Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục biểu đồ

PHẦN MỞ ĐẦU.1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG.9

1.1. Một số khái niệm cơ bản.9

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục THPT .13

1.3. Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục THPT.19

1.4. Vai trò quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT.21

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT .25

1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT ở các địa phương và bài

học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai.29

Tiểu kết chương 1.34

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI .35

2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai .35

2.2. Khái quát về giáo dục THPT trên địa bàn Gia Lai.39

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh

Gia Lai .47

2.3.1. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch hóa thực hiện chiến

lược phát triển giáo dục THPT .47

2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước đối với giáo dục

THPT.48

2.3.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với giáo dục THPT.50

pdf123 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Tây Nguyên,... (nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai). 2.2.5. Quy mô và chất lượng cơ sở vật chất của các trường THPT 45 Thống kê năm học 2017 - 2018, tổng số phòng học khu vực các trường THPT trên địa bàn tỉnh là 829 phòng học, trong đó số phòng học kiên cố là 796 phòng; 179 phòng học bộ môn và 139 phòng phục vụ học tập (nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai). Về cơ bản, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy của các trường như phòng ốc, trang thiết bị, thư viện, vv phục vụ học tập của học sinh ngày càng được đầu tư tốt hơn. Trong quá trình phát triển, nhiều trường đã xây mới các phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập và mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học theo chuẩn quy định. 2.2.6. Tình hình tài chính của các trường THPT Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục: - Dự toán chi sự nghiệp giáo dục đảm bảo không thấp hơn mức phân bổ của Trung ương giao; - Định mức phân bổ căn cứ vào số biên chế được giao, quỹ tiền lương, chi hoạt động, đảm bảo tỷ lệ 80% quỹ tiền lương và các khoản có tính chất lương (kể cả phụ cấp đặc thù); 20% chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục (chi khác); - Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Mức kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động được giao ổn định trong thời kỳ ổn định, được tăng theo tỷ lệ do Trung ương quy định và đảm bảo các chính sách do địa phương ban hành. Bảng 2.5: Số liệu giao dự toán các trường THPT qua các năm 46 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Năm Ngân sách Tổng dự toán Ngân sách Trong đó Dự toán nguồn thu phí, lệ phí Tỷ lệ chi khác Chi con người Chi khác 1 Năm 2014 323.324 271.877 51.247 20.835 15,86% 2 Năm 2015 340.755 284.627 56.128 22.819 16,47% 3 Năm 2016 352.346 287.665 64.681 26.296 18,36% 4 Năm 2017 395.768 305.487 90.281 19.287 22,81% 5 Năm 2018 432.685 325.758 106.927 18.859 24,71% (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai) Thực tế trong các năm thực hiện tỷ lệ chi khác được ngân sách đảm bảo cho các trường THPT tăng qua các năm, số liệu chi tiết ở bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ chi khác cho các trường THPT được tăng hàng năm. Việc phân bổ Ngân sách sự nghiệp giáo dục cho các trường THPT thuộc tỉnh Gia Lai đúng theo Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương cho thời kỳ 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai [25]. Công tác điều hành, giao ngân sách cho GDĐT nói chung và các trường THPT nói riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai được thực hiện như sau: Đầu năm, căn cứ dự toán chi tiết theo từng nhiệm vụ đã được cơ quan có thẩm quyền giao, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành phân bổ dự toán cho các đơn vị, trình Sở Tài chính thẩm tra. Căn cứ số thẩm tra của Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định giao dự toán thu, chi hàng năm cho các Trường THPT; Sở Tài chính tiến hành nhập dự toán vào hệ thống Tabmis cho các đơn vị. Đơn vị tiến hành rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước theo chứng từ chi thực tế hoặc rút tạm ứng dự toán. Kho bạc Nhà nước có 47 trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và hợp lệ của chứng từ. Hàng quý, đơn vị lập bảng đối chiếu số rút dự toán gửi Kho bạc nhà nước để đối chiếu. Theo quy định việc phân bổ, thẩm tra và giao dự toán phải được hoàn thành ngay trong tháng 01 của năm ngân sách, tuy nhiên trong thực tế nhiều năm triển khai, việc phân bổ và giao dự toán cho các trường THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai thường chậm so với quy định, có năm đến tháng 2 mới hoàn thành việc giao dự toán. 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.3.1. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch hóa thực hiện chiến lược phát triển giáo dục THPT Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng luôn khẳng định quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh công tác XHHGD để phát huy tinh thần dân chủ, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục. Quan điểm QLNN về giáo dục nói chung và đối với THPT được thể hiện cụ thể trong Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau: Theo phân cấp quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương có chức năng tham mưu giúp UBND cấp tỉnh/thành phố thực hiện chức năng QLNN về GDĐT, có trách nhiệm trực tiếp quản lý tất cả các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận/huyện, thị xã có chức năng tham mưu giúp UBND cấp quận/huyện, thị xã thực hiện chức năng QLNN về GDĐT, có trách nhiệm trực tiếp quản lý 48 các cơ sở giáo dục trung học cơ sở, tiểu học và mầm non trên địa bàn quận, huyện, thị xã. Quan điểm, đường lối này được cụ thể hóa ở nhiều văn bản dưới luật và trong các công văn hướng dẫn, triển khai tổ chức hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia lai trên các lĩnh vực. Các cấp QLNN ở tỉnh Gia Lai đã xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống trường phổ thông nhưng tính khả thi chưa cao. Trong hầu hết các bản kế hoạch phát triển trường phổ thông, thiếu hệ thống giải pháp về quy hoạch, về chính sách thu hút đầu tư; việc bố trí quỹ đất cho phát triển trường phổ thông chưa được quan tâm và còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tính khả thi của các kế hoạch phát triển giáo dục THPT chưa cao. 2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT Xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước của các cấp QLNN đối với hệ thống trường THPT tại tỉnh Gia Lai được quan tâm và tiến hành thường xuyên tạo nền tảng cho quản lý. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý, chỉ đạo đối với hệ thống trường phổ thông của các cơ quan có thẩm quyền - chức năng quản lý về GDĐT tại tỉnh Gia Lai được thực hiện tương đối tốt; đã tạo cơ sở quan trọng cho việc thực hiện chức năng QLNN đối với các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của hệ thống trường THPT, những khó khăn, vướng mắc và các vấn đề phát sinh về quản lý tài chính, tuyển sinh, chuyên môn - nghiệp vụ dạy học và giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên đã được giải quyết cơ bản cho trường hoạt động bình thường. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ soạn thảo và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh và HĐND tỉnh ban hành 49 một số văn bản quy phạm pháp luật; một số văn bản quản lý hành chính nhà nước để chỉ đạo, hướng dẫn nhằm cụ thể hóa chủ trương và giải pháp của Đảng, Nhà nước, từng bước tạo hành lang pháp lý cho các trường phổ thông hoạt động. Các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên và các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn liên quan đến công tác thực hiện chế độ chính sách, quản lý về cơ sở vật chất - thiết bị; về hoạt động giáo dục, quy chế chuyên môn, thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học... đều được ban hành đầy đủ đến các trường THPT cũng như đối với các trường ngoài công lập khác. Thực thi chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư - phát triển trường THPT. Nhà nước đã có một số chủ trương chính sách về đổi mới cơ bản, toàn diện về giáo dục đào tạo như: Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường [9]; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ [11]; Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH [1]; Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/09/2018 về Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục [14]. Tỉnh Gia Lai chưa có văn bản cụ thể hóa và vận dụng phù hợp một số chính sách khuyến khích phát triển trường theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ. 50 2.3.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với giáo dục THPT 2.3.3.1. Chính sách quản lý đối với tổ chức bộ máy giáo dục - Về việc thành lập trường Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đã khẳng định “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân” [50], [8]. Trình tự, thủ tục, điều kiện thành lập trường phổ thông được quy định cụ thể trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học [5]. Điều kiện để được thành lập trường là: (1) Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; (2) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. Điều kiện để được phép hoạt động là: (1) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường; (2) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; (3) Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên; (4) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học; (5) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý 51 đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục; (6) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; (7) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Hạn chế, bất cập và những vấn đề đặt ra trong chính sách đối với việc thành lập hệ thống trường THPT trên địa bàn tỉnh: Việc cho phép thành lập các trường THPT có lúc chưa căn cứ đầy đủ vào nhu cầu về nhân lực, cũng như khả năng của nhà đầu tư, chưa gắn với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Hệ thống trường công lập chưa có quy hoạch mạng lưới, được hình thành tự phát theo yêu cầu của địa phương, dẫn đến phân bố không đồng đều, tập trung ở một số địa bàn (thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayunpa); một số trường chưa đủ điều kiện thành lập, không phát triển được về số lượng và chất lượng (nhiều trường ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn có số lượng học sinh thấp). Những hạn chế, bất cập trên đòi hỏi tỉnh Gia Lai phải có những chính sách phù hợp về quy hoạch mạng lưới trường lớp, phân luồng học sinh, v.v. tạo điều kiện cho sự phát triển đúng hướng của các trường. - Chính sách về quản lý tổ chức bộ máy nhà trường Các chính sách quản lý về tổ chức bộ máy của trường ở tỉnh Gia Lai được căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học [5]. Cơ cấu tổ chức bộ máy trường THPT bao gồm: Hội đồng quản trị (nếu có); Ban Kiểm soát; Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; Các tổ chuyên môn; Tổ văn phòng; Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể; Các lớp, tổ học sinh, khối lớp; Hội đồng thi đua và khen thưởng; Hội đồng kỷ luật và các hội 52 đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng thành lập theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động của các cá nhân, tổ chức, bộ phận trong bộ máy của trường [5]. Năm 2018, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định quy định quản lý công tác nội vụ thuộc tỉnh Gia Lai [65]. Hạn chế, bất cập và những vấn đề đặt ra trong chính sách quản trị trường THPT: Hiệu trưởng là người phải chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và giải quyết các vấn đề liên quan đến dạy học, giáo dục trước giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh trong khi bất cập là hiệu trưởng lại không có toàn quyền quyết định. Nhà nước còn lúng túng, chưa có những chính sách minh bạch, nhất quán đối với các hoạt động dịch vụ của trường, cũng như chính sách phát triển dài hạn dẫn đến hoạt động các trường chủ yếu hướng đến mục tiêu, tầm nhìn ngắn hạn, không đầu tư cho chất lượng lâu dài mà chỉ chạy theo lợi nhuận, không tính đến sự phát triển bền vững. Các chính sách về giáo dục của Nhà nước thay đổi thường xuyên dẫn đến phát sinh nhiều phức tạp trong quản lý và xử lý các công việc sự vụ. Ví dụ như việc thay đổi tên trường, thay đổi con dấu,... - Chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo Điều 48 của Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 quy định: “Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên; Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động; Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây 53 dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước”. Đây là quan điểm, đường lối, chính sách chung nhất trong quản lý đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo tại các trường. Theo quy định mỗi trường THPT có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường THPT [5]. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau: - Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó [5]; - Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công [5]. Hiệu trưởng trường THPT có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; - Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học. - Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; 54 - Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; - Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; - Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh; - Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác XHHGD của nhà trường; - Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường; - Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh [5]. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây: 55 - Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; - Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương; - Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; - Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục; - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh; - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh. Trong giai đoạn 2014 - 2018 đã thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh THPT: 228 tỷ đồng (nguồn: phòng Tài chính Kế hoạch, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai). Hạn chế, bất cập và những vấn đề đặt ra trong chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT: 56 Sự chồng chéo quy định về tổ chức hoạt động, về quản lý con người, do có quá nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi và được ban hành từ nhiều cơ quan quản lý ở các bộ, ngành khác nhau dẫn đến những cách hiểu, vận dụng khác nhau ở các trường, gây khó khăn không ít cho đội ngũ cán bộ quản lý. Chẳng hạn về cách đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm đang phải thực hiện theo quy định của Bộ Nội vụ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Luật Thi đua khen thưởng, Việc tuyển dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các trường là rất khó khăn dẫn đến đội ngũ giáo viên cơ hữu ở nhiều trường một phần là cao tuổi đã nghỉ hưu, một phần là giáo viên trẻ. Số lượng giáo viên trẻ thường mới tốt nghiệp, trình độ thấp, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Đội ngũ này lại thường xuyên thay đổi, không ổn định. Đây là bất cập lớn nhất ảnh hưởng đến chất lượng dạy học các trường, mà cho đến nay vẫn chưa có chính sách thu hút, cách thức tháo gỡ khó khăn này. Thực trạng trên dẫn đến ở các trường THPT khó đảm bảo được tỷ lệ số giáo viên theo quy định. Mỗi trường THPT được bố trí tối đa 2,25 giáo viên trên một lớp; Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 2,4 giáo viên trên một lớp; Trường THPT chuyên được bố trí tối đa 3,1 giáo viên trên một lớp [8]. 2.3.3.2. Chính sách quản lý đối với các hoạt động dạy học và giáo dục Luật Giáo dục quy định: “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo” (Điều 6 Luật Giáo dục). Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình chuẩn của từng môn học được quy định tại Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT 57 ngày 05/5/2006 và được xây dựng cụ thể trong sách giáo khoa của từng môn học, từng lớp học. Hoạt động dạy học và giáo dục ở các trường THPT nói chung trên địa bàn tỉnh Gia Lai được thực hiện theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện giảm tải nội dung chương trình ở các cấp học, bậc học. - Về kế hoạch giáo dục Kế hoạch dạy học các môn và các hoạt động giáo dục cụ thể ở từng cấp lớp trong bậc học THPT như sau: Mỗi năm học có 37 tuần. Mỗi tuần học 6 buổi (từ thứ hai đến thứ bảy). Mỗi buổi học không quá 5 tiết. Mỗi tiết học 45 phút. Các trường dạy học hơn 6 buổi/tuần theo hướng dẫn tại công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ GDĐT. - Về chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ cần đạt Chương trình giáo dục phổ thông cũng đề ra các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục và yêu cầu về thái độ mà mỗi học sinh cần phải và có thể đạt được cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ cần đạt đối với người học trong bộ chương trình giáo dục phổ thông được thể hiện trong chương trình từng môn học, ở cuối chương trình môn học, nêu rõ những gì học sinh cần đạt được cụ thể sau mỗi đơn vị kiến thức; đồng thời chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ cần đạt cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học với những gì người học cần đạt được sau khi hoàn thành cấp học. Nhìn một cách bao quát, cấu trúc chương trình giáo dục THPT có khả năng đảm bảo hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện cho người học, đó là: Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ thuật và phương 58 pháp nhận thức; Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí tuệ và thực hành; Hệ thống kinh nghiệm trong hoạt động sáng tạo; Hệ thống kinh nghiệm về thái độ đối với thế giới và con người. Đây chính là những kết quả mà mục tiêu giáo dục phổ thông hướng tới. Hàng năm, căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ và các văn bản đã ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã xây dựng những chủ trương, chính sách cụ thể đối với các hoạt động dạy học và giáo dục tại các trường trên địa bàn tỉnh. Trong năm học 2016 - 2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã ban hành các văn bản như: Công văn số 2587/GDĐT-GDTrH ngày 05/8/2016 về hướng dẫn lập kế hoạch giáo dục năm học 2016 - 2017; Công văn số 2940/GDĐT-TrH ngày 01/9/2016 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2016 - 2017; Công văn số 2967/GDĐT-TrH 06/9/2016 hướng dẫn các trường THCS, THPT xây dựng kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học năm học 2016 - 2017, Công văn số 2615/GDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm học và tổ chức hoạt động chuyên môn trường dạy học 02 buổi/ngày,... - Về kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục Việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục của học sinh THPT được thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của 59 trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; Hạnh kiểm học sinh được xếp thành 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh. Đánh giá, xếp loại học lực của học sinh được căn cứ vào: Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấp Trung học cơ sở, cấp THPT; Kết quả đạt được của các bài kiểm tra. Về hình thức đánh giá: kết hợp đánh giá bằng nhận xét và cho điểm, cụ thể: Đánh giá nhận xét (đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu) đối với các môn Thể dục; Kết hợp đánh giá cho điểm và nhận xét đối với môn Giáo dục công dân; Đánh giá cho điểm đối với các môn còn lại. Về hìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giao_duc_trung_hoc_pho_thong_tr.pdf
Tài liệu liên quan