Luận văn Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi sông tích

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ KHAI THÁC 7

VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI . 7

1.1. Lý luận về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. 7

1.1.1. Công trình thủy lợi . 7

1.1.2. Khái niệm khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi . 12

1.2. Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi . 14

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy

lợi. 14

1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi . 17

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy

lợi. 18

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về khai thác và

bảo vệ các công trình thủy lợi . 26

1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

của một số hệ thống thủy lợi tại Việt Nam . 28

1.3.1. Kinh nghiệm của hệ thống thủy lợi Sông Đáy. 28

1.3.2. Kinh nghiệm của hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ. 30

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho hệ thống thủy lợi Sông Tích. 31

Tiểu kết chương 1. 33

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ KHAI THÁC VÀ

BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI

SÔNG TÍCH. 34

2.1. Hệ thống thủy lợi Sông Tích. 34

2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống thủy lợi Sông tích . 34

pdf109 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi sông tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kinh tế; thiên tai lũ lụt, hạn hán ngày càng xảy ra khốc liệt. Hiện nay trong hệ thống thủy lợi Sông Tích, còn rất nhiều công trình thủy lợi chƣa phát huy hết tiềm năng, công suất và hiệu quả theo thiết kế; cơ chế, chính sách trong lĩnh vực thủy lợi còn nhiều tồn tại, bất cập, mang nặng tính bao cấp, chủ yếu trông chờ từ ngân sách Nhà nƣớc; thiếu cơ chế chính sách phù hợp để tạo động lực và phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia đầu tƣ quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và thành phố; quá trình đô thị hóa tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu, cụm công nghiệp mới đƣợc xây dựng; nhiều tuyến đƣờng Quốc lộ, thành phố lộ đƣợc đầu tƣ xây dựng. Sử dụng diện tích đất nông nghiệp, công trình thủy lợi làm thay đổi diện tích nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa giảm, diện tích khu đô thị, khu công nghiệp tăng cao. Do vậy, làm phá vỡ quy hoạch thủy lợi, khó khăn cho quá trình tƣới, tiêu cho diện tích đất nông nghiệp và dân sinh; trong khi đó mức tiêu cho khu đô thị và công nghiệp cần phải cao hơn cho phục vụ sản xuất nông nghiệp nhiều. Chính vì vậy, đòi hỏi phải nghiên cứu, điều chỉnh công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cho phù hợp và hiệu quả nhất với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho khu vực. 42 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích 2.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng chiến lược,quy hoạch, kế hoạch khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích Trong các chức năng của quản lý, lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất, bởi lẽ lập kế hoạch là việc lựa chọn một trong những phƣơng án hành động tƣơng lai cho toàn bộ và từng bộ phận, đồng thời xác định các phƣơng thức để đạt mục tiêu.Việc lập kế hoạch và chỉ đao thực hiện kế hoạch trong công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích có ý nghĩa quan trọng, nhằm đảm bảo đƣợc các yêu cầu đặt ra. Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý cấp trên hệ thống thủy sông tích đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định về công tác tƣới, tiêu trên địa bàn. Thực hiện chế độ tƣới đồng thời hoặc luân phiên căn cứ vào khả năng cung cấp nƣớc tại các công trình đầu mối; có kế hoạch để chủ động trữ nƣớc từ nguồn cung cấp tại đầu mối, trữ nƣớc hồi quy tại các vùng trũng, ao hồ, kênh tiêu phục vụ chống hạn. Thời gian phục vụ tƣới năm 2017 cho các vùng tƣới chính đảm bảo yêu cầu thời gian gieo cấy và sinh trƣởng của cây trồng. Chất lƣợng phục vụ tƣới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo thực hiện theo diện tích đã ký về phƣơng thức tƣới, mực nƣớc cấp tại các điểm giao nhận đáp ứng nhu cầu tƣới của cây trồng, thủy sản, không gây úng hạn cục bộ, đáp ứng yêu cầu sản xuất, giúp năng suất cây trồng các vụ trong năm ổn định, phát triển. - Công tác tƣới theo hệ: 43 Bảng 3 : Công tác tƣới theo hệ TT Hệ tƣới Năm 2016 Đến 10/ 2017 Số đợt Số ngày Số đợt Số ngày 1 Hệ Phù Sa 17 150 15 110 2 Hệ Đồng Mô 15 118 11 88 3 Hệ Suối Hai 12 117 15 117 4 Hệ Trung Hà 10 137 15 94 (Nguồn: Số liệu tại công ty TNHH MTV thủy lợi Sông tích) - Diện tích tƣới: Bảng 4 : Tổng diện tích tƣới theo vụ TT Vụ Năm 2016 Năm 2017 Diện tích (ha) Tỷ lệ so KH (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ so KH (%) 1 Vụ Xuân 18.870,57 100,53 18.610,94 99 2 Vụ Mùa 18.518,05 100,92 18.306,79 99 3 Vụ Đông 7.880,28 75,55 9.087,02 89,26 4 Thủy sản, cây ăn quả 652,86 112,50 685,19 101 Tổng 45.921,76 95,41 46.689,94 96,07 (Nguồn: Số liệu tại công ty TNHH MTV thủy lợi Sông tích) Về công tác tiêu đã chỉ đạo các đơn vị chủ động tiêu nƣớc đệm trƣớc khi có mƣa lớn đột xuất xảy ra, tăng cƣờng biện pháp tiêu bằng trọng lực, giảm mức thấp nhất biện pháp tiêu bằng động lực. Tổng lƣợng mƣa TB năm 2017 đến hết 10/2017 là 1.380mm, đạt 82,6% lƣợng mƣa TBHN (1.670mm). Đặc biệt là ảnh hƣởng sau Cơn bão số 3, mƣa lớn kéo dài gây ngập úng trên diện rộng, mực nƣớc sông Tích lên cao, kéo dài, các trạm bơm tiêu hầu hết phải vận hành hết công suất để tiêu úng. Công tác tiêu úng các vùng tiêu động 44 lực không có thiệt hại. Một số diện tích vùng tiêu tự chảy phụ thuộc vào mực nƣớc sông Tích nhƣ khu vực huyện Ba Vì và vùng ven sông Tích bị ảnh hƣởng do mực nƣớc sông Tích luôn ở mức cao dài ngày. Các hồ chứa đƣợc vận hành theo quy trình, sau mùa mƣa lũ, mực nƣớc các hồ đều đạt mực nƣớc thiết kế để đảm bảo tƣới nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Diện tích tiêu: Bảng 5 : Tổng diện tích tiêu theo vụ TT Vụ Năm 2016 Năm 2017 Diện tích (ha) Tỷ lệ so KH (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ so KH (%) 1 Vụ Xuân 45.616,14 100,46 45.708,70 99,9 2 Vụ Mùa 45.543,35 100,75 45.566,00 100 Tổng 91.159,49 100,60 91.274,70 100 (Nguồn: Số liệu tại công ty TNHH MTV thủy lợi Sông tích) Ngoài phần diện tích phục vụ tƣới tiêu theo đặt hàng của Thành phố, Công ty còn phục vụ diện tích tiếp nguồn vào sông Tích trên địa bàn các huyện thị với diện tích ký hợp đồng và đã đƣợc nghiệm thu với kết quả nhƣ sau: Tổng diện tích tiếp nguồn sông Tích: 4.009,08/4.009,08 ha Trong đó: - Huyện Ba Vì: 187,65/187,65 ha - Thị xã Sơn Tây: 158,10/158,10 ha - Huyện Phúc Thọ: 280,06/280,06 ha - Huyện Thạch Thất: 926,74/926,74 ha - Huyện Quốc Oai: 813,53/813,53 ha - Huyện Chƣơng Mỹ: 1.643,00/1.643,00 ha. Thƣờng xuyên quán triệt tới toàn thể CBCNVC-NLĐ thực hiện tốt chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và nội quy, 45 quy chế; chủ động phát động các phong trào thi đua gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Chỉ đạo các phòng ban chức năng xây dựng, triển khai kế hoạch đặt hàng theo chỉ đạo của UBND thành phố, các Sở, ban ngành có liên quan; xây dựng kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua, nội dung, tiêu chí chấm điểm, đăng ký thi đua. Hội nghị Ngƣời lao động hàng năm đã triển khai giao kế hoạch, thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc. Thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ, thƣờng xuyên về kết quả thực hiện, các phƣơng hƣớng, nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc các quy định của Thành phố, của Ngành về công tác thi đua, khen thƣởng. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về việc đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nƣớc với mục tiêu “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và phát triển”. Trƣớc mùa mƣa bão đang đến gần, thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các sự cố hƣ hỏng công trình thủy lợi. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, nhằm chủ động bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mƣa lũ, thành phố đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi Sông tích kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố hƣ hỏng công trình thủy lợi thuộc trách nhiệm quản lý của địa phƣơng, đơn vị, bảo đảm công trình vận hành an toàn phục vụ công tác phòng chống lụt, bão. - Đƣợc sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác khoán quản trên phạm vi toàn hệ thống thủy lợi Sông tích, kết quả cho thấy các Xí nghiệp đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Vì vậy, các công trình thƣờng xuyên đƣợc vệ sinh, duy tu, bảo dƣỡng, bảo vệ; cơ sở 46 vật chất nhà quản lý, nhà trạm bơm, kênh mƣơng, máy móc thiết bị thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, hoạt động có hiệu quả phục vụ tốt cho sản xuất. - Công ty đã phối hợp với Ban Quản lý dịch vụ thủy lợi Hà Nội, các phòng ban, đơn vị kiểm tra việc thực hiện hợp đồng đặt hàng, công tác duy trì hệ thống tƣới tiêu hàng tháng trong năm với tổng số hạng mục: + Công trình đầu mối nhà làm việc: 122 công trình + Trạm bơm: 104 trạm + Tổng số máy bơm các loại: 404 máy + Kênh: 341 tuyến kênh + Tổng chiều dài kênh: 688,582 km + Cống và công trình trên kênh: 3.552 cống + Hồ: 13 hồ chứa Các công trình SCTX (tính đến tháng 11/2016) - Các công trình đã đƣợc phê duyệt danh mục: 45 hạng mục - Tổng kinh phí: 8.714.000.0000đ - Đã lập BCKTKT: 45 công trình + Đã có quyết định phê duyệt BCKTKT : 28 công trình + Đang thẩm định BCKTKT : 06 công trình + Đang thiết kế : 11 công trình - Thi công (26 công trình, tổng kinh phí: 5.523.071.000đ): + Đã nghiệm thu với công ty : 13 công trình + Đang thi công : 11 công trình + Đã thi công xong nhƣng chƣa có hồ sơ quyết toán : 02 công trình. Công ty đã triển khai cho ngƣời lao động hiểu, nắm rõ quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật qua các lớp tập huấn, kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên từ cơ sở các đơn vị đến công ty. Do vậy đã thực hiện tốt công tác duy trì kênh mƣơng, cống, công trình trên kênh, hồ đập, công trình đầu 47 mối, nhà làm việc đã đạt đƣợc nhiều mặt tích cực, có nhiều chuyển biến so với những năm trƣớc. Công tác này cơ bản đáp ứng nội dung yêu cầu của công tác quản lý và đảm bảo chất lƣợng tƣới tiêu, quản lý vận hành hệ thống công trình theo định mức kinh tế - kỹ thuật, từng bƣớc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đã ban hành. Song song đó, thực hiện giải tỏa đăng, chặn bèo và các vật cản khác trên các sông, trục, kênh mƣơng bảo đảm thông thoáng lòng dẫn, phục vụ tiêu thoát nƣớc chống úng ngập; chỉ đạo, tổ chức thực hiện xử lý dứt điểm những vụ việc vi phạm, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi. Công ty đã và đang phân công cán bộ công nhân viên trong Công ty thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác từng công trình thuỷ lợi, đảm bảo yêu cầu tất cả công trình đều phân công CBCNV theo dõi, quản lý. Các công trình (trạm bơm, cống, kênh, hồ chứa . . .) khi vận hành hoặc không vận hành đều có sổ sách ghi chép đầy đủ, rõ ràng và báo cáo về các phòng, ban chuyên môn tổng hợp, theo dõi, kiểm soát; Khi có sự cố công trình đều đƣợc triển khai các thủ tục khẩn trƣơng, hiệu quả, đúng quy trình, đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ sản xuất. Công ty đã thành lập tổ kiểm tra công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi do một đồng chí Phó Tổng Giám đốc Công ty làm tổ trƣởng, các thành viên trong Tổ là các đồng chí Lãnh đạo, cán bộ các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Công ty; Các Xí nghiệp thủy lợi trực thuộc cũng thành lập tổ kiểm tra do một đồng chí Phó Giám đốc Xí nghiệp làm tổ trƣởng, các thành viên trong tổ là các đồng chí lãnh đạo, cán bộ các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Xí nghiệp; 48 2.2.2. Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích UBND thành phố Hà Nội rất quan tâm đến việc ban hành và phổ biến văn bản về các hoạt động liên quan đến khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy Lợi Sông Tích, do đó công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện của HĐND, UBND thành phố về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đảm bảo đúng quy định của pháp luật và thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, sữa đổi để phù hợp với các quy định mới và cũng nhƣ tình hình thực tế của hệ thống thủy lợi Sông Tích. Công tác hƣớng dẫn và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đƣợc quan tâm chỉ đạo, các cơ quan ban ngành đã thƣờng xuyên cập nhật, hƣớng dẫn các doanh nghiệp thủy lợi trong khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Tuy nhiên, công tác phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, tổ chức thực hiện còn sơ sài, chƣa quán triệt sâu rộng đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, dẫn đến có nơi thực hiện chƣa đúng quy định. Liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy Lợi HĐND, UBND đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về khai thác và bảo vệc công trình thủy lợi nhƣ: Nghị quyết 09/2012/NQ-HĐND, ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà nội về quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. Quyết định 4673/QĐ –UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 17/10/2012 về việc duyệt quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hƣớng đến năm 2030. 49 Quyết định 36/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 10 tháng 09 năm 2013 về việc ban hành quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nƣớc và mức trần dịch vụ thủy lợi nội đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định 37/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 18 tháng 9 năm 2013 về việc ban hành quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định 57/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 20 tháng 8 năm 2014 về việc thu lệ phí cấp giấy phép xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc, công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định 833/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 18 tháng 02 năm 2016 về việc bố trí kinh phí thực hiện một số công trình xử lý sạt lử đê điều, thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội cũng ban hành nhiều công văn chỉ đạo quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích. Thông tƣ 134/1999/TT –BNN-QLN ngày 25/9/1999 hƣớng dẫn tổ chức thực hiện kiên cố hóa kênh mƣơng; Thông tƣ 112/2000/TT-BNN-XDCB ngày 6/11/2000 hƣớng dẫn lập và điều chỉnh dự toán các công trình XBCB thuộc Bộ NN&PTNT quản lý; Quyết định 17/2002/QĐ-BNN ngày 12/3/2002 ban hành quy định quản lý và sử dụng vật tƣ dự trữ phòng chống lụt bão; Thông tƣ 45/2009/TT-BNN ngày 24/7/2009 hƣớng dẫn lập phê duyệt phƣơng án bảo vệ công trình thủy lợi; Thông tƣ số 56/2010/TT-BNN ngày 01/10/2010 hƣớng dẫn một số nội dung hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi. Song song với việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn về công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thì các cơ quan 50 quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích cũng đã làm tốt việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý cấp trên. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Chi cục thủy lợi Hà Nội và công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích đã tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh 32/2001/PL- UBTVQH10 ngày 04/04/2001 quy định về khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 143/2003/NĐ-CP về quy định mức thu thủy lợi phí và miễn thủy lợi phí, chính sách đối với tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi và việc ngân sách nhà nƣớc cấp bù do thực hiện miễn thủy lợi phí và gần đây là tổ chức thực hiện Nghị định 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; Cũng nhƣ tổ chức tốt các thông tƣ của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nhƣ: Thông tƣ số 45/2009/TT-BNN ngày 24/7/2009 hƣớng dẫn lập và phê duyệt phƣơng án bảo vệ công trình thủy lợi;Thông tƣ số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 hƣớng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Thông tƣ số 56/2010/TT- BNNPTNT ngày 1/10/2010 quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Thông tƣ số 40/2011/TT- BNNPTNT ngày 27/5/2011 quy định năng lực tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi; Trong thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai nhiều văn bản pháp quy với các chính sách cụ thể có tác dụng tích cực thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp nông thôn, kể cả trong các doanh nghiệp. Môi trƣờng pháp lý cho việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi đƣợc cải 51 thiện đáng kể. Liên quan trực tiếp đến công tác thủy lợi, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhƣ: Luật Đê điều số 79/2006/QH11 đƣợc Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 có quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tƣ xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều.Luật tài nguyên nƣớc năm 1988 quy định các hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc; phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra. Tài nguyên nƣớc bao gồm các nguồn nƣớc mặt, nƣớc mƣa, nƣớc dƣới đất, nƣớc biển. Luật tài nguyên nƣớc sửa đổi năm 2012 với phạm vi điều chỉnh tƣơng tự nhƣ Luật tài nguyên nƣớc 1988, quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, phòng, chống và khắc phục hậu quả do nƣớc gây ra thuộc lãnh thổ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với một số nội dung mới nhƣ: quy định về điều tra cơ bản, chiến lƣợc, quy hoạch tài nguyên nƣớc, tài chính về tài nguyên nƣớc... 2.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về thuỷ lợi đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của việc thực thi pháp luật. Công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích đã nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý. Công tác tuyên truyền Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 4/4/2001 cũng nhƣ các Nghị định liên quan đến khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nhƣ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy 52 lợi, rồi tuyển truyền phổ biến Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 14/11/2008 và Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 143/2003/NĐ-CP về quy định mức thu thủy lợi phí và miễn thủy lợi phí, chính sách đối với tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi và việc ngân sách nhà nƣớc cấp bù do thực hiện miễn thủy lợi phí. Các cơ quan nhà nƣớc làm công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Sông Tích cũng tổ chức tuyên truyền tốt các thông tƣ hƣớng dẫn cho mọi ngƣời nắm rõ nhƣ Thông tƣ số 45/2009/TT-BNN ngày 24/7/2009 hƣớng dẫn lập và phê duyệt phƣơng án bảo vệ công trình thủy lợi; Thông tƣ số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 hƣớng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Thông tƣ số 56/2010/TT- BNNPTNT ngày 1/10/2010 quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Thông tƣ số 40/2011/TT- BNNPTNT ngày 27/5/2011 quy định năng lực tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi; và đặc biệt là tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định 140/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi để mọi ngƣời nắm vững và hạn chế vi phạm. Việc phổ biến, tuyên truyền mới chủ yếu đƣợc tổ chức cho cán bộ, công nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích chƣa đến ngƣời dân. Do đó, ý thức pháp luật của ngƣời dân trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi nhiều nơi chƣa tốt. Việc sử dụng nƣớc lãng phí, xâm hại phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, hiểu sai lệch bản chất của chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí của Chính phủ là hậu quả của công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật trong ngành thuỷ lợi nói chung, công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nói riêng. Thực tế hiện nay vẫn còn cán bộ quản lý chƣa nắm rõ nội dung Pháp lệnh, hoặc văn bản hƣớng dẫn thi hành pháp lệnh. 53 Một số nội dung tập huấn, đào tạo cho cán bộ, công nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cũng chỉ dừng lại ở việc phổ biến các nội dung của Pháp lệnh, chƣa chú ý đến việc nâng cao trình độ, chƣa tổ chức thƣờng xuyên, dẫn đến việc hiểu chƣa đúng, chƣa đủ các quy định của pháp luật trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Đặc biệt, trong việc thực hiện các chính sách về thuỷ lợi phí, chính sách phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, chính sách xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. 2.2.4. Công tác tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích Thƣờng xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức Công ty, triển khai thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, rà soát quy hoạch, bổ sung quy hoạch các chức danh cán bộ quản lý trƣởng, phó phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty, trƣởng, phó phòng, cụm, trạm trực thuộc đơn vị giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo đúng quy định của Sở Nội vụ và các văn bản pháp luật liên quan; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đƣợc quy hoạch. Xây dựng định biên lao động theo định mức kinh tế - kỹ thuật, xây dựng kế hoạch sử dụng lao động hợp lý; quản lý, bố trí, sắp xếp lực lƣợng lao động phù hợp với tình hình thực tế, phát huy trình độ, năng lực, kinh nghiệm của CBCNV-NLĐ, từng bƣớc cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc. Thực hiện công tác quản lý hồ sơ theo quy định, rà soát cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện thống kê, báo cáo lao động theo quy định. Hiện nay, chƣa có phê duyệt đơn giá, kinh phí đặt hàng chính thức của UBND thành phố, nên Công ty chƣa có cơ sở quỹ tiền lƣơng để xây dựng hệ 54 thống thang lƣơng, bảng lƣơng. Vì vậy Công ty đang thực hiện tạm ứng lƣơng chi trả cho ngƣời lao động. Công ty thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ để giải quyết các chế độ, chính sách cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí nên việc giải quyết nhiều chế độ cho ngƣời lao động bị chậm, chƣa kịp thời, ảnh hƣởng đến quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động. Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao nhận thức về công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích Thời gian qua, các tổ chức của ngành, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành đã có nhiều cố gắng trong việc phát huy hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh và các ngành KT-XH. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong ngành thủy lợi kh nguồn nhân lực của ngành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, côn sản xuất, dân sinh. Thực tế đã cho thấy, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả khai thác công trình thủy lợi khai thác công trình thủy lợi Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất định, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhƣng ngành thủy lợi cũng còn nhiều tồn tại, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi và cần đƣợc đổi mới, nâng cao hiệu quả. 55 Các đánh giá gần đây cho thấy, hiệu quả khai thác công trình thủy lợi chƣa cao, chậm đổi mới theo cơ chế thị trƣờng, công tác thủy nông cơ sở chƣa phát huy đƣợc vai trò của ngƣời dân, KH-CN trong thuỷ lợi chƣa bám sát yêu cầu sản xuất, nhận thức và chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế. Công tác thủy lợi đang đứng trƣớc những thách thức mới, trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Chƣơng trình xây dựng NTM đang đƣợc triển khai rộng khắp. Quán triệt Nghị quyết số 26-NQ/TƢ và Nghị quyết số 13-NQ/TƢ, Bộ NN-PTNT xác định nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi đƣợc là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất hiện nay. Điều này đã đƣợc khẳng định thông qua Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý KTCTTL đã đƣợc phê duyệt kèm theo Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ trƣởng Bộ NN-PTNT. Một trong những giải pháp cơ bản của Đề án này là đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý KTCTTL. - Mở lớp tập huấn từ năm 2012 đến 2016, Công ty đã phối hợp với phòng Sở NN và PTNT Hà Nội, chi cục thủy lợi Hà Nội đã tham mƣu mở 5 lớp tập huấn bồi dƣỡng về công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, về các văn bản pháp luật có liên quan đến ngành, mỗi lớp tập huấn đƣợc tổ chức trong một ngày. Sự quan tâm này thể hiện một bƣớc tiến vƣợt bậc trong nhận thức của lãnh đạo công ty. Có thể đánh giá tình hình tập huấn công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi đƣợc tổ chức qua bảng tổng hợp dƣới đây: 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_khai_thac_va_bao_ve_cac_cong_tr.pdf
Tài liệu liên quan