Luận văn Quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu .4

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.7

3.1. Mục tiêu nghiên cứu.7

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .7

4.1. Đối tượng nghiên cứu.7

4.2. Phạm vi nghiên cứu.7

5. Phương pháp nghiên cứu.8

5.1. Phương pháp luận.8

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.8

6. Ý nghĩa của luận văn.9

6.1. Ý nghĩa lý luận.9

6.2. Ý nghĩa thực tiễn.9

7. Cấu trúc của luận văn.9

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ HẢI QUAN

ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU KHI THỰC HIỆN THỦ

TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ.10

1.1. Một số khái niệm liên quan .10

1.2. Quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi thực

hiện thủ tục hải quan điện tử .16

1.3. Kinh nghiêm quốc tế quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất

nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.29

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI

VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC

HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA. .36

pdf100 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cơ quan chứng thực làm hạn chế khả năng sử dụng chứng từ điện tử an toàn để thay thế chứng từ giấy. - Việc thực hiện TTHQĐT trong giai đoạn này cơ bản vẫn dựa trên các chế độ quản lý hải quan hiện hành được quy định tại Luật Hải quan và một số luật khác có liên quan. Do đó, vẫn chịu sự tác động của các hạn chế do Luật Hải quan hiện hành mang lại. 2.1.2.2. Bước thực hiện chính thức trong phạm vi cả nước Được triển khai thực hiện từ ngày 01/01/2013 theo Nghị định số 87/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, học viên áp dụng thời gian từ tháng 4/2014 đến nay khi chính thức triển khai Hệ thống Thông quan hàng hóa tự động theo mô hình NACCS/CIS của Nhật Bản. 39 Hiệu quả triển khai TTHQĐT đã được chứng minh qua thời gian thực hiện thí điểm và hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi mà không gây biến động lớn do đa số các doanh nghiệp và CCHQ đã được làm quen với phương thức thực hiện mới. Tuy nhiên, do TTHQĐT mới chỉ được thực hiện dưới cơ chế thí điểm nên các đối tượng tham gia thực hiện còn nhiều lo ngại về cơ sở pháp lý cũng như việc áp dụng các văn bản liên quan trong việc thực hiện TTHQĐT. Nhằm đạt được mục tiêu về TTHQĐT với mong muốn triển khai một hệ thống thông quan tự động giúp đổi mới phương thức quản lý, thực hiện TTHQ đơn giản, hài hòa theo chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ tối đa cho DN. Bộ Tài chính và TCHQ đãtiến hành thực hiện Dự án “Xây dựng và triển khai hải quan điện tử và thực hiện cơ chế Hải quan một cửa quốc gia” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Nội dung chính của Dự án là chuyển giao công nghệ của hệ thống tự động hóa của HQ Nhật Bản và tiến hành chỉnh sửa để áp dụng tại Việt Nam, dự kiến hệ thống đi vào vận hành chính thức từ giữa năm 2014. Hệ thống thông quan tự động gồm các phần mềm chủ yếu: Khai báo điện tử (E-Declaration); Manifest điện tử (E- Manifest); Hóa đơn điện tử (E-Invoice); Thanh toán điện tử (E-Payment); C/O điện tử (E-C/O); Phân luồng (selectivity); Quản lý hồ sơ rủi ro/Tiêu chí rủi ro; Quản lý DN XNK; Thông quan và giải phóng hàng; Giám sát và kiểm soát. Mở rộng thêm các chức năng, thủ tục mới như thủ tục đăng ký danh mục miễn thuế, thủ tục áp dụng chung cả hàng mậu dịch và phi mậu dịch, thủ tục đơn giản đối với hàng trị giá thấp, quản lý hàng hóa tạm nhập - tái xuất,... Mặt khác, Hệ thống tăng cường kết nối với các bộ, ngành bằng cách áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia. Đồng thời cũng kết nối với nhiều hệ thống công nghệ thông tin của các bên liên quan như: DN kinh doanh kho bãi, cảng, dịch vụ, giao nhận, vận chuyển, ngân hàng, bảo hiểm,...Hệ thống sử dụng cho mục đích thông quan hàng hóa XNK. Hệ thống Thông quan hàng hóa tự động trở thành công cụ hữu hiệu hỗ trợ HQ Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan triển khai thành công Cơ chế một cửa 40 quốc gia theo cam kết của Chính phủ Việt Nam trong khu vực, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư tại Việt Nam, cũng như tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN nói chung và công tác QLNN về hải quan nói riêng. Hệ thống thông quan hàng hóa tự động có điểm mới là tập trung cả 03 khâu: Trước, trong và sau thông quan (Hệ thống trước đây chỉ tập trung khâu trong và sau thông quan). Toàn bộ khâu trước thông quan hiện nay tập trung trong khuôn khổ E- manifest, theo đó, hãng tàu phải gửi trước toàn bộ thông tin manifest về hàng hóa trên tàu cho CQHQ, hỗ trợ tập trung xử lý thông tin trước khi hàng đến để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại các khâu khai báo. Tiếp nhận và xử lý phân luồng tự động thông tin khai báo của DN. Hạn chế sử dụng hồ sơ giấy thông qua việc áp dụng chữ ký điện tử. Thời gian xử lý đối với hàng luồng xanh là 1 - 3 giây. Thời gian xử lý đối với luồng vàng và luồng đỏ phụ thuộc vào thời gian kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa. Hiện nay đã có hơn 99,65% DN tham gia thực hiện TTHQ bằng phương thức điện tử tại 100% các đơn vị HQ trên phạm vi toàn quốc. Cơ quan HQ đã thực hiện kết nối, trao đổi thông tin với 36 ngân hàng thương mại, tổng số tiền thuế thực hiện qua hình thức thanh toán điện tử đạt hơn 90% tổng số thu của ngành. Việc giám sát QLNN về hải quan, quản lý thu thuế XNK, QLRR, KTSTQ, Điều tra chống BL, xử lý vi phạm đều đã được tin học hóa và được hỗ trợ bởi hệ thống CNTT. Các hệ thống trên đều đã được triển khai thống nhất trong toàn ngành và mang lại hiệu quả tích cực trong công tác QLNN về hải quan. Ngoài ra, với vai trò là cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), TCHQ đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành liên quan để Việt Nam là một trong 4 quốc gia đầu tiên trong khu vực kết nối ASW cùng với Indonesia, Malaysia và Thái Lan vào tháng 9/2015. Đến nay, Việt Nam đang tiếp tục triển khai trao đổi chính thức Giấy chức nhận xuất xứ mẫu D (C/O form D) với 4 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan; đồng thời, tham gia trao đổi thử nghiệm C/O form D với 3 nước là Brunei, Campuchia, Phillipines. 41 Tính đến cuối năm 2018, tổng số C/O Việt Nam nhận từ 4 nước ASEAN là: 50.435 C/O; tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 85.831 C/O. Thời gian tới, theo kế hoạch sẽ triển khai kết nối kỹ thuật thử nghiệm trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN, chứng nhận kiểm dịch thực vật (ePhyto), chứng nhận kiểm dịch động vật (e-AH). Đặc biệt, Cổng thông tin NSW đã kết nối được 12 bộ, ngành; đã triển khai 148 thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia, với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trên 1,8 triệu bộ hồ sơ và xấp xỉ 26 nghìn doanh nghiệp tham gia. Qua đó, giúp cho việc thực hiện thủ tục của DN, công tác quản lý của các bộ, ngành thuận lợi, hiệu quả hơn. 2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điên tử Thực hiện chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của quôc hội khóa XIII, Tổng cục HQ đã xây dựng đề án Luật Hải quan đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014. Đây là tiền đề tạo cơ sở pháp lý cho việc hiện đại hóa toàn bộ hoạt động hải quan, đẩy mạnh tạo thuận lợi cho thương mại đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hải quan. Các quy định của Luật Hải quan phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đặt nền tảng cho việc áp dụng rộng rãi HQĐT, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại, tiên tiến, công khai, minh bạch và hiệu quả hơn. Xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Trình Chính phủ ban hành Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về TTHQ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế XK, thuế NK; Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm TTHQ, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;... 42 Trong những năm qua, TCHQ đã thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật hải quan để xác định các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đảm bảo triển khai đầy đủ nội dung của Luật Thuế XNK, Luật Hải quan, Luật Đầu tư, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật...và nội luật hóa các cam kết tại các điều ước quốc tế theo lộ trình Việt Nam đã ký kết. Đồng thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Vừa qua, TCHQ đã tiến hành rà soát trình các cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cốt lõi trong lĩnh vực hải quan như: Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC; Thông tư số 38/2018/TT- BTC ngày 20/4/2018 quy định về xác định xuất xứ hàng hóa XK, NK. Một số văn bản đã hoàn thành giai đoạn 1 đang trình Chính phủ như: Nghị định quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế Một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK; Nghị định quy định TTHQ quá cảnh ASEAN-ACTS thực hiện Nghị định thư số 7; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh cửa hàng miễn thuế, kho, bãi, địa điểm làm TTHQ, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;.... Tập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác bảo đảm chất lượng, tiến độ như: Quyết định thay thế Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của TTCP về ban hành Danh mục hàng hóa phải làm TTHQ tại cửa khẩu nhập (đang hoàn thiện dự thảo theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp); Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện TTHQ, kiểm tra, giám sát HQ đối với hàng hóa XK, NK của DN (đang phối hợp với Vụ Pháp chế BTC để rà soát theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ);..... Các văn bản quy phạm pháp luật trên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành Hải quan cũng như cộng đồng DN trong hoạt động XNK hàng hóa; là nền 43 tảng triển khai toàn bộ TTHQ, quản lý đối với hàng hóa XNK. Nhiều nội dung về TTHQ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và thuế XK, thuế NK, quản lý thuế đối với hàng hóa XNK, liên quan trực tiếp đến hoạt động XNK của doanh nghiệp đã được quy định cụ thể. 2.2.2. Về các nội dung quản lý hải quan cụ thể đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 2.2.2.1. Về công tác giám sát hải quan Luật Hải quan và các nghị định, thông tư hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý cho việc HĐH hoạt động quản lý hải quan, đặt nền tảng cho việc áp dụng rộng rãi HQĐT và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại, nâng cao hiệu quả quản lý. TCHQ tập trung hoàn thiện quy trình TTHQ và tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, giám sát đối với hàng hóa XNK, đảm bảo quản lý chặt chẽ các khâu trước, trong và sau thông quan nhưng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động XNK nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa. Bên cạnh đó, TCHQ tích cực triển khai công tác cải cách hiện đại hóa hải quan như triển khai mở rộng Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng, kho, bãi trên phạm vi toàn quốc. Đến nay, hệ thống đã được triển khai tại 27/35 cục HQ tỉnh/Thành phố, 68 Chi cục, 220 DN kinh doanh kho, bãi, cảng biển, kho ngoại quan, kho hàng không. Triển khai Hệ thống quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu,Đưa vào sử dụng hơn 100 hệ thống máy soi và hệ thống camera giám sát, sử dụng seal định vị GPS để giám sát hàng vận chuyển bằng container đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu,... 44 Bảng 2.1: Kim ngạch XNK thực hiện qua hệ thống TTHQĐT: ĐVT: Tỷ USD Kim ngạch Năm 2014 2015 2016 2017 2018 - Xuất khẩu - Nhập khẩu 149,86 147,85 162,02 165,57 176,58 174,80 214,01 211,10 243,48 236,68 Tổng cộng 297,71 329,59 351,38 425,11 480,16 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Theo Bảng 2.1 trên, có thể thấy kim ngạch XNK hàng năm luôn tăng cho thấy khối lượng công việc của cơ quan HQ ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Kim ngạch XNK tăng hàng năm, năm 2015 tăng hơn năm 2014 là 20%, năm 2016 tăng hơn năm 2015 là 13%, năm 2017 tăng hơn năm 2016 là 15%, năm 2018 tăng hơn năm 2017 là 10%. Đặc biệt kim ngạch năm 2018 tăng hơn 60% so với năm 2014 cho thấy khối lượng công việc khổng lồ mà ngành Hải quan đang đảm nhiệm. Có thể thấy những kết quả trong việc thực hiện chủ trương cải cách, tạo thuận lợi thương mại qua biên giới thông qua việc hoàn thiện quy trình TTHQ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại trong công tác QLNN về hải quan đối với hàng hóa XNK đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kim ngạch XNK, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và thu hút đầu tư, đồng thời công tác giám sát quản lý hải quan cũng đạt nhiều kết quả tích cực. 2.2.2. 2. Công tác thu ngân sách Nhà nước Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước trên thế giới và khu vực, việc thực hiện các hiệp định tạo thuận lợi thương mại đa phương và song phương như: Hiệp định thương mại tự do khu vực ASEAN (ATIGA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn quốc, ASEAN-Trung quốc,đã ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của ngành HQ do nhiều mặt hàng 45 có kim ngạch lớn, thuế suất cao theo lộ trình phải cắt giảm thuế XNK. Để bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách được giao, TCHQ đã triển khai nhiều giải pháp như: Giao chỉ tiêu thu ngân sách cho các cục HQ địa phương; tăng cường các giải pháp chống thất thu thuế qua công tác phân loại hàng hóa, kiểm tra trị giá, xuất xứ; tăng cường công tác KTSTQ, thanh tra chuyên ngành, công tác chống BL, GLTM;Trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện thu thuế XNK đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận, bảo đảm thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào NSNN. Việc thu nộp thuế XNK được thực hiện tự động hóa thông qua trao đổi thông tin về các khoản thu ngân sách giữa HQ và các ngân hàng thương mại. Tính đến nay, HQ đã thực hiện kết nối, trao đổi thông tin với 36 ngân hàng thương mại, tổng số tiền thuế thực hiện qua hình thức thanh toán điện tử đạt hơn 90% tổng số thu của ngành, 100% các cục HQ và chi cục HQ đã thực hiện thanh toán điện tử. Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung quy định không cho ân hạn thuế, do đó hàng hóa XNK kinh doanh phải nộp thuế ngay trước khi thông quan hàng, góp phần làm tăng số thu, đảm bảo nguồn thu được nộp đủ và kịp thời vào NSNN. Bảng 2.2: Số thu ngân sách Nhà nước từ năm 2014-2018 Năm Doanh nghiệp Số thu nộp ngân sách Số DN So với năm trước Thuế XNK (Tỷ đồng) So với năm trước 2014 49.880 244.994 2015 63.420 127% 261.824 106,7% 2016 73.170 115% 272.239 104% 2017 75.600 103% 297.082 109% 2018 103.958 138% 314.907 106% (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Bên cạnh kim ngạch hàng hóa XNK tăng cao nêu trên, với số thuế thu nộp NSNN hàng năm như trên cũng cho thấy khối lượng công việc và nhiệm vụ nặng nề mà ngành HQ phải thực hiện. Theo Bảng 2.2 trên thì tình hình thu NSNN của ngành HQ tăng theo hàng năm. Năm 2015 tăng so với năm 2014 là 6,7%, năm 2016 tăng 46 so với năm 2015 là 04%, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 09%, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 06%. Đồng thời, số doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK hàng hóa đã tăng lên đáng kể, năm sau luôn tăng hơn năm trước, đặc biệt năm 2018 tăng hơn 27% so với năm 2017 và tăng 108% so với năm 2014. Điều này chứng tỏ thể hiện sự cố gắng rất lớn của ngành Hải quan trong công tác quản lý hàng hóa XNK, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. 2.2.2.3. Công tác quản lý rủi ro QLNN về hải quan trong những năm gần đây đã có những bước cải tiến đáng kể, từ quản lý thủ công mất khá nhiều thời gian và nhân lực thực hiện, đến nay đã chuyển sang theo mô hình quản lý hiện đại, sử dụng kỹ năng thu thập và xử lý thông tin làm phương tiện quản lý. Áp dụng mô hình quản lý hải quan điện tử (HQĐT) thay dần thao tác thủ công của CBCC Hải quan bằng việc thu thập, xử lý thông tin và áp dụng nguyên tắc QLRR để quản lý hàng hóa XNK. Hiện nay, công tác quản lý hải quan hiện đại gồm 3 khâu nghiệp vụ trọng yếu và luôn song hành cùng nhau là: Quản lý rủi ro - Thủ tục hải quan điện tử - Kiểm tra sau thông quan. Việc thông quan hàng hóa bằng phương thức HQĐT sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp XNK hàng hóa, đặc biệt là giảm thời gian thông quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Để phục vụ tính năng tự động của hệ thống một cách hiệu quả, một trong những yếu tố quan trọng đặt ra đối với CQHQ chính là xác lập, xây dựng các tiêu chí phục vụ phân luồng kiểm tra của hệ thống. Điều này vừa giúp việc thông quan hàng hóa cho DN được thực hiện nhanh chóng vừa giúp CQHQ sàng lọc được những lô hàng nghi vấn gian lận để có hình thức kiểm tra hợp lí, hiệu quả. Trong những năm qua, TCHQ đã nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện, áp dụng QLRR trên cơ sở chuẩn hóa và triển khai có chiều sâu các quy trình, biện pháp, kỹ thật QLRR; xây dựng, trình Bộ Tài chính ban hành bộ chỉ số tiêu chí QLRR như: Tổ hợp tiêu chí phân tích, tổ hợp tiêu chí quản lý, chỉ số tiêu chí quy định,Đây là các công cụ kỹ thuật quan trọng, khoa học và có hiệu quả trong phương pháp quản lý hải quan hiện đại phục vụ cho quản lý đánh giá DN tuân thủ một cách chính xác, minh bạch và công bằng. Đến nay, đã vận 47 hành thuần thục và hiệu quả các bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ, bộ chỉ số tiêu chí QLRR để áp dụng chế độ quản lý hải quan, quản lý thuế. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về DN được xây dựng và vận hành ổn định nằm trong cấu phần hồ sơ DN trong hệ thống thông tin QLRR. Trong đó, cơ quan HQ đã thiết lập được mạng lưới thu thập thông tin DN từ tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan, từ đăng ký tờ khai hải quan, thông quan hàng hóa, đến xử lý các vi phạm pháp luật về hải quan, KTSTQ, kết quả thanh, kiểm tra chuyên ngành, về quản lý thuế và kể cả thông tin từ các bộ, ngành khác có liên quan gửi đến theo Cơ chế một cửa quốc gia. Từ đó, các đơn vị nghiệp vụ chức năng hàng ngày đã cập nhật thông tin doanh nghiệp vào hệ thống. Hàng năm, ban hành kế hoạch thu thập, xử lý thông tin QLRR với một số mục tiêu cụ thể: Thu thập, cập nhật thông tin hồ sơ DN; Thu thập, cập nhật thông tin về hàng hóa XNK (hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, hàng hóa trước khi đến cảng, các mặt hàng trọng điểm,); trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng có liên quan như: Cơ quan Thuế, Quản lý thị trường;để ban hành kế hoạch kiểm soát rủi ro, dự báo các loại rủi ro trọng điểm trong hoạt động XNK. Đã điều phối toàn ngành tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp QLRR như: Chuyên đề kiểm soát rủi ro, hồ sơ rủi ro, đo lường tuân thủ, xây dựng danh mục hàng hóa rủi ro, điều phối hoạt động soi chiếu,qua đó, đã phát hiện nhiều lô hàng XNK vi phạm, tăng số tiền thuế phải thu lên hàng tỷ đồng. Công tác quản lý, đánh giá tuân thủ DN ngày càng được phát triển, trở thành trụ cột trong công tác QLRR và được triển khai thêm các nghiệp vụ cơ bản như: Quản lý hồ sơ doanh nghiệp, đánh giá tuân thủ pháp luật, xếp hạng doanh nghiệp, quan hệ đối tác DN,Sản phẩm đánh giá tuân thủ được đưa vào phân luồng kiểm tra trong thông quan, sau thông quan và hầu hết các hoạt động nghiệp vụ khác. Có thể nói công tác QLRR đang ngày càng hoàn thiện, bảo đảm xử lý phân luồng thông suốt, đáp ứng yêu cầu tự động hóa, điện tử hóa TTHQ, đáp ứng mục tiêu hài hòa giữa tạo thuân lợi thương mại và kiểm soát hải quan. 48 Bảng 2.3: Số lượng tờ khai và tỷ lệ phân luồng: Phân luồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượng tờ khai (Triệu tờ) Tỷ lệ (%) Số lượng tờ khai (Triệu tờ) Tỷ lệ (%) Số lượng tờ khai (Triệu tờ) Tỷ lệ (%) Số lượng tờ khai (Triệu tờ) Tỷ lệ (%) Số lượng tờ khai (Triệu tờ) Tỷ lệ (%) Xanh 3,9 56,06 4,59 54,81 5,68 59,80 6,29 57,66 7,09 58,81 Vàng 2,38 34,26 3,16 37,65 3,30 34,84 4,06 37,16 4,35 36,10 Đỏ 0,67 9,68 0,63 7,55 0,50 5,36 0,56 5,17 0,61 5,09 Tổng 6,95 8,38 9,48 10,92 12,05 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Tại Bảng 2.3, số lượng tờ khai năm sau cũng cao hơn năm trước, trong khi tỷ lệ hồ sơ kiểm tra theo luồng vàng và đỏ phải giảm theo yêu cầu quản lý hải quan hiện đại, thông quan nhanh hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Với số lượng tờ khai năm 2018 là hơn 12 triệu tờ khai thì trong một ngày cơ quan hải quan phải xử lý hơn 33 nghìn tờ khai. Điều này chứng tỏ, TTHQĐT đã hoạt động có hiệu quả góp phần vừa giảm thời gian thông quan hàng hóa vừa xử lý khối lượng công việc ngày càng nhiều, giải phóng nhanh hàng hóa mang lại nhiều lợi ích cho DN, đã đáp ứng sự mong đợi của Nhà nước và doanh nghiệp. 2.2.2.4. Công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động XNK hàng hóa ngày càng phát triển với nhiều hình thức cùng sự đa dạng của hàng hóa khiến tình hình BL, GLTM diễn biến phức tạp và có chiều hướng ngày càng gia tăng; phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, lực lượng tham gia tăng, phạm vi hoạt động rộng. 49 Để kịp thời ngăn chặn các hành vi BL, GLTM, Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều chính sách phòng chống BL, GLTM. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống BL, GLTM và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo quốc gia 389), Chính phủ ban hành Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 9/6/2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống BL, GLTM và hàng giả trong tình hình mới,... Buôn lậu, GLTM thông qua các hoạt động XNK hàng hoá lợi dụng sự thông thoáng trong quy trình TTHQ và các kẽ hở của chế độ chính sách. Trong đó, tình trạng doanh nghiệp lợi dụng việc hàng hóa XNK được phân vào luồng xanh, được miễn kiểm tra để khai báo sai về trị giá, số lượng, chất lượng hàng hoá gia tăng. Tình trạng làm giả hồ sơ chứng từ, thông đồng với đối tác nước ngoài lập hoá đơn hạ thấp giá trị thực để trốn thuế; NK hàng cấm, hàng kém chất lượng,. Với vai trò cơ quan Thường trực công tác 389, TCHQ đã thường xuyên chỉ đạo lực lượng HQ toàn ngành nắm vững diễn biến tình hình, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng, các cơ quan liên quan xây dựng, triển khai các kế hoạch, chuyên đề đấu tranh, bắt giữ, xử lý có hiệu quả các đối tượng vi phạm về BL, GLTM. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; tập trung xây dựng, hoàn thiện các văn bản, chính sách pháp luật có liên quan đến công tác chống BL, GLTM nhằm kịp thời khắc phục các sơ hở, bất cập giúp nâng cao thẩm quyền, cơ sở pháp lý, kinh phí hoạt động. Công tác chống BL, GLTM đã được triển khai tích cực và quyết liệt, nhiều vụ việc vi phạm có số lượng và trị giá lớn được phát hiện và bắt giữ kịp thời. Kế hoạch kiểm soát rủi ro của ngành HQ đã giúp dự báo, cảnh báo sớm các nguy cơ, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan trong quản lý hàng hóa XNK đối với các lĩnh vực, loại hình, tuyến địa bàn trọng điểm. Bên cạnh đó, đã xây dựng và tổ chức thực hiện trong toàn ngành chuyên đề kiểm soát rủi ro, triển khai thực hiện, áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật QLRR trong việc phân tích, đánh giá rủi ro để nhận dạng, xác lập danh sách các doanh nghiệp trọng điểm nhằm áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp. 50 Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ về Thanh tra, Cục KTSTQ, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục HQ tỉnh/thành phố tập trung nghiên cứu, thu thập tài liệu đối với những đối tượng có hành vi vi phạm chính sách, vi phạm pháp luật. Trong đó, tập trung vào các DN hoạt động XNK mà qua hoạt động kiểm tra thông thường không đủ điều kiện làm rõ được thì xây dựng kế hoạch thực hiện thanh tra chuyên ngành, KTSTQ, kế hoạch đấu tranh chống BL, GLTM. Kết quả, nhiều vụ việc vi phạm có số lượng và trị giá lớn được phát hiện và bắt giữ kịp thời như: ma túy, cần sa, pháo nổ, vàng, tiền giả, mặt hàng thuộc danh mục động thực vật hoang dã, quý hiếm (CITES); buôn lậu xăng, dầu DO, than, khoáng sản, rượu bia, thuốc lá...; hàng phải có giấy phép, có điều kiện, máy móc qua sử dụng...; hàng tiêu dùng, thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng,... Bảng 2.4: Kết quả công tác chống buôn lâu, gian lận thương mại. Kết quả bắt giữ, xử lý Năm 2014 2015 2016 2017 2018 - Số vụ - Trị giá (Tỷ đồng) - Số thu NSNN (Tỷ đồng) - Số vụ HQ khởi tố - Số vụ chuyển cơ quan khác khởi tố 18.448 400.9 134,8 23 50 19.735 462.4 232,5 34 94 15.489 416.5 171,2 48 112 15.184 789.6 334,8 51 68 16.633 1.702 350,9 62 133 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Theo Bảng 2.4 trên, số vụ thực hiện công tác chống BL, GLTM trong các năm hầu như không tăng thậm chí còn giảm, tuy nhiên trị giá hàng hóa vi phạm cũng như số thuế truy thu nộp NSNN lại tăng vọt, nhất là các năm 2017-2018. Tổng số vụ cơ quan HQ khởi tố và chuyển cơ quan khác khởi tố năm 2018 tăng hơn 150% so với năm 2014. Điều này cho thấy mặc dù CQHQ và các cơ quan chức năng có liên quan đã tăng cường nhiều biện pháp quản lý, kiểm tra nhưng việc thực 51 hiện TTHQĐT đã bị nhiều doanh nghiệp lợi dụng và có xu hướng ngày càng phổ biến, phức tạp. 2.2.2.5. Công tác Kiểm tra sau thông quan Trong thời gian qua đã tập trung đánh giá thông tin, phân tích rủi ro và kịp thời KTSTQ đối với các lô hàng luồng xanh có dấu hiệu rủi ro cao, các lô hàng có dấu hiệu nghi ngờ về mã số, xuất xứ, khai báo trị giá thấp,... Lực lượng KTSTQ toàn ngành đã chủ động đẩy mạnh công tác thu thập, phân tích thông tin trước khi lựa chọn DN tiến hành kiểm tra. Đồng thời, chỉ đạo toàn lực lượng KTSTQ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh hoạt động KTSTQ với định hướng chú trọng kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, kiểm tra đánh giá sự tuân thủ pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty, các DN có kim n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_hai_quan_doi_voi_hang_hoa_xuat.pdf
Tài liệu liên quan