Mở đầu. 1
Chương 1: Cơ sở lý luận của Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non. 8
1.1. Giáo dục mầm non . 8
1.1.1. Khái niệm . 8
1.1.2. Đặc điểm . 10
1.1.3. Vai trò. 12
1.2. Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non. 14
1.2.1. Khái niệm . 14
1.2.2. Nội dung . 16
1.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giáo dục mầm non . 29
1.3.1. Yếu tố chủ quan. 29
1.3.2. Yếu tố khách quan . 31
Tiểu kết chương 1. 34
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non từ thực
tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. 35
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Quận Ba Đình, Thành
phố Hà Nội . 35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 36
2.1.3. Về giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. 37
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non từ thực tiễn
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. 39
2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước về giáo dục
mầm non trên địa bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. 39
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn
Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. 42
2.2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên
địa bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội . 43
2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với quản lý nhà nước về giáo dục
mầm non trên địa bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. 44
2.2.5. Xã hội hóa hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa
bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội . 52
94 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non - Từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhạc, mỹ học, nghệ thuật học,
chính trị...ngoài ra các môn: ngoại ngữ, tin học cũng là một trong những môn
bắt buộc sinh viên phải hoàn thành để tốt nghiệp.
Yêu cầu về đào tạo, giáo dục chất lượng giáo viên mầm non cũng ngày
càng được nâng cao, từ bậc Trung học mầm non giờ đây đã nâng cao hơn:
Cao đẳng sư phạm mầm non (đào tạo 3 năm), Đại học sư phạm mầm non (đào
34
tạo 4 năm). Như vậy, sau một quá trình học tập ít nhất là 2 năm, cầm tấm
bằng sư phạm mầm non trong tay, các cô giáo mầm non không chỉ biết hát và
múa mà còn được trang bị một khối lượng kiến thức phong phú về thế giới trẻ
thơ cũng như vốn tri thức nhân loại. Để so sánh với các ngành học khác thì
không thể nói: “Mầm non chỉ học hát múa, hay mầm non học ít hơn các
ngành khác”.
Một số vấn đề mới về phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chưa được nghiên
cứu đầy đủ dẫn đến việc nhận thức chưa đúng về vai trò quyết định của đội
ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo
dục, trong đó có giáo dục mầm non.
Tiểu kết chƣơng 1
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giáo dục mầm non
là vấn đề mang tính khoa học và có tính ứng dụng trong thực tiễn. Là cơ sở
cho các công trình nghiên cứu có tính khoa học vừa hệ thống, nghiên cứu lại
những nội dung có liên quan vừa triển khai những nội dung mới có tính đặc
trưng, cụ thể về vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý đối với giáo dục
mầm non. Khi đã đưa ra được cơ sở khoa học cũng như cơ sở pháp lý của vấn
đề đó thì chúng ta cần đối chiếu nó với thực tiễn hiện thực các nội dung của
vấn đề, thực tiễn vừa là cơ sở của nhận thức vừa là cơ sở để kiểm tra lại
những vấn đề chúng ta đã nghiên cứu trên cơ sở lý luận mang tính khoa học.
Hơn nữa, trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước thì giáo dục mầm non ở các địa phương cần căn
cứ vào tình hình cụ thể để triển khai cho phù hợp với thực tiễn. Quản lý nhà
nước về giáo dục mầm non vừa là cơ sở đánh giá cho vấn đề giáo dục mầm
non ở Hà Nội nói chung và Ba Đình nói riêng.
35
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ GIÁO DỤC MẦM NON - TỪ THỰC TIỄN QUẬN BA ĐÌNH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN BA
ĐÌNH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quận Ba Đình là một trong 12 quận của Thành phố Hà Nội. Đây là nơi
tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Nhà nước Việt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng. Địa giới hành chính của Quận:
- Phía Bắc giáp quận Tây Hồ;
- Phía Nam giáp quận Đống Đa;
- Phía Đông giáp Sông Hồng;
- Phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm;
- Phía Tây giáp quận Cầu Giấy.
Quận Ba Đình nằm trên nền đất xưa vốn thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau
đổi thành là Yên Hoà), huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Nội,
Thượng, Trung, huyện Vĩnh Thuận.
Từ những năm 1954 – 1961 gọi là khu Ba Đình và khu Trúc Bạch.
Từ những năm 1961 – 1981, thành lập khu phố Ba Đình trên cơ sở sáp
nhập khu Ba Đình và khu Trúc Bạch cũ, đồng thời sáp nhập xã Đông Thái,
một phần xã Thái Đô thuộc quận V cũ; 2 xã: Ngọc Hà, Phúc Lệ, một phần xã
Thống Nhất thuộc quận VI.
Tháng 6 năm 1981, đổi khu phố Ba Đình thành Quận Ba Đình, gồm 15
phường: Bưởi, Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã,
Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Thuỵ
Khuê, Trúc Bạch, Yên Phụ. Toàn bộ khu vực Hoàng thành Thăng Long nằm
trong Quận này.
36
Từ tháng 10 năm 1995, 3 phường: Bưởi, Thuỵ Khuê, Yên Phụ thuộc
quận Ba Đình chuyển sang trực thuộc quận Tây Hồ, từ đó Quận Ba Đình còn
12 phường: Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã,
Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc
Bạch.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, phường Cầu Giấy được đổi tên thành
Phường Ngọc Khánh.
Ngày 01 tháng 4 năm 2005, thành lập 2 phường Liễu Giai (tách ra từ
phường Ngọc Hà) và Vĩnh Phúc (tách ra từ phường Cống Vị).
Từ đó, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội có 14 phường: Ngọc Hà, Đội
Cấn, Cống Vị, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Điện
Biên, Thành Công, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Vĩnh Phúc.
Diện tích: 9,248 k m
2
. Dân số: 225,282 người. Mật độ dân số: 24.360
người/ k m
2
2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội
Quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính –
chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà
nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại của
Đảng và Nhà nước Việt Nam. Quận Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế,
sứ quán các nước, nơi thường diễn ra các lễ hội quan trọng của Nhà nước,
quốc tế và khu vực. Quận Ba Đình là nơi hội tụ nhiều nghề cổ truyền: trồng
hoa ở Ngọc Hà, Hữu Tiệp; trồng cây thuốc Nam ở Đại Yên; trồng dâu ở Cơ
Xá; đúc đồng ở Ngũ Xá; làm bún ở Yên Ninh.có nghề đã nổi tiếng ít thì
cũng vài trăm năm, nếu không thì đã hàng chục thế kỷ.
Qua hơn 30 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền Quận luôn dành sự
quan tâm đến việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền từ
quận đến cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phát triển toàn diện để
đáp ứng kịp thời trước sự đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước. Trong chỉ
đạo luôn coi trọng công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
37
gắn công tác quốc phòng với an ninh và kinh tế, góp phần giữ vững ổn định
chính trị, tạo điều kiện để các thành kinh tế phát triển. Từ chỗ cơ cấu kinh tế
yếu kém, sản xuất gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân bấp bênh, Quận đã
tập trung chỉ đạo tìm ra hướng đi thích hợp với tinh thần: Đổi mới nhanh
chóng, ổn định tình hình, hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Bằng những giải
pháp cụ thể thúc đẩy kinh tế phát triển, cơ cấu hợp lý, thu hút được nhiều lao
động, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn Quận từ 12,30% đến
12,70%; thu ngân sách luôn đạt và vượt chỉ tiêu.
Cùng với phát triển sản xuất, công nhân lao động có tay nghề, kỹ thuật
cao xuất hiện ở một số ngành nghề mới như: dầu khí, du lịch, điện tử, truyền
tải điện. Đa số có việc làm và thu nhập ổn định, đời sống được cải thiện và
nâng lên, trong đó 25% có trình độ chuyên môn trung cấp kỹ thuật, 80% tốt
nghiệp THPT, 35% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.
Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, nhiều hoạt động đạt chất lượng cao.
Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại 14 phường, 100% trẻ
mầm non được học bán trú. Quận Ba Đình là quận đầu tiên trong cả nước đạt
phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và Trung học cơ sở, xoá xong tình trạng
lớp học ca 3, phòng học cấp 4. Đến nay 53 cơ sở giáo dục đào tạo thuộc
Quận, 15 đơn vị thuộc sở, ngành với 100% đội ngũ cán bộ giáo viên đều đạt
và vượt chuẩn (cấp THCS: 75%, cấp tiểu học: 95%, cấp mầm non: 75%).
Công tác xã hội hoá giáo dục được thực hiện tốt từ cơ sở với những mô hình
trường bán công, dân lập, tư thục.
Từ đặc điểm kinh tế - xã hội của Quận như vậy, đòi hỏi phát triển nguồn
nhân lực tương xứng, đặc biệt là giáo dục mầm non.
2.1.3. Về giáo dục mầm non trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ
của trẻ em. Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung
38
của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự
lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Trên địa bàn quận hiện nay có 20 trường mầm non công lập. Các trường
mầm non công lập trên địa bàn quận Ba Đình đã và đang có cơ sở vật chất
khang trang, thiết bị hiện đại. Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn,
tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các nhà trường
luôn phát huy và thường xuyên tổ chức cuộc thi làm đồ dùng, đồ chơi sáng
tạo có chấm điểm và trao giải cho các đồ dùng, đồ chơi đẹp, ứng dụng tốt,
kinh phí phù hợp.
Quy mô mạng lưới giáo dục của Quận ngày càng được mở rộng, trong
đó học sinh mầm non là 15.345 học sinh, tăng 345 học sinh so với năm học
2014 -2015. Đến năm học 2014 – 2015 có 03 trường đạt chuẩn quốc gia, năm
học 2016 – 2017 có 01 trường đạt chuẩn quốc gia. 100% nhà trường được Sở
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công nhận là “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Các trường đã xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa có
hiệu quả.
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non đã có nhiều chuyển biến
tích cực. Nội dung, phương pháp giáo dục mầm non đã được đổi mới theo
nguyên tắc “học mà chơi, chơi mà học”. Tính đến hết năm học 2015 – 2016,
các trường đã triển khai thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non mới.
Quá trình đổi mới phương pháp chăm sóc trẻ đã và đang là tiền đề cho
việc đổi mới toàn diện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm
non, tạo điều kiện cho trẻ phát huy hết tiềm năng vốn có của mình, giảm tỉ lệ
suy dinh dưỡng trẻ em dưới 6 tuổi trong hệ thống giáo dục mầm non.
Điều này đặt ra QLNN quận Ba Đình về các vấn đề xây dựng đủ mạng
lưới trường lớp để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân kể cả các loại hình
trường công lập và tư thục. Vì vậy, trong những năm qua, Quận đã chỉ đạo
các trường thực hiện tốt công tác rà soát cơ sở vật chất, tăng cường đầu tư xây
dựng trường học, phòng học cho các trường mầm non công lập.
39
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM
NON TỪ THỰC TIỄN QUẬN BA ĐÌNH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nƣớc về
GDMN trên địa bàn Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Thành phố
Hà Nội và các Sở ngành thành phố Hà Nội, UBND quận và Phòng Giáo dục
và Đào tạo Quận Ba Đình cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn. một số văn bản
đã ban hành như sau:
- Hướng dẫn số 14/PGD&ĐT-MN ngày 14/9/2016 của Phòng GD&ĐT
về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2016 –
2017;
- Hướng dẫn số 15/PGD&ĐT-MN ngày 14/9/2016 của Phòng GD&ĐT
về việc hướng dẫn thực hiện qui chế chuyên môn cấp học mầm non năm học
2016 – 2017;
- Kế hoạch số 16/KH-PGD&ĐT ngày 20/9/2016 của Phòng Giáo dục
và Đào tạo về kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2016 – 2017;
- Văn bản số 1352/UBND-TCKH của UBND quận Ba Đình ngày
5/9/2016 về việc chấp thuận các khoản thu chi học phí và các khoản thu khác
ngoài học phí tại các cơ sở công lập trực thuộc quận năm 2016 – 2017;
- Hướng dẫn số 07/PGD&ĐT-GDMN ngày 5/9/2017 về việc hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2017 – 2018 của phòng
Giáo dục và Đào tạo;
- Hướng dẫn số 08/PGD&ĐT – GDMN ngày 5/9/2017 về việc hướng
dẫn thực hiện qui chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2017 – 2018
của phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ Kế hoạch số 119/TB-UBND ngày 31/7/2017 về việc ban hành
Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông
và giáo dục thường xuyên năm học 2017 – 2018 trên địa bàn quận Ba Đình.
40
- Hướng dẫn số 09/HD GDĐT ngày 29/9/2017 của Phòng GD&ĐT Ba Đình
về việc hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017 - 2018.
- Kế hoạch số 179/KH-BCĐ ngày 10/8/2017 của UBND Quận Ba Đình
về thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi,
phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở
năm 2017;
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển
giáo dục mầm non quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đến năm 2016:
Huy động trẻ ra lớp: Nhà trẻ 30% độ tuổi; Mẫu giáo 91% độ tuổi
(trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp 100%).
Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi: 100%
trẻ em 5 tuổi được đến trường học 2 buổi/ngày. Ưu tiên phòng học đủ diện
tích cho các lớp 5 tuổi, lựa chọn đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực phụ
trách lớp 5 tuổi.
100% các trường, nhóm, lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non
mới, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
100% trẻ được ăn ngủ tại trường, được cân, đo và theo dõi sức khỏe
trên biểu đồ tăng trưởng, được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/1năm học, được
đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
100% các trường, nhóm lớp mầm non thực hiện tốt chuyên đề phát
triển vận động cho trẻ, tạo nên sân chơi thể chất, bổ sung đồ dùng dụng cụ
giúp trẻ vui chơi vận động đạt hiệu quả cao.
Các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện tốt các phong trào thi đua, các
cuộc vận động do ngành, địa phương phát động thực hiện ký cam kết tới
100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Các hoạt động cụ thể thực hiện chương trình:
Một là, tạo môi trường giáo dục: Môi trường trong lớp học, tạo các góc
chơi phù hợp với chủ đề, nội dung chơi, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi để trẻ em
tham gia hoạt động góc. Sử dụng sản phẩm tự tạo từ nguyên liệu thiên nhiên,
phế thải. Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, hiện vật, mô hình.
41
Đủ đồ dùng chơi trong giờ học cho cô và trẻ; băng đĩa hình, tạo phần
mềm, phim, video clip; xây dựng bộ tư liệu từ thực tiễn cuộc sống giúp trẻ tìm
hiểu và khám phá theo chủ điểm.
Môi trường ngoài trời: Tạo sân chơi vận động cho trẻ, cảnh quan, sân
vườn, góc thiên nhiên, đồ chơi ngoài trời.
Phòng hoạt động nghệ thuật (âm nhạc) đầy đủ đạo cụ trang phục,
gương soi, gióng múa. Phòng tin học có hệ thống máy tính và các phần mềm
phát triển trí tuệ thu hút trẻ tham gia hoạt động.
Hai là, tổ chức các hoạt động: hoạt động một góc, hoạt động ngoài trời,
hoạt động dạo, tham quan.
Ba là, giáo dục thể chất cho trẻ: bao gồm tổ chức nuôi ăn và nề nếp vệ
sinh, ăn ngủ
Tổ chức 100% trẻ ăn bán trú tại trường; thực hiện tốt việc hợp đồng
thực phẩm sạch, xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng, lồng ghép
nội dung giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng vào chương trình chăm sóc giáo dục,
vui chơi phù hợp với độ tuổi trẻ;
Quản lý tốt bữa ăn của trẻ từ khâu giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế
biến, chi ăn, tài chính công khai.
Xây dựng nề nếp và kỹ năng vệ sinh cá nhân, môi trường cho cô và trẻ.
Xây dựng nếp ăn, ngủ cho trẻ. Môi trường vệ sinh sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Đầu tư cơ sở vật chất, khu dinh dưỡng 1 chiều hợp vệ sinh, trang bị
nuôi dưỡng đảm bảo an toàn thực phẩm và tiến đến các thiết bị hiện đại.
Bốn là, tổ chức các hội thi: Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng”;
“Giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi”; “Quản lý giỏi”; “Đồ dùng,
đồ chơi sáng tạo và giáo án điện tử”.
Hội thi đối với các cháu: Hội thi “Bé với an toàn giao thông và bảo vệ
môi trường”’ “Chúng cháu vui khỏe”; “Tiếng hát dân ca và trò chơi dân
gian”.
42
2.2.2.Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về giáo dục mầm non trên
địa bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Sơ đồ 1.2: QLNN đối với Giáo dục mầm non
Về cơ bản cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về GDMN Quận Ba Đình,
Thành phố Hà Nội chặt chẽ, khoa học, phát huy được sức mạnh tập thể và
từng cá nhân trong quá trình nghiên cứu và làm việc, mang lại hiệu quả công
việc. Sự phân cấp trong quản lý GDMN rõ ràng đã tạo sự chủ động trong việc
phát huy những điều kiện thuận lợi cho các cơ sở GDMN phát triển nhằm
thực hiện tốt mục tiêu của cấp học.
Theo Điều lệ trường Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:
Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo
dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa
bàn.
Cấp trung ương
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Vụ Giáo dục Mầm Non
Cấp tỉnh
Sở Giáo dục và Đào tạo
Phòng Giáo dục Mầm non
Cấp huyện
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tổ GDMN hoặc cán bộ chuyên
trách môn
Cấp xã
CSGDMN
(Trường MN, nhà trẻ,
lớp mẫu giáo độc lập)
43
2.2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về giáo dục mầm
non trên địa bàn Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình đã xác định đội ngũ cán bộ quản lý là
một trong những nội dung vô cùng quan trọng trong việc thực hiện QLNN về
GDMN trên địa bàn Quận. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giỏi có
trong quản lý, trong chuyên môn, nghiệp vụ, có đầy đủ phẩm chất chính trị,
năng lực, trình độ đạo đức, tác phong trong công việc thì mới nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nói
riêng. Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình đã sắp xếp, bố trí phân công công tác
một cách khoa học, hợp lý phù hợp với năng lực; cán bộ, công chức, viên
chức có chuyên môn vững về lĩnh vực nào được giao trách nhiệm phụ trách,
thực hiện nhiệm vụ công tác tại lĩnh vực đó.
Hiện nay phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Ba Đình có 19 cán bộ,
chuyên viên. Trong đó 3/3 cán bộ, chuyên viên phụ trách cấp học mầm non,
có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên (có 01 thạc sĩ), đã tham gia các
khóa học về quản lý giáo dục, quản lý nhà nước. Dựa vào khả năng, năng lực
của từng đồng chí để phân công nhiệm vụ: Đồng chí Phó trưởng phòng phụ
trách chung quản lý cấp học Mầm non tham mưu trực tiếp với Trưởng phòng
công việc của cấp học, 01 đồng chí chuyên viên tổ giáo vụ mầm non phụ
trách mảng giáo dục, các hội thi và công tác thanh tra, kiểm tra, công tác xây
dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia, các cuộc vận động và các phong
trào thi đua; 01 đồng chí phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng, công tác
giáo dục mầm non ngoài công lập, công tác phổ cập. Số lượng chuyên viên
của cấp học mầm non phòng Giáo dục và Đào tạo còn thiếu, tuy nhiên các
đồng chí luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xác định được vai trò của người quản lý là khâu then chốt nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, phòng GD&ĐT phối hợp với phòng
Nội vụ hàng năm tham mưu với UBND Quận để bổ nhiệm cán bộ có trình độ,
năng lực, điều động cán bộ quản lý các trường Mầm non phù hợp nhằm phát
44
huy tính tích cực của cán bộ công chức, mặt khác động viên cán bộ công chức
hoàn thành nhiệm vụ. Hàng năm thực hiện tốt việc đánh giá chuẩn Hiệu
trưởng, phó Hiệu trưởng theo quy định. Đội ngũ quản lý của Quận tham gia
đầy đủ các lớp tập huấn về các khoá kĩ năng quản lý, nâng cao chuyên môn về
quản lý cấp mầm non.
Từ năm 2013 đến nay đội ngũ cán bộ quản lý cấp học Mầm non đã phát triển
cả về số lượng, chất lượng quản lý được nâng cao thể hiện bảng thống kê sau:
Bảng 2.1: Bảng đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý cấp học
mầm non trên địa bàn Quận Ba Đình
Năm học
TS
CBQL
Trình độ
chuyên
môn trên
chuẩn
Trình độ
chuyên
môn chuẩn
Xếp loại
Xuất
sắc
Khá
Trung
bình
2013 – 2014 80 79 80 49 31
2014 – 2015 78 78 78 49 29
2015 – 2016 76 76 76 51 25
2016 – 2017 82 82 82 50 32
2017 - 2018 80 80 80 51 29
Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo Quận Ba Đình
2.2.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với GDMN trên địa bàn Quận
Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Sở GD&ĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT Quận Ba Đình cùng với các
ngành có liên quan hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức đoàn thanh tra, kiểm
tra theo định kỳ, đột xuất các cơ sở GDMN trên địa bàn quận (cả công lập và
tư thục). Thanh tra toàn diện 20% số trường Mầm non, thanh tra đột xuất giáo
viên, kiểm tra các trường Mầm non định kỳ 2 lần/năm vào các thời điểm cuối
học kỳ I và cuối học kỳ II kết hợp với khảo sát danh hiệu thi đua tập thể và cá
nhân. Ngoài ra phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra, thanh tra đột xuất các hoạt
động của các cơ sở giáo dục mầm non: Giờ đón trẻ, trả trẻ, giờ ngủ trưa và
các hoạt động khácSở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt thanh tra, kiểm
45
tra chặt chẽ trong quản lý các cơ sở GDMN ngoài công lập. Định kỳ hàng
năm, phòng GD&ĐT Quận Ba Đình báo cáo UBND Quận thành lập đoàn
kiểm tra về tình hình hoạt động của các cơ sở GDMN ngoài công lập trên địa
bàn. Kiểm tra 100% trường, lớp, nhóm mầm non tư thục (kể cả trường, lớp,
nhóm có quyết định thành lập và không có quyết định thành lập)
Kết quả thanh tra, kiểm tra GDMN trên địa bàn Quận Ba Đình:
Thứ nhất, Kế hoạch phát triển giáo dục
Quận Ba Đình trong những năm qua đã có những bước chuyển biến
đáng kể trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở GDMN. Nội dung
thanh tra, tiêu chí đánh giá rõ ràng, chi tiết, cụ thể. Thanh tra, kiểm tra 100%
các cơ sở GDMN trên địa bàn Quận. Nhìn chung các cơ sở GDMN đã nghiêm
túc thực hiện các quy định của pháp luật, xây dựng kế hoạch thực hiện có tính
khả thi về chỉ tiêu kế hoạch số lượng trẻ được huy động ra lớp, tỉ lệ huy động
so với độ tuổi. Việc duy trì, ổn định và phát triển số lớp, số trẻ hàng ngày,
hàng tháng (đối chiếu với năm trước). Việc phân chia các nhóm, lớp theo
đúng qui chế hiện hành. Trong những năm gần đây qui mô mạng lưới trường,
nhóm lớp mầm non trên địa bàn Quận Ba Đình được phát triển thể hiện số
liệu hàng năm như sau:
Bảng 2.2. Bảng quy mô mạng lƣới trƣờng, nhóm lớp mầm non
trên địa bàn Quận Ba Đình
Năm học
Trường Nhóm lớp
Tổng số
Công
lập
Tư thục Tổng số
Công
lập
Tư thục
2013- 2014 39 22 17 231 41 190
2014 - 2015 39 22 17 235 40 195
2015 - 2016 38 22 18 267 39 228
2016 - 2017 38 22 16 296 38 258
2017 - 2018 37 22 15 297 37 260
Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo Quận Ba Đình
46
Thứ hai, Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được phòng GD&ĐT Quận Ba Đình
quan tâm đưa lên hàng đầu. Các cơ sở giáo dục mầm non ngay từ đầu năm
học đã xây dựng kế hoạch thực hiện từ khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, bổ xung
đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho đến
việc đảm bảo chất lượng bữa ăn và an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và
tinh thần. Theo kết quả thanh tra, kiểm tra năm học 2016 – 2017 của phòng
Giáo dục và Đào tạo Quận Ba Đình trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy
các cơ sở GDMN đã có những thành tích nhất định:
- Đảm bảo an toàn cho trẻ: Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quán
triệt triển khai và yêu cầu các nhà trường thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ
GD&ĐT về xây dựng trường học, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ và
yêu cầu 100% các trường rà soát các điều kiện về an toàn của phòng, lớp,
nhóm, rào chắn, đồ dùng đồ chơi, phòng chống cháy nổ, cổng trường, tường
baođể bổ xung khắc phục các điều kiện nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
Phòng GD&ĐT phối hợp với trung tâm y tế tập huấn cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên về công tác phòng tránh tại nạn thương tích, dịch bệnh, chăm sóc
sức khoẻ cho trẻ và kiểm tra các trường. Trong năm học: 100% số trường đã
xây dựng kế hoạch y tế học đường, thành lập Ban chăm sóc sức khoẻ, Ban chỉ
đạo y tế học đường, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh và xây dựng kế
hoạch phòng, chống một số dịch bệnh Tay chân miệng, đau mắt đỏ, Sởi, tổ
chức phun thuốc khử trùng theo định kỳ, thường xuyên tẩy rửa khăn, ca, cốc,
lau đồ dùng, đồ chơi.100% cháu được chăm sóc tốt, đảm bảo an toàn cả về
thể chất và tinh thần.
- Chăm sóc sức khoẻ: 100% trẻ đến trường được khám sức khoẻ 2 lần/
năm; 100% trẻ đến trường được cân 4 lần/ năm, đo 2 lần/năm; đối với trẻ suy
dinh dưỡng và trẻ dưới 2 tuổi mỗi tháng cân 1 lần; đo chiều cao 2 lần/1 năm
học.
47
Trong tổ chức chăm sóc trẻ, giáo viên đã thực hiện giáo dục kỹ năng vệ
sinh cá nhân cho trẻ, hầu hết trẻ 4,5 tuổi có kỹ năng vệ sinh cá nhân tốt (trẻ tự
chăm sóc quần áo, tay chân, rửa tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh, cất dọn đồ
chơi, sử dụng đúng đồ dùng cá nhân). Trong năm học phòng GD&ĐT đã chỉ
đạo các trường thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh do vậy 100%
trường không có dịch bệnh sảy ra.
- Trẻ ăn bán trú: Tổng số trẻ ăn ngủ tại trường: 10.986 = 97,9%, mức
ăn của trẻ tối thiểu 22.000đ/ 1 cháu/1 ngày
Các trường tổ chức nuôi dưỡng trẻ đều duy trì việc thực hiện ký kết
hợp đồng thực phẩm sạch, an toàn và thực hiện tốt các quy định về công tác
nuôi dưỡng như: Xây dựng thực đơn, thực hiện ký kết khi giao nhận thực
phẩm, sơ chế, chế biến, cân chia định lượng thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm và công bằng tới từng trẻ. Có sổ sách quản lý nuôi dưỡng, ghi
chép đầy đủ, đúng nội dung, tài chính công khai, tính định lượng calo, thanh
quyết toán rõ ràng hàng tháng. Chăm sóc, tổ chức bữa ăn cho trẻ trên lớp,
nhóm được quan tâm chu đáo, trẻ ăn ngoan hết xuất. Lưu nghiệm thức ăn
đúng qui định phòng khi có sự cố xẩy ra trong ăn uống. 100% các trường có
thực đơn riêng cho giáo viên không trùng thực đơn với trẻ và theo dõi chấm
ăn hàng ngày.
- Chăm sóc trẻ ngủ: 100% số trường đã chuẩn bị tốt các điều kiện
phương tiện phục vụ cho trẻ ngủ (Phản, chăn, đệm, gối đủ ấm về mùa đông,
mát về mùa hè). Các lớp có lịch phân công rõ giáo viên trực giờ ngủ trưa của
trẻ. Đảm bảo trẻ ngủ đúng đủ giờ quy định.
Thứ ba, chất lượng giáo dục trẻ:
Năm học 2016 – 2017, 100% trường Mầm non công lập, tư thục và các
nhóm lớp thực hiện chương trình GDMN mới ở tất cả độ tuổi từ nhà trẻ đến
mẫu giáo
100% số trường đã chủ động tích cực trong thực hiện, đảm bảo phù hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giao_duc_mam_non_tu_thuc_tien_q.pdf