã ban hành
Quy chế hoạch động của Ban Chỉ đạo tại Quyết định số 292/QĐ-BCĐ, ngày
22/02/2017, trong đó quy định cụ thể quyền hạn, nhiệm vụ của Trưởng ban,
các Phó Trưởng ban, các Ủy viên Thường trực và các thành viên khác để chỉ
đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ có liên quan đến hai Chương
trình mục tiêu quốc gia (Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững)
trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
52
- Ban chỉ đạo cấp huyện: Đến thời điểm đầu năm 2018, mới chỉ có
02/08 huyện, thị xã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 (huyện Đắk R’lấp và huyện Cư Jút); còn
lại 06/08 huyện, thị xã (Đắk Mil, Đắk Song, Tuy Đức, Krông Nô, Đắk Glong
và thị xã Gia Nghĩa) đang trong quá trình thực hiện kiện toàn Ban Chỉ đạo
cấp huyện.
- Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã thường xuyên kiện toàn và nâng cao
chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo đi vào hoạt động có nề
nếp, có chất lượng, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo trong quá trình tổ chức
thực hiện và phân công thành viên trong Ban chỉ đạo theo dõi, giúp đỡ hộ
nghèo vượt khó vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên, hiện nay Ban chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cơ sở, mặc dù các
thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp đã được phân công phụ trách địa
bàn để chỉ đạo, theo dõi và giám sát nhưng chưa thực hiện thường xuyên,
kịp thời dẫn đến việc tổ chức thực hiện có sự lúng túng, chậm trễ và còn
mang tính hình thức, hầu như công tác giảm nghèo là của ngành Lao động –
TBXH đảm nhận. Do vậy, đa số giao “trọn gói” cho cán bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm và triển khai thực hiện.
Về phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững:
Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo về kiến
thức, kỹ năng cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch, dự án, tổ chức triển khai
thực hiện và quản lý chương trình, trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh đã tổ
chức 16 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, với 1.681 lượt
người tham gia, kinh phí 390 triệu đồng, đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch đề
ra. Trong 02 năm 2016 – 2017, với tổng kinh phí được giao là 1.537.451.570
đồng để trang bị, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết nhằm tạo điều kiện
53
thuận lợi trong việc tham gia xây dựng kế hoạch, quản lý, giám sát thực hiện
Chương trình 135 cũng như các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước,
tỉnh Đắk Nông cũng đã triển khai dự án nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở
và cộng đồng tại các xã thuộc Chương trình 135 năm 2016 - 2017, cụ thể: Tổ
chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực đối với nhóm cán bộ cơ sở với số
lượng 118 học viên trên 126 học viên được triệu tập, đạt 96% so với kế
hoạch; tổ chức được 13 lớp/18 xã đối với nhóm cộng đồng với tổng số 600
lượt người tham gia (mỗi lớp tập huấn triệu tập 50 học viên).
Hàng năm, công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ
làm công tác giảm nghèo luôn được quan tâm, triển khai thường xuyên; từ
nguồn kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỉnh đã tổ
chức tập huấn nâng cao năng lực cho Ban chỉ đạo giảm nghèo, các cán bộ
làm công tác giảm nghèo các cấp. Nội dung tập huấn tập trung vào việc giới
thiệu, phổ biến các chủ trương, chính sách quy định mới của Nhà nước, của
tỉnh về lĩnh vực giảm nghèo; xây dựng kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện
chương trình giảm nghèo hàng năm; ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý hộ nghèo, người nghèo
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác
giảm nghèo các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, còn thiếu về số
lượng, yếu về chất lượng. Đặc biệt là tại cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) hiện
chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo mà đều là kiêm
nhiệm. Cán bộ cơ sở chưa được đào tạo bài bản chuyên sâu về công tác giảm
nghèo lại thường xuyên luân chuyển khiến cho công tác triển khai, thực thi
chính sách giảm nghèo đến với các đối tượng còn chậm và khó khăn. Hạn
chế về trình độ lại thiếu thông tin về quan điểm, chủ trương, đường lối,
chính sách và nội dung các chương trình giảm nghèo dẫn đến khả năng
tham mưu, thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương còn hạn chế.
54
Bên cạnh đó, nhiều cán bộ giảm nghèo mới chỉ chú ý thực hiện các chính
sách mà chưa quan tâm tuyên truyền để nâng cao ý thức tự vươn lên của
người nghèo, gây ra tâm lý trông chờ vào chính sách hỗ trợ của một bộ phận
không nhỏ đối tượng thụ hưởng. Công tác giảm nghèo đòi hỏi người cán bộ
ngoài chuyên môn nghiệp vụ, còn phải nhiệt huyết, nhạy bén và tính sáng
tạo, song một số địa phương chưa coi đó là một vấn đề cần thiết để bố trí cán
bộ cho phù hợp nhu cầu của công việc.
Định hướng cho mục tiêu giảm nghèo đa chiều trong giai đoạn 2016 -
2020 giúp nhận dạng đối tượng nghèo một cách chính xác, cụ thể hơn, đảm
bảo công bằng trong thực hiện chính sách, tăng cường tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản của người dân, tăng tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ, hạn
chế tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng Trong giai đoạn
2016 - 2020, tỉnh Đắk Nông phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi
năm từ 2% trở lên. Để đạt được mục tiêu trên, việc xây dựng, củng cố đội
ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp có năng lực, nhiệt huyết, tận
tâm với công việc là một yêu cầu bức thiết hiện nay, đặc biệt là đối với cán
bộ giảm nghèo cấp cơ sở, nơi trực tiếp tổ chức, thực hiện chương trình tại
địa phương.
2.2.3. Về huy động và phân bổ nguồn lực tài chính thực hiện giảm
nghèo bền vững
Trong thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, song tỉnh Đắk Nông
luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo, cụ thể:
- Giai đoạn 2011- 2015: Tổng kinh phí đã bố trí để thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 1.458,354 triệu đồng, đạt
74,5% so với kế hoạch, trong đó:
55
+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 1.096,321 triệu đồng, đạt 68% so kế
hoạch;
+ Nguồn ngân sách địa phương: 146.230 triệu đồng, đạt 79,7% so kế
hoạch.
+ Nguồn vốn huy động cộng đồng (bao gồm hỗ trợ của các doanh
nghiệp, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và nguời dân): 215.803 triệu đồng,
đạt 117% so kế hoạch.
- Năm 2016: Tổng kinh phí đã bố trí để thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2016 là 802,373 tỷ đồng. Trong đó:
+ Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng áp dụng cơ chế theo
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP để thực hiện cho huyện Đắk Glong là 14,7 tỷ
đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%.
+ Nguồn kinh phí thuộc các dự án, đề án, vốn tín dụng: 536,4 tỷ đồng.
- Riêng năm 2017:
+ Nguồn vốn ngân sách Trung ương: Vốn đầu tư phát triển 41.600
triệu đồng; vốn sự nghiệp 16.999 triệu đồng.
+ Nguồn vốn huy động nhân dân đóng góp: 10.259 triệu đồng.
Về giải pháp huy động nguồn lực áp dụng tại địa phương: Để triển
khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, tỉnh
Đắk Nông đã có nhiều biện pháp để huy động nguồn lực thực hiện, cụ thể:
Dùng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp theo Chương trình
làm “vốn mồi” để thu hút các nguồn lực khác cùng tham gia đầu tư thực
hiện đạt các mục tiêu đề ra (như huy động sự tài trợ của các nhà đầu tư, các
doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn, huy động từ con em xa
quê, từ sự đóng góp bằng nhiều hình thức của người dân: bằng ngày công
lao động, bằng vật liệu xây dựng, bằng tiền mặt, hiến đất); khuyến khích
các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tạo việc
56
làm cho lao động nông thôn, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân; thực
hiện việc lồng ghép các nguồn vốn khác nhau để đầu tư cho mục tiêu giảm
nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đáp ứng nhu cầu của người dân
(lồng ghép với các Chương trình ODA, NGO và các chương trình đầu tư
khác của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn).
Tuy nhiên, do tỉnh Đắk Nông là một tỉnh còn nghèo, thu ngân sách
còn khó khăn, mặt khác quan điểm của tỉnh trong thực hiện xây dựng nông
thôn mới và thực hiện các mục tiêu giảm nghèo là không vay các nguồn vốn
khác để tập trung giảm nghèo; thực hiện các mục tiêu của Chương trình phải
bền vững, tránh việc nhà nước hỗ trợ 100% cho các hộ nghèo để sau đó lại
tái nghèo, mà nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, phần còn lại do người dân tự nỗ
lực để lao động, sản xuất, tăng thu nhập, việc thực hiện các công trình, dự
án đầu tư thuộc chương trình theo hình thức cuốn chiếu, bố trí nguồn lực tập
trung, dứt điểm cho từng công trình, dự án, tận dụng tối đa nguồn vốn ngân
sách Trung ương hỗ trợ từ Chương trình, kết hợp với các chương trình đầu
tư khác của tỉnh để hoàn thành các chương trình, dự án; do đó, đến thời điểm
này, tỉnh Đắk Nông không nợ đọng trong việc thực hiện các Chương trình
mục tiêu quốc gia.
2.2.4. Về tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, kế hoạch
để thực hiện giảm nghèo bền vững
* Công tác quán triệt, tuyên truyền về chương trình giảm nghèo:
Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong thời gian qua công tác quán triệt,
quản lý, điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách về Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo được tổ chức chỉ đạo thực hiện thường xuyên,
chặt chẽ, đảm bảo thực hiện đồng bộ và lồng ghép các nguồn lực đầu tư. Các
huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn trong thời gian qua cũng đã từng bước
kiện toàn lại Ban chỉ đạo chương trình, quán triệt các Nghị quyết, chương
57
trình về giảm nghèo tới cán bộ, đảng viên và nhân dân, xây dựng Kế hoạch
giảm nghèo, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các
chính sách, dự án giảm nghèo của địa phương, khơi dậy ý chí vươn lên của
người nghèo, sự tham gia giúp đỡ của cộng đồng, tạo điều kiện để người
nghèo thoát nghèo.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính
trị - xã hội đã tổ chức tuyên truyền, vận động chỉ đạo triển khai cụ thể
Chương trình đến cơ sở, bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,
còn quan tâm thực hiện chương trình, dự án giảm nghèo hiệu quả, giúp đoàn
viên, hội viên thoát nghèo, từng bước phát huy vai trò giám sát việc thực
hiện chương trình ở các cấp từ khâu điều tra, rà soát hộ nghèo đến việc thực
thi các chế độ, chính sách cho người nghèo.
Các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh căn cứ chức
năng, nhiệm vụ đã xây dựng kế hoạch và thực hiện tuyên truyền, phổ biến
các chủ trương, chính sách về giảm nghèo, nội dung liên quan đến hoạt động
giảm nghèo với các hình thức phong phú, thiết thực như: Cung cấp hệ thống
văn bản, tờ rơi,tuyên truyền thông qua pa – nô, áp phíc hưởng ứng phong
trào thi đua: “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía
sau” , “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, người nghèo tự lực vươn lên
thoát nghèo”,
Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tích cực tuyên truyền
những mô hình về giảm nghèo, vận động nhân dân tham gia giảm nghèo,
khuyến khích làm giàu chính đáng, đặc biệt là thông qua Chương trình
truyền hình song ngữ về giảm nghèo gồm tiếng Kinh và tiếng M’Nông trên
Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông. Qua đó, góp phần nâng cao nhận
58
thức của các cấp, người dân, đặc biệt là người đồng bào M’Nông về thực
hiện Chương trình giảm nghèo.
Nhìn chung, trong thời gian qua, công tác quán triệt, tuyên truyền
Chương trình giảm nghèo bền vững đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc về
nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ
đảng viên, đoàn viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của công tác giảm
nghèo, nhất là trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân trong tổ chức
thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng và nâng cao ý chí quyết
tâm, tự lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo.
* Công tác lập kế hoạch, triển khai thực hiện Chương trình, chính
sách:
Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã rất quan tâm, chú trọng công tác triển
khai thực hiện chiến lược, chương trình giảm nghèo chung và giảm nghèo đối
với đồng bào dân tộc M’Nông đã mang lại được nhiều kết quả khả quan, tác
động tích cực, cải thiện đời sống đồng bào M’Nông. Tuy nhiên, trong việc
xây dựng, lập kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo từ cấp
xã còn nhiều hạn chế, một số địa phương chưa thực hiện được việc xây dựng
và lập kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện phù hợp với tình hình điều
kiện tại địa phương; việc xây dựng, phân bổ nguồn lực thực hiện giảm nghèo
đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đặc biệt là người M’Nông phần lớn
kinh phí do cấp tỉnh, huyện nắm rõ, kiểm soát trong khi thực hiện hiện lại
nằm ở cấp xã, dẫn đến chính quyền cấp xã còn bị động trong việc thực hiện.
Mặc dù trong quá trình lập kế hoạch cấp xã có sự tham gia thảo luận của
ngừời dân địa phương, tuy nhiên do kế hoạch cuối cùng lại do cấp huyện, cấp
tỉnh phê duyệt nên khiến chính quyền xã lúng túng trong việc xây dựng kế
hoạch trung hạn và dài hạn.
59
Bên cạnh đó, quá trình phân bổ ngân sách của cấp trên, cấp huyện, cấp
xã không tham gia vào quá trình phân bổ ngân sách nên không có cơ hội tác
động đến các nguồn lực được phân bổ cho phù hợp với nhu cầu của các cấp
địa phương.
Nguồn lực phân bổ không ổn định dẫn đến khó khăn cho công tác lập
chương trình dài hạn, chính vì vậy công tác lập chương trình, kế hoạch triển
khai giảm nghèo ở cấp xã còn mang tính hình thức, cấp xã chưa chủ động
trong việc lập kế hoạch, chương trình giảm nghèo.
* Công tác sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình MTQG giảm
nghèo bền vững
Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả tác động của các chương trình
chính sách giảm nghèo là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững. Tỉnh Đắk Nông đã nhận thức đầy đủ được
tầm quan trọng và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác này
trong quá trình thực hiện quản lý, tỉnh đã rất quan tâm đế việc quán triệt mục
đích, yêu cầu sơ kết, tổng kết. Vì vậy, hàng năm đều tổ chức sơ kết, tổng
kết thực hiện chương trình MTQ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giam_ngheo_ben_vung_doi_voi_don.pdf