Luận văn Quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ HỘ TỊCH 8

1.1. Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước về hộ tịch 8

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch 14

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân

cấp xã 27

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA

UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở HUYỆN SI MA CAI, TỈNH

LÀO CAI HIỆN NAY 34

2.1. Khái quát tình hình, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của

huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai 34

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp

xã của huyện Si Ma Cai 41

2.3. Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND

các xã huyện Si Ma Cai 56

Chương 3: PHưƠNG HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CưỜNG QUẢN

LÝ NHÀ NưỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP XÃ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - TỪ THỰC TIỄN

HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI 70

3.1. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy

ban nhân dân cấp xã trong giai đoạn hiện nay 70

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban

nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai 72

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

pdf104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng trụ sở làm việc và nâng cấp trung tâm huyện lỵ lên đô thị loại V [14]. Hệ thống chính trị: Toàn huyện có 12/13 Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh" đạt 92%. Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên: 64/65 đạt danh hiệu tiên tiến trở lên (đạt 98%), có 98 chi bộ độc lập ở thôn bản. Tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh 35/43, chiếm 81,4%, thấp hơn 3,6% so với mặt trận Tổ quốc hàng năm 85% [14]. 39 Quốc phòng- an ninh: Quốc phòng được củng cố và giữ vững, chế độ trực sẵn sàng chiến đấu từ huyện đến cơ sở được duy trì chặt chẽ. Lực lượng Quân sự, Công an, Đồn Biên phòng thực hiện tốt quy chế phối hợp theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP và 74/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ, quản lý chặt chẽ vũ khí trang bị, bảo vệ tốt tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đặc biệt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ của huyện đảm bảo an toàn; Đặc biệt đã tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2016 đạt loại Giỏi. Tình hình an ninh chính trị trên tuyến biên giới ổn định, đường biên, mốc giới, cửa khẩu, đoàn ra, đoàn vào được quản lý chặt chẽ. 2.1.2. Tác động của tình hình kinh tế - xã hội địa phương đối với quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Si Ma Cai Đặc điểm về vị trí địa lý, đặc điểm dân cư và tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương có tác động ở cả hai mặt, tích cực và khó khăn, thách thức đối với công tác quản lý hộ tịch của UBND cấp xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai. Tác động tích cực đến quản lý nhà nước về hộ tịch. Một là, sự phát triển kinh tế, gắn với xóa đói giảm nghèo ở địa phương là tiền đề quan trọng để ổn định các vấn đề xã hội, trong đó có công tác quản lý hộ tịch. Chính quyền có điều kiện để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin cho công tác quản lý hộ tịch. Hai là, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương phát triển cả về quy mô và chất lượng là yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao dân trí cho Nhân dân, đây là tiền đề rất quan trọng để Nhân dân trên địa bàn có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Ba là, phát huy được các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào ở địa phương, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, gắn với phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn 40 hóa có tác động rất quan trọng đến việc thay đổi nhận thức của Nhân dân trong việc tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong việc đăng ký và quản lý các sự kiện hộ tịch. Bốn là, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, phát triển vững mạnh là tiền đề rất quan trọng để xây dựng, phát triển đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch, nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ này, đồng thời sự giám sát, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở sẽ góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch ở cơ sở. Năm là, Quốc phòng- an ninh biên giới được củng cố, giữ vững; tình hình an ninh chính trị trên tuyến biên giới ổn định, góp phần quan trọng trong việc công tác quản lý dân cư, quản lý hộ tịch, hộ khẩu ở địa phương. Đặc điểm địa lý, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng gây khó khăn nhất định đối với công tác quản lý là nhà nước về hộ tịch của UBND cấp xã trên địa bàn. Một là, Si Ma Cai vẫn là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước và của tỉnh Lào Cai, việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề còn chậm, nguồn vốn đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn thiếu, chưa nhân rộng nhiều mô hình hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo, công tác hỗ trợ nhà ở và đất sản xuất còn hạn chế; kinh tế hàng hóa phát triển chậm, kinh tế hộ nông dân nhỏ lẻ, chủ yếu vẫn mang tính tự cung, tự cấp, thu nhập bình quân trên đầu người trên địa bàn huyện còn thấp (bằng 1/3 mức thu nhập bình quân trên đầu người của tỉnh Lào Cai). Xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn tính đến hêt năm 2016 mới có 01/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là yếu tố tác động bao trùm lên đời sống vật chất và tinh thần của bà con Nhân dân, đồng thời cũng tác động đến công tác lãnh đạo, quản lý nói chung của cấp ủy chính quyền và công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND cấp xã ở địa phương. Hai là, trình độ dân trí còn thấp, một số hủ tục, tập quán, thói quen của một số dân tộc ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển kinh tế, quản lý 41 xã hội ở địa phương; vẫn còn tình trạng tảo hôn, sinh con thứ ba, hôn nhân cận huyết thống, khai sinh, khai tử quá hạn sảy ra trên địa bàn huyện. Nếu không có biện pháp để cải thiện thực trạng này thì công tác quản lý hộ tịch của UBND cấp xã trên địa bàn trong thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Ba là, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các tiêu chí còn nhiều khó khăn, tách thức. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và nâng cao ý thức tự giác trong Nhân dân, điều này gây nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, trong đó có các quy định về luật hộ tịch. Bốn là, do đặc điểm địa lý là một huyện vùng cao biên giơid (giáp với Trung Quốc) nên vẫn còn tình trạng người dân bỏ đi khỏi địa phương, sang Trung Quốc làm ăn không thông báo cho chính quyền địa phương. Điều này sẽ gây những hệ lụy trong công tác quản lý cư trú và quản lý hộ tịch trên địa bàn. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ CỦA HUYỆN SI MA CAI 2.2.1. Ban hành văn bản phục vụ quản lý hộ tịch Để việc đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, hằng năm UBND huyện, Phòng Tư pháp huyện đều ban hành kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp, các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ về đăng ký quản lý hộ tịch, như: Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 19/01/2013 của UBND huyện Si Ma Cai về trọng tâm công tác tư pháp trên địa bàn huyện năm 2013, Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 24/10/2012 của UBND huyện Si Ma Cai về triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế giai đoạn 2012-2016, Phòng Tư pháp huyện ban hành văn bản số 52/TP-HT ngày 26/6/2013 chỉ đạo Tư pháp các xã triển khai thực hiện công văn số 4325/BTP-HTQTCT ngày 42 04/3/2013 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn đăng ký hộ tịch, Công văn số 21/CV-TP ngày 22/4/2014 của Phòng Tư pháp huyện Si Ma Cai về việc triển khai nghiệp vụ quản lý hộ tịch; Công văn số 52/CV-TP ngày 26/5/2014 của Phòng Tư pháp về việc yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 02/3/2015 của UBND huyện Si Ma Cai về triển khai thực hiện Đề án Tăng cường PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện Si Ma Cai, ban hành các kế hoạch triển khai Luật Hộ tịch năm 2014, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014..., nhằm củng cố và năng cao vai trò, trách nhiệm của ngành tư pháp từ huyện đến cơ sở trong công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh theo hướng nâng cao đạo đức công vụ, chuyên nghiệp, hiện đại; tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác tư pháp để phục vụ một cách hiệu quả những nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội của huyện; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác tư pháp; đảm bảo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả công tác tư pháp trên địa bàn huyện trong đó có công tác hộ tịch để UBND các xã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. 2.2.2. Tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức tƣ pháp - hộ tịch cấp xã huyện Si Ma Cai * Chủ tịch UBND các xã: Theo quy định Chủ tịch UBND cấp xã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc khai sinh, khai tử; chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý. Trong thực tế Chủ tịch UBND cấp xã có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND xã trực tiếp phụ trách công tác quản lý hộ tịch của UBND xã. Theo số liệu thống kê tiêu chuẩn đạt được của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các xã của huyện Si Ma Cai tính đến ngày 31/12/2016, như sau: (Phụ lục 1) 43 3% 97% Cấp II Cấp III Biểu đồ 2.1: Trình độ văn hóa của Chủ tịch, Phó Chủ tịch các xã của huyện Si Ma Cai Nguồn: [16]. 6.4% 93.6% Trung cấp Đại học Biểu đồ 2.2: Cơ cấu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch các xã thuộc huyện Si Ma Cai Nguồn: [16]. 44 86% 14% Dân tộc thiểu số Dân tộc Kinh Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thành phần dân tộc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch các xã của huyện Si Ma Cai Nguồn: [16]. Biểu đồ 2.4: Số lƣợng Chủ tịch, Phó Chủ tịch các xã của huyện Si Ma Cai tham gia các lớp bồi dƣỡng năm 2015 Nguồn: [16]. 45 38% 62% Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn Biểu đồ 2.5: Cơ cấu số lƣợng Chủ tịch, Phó Chủ tịch các xã của huyện Si Ma Cai đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới Nguồn: [16]. Qua những số liệu kể trên có thể thấy về trình độ về chuyên môn, về lý luận chính trị, về văn hóa và về việc tham gia các lớp bồi dưỡng của Chủ tịch, Phó Chủ tịch các xã của huyện Si Ma Cai cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ tham gia quản lý nhà nước ở cấp xã về hộ tịch. Trong tổng số 29 Chủ tịch, Phó Chủ tịch các xã của huyện Si Ma Cai thì có 38% là đạt chuẩn theo tiêu chí Nông thôn mới. Đây là một trong những lý do góp phần làm thành công trong công tác quản lý hộ tịch tại các xã của huyện Si Ma Cai [16]. * Đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch: Đội ngũ công chức tư pháp- hộ tịch của các xã là những người chịu trách nhiệm chính trong công tác tham mưu, giúp UBND các xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hộ tịch, đồng thời là những người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tất cả các khâu của công tác quản lý hộ tịch của UBND cấp xã, vì vậy chất lượng đội ngũ này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác quản lý hộ tịch của các xã. 46 Theo quy định tại khoản 2, Điều 72, Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: Công chức tư pháp hộ tịch phải có tiêu chuẩn sau: Có bằng trung cấp luật trở lên; Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch; Chữ viết rõ ràng. Theo thống kê của Phòng Nội vụ huyện Si Ma Cai, têu chuẩn đạt được của công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã của huyện tính đến ngày 31/12/2016 như sau: Biểu đồ 2.6: Trình độ lý luận chính trị của công chức Tƣ pháp - Hộ tịch các xã của huyện Si Ma Cai Nguồn: [31]. 81% 19% Trung cấp Đại học Biểu đồ 2.7: Cơ cấu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Tƣ pháp - Hộ tịch các xã của huyện Si Ma Cai Nguồn: [31]. 47 4% 96% Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số Biểu đồ 2.8: Cơ cấu thành phần dân tộc của công chức tƣ pháp - hộ tịch các xã của huyện Si Ma Cai Nguồn: [31]. Biểu đồ 2.9: Công chức tƣ pháp - hộ tịch các xã của huyện Si Ma Cai tham gia các lớp bồi dƣỡng kiến thức Nguồn: [31]. Như vậy qua các chỉ số thống kê có thể thấy trình độ của đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch các xã của huyện Si Ma Cai cơ bản đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa. Đối chiếu với Tiêu chí 18 của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nôn thôn mới có 8/29 công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã đạt chuẩn, chiếm 31%. Với đặc thù là một huyện miền núi vùng cao, chủ 48 yếu là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số, nên công chức tư pháp - hộ tịch là người dân tộc thiểu số chiếm đến 96% nên việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về công tác hộ tịch đối với người dân địa phương được diễn ra tương đối thuận lợi góp phần thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch đối với các xã của huyện Si Ma Cai [31]. 2.2.3. Thực hiện đăng ký hộ tịch * Đăng ký khai sinh: Trong 4 năm (2013-2016) các xã trên địa bàn huyện đã tiến hành khai sinh cho 3728 trường hợp. Trong đó khai sinh đúng hạn là 2672 trường hợp, chiếm 71,67%; khai sinh quá hạn là 998 trường hợp, chiếm 26,77%, đăng ký khai sinh lại là 58 trường hợp, chiếm 1,55%. Năm 2013 số trường hợp đến khai sinh cao nhất 1071 trường hợp; năm 2014 là 931 trường hợp; năm 2015 là 898 trường hợp. Tỷ lệ khai sinh quá hạn năm 2013 là 26,2%, năm 2014 là 23,2%; năm 2015 là 25,16%, năm 2016 là 37,45% trong tổng số trường hợp đăng ký khai sinh qua các năm [31]. Biểu đồ 2.10: Số trƣờng hợp đăng ký khai sinh tại các xã của huyện Si Ma Cai giai đoạn 2013- 2016 Nguồn: [31]. Các xã có tỷ lệ đăng ký khai sinh quá hạn cao như: Nàn Sín trong 4 năm có 120 trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn, chiếm 37,45% trên tổng số 49 trường hợp đăng ký khai sinh của xã. Tỷ lệ đăng ký khai sinh quá hạn của xã Cán Cấu trong 4 năm là 95 trường hợp, chiếm 30,8%. Một số xã có tỷ lệ khai sinh quá hạn thấp như: Xã Quan Thần Sán, trong 4 năm có 25 trường hợp, chiếm 14,7%; xã Si Ma Cai là 76 trường hợp, chiếm 11,97% [31]... * Đăng ký kết hôn: Trong 4 năm (2013- 2016) các xã trên địa bàn huyện đã thực hiện đăng ký kết hôn cho 1007 trường hợp, trong đó đăng ký kết hôn lần 1 là 999 trường hợp, kết hôn lần 2 là 08 trường hợp [31]. 999 8 0 200 400 600 800 1000 Đăng ký lần 1 Đăng ký lần 2 Biểu đồ 2.11: Cơ cấu tỷ lệ đăng ký kết hôn Nguồn: [31]. * Đăng ký khai tử: Trong 4 năm (2013 - 2016) các xã trên địa bàn huyện đã thực hiện đăng ký khai tử cho 434 trường hợp, trong đó đăng ký đúng hạn là 293 trường hợp, chiếm 88,7%, đăng ký quá hạn là 49 trường hợp chiếm 11,29%, trong đó năm 2014 có tới 42 trường hợp đăng ký khai tử quá hạn, chiếm tới 27,09% trong tổng số trường hợp đăng ký khai tử trong năm [31]. * Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc: Trong 4 năm các xã trên địa bàn huyện có 07 trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, trong đó 03 trường hợp đăng ký thay đổi họ tên chữ đệm, có 02 trường hợp điều chỉnh, bổ sung hộ tịch, 02 trường hợp xác định lại dân tộc [31]. * Đăng ký nhận cha, mẹ, con. Trong 4 năm (2013- 2016) các xã không có số liệu thống kê về việc đăng ký nhận cha, mẹ con nuôi. 50 * Trong 4 năm (2013- 2016) các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai không có số liệu thống kê về việc ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Tiếp tục chỉ đạo công chức Tư pháp- Hộ tịch các xã thực hiện tốt việc đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn xã đảm bảo theo quy định. Trong năm 2016 các xã đã đăng ký khai sinh là 828 trường hợp, trong đó: đúng hạn là 546 trường hợp, quá hạn là 269 trường hợp, đăng ký lại 13 trường hợp, xác định lại dân tộc 02 trường hợp; thay đổi cải chính 01 trường hợp. Đăng ký kết hôn được 271 cặp. Đăng ký khai tử là 92 trường hợp [31]. Bảng 2.1: Số liệu đăng ký hộ tịch từ năm 2013 đến năm 2016 của các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai Nội dung đăng ký HT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số Đúng hạn Quá hạn Đăng ký lại Tổng số Đúng hạn Quá hạn Đăn g ký lại Tổng số Đúng hạn Quá hạn Đăng ký lại Tổng số Đúng hạn Quá hạn Đăn g ký lại Đăng ký khai sinh 1071 764 286 21 931 698 217 16 898 664 226 8 828 546 269 13 Đăng ký khai tử 103 101 2 155 113 42 84 79 5 92 92 Đăng ký kết hôn 247 245 2 277 273 4 212 210 2 271 Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc 1 1 3 3 3 Nguồn: [31]. 2.2.4. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật hộ tịch Công tác tuyên truyền PBGDPL nói chung và tuyên truyền pháp luật về quản lý hộ tịch nói riêng được cấp ủy, chính quyền huyện Si Ma Cai và các xã 51 đặc biệt quan tâm nhằm từng bước nâng cao nhận thức của Nhân dân, góp phần thực hiện tốt các quy định của pháp luật về hộ tịch trên địa bàn. Hằng năm, Hội đồng PBGDPL huyện được kiện toàn và duy trì hoạt động, tổ chức các hội nghị triển khai các văn bản pháp luật mới, tổ chức triển khai Ngày pháp luật, tổ chức các hội nghị Báo cáo viên pháp luật (thành phần gồm: thành viên Hội đồng PBGDPL huyện, Báo cáo viên pháp luật cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã). Cấp uỷ, chính quyền các xã luôn quan tâm đến công tác Tư pháp - Hộ tịch, đến nay có 13/13 xã bố trí 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch có đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng PBGDPL và đội ngũ tuyên truyền viên thường xuyên được củng cố kiện toàn, chất lượng chuyên môn công tác tư pháp - hộ tịch của UBND các xã đã có nhiều chuyển biển tích cực góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. Trong công tác tuyên truyền PBGDPL, UBND các xã đã chỉ đạo công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật sát với tình hình thực tế của địa phương, luôn duy trì Hội đồng PBGDPL và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của UBND xã từ 5 đến 7 thành viên. Ban Tuyên vận xã, Tổ Tuyên vận các thôn được thành lập, kiện toàn góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL nói chung và tuyên tuyên truyền về công tác quản lý hộ tịch nói riêng, quan tâm đầu tư kinh phí chi cho công tác tuyên truyền pháp luật theo quy định, trung bình mỗi đợt tuyên truyền pháp luật phải chi khoảng 2->2,5 triệu đồng, việc triển khai tuyên truyền pháp luật tới Nhân dân trên hệ thống đài truyền thanh xã, thôn, cụm dân cư trong xã, chủ động lồng ghép đa dạng các hình thức như: Họp thôn, sinh hoạt các đoàn thể nhân dân, sinh hoạt chi bộ, chi hội... Bên cạnh đó UBND các xã đã thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính về hộ tịch tại bộ phận một cửa, bố trí công chức Tư pháp - Hộ tịch làm tốt công tác đăng ký hộ tịch. 52 Kết quả tuyên truyền, PBGDPL của các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai qua các năm: Năm 2013: Trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền được 855 buổi với 35.087 lượt người tham gia tiếp thu nội dung các văn bản luật [31]. Năm 2014: Trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền pháp được 958 buổi với 40.122 lượt người tham gia tiếp thu các nội dung (tăng 103 buổi và 5035 lượt người so với cùng kỳ năm 2013) [31]. Năm 2015: Trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền pháp luật được 589 buổi với 21.219 lượt người tham gia tiếp thu các nội dung văn bản luật (giảm 369 buổi và 18.903 lượt so với cùng kỳ năm 2014) [31]. Năm 2016 : Trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền pháp luật được 384 buổi với 26.417 lượt người tham gia tiếp thu nội dung của các văn bản luật mới được thông qua tại kỳ họp thứ 10, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, và các Nghị định của Chính phủ. Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các văn bản luật như: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Hộ tịch; Luật Đất đai; Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật Hôn nhân & Gia đình;Luật An toàn thực phẩm; Luật phòng chống, tham nhũng; Luật khiếu nại, tố cáo; Luật tiếp cận thông tin; Luật điều ước Quốc Tế; Luật báo chí; Luật dược; Luật thuế giá trị gia tăng; Luật thuế tiêu thu đặc biệt; Luật quản lý thuế;Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu và các Nghị định mới của Chính phủ ban hành [31] Tủ sách pháp luật của các UBND các xã được quản lý và khai thác sử dụng, hiện nay có xã đã có khoảng 100 đầu sách pháp luật, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và Nhân dân địa phương. Việc mở sổ để theo dõi quản lý tủ sách pháp luật được thực hiện theo đúng quy định, đã phân loại xắp sếp các loại sách thành 03 nhóm, gồm: Các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Công báo; sách hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; sách tham khảo và các tạp chí, báo chí. 53 Đối với công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, UBND các xã đã thường xuyên triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong Nhân dân các quy định của Nghị định số 158/2005/ NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch, Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP, ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch để Nhân dân trong xã biết và thực hiện nghiêm túc các quy đinh của nhà nước về đăng ký hộ tịch. Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tư pháp hộ tịch trong việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, trong thời gian qua cấp uỷ, chính quyền các xã của huyện Si Ma Cai đã tăng cường công tác Tư pháp bằng những việc như: Cử và tạo điều kiện cho công chức Tư pháp - Hộ tịch xã được theo học các lớp đào tạo hệ vừa học, vừa làm ở trong và ngoài tỉnh để nâng cao trình độ chuyên môn; quy hoạch công chức Tư pháp - Hộ tịch xã vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo nguồn kế cận cho giai đoạn tiếp theo; chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kiện toàn Hội đồng PBGDPL và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, phối hợp với UBMTTQVN cấp xã cùng các ban, ngành đoàn thể trong xã tổ chức tốt công tác truyên truyền giáo dục pháp luật trong các hội, đoàn thể quần chúng Nhân dân. 2.2.5. Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định Việc quản lý, sử dụng biểu mẫu về hộ tịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch được UBND huyện, Phòng Tư pháp đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã khi triển khai thực hiện các biểu mẫu mới, hàng năm Phòng Tư pháp huyện tổ chức giao ban tại các xã để công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã có sự trao dồi kinh nghiệp, nghiệp vụ trong quản lý sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định. 54 Thực hiện sự chỉ đạo thường xuyên của cơ quan cấp trên, UBND các xã, công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã trong những năm gần đây đã chú trọng hơn đến công tác quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch, việc quản lý, sử dụng, lưu trữ hệ thống sổ, biểu mẫu về hộ tịch của các xã cơ bản đảm bảo đúng quy định. Hằng năm các xã đã thực hiện việc khóa sổ hộ tịch; lưu trữ hồ sơ công tác Tư pháp khi kết thúc năm và mở sổ hộ tịch năm tiếp theo quy định của pháp luật. 2.2.6. Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định Hiện nay, 13 xã của huyện Si Ma Cai đã có hệ thống máy tính kết nối mạng Intrernet phục vụ cho việc đăng ký hộ tịch, tra cứu văn bản hộ tịch; việc khai thác các thông tin phục vụ cho công tác qua trang thông tin điện tử ngày càng được công chức Tư pháp - Hộ tịch sử dụng và phát huy được hiệu quả thiết thực cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch. Thực hiện kế hoạch số 275/KH-UBND ngày 09/11/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về triển khai thực hiện Đề án « Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc » trên địa bàn tỉnh Lào Cai. UBND huyện, Phòng Tư pháp huyện đã tuyên truyền, phổ biên sâu rộng giúp người dân tiếp cận, nắm rõ và thấy được lợi ích từ việc thực hiện mô hình liên thông các thủ tục hành chính, đồng thời đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện. UBND các xã thường xuyên cập nhật, niêm yết các công khai các TTHC liên thông tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để người dân dễ tiếp cận và thực hiện. 2.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch của các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch là một tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay, triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong đăng ký, quản lý hộ tịch của tỉnh. Hiện nay trên địa 55 bàn huyện Si Ma Cai, có 01 xã triển khai thực hiện hợp đồng thuê bao sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch do công ty cổ phần MISA cung cấp Việc triển khai các phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn các xã của huyện Si Ma Cai hiện nay, đang tiếp tục cửa các cán bộ, công chức do Sở Tư pháp phối hợp với Cục Công nghệ Thông tin Bộ Tư pháp tổ chức lớp tập huấn Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung do Bộ Tư pháp xây dựng, để học viên nắm vững các nghiệp vụ, kỹ năng khai thác, sử dụng các phần mềm này áp dụng vào thực tế công tác đăng ký, quản lý hộ tịch bằng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong thời gian tới. 2.2.8. Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định Công tác thống kê báo cáo cho thấy, UBND các xã đã thực hiện tốt tổng hợp số liệu thống kê hộ tịch báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, cả năm theo đúng quy định, tất cả báo cáo về hộ tịch đều được thực hiện theo đúng mẫu quy định của Bộ Tư pháp, do vậy công tác quản lý nhà nước về hộ tịch những năm qua trên địa bàn huyện được thực hiện đảm bảo về nội dụng theo quy định. Số liệu thống kê hộ tịch được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 73 Nghị định 158/2005/NĐ-CP đó là số liệu thống kê hộ tịch phải được lập (theo mẫu quy định) theo định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_ho_tich_cua_uy_ban_nhan_dan_cap.pdf
Tài liệu liên quan