LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ GIÁO DỤC
TIỂU HỌC.10
1.1. Một số khái niệm cơ bản.10
1.1.1. Giáo dục .10
1.1.2. Giáo dục tiểu học.11
1.1.3. Quản lý nhà nước về giáo dục Tiểu học.11
1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về giáo dục Tiểu học.12
1.2.1. Vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ, đặc điểm của giáo dục tiểu học .12
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học .18
1.2.3. Tính chất, đặc điểm của quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học.20
1.2.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học.23
1.2.5. Các thành tố chủ yếu quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học .24
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học .26
1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học.34
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học ở một số địa phương.38
Tiểu kết Chương 1 .47
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ GIÁO DỤC TIỂU
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ .48
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Thủy,
tỉnh Phú Thọ.48
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư.48
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .50
115 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương trình
của Bộ GD&ĐT, các trường dạy 2 buổi/ngày đã thực hiện chương trình tiếng Anh
tăng cường từ lớp 1 với 8 tiết 1 tuần, tập trung cho các em học sinh phát triển các kỹ
năng và phương pháp học tập. Chương trình tin học, dù là môn tự chọn nhưng cũng
được các trường học quan tâm đầu tư, xây dựng các phòng học tin học, đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. Hàng năm, Sở giáo dục tổ
chức hội thi “Tài năng tin học” nhằm phát triển, bồi dưỡng tài năng cho học sinh.
Các trường còn tổ chức các câu lạc bộ học tập các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể
thao cho học sinh để các em lựa chọn tham gia thích hợp với khả năng, phát huy
năng khiếu của mình. Ngoài ra, các trường còn tăng cường dạy kỹ năng sống cho
học sinh, tổ chức các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp giúp các em có dịp trải
nghiệm thực tế, qua đó rèn luyện kỹ năng cho các em.
45
Quản lý công tác giáo dục không hoàn toàn là công việc của các trường phổ
thông, nhưng với chức năng của mình, các trường phổ thông chủ yếu làm công tác
tham mưu, vận động, tuyên truyền để xã hội nhận thức đầy đủ hơn về công tác
QLNN về giáo dục, chia sẻ khó khăn với giáo dục, nâng cao trách nhiệm của cộng
đồng và tích cực tham gia vào quá trình phát triển giáo dục và đào tạo. Phát huy vai
trò quản lý của ngành giáo dục và vai trò nòng cốt của nhà trường là một chủ trương
đúng đắn, cũng là kinh nghiệm quan trọng trong công tác QLNN về giáo dục mà
huyện Thanh Thủy có thể học hỏi.
Ngoài ra, có thể thấy rất nhiều những địa phương đã thực hiện tốt công tác
QLNN về giáo dục, không những nâng cao hiệu quả công tác giáo dục mà còn đưa
giáo dục trở thành sự nghiệp của toàn xã hội, như thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ
Chí Minh... Những kinh nghiệm từ những địa phương này có thể trở thành kim chỉ
nam quan trọng cho công tác QLNN về giáo dục ở huyện Thanh Thủy trong tình
hình hiện nay.
1.5.4. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào công tác quản lý giáo dục
tiểu học ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Có thể thấy rằng, hệ thống giáo dục của các địa phương, về cơ bản là giống
nhau, nhưng điều kiện, tình hình kinh tế, xã hội của các địa phương không giống
nhau. Mục tiêu giáo dục đều hướng tới học để biết, học để hành, học để thành người
và học để chung sống, nhưng tùy theo trình độ kinh tế và truyền thống văn hóa của
từng địa phương mà có sự khác biệt. Tuy nhiên, do nhận thức về vai trò giáo dục là
giống nhau và những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra đối với sự phát triển giáo dục là như
nhau, nên trong sự đa dạng đó vẫn có sự thống nhất về xu thế vận động và phát
triển, cũng như cách thức quản lý giáo dục để mang lại hiệu lực, hiệu quả. Các xu
thế phát triển giáo dục có thể kể đến đó là: phổ cập hóa giáo dục phổ thông, xây
dựng xã hội học tập, đa dạng hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, dân chủ
hóa giáo dục, quốc tế hóa giáo dục Đặc biệt, với những kinh nghiệm về quản lý
giáo dục nói chung và quản lý giáo dục tiểu học của các địa phương kể trên, có thể
rút ra những bài học dành cho quản lý giáo dục tiểu học ở địa phương, đó là:
46
Thứ nhất, xác định đúng vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giáo dục đối với sự phát
triển của đất nước cũng như của địa phương, đồng thời chú trọng vào cấp Tiểu học.
Thứ hai, cần phải có chiến lược giáo dục với mục tiêu, định hướng và giải
pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và trình độ phát triển
kinh tế và giáo dục của đất nước.
Thứ ba, cần tăng ngân sách cho giáo dục, trong đó quan tâm đến việc nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục,
bởi con người là yếu tố then chốt trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng
giáo dục. Đồng thời đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị nhằm ứng dụng
công nghệ vào công tác quản lý và dạy học ở các cấp học.
Thứ tư, cần có những quy định cụ thể hơn về yêu cầu năng lực phẩm chất đối
với cán bộ giáo viên tham gia công tác quản lý nhà nước về giáo dục. Trên cơ sở đó
tiến tới thực hiện các hình thức thi tuyển lãnh đạo các cấp, các chức danh của đội
ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục trong tương lai.
Thứ năm, cần có các chính sách quan hệ hợp tác về giáo dục với các tỉnh
thành trong nước, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhằm trao đổi và học
tập kinh nghiệm, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ và chủ động trong quá trình hội nhập.
47
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến công
tác quản lý nhà nước về giáo dục và giáo dục tiểu học như khái niệm giáo dục, giáo
dục tiểu học, quản lý, quản lý nhà nước về giáo dục; đồng thời đưa ra những nội
dung và nguyên tắc cơ bản trong quá trình QLNN về giáo dục.
Ngoài ra, tác giả cũng khái quát đường lối chính sách về giáo dục của Đảng và
Nhà nước, các cơ quan nhà nước tham gia vào công tác quản lý nhà nước về giáo
dục. Để thực hiện công tác quản lý giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng, mỗi cơ
quan quản lý, mỗi cán bộ quản lý phải nắm được những nhân tố ảnh hưởng đến
công tác này từ đó có chính sách cụ thể nhằm phát huy lợi thế và khắc phục yếu
kém. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giáo dục, trong
luận văn này đã nhắc đến một số nhân tố cơ bản như tình hình kinh tế-xã hội của địa
phương, các chính sách của Đảng và Nhà nước, trình độ khả năng của cán bộ quản
lý giáo dục. ..
Tác giả còn nêu ra một số nét nổi bật về giáo dục của một số địa phương như
Huyện Tam Nông, thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, thành phố Nam Định - tỉnh
Nam Định. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho huyện Thanh Thủy trong
quá trình đổi mới giáo dục cũng như đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục
tiểu học của địa phương.
48
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cƣ
Vị trí địa lý.
Thanh Thủy là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, trải
dài dọc theo tả ngạn sông Đà với chiều dài khoảng 33 km, Thanh Thủy có địa giới
phía Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Tây và phía Nam giáp huyện Thanh Sơn.
Sông Đà là ranh giới phía Đông với huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, cách trung tâm
thủ đô Hà Nội 65km về phía Tây, cách Việt Trì - trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh
50km. Với điều kiện vị trí địa lý này, Thanh Thủy là bộ phận không thể tách rời
trong sự phát triển KT-XH chung của tỉnh, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa - xã
hội của tỉnh Phú Thọ với Hà Nội, Hòa Bình và các tỉnh phía Tây Bắc của Tổ quốc.
Về điều kiện tự nhiên.
Thanh Thủy nằm ở lưu vực sông Đà, phía tay của huyện tiếp giáp với vùng
rừng núi Thanh Sơn với những dãy đồi thoải dần từ Tây sang Đông, có nhiều quả
đồi lô xô như hình bát úp. Đồi núi Thanh Thủy nhìn chung là thấp, độ cao từ 20m -
40m so với mực nước biển, độ dốc trung bình từ 15º - 20º. Đan xen giữa những quả
đồi là cánh đồng chiêm trũng hoặc ao, đầm. Tiếp đến là một dải đồng bằng hẹp chạy
dọc tả ngạn sông Đà. Thanh Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hội tụ
đủ 4 mùa trong năm, nhiệt độ trung bình từ 22ºC - 24°C; độ ẩm trung bình các
tháng đạt 85%, chênh lệch giữa các tháng từ 4-6%. Về mùa khô lượng mưa trung
bình 50mm. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10 thường xuất hiện mưa to, lượng mưa
trung bình 350mm. Điều kiện tự nhiên tạo cho vùng những lợi thế nhất định để phát
triển nông nghiệp.
Đất đai của huyện được chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng đồng bằng và vùng đồi
núi. Sông Đà nằm ở phía Đông huyện chạy dọc qua một số xã với chiều dài 33km,
49
vừa tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy vừa đem đến cho những cánh đồng của
huyện lượng phù sa màu mỡ. Vùng đồi núi tập trung chủ yếu ở các xã nằm dọc theo
phía Tây Nam. Chất đất ở đây là đá sa thạch chứa mica, đá quắc - zit thích hợp với
sự sinh trưởng và phát triển của cây chè và cây sơn. Ngoài chè và sơn, nhân dân trong
huyện còn trồng nhiều loại cây ăn quả trong vườn như chuối tiêu, nhãn, vải, dứa, cam
quýt trên trồng trẩu, sở và nguyên liệu giấy như bạch đàn, tre, mai, diễn
Thanh Thủy không có đường sắt, Quốc lộ đi qua nhưng có hệ thông đường
giao thông liên tỉnh, huyện, xã rất thuận lợi với tổng chiều dài trên 650 km. Ngoài
tuyến Tỉnh lộ 316 (Trung Hà - Bến Ngọc), Tỉnh lộ 317 (Trung Hà - Hòa Bình);
đường liên huyện Thanh Thủy - Thanh Sơn - Tam Nông, trên địa bàn huyện còn có
hàng chục con đường liên xã, liên thôn như Tu Vũ - Yên Lãng (Thanh Sơn), Đồng
Luận - Tu Vũ, Đồng Luận - Hoàng Xá- Thắng Sơn (Thanh Sơn), Trung Nghĩa - Cầu
Mè (Thanh Sơn), Sơn Thủy - Cự Đồng (Thanh Sơn), Thạch Đồng - Đào Xá - Xuân
Lộc - Thượng Nông (Tam Nông), Đào Xá - Dị Nậu (Tam Nông), thị trấn Thanh
Thủy - Bảo Yên... Những con đường này là huyết mạch giao thông trong việc giao
lưu, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện rất thuận lợi, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh- quốc phòng.
Về tài nguyên thiên nhiên.
Thanh Thủy là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh
Phú Thọ, được quan tâm, chú ý, đặc biệt là trồng các loại cây lương thực và cây
công nghiệp như tre, trẩu, bạch đàn... Nhiều năm nay, Thanh Thủy là vùng cung cấp
nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy giấy Việt Trì
Thanh Thủy là vùng đất dốc, nguồn tài nguyên khoáng sản khá như: Than
bùn, than nâu ở Phượng Mao, Tu Vũ, Trung Nghĩa; mỏ sắt ở Đào Xá; Caolin,
penspat ở Tân Phương, thị trấn Thanh Thủy, Sơn Thủy, Hoàng Xá; nước khoáng
nóng ở thị trấn Thanh Thủy; đất sét ở Yến Mao. Qua khảo sát, nghiên cứu của các
nhà khoa học đã đánh giá khu nước khoáng nóng Thanh Thủy là một trong 7 mỏ
nước khoáng có chứa hàm lượng nguyên tố vi lượng cao và có khả năng chữa một
số bệnh. Các yếu tố này là tiền đề để huyện phát triển.. Ngoài ra, Thanh Thủy còn
50
có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng trọt, chăn nuôi cũng như phát triển các ngành
công nghiệp khai khoáng và chế biến nông sản.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Thanh Thủy là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ có 15
đơn vị hành chính: Xuân Lộc, Đào Xá, Thạch Đồng, Tân Phương, TT Thanh Thủy,
Bảo Yên, Sơn Thủy, Đoan Hạ, Hoàng Xá, Đồng Luận, Trung Thịnh, Trung Nghĩa,
Phượng Mao, Yến Mao và Tu Vũ (gồm 14 xã và 1 thị trấn) với tổng diện tích tự
nhiên là 12.550 ha. Trong đó, riêng diện tích đất gieo trồng tính đến hết năm 2013
là 7096 ha, dân số khoảng 78.000 người. Trong tương lai, huyện Thanh Thủy sẽ là
huyện có giá trị về du lịch, dịch vụ và thương mại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu
kinh tế. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, huyện vẫn là huyện nông nghiệp. Toàn
huyện có 15 hợp tác xã phục vụ nông nghiệp trong đó có 8 hợp tác xã nông nghiệp
và 7 hợp tác xã dịch vụ thủy lợi; số doanh nghiệp vừa và nhỏ là 117; số cơ quan,
đơn vị hành chính sự nghiệp là 150, trong đó: cơ quan Đảng, nhà nước và đoàn thể
là 76, cơ quan y tế là 17, cơ sở giáo dục và đào tạo là 57. Trong những năm qua,
dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, kinh tế của huyện có bước
phát triển khá, thu ngân sách trên địa bàn luôn đạt và vượt so với dự toán tỉnh giao.
Cơ cấu lao động.
Dân số của huyện là 86.095 người gồm 15 dân tộc anh em sinh sống hòa
thuận như: Kinh, Mường, Hoa, Thái, Sán Chay, Tà Ôi Đời sống nhân dân chủ
yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập ở mức trung bình ở tỉnh. Theo thống kê
năm 2015 của huyện Thanh Thủy thì hiện có 48 ngàn người lao động thực tế đang
làm việc theo nhóm ngành kinh tế. Trong đó lao động nông, lâm, thủy sản là 26,9
ngàn người chiếm 56%, lao động công nghiệp, xây dựng có 9,5 ngàn người chiếm
19,7% và lao động làm các dịch vụ là 11,7 ngàn người chiếm 24,3%. Nhân dân địa
phương có truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó và đặc biệt là truyền thống
hiếu học từ bao đời nay.
Về lĩnh vực kinh tế.
Thanh thủy là huyện thuần nông có nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân
51
hàng năm 9,3%. Thu nhập bình quân đầu người 25,7 triệu/người/năm. Cơ cấu kinh
tế năm 2015: Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 40,9%; Công nghiệp - Xây dựng: 15,3%;
Dịch vụ: 43,8 %.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1%; Số xã có điện lưới quốc gia: 15/15; Số hộ
dùng điện lưới: 99,7%; Tỷ lệ hộ nghèo: 5,78%. Huyện đã đạt chuẩn quốc gia về phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS năm 2002. Đến nay
đã có 44/53 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 83%.
Như vậy có thể thấy rằng, huyện Thanh Thủy là một địa bàn trọng yếu của cả
tỉnh, cần có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ để phát huy những thế mạnh của vùng,
từng bước trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả tỉnh. Do vậy các cơ quan nhà
nước cần nắm được những điều kiện cụ thể của vùng để đưa ra những nội dung
quản lý phù hợp, đặc biệt là phát triển GD&ĐT để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong tương lai.
2.1.3. Tiềm năng phát triển
Về di tích lịch sử văn hóa: Thanh Thủy có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời xen
lẫn các truyền thuyết của dân tộc thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa còn lại đến
ngày nay. Trong đó nổi bật là các di tích Đền Lăng Sương ở Trung Nghĩa (di tích
cấp Quốc gia), Đền Và ở Yến Mao, Tượng đài chiến thắng Tu Vũ, đình Đào Xá và
đền Tam Công ở Đào Xá... gắn liền với đó là các lễ hội truyền thống mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc và tính nhân văn sâu sắc.
Về phát triển một số ngành công nghiệp, du lịch và dịch vụ: Như chế biến
khoáng sản, vật liệu xây dựng, du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh.
Về đặc điểm về địa hình và giao thông, huyện đã có định hướng và quy
hoạch các khu công nghiệp vùng thượng và hạ huyện đó là cụm công nghiệp thị trấn
Thanh Thủy - Hoàng Xá - Trung Thịnh - Yến Mao và tham gia trực tiếp vào khu
công nghiệp Trung Hà.
Các ngành dịch vụ du lịch vào hệ thống hồ, đập như: Hồ Phượng Mao, Hồ
Suối Rồng (Sơn Thủy), đầm Bạch Thủy (Đồng Luận, Trung Thịnh)... Khu nước
52
khoáng nóng, hệ thống di tích lịch sử (Lăng Sương, Đào Xá), Khu du lịch Đảo
Ngọc Xanh, Thanh Lâm Resort...
Với các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của các khu di tích đình, đền,
chùa vốn có, Thanh Thủy còn có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch tâm linh. Là
tâm điểm nối liền giữa khu du lịch và di tích lịch sử Đền Thượng (Ba Vì). K9 (Ba
Vì - Hà Tây), khu di tích Đền Hùng; các địa danh Lăng Sương (Trung Nghĩa),
Tượng đài chiến thắng Tu Vũ, Trung tâm nghỉ dưỡng nước khoáng nóng, Nhà bia
tưởng niệm Bác Hồ về thăm và phát động trồng cây tại Đào Xá, đình Đào Xá... là
những điểm đến trong tua du lịch tâm linh Ba Vì - Thanh Thuỷ - Đền Hùng của
khách thập phương.
2.2. Thực trạng phát triển giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh
Thủy, tỉnh Phú Thọ
Là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, Thanh Thủy được chia
thành 15 đơn vị hành chính cấp xã. Toàn huyện có 18 trường tiểu học (3 xã lớn của
huyện mỗi xã có 2 trường tiểu học là Hoàng Xá, Sơn Thủy, Đào Xá); khoảng cách
các điểm trường trong từng địa phương đảm bảo tạo thuận lợi cho tất cả học sinh
trong độ tuổi đến trường. Các trường đều có đủ điều kiện cho học sinh khuyết tật
được học hòa nhập.
Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị
quyết số 29-NQ/TW, ngành Giáo dục - Đào tạo huyện Thanh Thủy đã tập trung lựa
chọn những nhiệm vụ then chốt, bám sát thực tiễn để đề ra hướng triển khai thực
hiện hiệu quả, tạo bước đột phá trong đổi mới. Nhờ đó, chất lượng giáo dục toàn
diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn của các cấp học đều có chuyển biến mạnh mẽ
và rõ nét. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên được tăng cường, đảm bảo chất
lượng chuyên môn và năng lực sư phạm. Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá trong
giáo dục của Thành phố không ngừng được đổi mới, nâng cao. Công tác xã hội hóa
giáo dục có nhiều bước chuyển biến, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư, chăm
lo phát triển giáo dục. Đồng thời, phát huy truyền thống hiếu học, những năm qua
sự nghiệp giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện Thanh Thủy đã có những bước phát
53
triển đáng kể. Cơ sở vật chất của các điểm trường học được quan tâm đầu tư xây
dựng. Hiện nay, toàn huyện có 44/53 trường học công lập đã được công nhận đạt
chuẩn quốc gia chiếm 83% cao hơn tỷ lệ bình quân chung của tỉnh 13%; 4 đơn vị
trường học, 1 cán bộ quản lý được tặng thưởng Huân chương Lao động. Bên cạnh
đó, ngành Giáo dục huyện đã quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng, số lượng đội
ngũ cán bộ, giáo viên. Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp các cấp hàng năm đều
đạt 95% trở lên. Cụ thể:
- Quy mô phát triển và chất lượng giáo dục.
Trong những năm gần đây, tình hình KT-XH của huyện Thanh Thủy đã có
những bước phát triển đáng kể, việc đầu tư cho sự nghiệp GD&ĐT được các cấp ủy
Đảng và chính quyền quan tâm hơn trước. Sự nghiệp giáo dục của huyện có những
bước chuyển biến toàn diện và đúng hướng, chất lượng ở tất cả các mặt giáo dục
từng bước được nâng lên, mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trên tất
cả các vùng. Với thời điểm năm học 2017-2018, toàn huyện có 18 trường tiểu học
với 7127 học sinh tiểu học (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Quy mô giáo dục Tiểu học giai đoạn 2013-2018.
Ngành học,
bậc học
Năm học So sánh
2018 với
2013
2013-
2014
2014-
2015
2015-
2016
2016-
2017
2017-
2018
1. Tiểu học
- Số trường
- Số lớp
- Số học sinh
18
278
6915
18
264
6.839
18
269
6.976
18
272
7042
18
270
7127
+0
-8
+212
( Nguồn: Phòng Giáo dục, phòng Thống kê Thanh Thủy )
Nhìn chung, mạng lưới trường Tiểu học phát triển một cách hợp lý, đáp ứng
nhu cầu người học và thực hiện nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế đất nước. Các
trường được đặt ở địa điểm thuận lợi phù hợp với tình hình dân số tại địa phương cụ
thể, giúp học sinh đi học gần, giảm bớt tình trạng bỏ học do đi học xa. Huyện đã tập
trung củng cố, phát triển một cách cơ bản hệ thống giáo dục phổ thông phù hợp với
54
điều kiện thực tế tại địa phương, từ đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Không chỉ phát triển về quy mô giáo dục Tiểu học, nhiều năm qua ngành
GD&ĐT huyện Thanh Thủy đã chú trọng đến chất lượng giáo dục toàn diện, dạy
đúng, đủ các môn học theo yêu cầu, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp, hoạt động dưới sân cờ, tăng cường công tác giáo dục thể chất, đạo đức, lối
sống, phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, giáo
dục bảo vệ môi trường... Xây dựng và định hướng cho học sinh có động cơ, thái độ
học tập đúng đắn, nghiêm túc, cùng phương pháp học hiệu quả, tích cực.
Với việc thực hiện các chủ trương, chính sách đối với giáo dục trong suốt thời
gian qua, ngành giáo dục huyện nhà đã có được những thành tích đáng kể. Chất
lượng đại trà của học sinhTiểu học được cải thiện qua từng năm học. Tỷ lệ học sinh
hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt được nâng cao, tỷ lệ học sinh yếu, kém, chưa
hoàn thành có xu hướng giảm. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng
khiếu được tạo điều kiện và đã đạt được những thành tích đáng biểu dương. Công
tác tuyển sinh trẻ vào lớp 1 đúng độ tuổi cũng được quan tâm sát sao. Tính đến năm
học 2017-2018, huyện Thanh Thủy có 1579/1579 trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1, đạt tỷ
lệ 100%; 1253/1253 trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, đạt tỷ lệ 100%.
Số học sinh được học 2 buổi/ngày là 7127/7127 trẻ, đạt 100%. Số học sinh được
học 9-10 buổi/tuần là 5.215/6.284, đạt tỷ lệ 83% (Bảng 2.2)
Bảng 2.2. Số lƣợng trƣờng, lớp, học sinh tiểu học năm học 2017-2018
Tổng
số
trƣờng
Tổng
số
lớp
Tổng
số
học
sinh
Huy động
trẻ 6 tuổi
vào lớp 1
Học sinh
hoàn thành
chƣơng
trình Tiểu
học
Học sinh
học 2
buổi/ngày
Học sinh học
9-10
buổi/tuần
SL % SL % SL % SL %
18 270 7127 1579 100 1253 100 7127 100 6284 88,17
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Thủy)
55
- Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên.
Phòng GD&DT đã phối hợp với các phòng chức năng tham mưu cho UBND
huyện sắp xếp, điều động giáo viên, nhân viên trường học theo yêu cầu công tác. Bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý cho các đơn vị theo quy định. Hiện nay, đội ngũ
giáo viên các trường đảm bảo đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu bộ môn,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh.
Đội ngũ giáo viên Tiểu học: 385, trong đó: biên chế: 367, hợp đồng ngắn hạn:
18. Tỷ lệ GV đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 87,7%.
Đội ngũ cán bộ quản lý:
Tổng số CBQL: 43 người; 100% CBQL đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn
đạt 90%; đội ngũ CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý điều hành
các hoạt động của nhà trường được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo quy định
của Bộ GD&ĐT.
Thực hiện tốt công tác Đảng trong các trường học, không ngừng phát huy vai
trò hạt nhân của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên trong việc lãnh chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ của các nhà trường. Duy trì hoạt động có hiệu quả của 54 chi bộ /54 đơn
vị trường học.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đội ngũ
cán bộ, giáo viên trong toàn huyện những năm qua đã không ngừng tăng lên về số
lượng, được cải thiện đáng kể về chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo
dục, nhất là ở các xã miền núi. Cấp tiểu học có 385 giáo viên, tỷ lệ giáo viên/lớp đạt
1,45. Tất cả giáo viên tiểu học đều đạt trình độ đào tạo chuẩn, trong đó có 328/385
giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, chiếm tỷ lệ 85,2%. Có đủ giáo viên chuyên
trách dạy các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ.
Nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền, đời sống của giáo viên từng
bước được cải thiện. Do đó việc động viên giáo viên đi đào tạo lại để nâng cao nhận
thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được nhiệm vụ giảng dạy trong tình
hình mới được chú trọng.
56
Bảng 2.3: Đội ngũ cán bộ, giáo viên Tiểu học giai đoạn 2013-2018.
Đội ngũ cán bộ,
giáo viên
Năm học
So sánh
2018 với
2013
2013-
2014
2014-
2015
2015-
2016
2016-
2017
2017-
2018
+ Số giáo viên
+ Số CBQL
+ Số biên chế
+ Số hợp đồng
375
42
359
16
376
41
360
16
384
40
368
16
384
42
368
16
385
43
367
18
+10
+1
+8
+2
( Nguồn: Phòng Giáo dục, phòng Thống kê Thanh Thủy )
Tuy nhiên, riêng đối với bậc Tiểu học, mặc dù số lượng và chất lượng giáo
viên cơ bản đạt chuẩn, nhưng cơ cấu độ tuổi giáo viên đang có xu hướng già hóa,
dẫn đến khó khăn trong việc cập nhật chương trình giảng dạy theo phương pháp
mới và ứng dụng CNTT (Bảng 2.3) Vẫn còn tình trạng mất cân đối, không đồng bộ
trong cơ cấu đội ngũ ở các địa bàn khác nhau (thừa giáo viên ở các trung tâm nhưng
lại thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn), theo môn học
(thừa giáo viên dạy văn hoá, thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù, tự chọn) và theo
ngành nghề đào tạo. Bên cạnh đó, mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên
chuẩn về trình độ đào tạo là rất cao, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy,
vẫn còn có những giáo viên yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nhà giáo
công tác ở miền núi, ít có điều kiện nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức. Về
nghiệp vụ sư phạm: phần lớn nhà giáo đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm. Trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ nhà giáo đã được nâng lên (đặc biệt
ở các cấp học cao và đối với giảng viên).
57
Bảng 2.4. Cơ cấu đội ngũ giáo viên các trƣờng tiểu học huyện Thanh Thủy
Số lƣợng Dân tộc Độ tuổi Trình độ
Nam Nữ
Thiểu
số
Kinh < 31 31-41 41-51 51-61
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Tổng
số
126 259 52 333 96 82 98 109 186 77 122
Tỷ lệ
(%)
32,7 67,3 13,5 86,5 24,9 21,3 25,5 28,3 48,3 20 31,7
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Thủy)
Nhìn chung đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục huyện nhà trong
những năm gần đây đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục. Tỷ lệ cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên đạt trình độ trên chuẩn được nâng cao theo từng năm.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Do
vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo luôn được quan tâm đặc biệt
nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày càng cao. Trong mỗi năm học những phong
trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học
và sáng tạo”, “Đổi mới và sáng tạo trong dạy học”luôn được cấp trên quan tâm
chỉ đạo thực hiện sát sao, có hiệu quả. Mỗi giáo viên luôn tâm niệm bồi dưỡng
phẩm chất chính trị, đạo đức cũng như trình độ chuyên môn để đáp ứng đòi hỏi
ngày càng cao của đất nước
- Cơ sở vật chất trường học.
Huyện Thanh Thủy là huyện trung du miền núi, có 5 xã thuộc xã đặc biệt khó
khăn, trong diện Nhà nước đầu tư theo chương trình mục tiêu, chương trình 135.
Hàng năm, chỉ đạo Phòng GD&ĐT làm tốt công tác kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giao_duc_tieu_hoc_tren_dia_ban.pdf