LỜI CAM ĐOAN Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
14
1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Khái niệm, đặc điểm và vai trò 14
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 14
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 19
1.2. Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Khái
niệm, nội dung và tác động
22
1.2.1. Khái niệm chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa
22
1.2.2. Nội dung của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa
25
1.2.3. Tác động của chính sách tài chính đến sự phát triển của
doanh nghiệp nhỏ và vừa
31
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; một số quốc gia và bài học cho Bắc Ninh
36
1.3.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
36
1.3.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới 39
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh 42
Chương 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH BẮC NINH
43
2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh và thực trạng doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở tỉnh Bắc Ninh
43
2.1.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh 43
127 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp mới thành lập trong những năm
gần đây đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Tính đến hết năm
2019, số lượng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 331.435 lao
động, tăng 94,8%, tương ứng tăng 161.263 lao động so với năm 2015. Như
vậy trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm, số lượng lao động trong các
doanh nghiệp tăng 14,26%, tương ứng tăng 32.252 lao động. Riêng doanh
nghiệp FDI mỗi năm tăng 20,84% về số lao động. Điều này thể hiện tính đúng
đắn, hợp lý trong những chính sách của Chính phủ và tỉnh Bắc Ninh nhằm hỗ
trợ các doanh nghiệp phát triển.
Số lượng lao động trong DNNVV phân theo loại hình: Các DNNVV có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thu hút nhiều lao động nhất với 213,1 nghìn lao
động (chiếm 64,3% số lao động toàn bộ DNNVV), tăng gấp 2,5 lần so với năm
2015, tương ứng tăng 130,4 nghìn lao động, bình quân giai đoạn 2015-2019
mỗi năm tăng 25,2%, thu hút thêm 26,1 nghìn lao động. Tiếp đến là loại hình
lao động ngoài nhà nước thu hút 110,5 nghìn người, tăng 41,6% so với năm
2015 tương ứng tăng thêm 32,4 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng 8,4%
tương ứng tăng 6,5 nghìn người. Loại hình doanh nghiệp nhà nước tạo việc cho
7,7 nghìn người, giảm 17,2% so với năm 2015, tương ứng tăng 1,6 nghìn
người, bình quân mỗi năm giảm 3,1% tương ứng giảm 320 nghìn lao động
[Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh].
Số lượng lao động trong DNNVV phân theo khu vực: Các DNNVV
công nghiệp và xây dựng là khu vực thu hút nhiều lao động nhất, năm 2019
đã sử dụng tới 284,2 nghìn người, chiếm 85,8% tổng số lao động của toàn
khối DNNVV. Tiếp đến là khu vực dịch vụ 44,8 nghìn người, chiếm 13,5%;
khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có ít DNNVV nên chỉ có 2,4 nghìn
người đang làm việc, chiếm 0,7% tổng số lao động toàn khối DNNVV [Cục
Thống kê tỉnh Bắc Ninh]. Điều này cho thấy sự dịch chuyển lao động trong
các DNNVV từ ngành nông nghiệp, công nghiệp sang ngành thương mại,
54
dịch vụ. Sự dịch chuyển này hoàn toàn hợp lý khi số lượng DNNVV trong
ngành thương mại, dịch vụ tăng lên trong giai đoạn 2014-2019.
- Số lượng lao động trong DNNVV phân theo độ tuổi: Số lao động có độ
tuổi từ 16-30 tuổi chiếm 66,5%, nhất là các doanh nghiệp FDI nhóm tuổi này là
chủ yếu, chiếm tới 80,4%; các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 40,7%. Các
nhóm tuổi từ 31-45 chiếm 27,5%; từ 46-55 chiếm 5% và từ 56-60 tuổi chiếm
0,8%; còn lại trên 60 tuổi chiếm 0,2% [Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh].
2.1.2.3. Về nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Về vốn sản xuất, kinh doanh: Tổng số nguồn vốn của các DNNVV
toàn tỉnh thời điểm 31-12-2019 đạt 486.572 tỷ đồng, gấp ba lần so với năm
2015, tương ứng tăng 325.760 tỷ đồng. Trong đó các doanh nghiệp nhà nước
có 7.175 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng nguồn vốn của khối DNNVV (năm 2015
là 3,4%); doanh nghiệp ngoài nhà nước có 116.456 tỷ đồng, chiếm 23,9%
(năm 2015 là 46,0%); các doanh nghiệp FDI có 362.940 tỷ đồng, chiếm tới
76,4% (năm 2015 chỉ 50,6%) [Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh]. Như vậy, sau 5
năm tổng quy mô nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
tăng rất nhanh và cơ cấu vốn theo loại hình doanh nghiệp thay đổi rõ rệt. Các
loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước tỷ trọng
vốn ngày càng giảm, doanh nghiệp FDI tăng lên rất nhanh trong các năm gần
đây. Hiện nay, Bắc Ninh đang nằm trong danh sách nhóm các tỉnh, thành
phố đạt được thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vốn FDI đóng
vai trò đầu tàu trong mở rộng nhanh quy mô các ngành công nghiệp, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm qua của tỉnh Bắc Ninh. Bắc
Ninh đang đầu tư thành trung tâm ngành công nghiệp điện tử của cả nước và
là cực tăng trưởng kinh tế phía Bắc. Theo ngành SXKD chính, các doanh
nghiệp thuộc ngành công nghiệp, xây dựng và các ngành thương mại, dịch
vụ vẫn có nguồn vốn lớn, tiềm lực mạnh, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng
vốn chung, tương ứng là 86,7% và 12,7%.
Do quy mô tổng nguồn vốn tăng nhanh hơn mức tăng số lượng doanh
nghiệp, nên quy mô vốn bình quân của một doanh nghiệp tăng nhanh, tỷ
55
trọng doanh nghiệp quy mô vừa và lớn (phân loại quy mô doanh nghiệp theo
nguồn vốn) có xu hướng tăng, tăng trong doanh nghiệp nhỏ.
Vốn bình quân trên một DNNVV đang hoạt động năm 2019 đạt 91,5 tỷ
động/doanh nghiệp, tăng 65,7% tương ứng 36,3 tỷ đồng/doanh nghiệp so với
năm 2015 (năm 2015 đạt 55,2 tỷ động/doanh nghiệp). Trong đó, vốn bình
quân của loại hình doanh nghiệp nhà nước đạt 422,1 tỷ đồng/doanh nghiệp,
tăng 65,3% tương ứng 166,7 tỷ đồng/doanh nghiệp so với năm 2015 (năm
2015 đạt 255,4 tỷ đồng/doanh nghiệp); doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 25,1
tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 2,8% tương ứng tăng 0,7 tỷ đồng/doanh nghiệp so
với năm 2015 (năm 2015 đạt 24,4 tỷ đồng/doanh nghiệp); doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài có mức vốn bình quân cao nhất với 549,9 tỷ
đồng/doanh nghiệp, tăng 44,8% tương ứng 170,3 tỷ đồng/doanh nghiệp so với
năm 2015 (năm 2015 đạt 379,6 tỷ đồng/doanh nghiệp) [Cục Thống kê tỉnh
Bắc Ninh].
Theo khu vực kinh tế, các DNNVV thuộc vực nông nghiệp, lâm
nghiệp và thuỷ sản có quy mô vốn bình quân trên một doanh nghiệp ở mức
cao nhất, năm 2019 là 233,8 tỷ đồng/doanh nghiệp, cao cấp 2,1 lần so với
mực 104 tỷ đồng/doanh nghiệp năm 2015. Tiếp đến là các DNNVV thuộc
khu vực công nghiệp, xây dựng có mức vốn bình quân trên một doanh
nghiệp với 172,5 tỷ đồng/doanh nghiệp gấp 2,2 lần so với năm 2015 (năm
2015 là 78,4 tỷ đồng/doanh nghiệp), thấp nhất là các DNNVV của khu vực
dịch vụ với vốn bình quân trên một doanh nghiệp năm 2019 là 19,2 tỷ
động/doanh nghiệp chỉ bằng 0,9 lần so với năm 2015 (năm 2015 là 20,5% tỷ
đồng/doanh nghiệp). Đồng thời, sau 5 năm tỷ trọng số DNNVV có nguồn
vốn dưới 3 tỷ đồng (doanh nghiệp siêu nhỏ) giảm nhanh, từ 50,9% năm 2015
đến năm 2019 chỉ chiếm 32,5% [Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh].
Cùng với tăng quy mô nguồn vốn, tỷ trọng vốn của chủ sở hữu cũng
tăng nhanh. Tại thời điểm cuối năm 2016 tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng
nguồn vốn của khối DNNVV toàn tỉnh là 49,3%. Tỷ lệ tương ứng năm 2015
56
là 40,8%. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ lệ vốn chủ
sở hữu đạt thấp nhất với 36,2%, tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước là 41,5%,
khu vực FDI có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao nhất với 53,6%. Theo khu vực kinh
tế, các doanh nghiệp khu vực nông, lâm thuỷ sản có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao
vượt trội so với các khu vực khác với 71,1%, tiếp đến là vực công nghiệp,
xây dựng với 50,5% và thấp nhất là các doanh nghiệp khu vực dịch vụ với tỷ
lệ chủ sở hữu chỉ chiếm 39,7%.
Về doanh thu thuần: Doanh thu thuần của khối DNNVV tăng nhanh,
năm 2019 đạt 823.260,7 tỷ đồng, tăng gần 3,5 lần so với năm 2015; tương ứng
tăng 590.572,8 tỷ đồng. Doanh thu thuần bình quân hằng năm giai đoạn 2015-
2019 tăng 28,8% (tương ứng tăng 118.114,6 tỷ đồng). Khu vực DNNVV có
vốn đầu tư nước ngoài có mức doanh thu thuần lớn nhất (chiếm tỷ trọng
84,3%) với 693.80,0 tỷ đồng, cũng là khu vực tăng nhanh nhất, gấp 4,3 lần,
tương ứng tăng 532.296,3 tỷ đồng so với năm 2015; bình quân mỗi năm tăng
33,8% tương ứng tăng 106.459,3 tỷ đồng. Tiếp đến là khu vực DNNVV ngoài
nhà nước với mức 124.271,6 tỷ đồng (chiếm 15,1% trong tổng doanh thu
thuần) tăng 85,3% tương ứng 57.192,4 tỷ đồng so với năm 2015; bình quân
mỗi năm tăng 13,1% tương ứng 11.438,4 tỷ đồng. DNNVV nhà nước có
doanh thu thuần rất nhỏ và tăng trưởng chậm, năm 2019 chỉ đạt 5.189 tỷ đồng,
chiếm 0,6% tổng doanh thu thuần của toàn khối DNNVV, tăng 26,4% so với
năm 2015, bình quân mỗi năm tăng 4,8% tương đương tăng 217 tỷ đồng [Cục
Thống kê tỉnh Bắc Ninh].
Về lợi nhuận: Tổng lợi nhuận trước thuế của khối DNNVV năm 2019
đạt 49.595,8 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế chủ
yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm
97,2% tổng lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp). Các chủ trương, chính sách
ưu đãi, khuyến khích đầu tư đúng đắn của cấp uỷ, chính quyền tỉnh Bắc Ninh
đã tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp FDI tăng nhanh về doanh nghiệp,
trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, với
57
công nghệ hiện đại, sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Hiệu quả SXKD của các
doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh tăng trưởng nhanh. Năm 2019 đã có lợi
nhuận trước thuế 48.208 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2015.
Loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh
và các ngành chức năng quan tâm hơn, ban hành và thực hiện bổ sung một số
chính sách, giải phóng và hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hằng
năm đều tăng khá; hiệu quả SXKD từng bước chuyển biến tích cực. Năm
2015, nếu tính chung tổng thể khối doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn bị thua
lỗ, thì đến năm 2019 đã có lợi nhuận trước thuế 1.228,6 tỷ đồng. Khu vực
doanh nghiệp nhà nước mặc dù số doanh nghiệp giảm, sau khi tổ chức sắp
xếp lại, kết quả và hiệu quả SXKD có chuyển biến tích cực. Năm 2019 đã có
lợi nhuận trước thuế đạt 159,2 tỷ đồng tăng 57,5% so với năm 2015 (tương
ứng tăng 58,1 tỷ đồng) [Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh].
2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH BẮC NINH
2.2.1. Chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các DNNVV Bắc Ninh chịu điều tiết, hoạt động tuân thủ các chính
sách pháp luật của Nhà nước và các văn bản pháp qui chung đối với hệ thống
DNNVV. UBND tỉnh Bắc Ninh và Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh vận dụng linh
hoạt, triển khai kịp thời những quy định pháp luật, chính sách của Chính phủ
hướng vào khai thác đặc điểm đặc thù của Bắc Ninh trên cơ sở đó đưa ra kế
hoạch, biện pháp cụ thể nhằm trợ giúp, khuyến khích DNNVV phát triển
hướng vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, chứ không thể có Luật, hay Pháp lệnh
“thuế, tín dụng... ưu đãi” riêng áp dụng cho DNNVV Bắc Ninh. Cải cách hệ
thống thuế là việc làm cần thiết của Chính phủ nhằm đưa hệ thống thuế Việt
Nam tương thích với thông lệ thế giới và điều chỉnh thuế phù hợp với những
thay đổi căn bản trong từng giai đoạn của nền kinh tế, từng bước chủ động hội
58
nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng này, cùng với xu thế hội
nhập, liên kết phát triển kinh tế trong khu vực và tiến tới toàn cầu hoá kinh tế,
trong thời gian qua, Chính phủ đã thực hiện cải cách chính sách thuế. Đến
nay, hệ thống thuế Việt Nam liên tục được cải cách để dần hoàn thiện, phù
hợp với thông lệ quốc tế và thực tế Việt Nam, cụ thể là:
2.2.1.1. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Một là, giảm thuế suất thuế TNDN cho các DNNVV sớm hơn so với lộ
trình thực hiện. Theo quy định của Luật thuế TNDN trước ngày 01/01/2014
thuế suất thuế TNDN áp dụng chung là 25%. Từ ngày 01/01/2014 Luật thuế
TNDN quy định rõ lộ trình áp dụng thuế suất thuế TNDN, theo đó từ ngày
01/01/2014 áp dụng thuế suất thuế TNDN là 22% và từ ngày 01/01/2016 thuế
suất thuế TNDN là 20%. Tuy nhiên, do những bất ổn của kinh tế vĩ mô hoạt
động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp thu hẹp
quy mô hoạt động, đóng cửa, tạm ngừng hoạt động mà phần lớn trong số đó
là các DNNVV. Để giảm bớt gánh nặng tài chính cho các DNNVV và hỗ trợ
các doanh nghiệp này vượt qua giai đoạn khó khăn, Bộ Tài Chính ban hành
quy định áp dụng thuế suất thuế TNDN 20% từ ngày 01/07/2013, sớm hơn 06
tháng so với lộ trình thực hiện Luật số 32 đối với các DNNVV sử dụng dưới
200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu năm không quá 20 tỷ
đồng. Ngoài ra, Luật hỗ trợ DNNVV cũng quy định các DNNVV được áp
dụng có thời hạn mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn mức thuế suất thông
thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.
Hai là, so với Luật thuế TNDN 2008 thì Luật thuế TNDN 2013 và các
nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành đã có nhiều thay đổi về các quy định liên
quan đến các khoản chi phí hợp lệ được trừ theo hướng có lợi cho doanh nghiệp,
giúp giảm thu nhập chịu thuế, giảm thu nhập tính thuế, giảm số thuế TNDN phải
nộp, tăng lợi nhuận sau thuế và khả năng tái đầu tư của doanh nghiệp.
Ba là, cho phép doanh nghiệp được trích khấu hao nhanh. Theo đó các
59
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh
nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp
đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ đối với một số tài sản cố
định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và
trích khấu hao tài sản cố định. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh
nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Bốn là, quy định cho phép chuyển lỗ. Cho phép doanh nghiệp tạm thời
chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý
và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm. Đồng
thời cho phép doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài
chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài
chính đó. Khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả
năm, chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm
tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.
Với những quy định mới này đã giúp các DNNVV bị thua lỗ trong
những năm trước khi tình hình kinh tế chung gặp khó khăn, hoặc các
DNNVV trong giai đoạn khởi nghiệp (các doanh nghiệp khởi nghiệp thường
chịu thua lỗ trong những năm đầu hoạt động) có thể phân bổ số lỗ đó vào các
năm tiếp theo để giảm thu nhập tính thuế, giảm số thuế TNDN phải nộp - đây
được coi là một hình thức hỗ trợ vốn cho các DNNVV, giúp doanh nghiệp
vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất thời có cơ hội cơ cấu lại doanh
nghiệp tiếp tục thực hiện hoạt động SXKD.
Năm là, Luật thuế TNDN quy định các khoản thu nhập được miễn thuế;
các khoản thu nhập được ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế; ưu đãi về thuế
suất. Các DNNVV có các khoản thu nhập đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ
được miễn hoặc hưởng ưu đãi thuế.
2.2.1.2. Chính sách thuế giá trị gia tăng hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Thuế GTGT được triển khai áp dụng tại Việt Nam từ năm 1999 thay
60
thế cho thuế doanh thu trước đây. Kể từ khi áp dụng cho đến nay luật thuế
GTGT đã có nhiều sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với tình hình thực tế tạo
điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, giảm chi phí hành chính thuế và tăng
thu cho NSNN.
- Đối với những DNNVV có mức doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên, thực
hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì
được nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Theo đó, thuế GTGT đầu
vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu
có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý
thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
- Luật thuế GTGT có quy định doanh nghiệp có doanh thu hằng năm
dưới mức ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng được áp dụng tính thuế GTGT theo
phương pháp giản đơn. So với quy định trước đây thì quy định mới đã giảm
bớt mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT và bỏ quy định về địa bàn. Sự thay đổi
này đã đảm bảo được tính rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ dễ dàng, kê khai, tính toán số thuế phải nộp.
Như vậy, với các doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc các doanh nghiệp không
có số thuế GTGT mua vào hoặc số thuế GTGT mua vào là rất nhỏ so với số
thuế GTGT bán ra khi áp dụng phương pháp tính trực tiếp sẽ giúp doanh
nghiệp giảm số thuế GTGT phải nộp, giảm chi phí tuân thủ khi thực hiện các
nghĩa vụ thuế GTGT.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua chính sách hoàn thuế GTGT. Cơ
sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự
án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hoá,
dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn
lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường
hợp hàng hoá nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan, hàng hoá
61
nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài có số thuế GTGT đầu vào chưa
được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp
nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế
GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì được
hoàn thuế GTGT.
- Luật thuế GTGT cũng quy định hàng hoá, dịch vụ của hộ, cá nhân
kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 100 triệu trở xuống thuộc diện
không chịu thuế GTGT.
2.2.1.3. Thực trạng chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
tỉnh Bắc Ninh
Các chính sách thuế, đặc biệt chính sách hỗ trợ thuế cho DNNVV của
Chính phủ luôn được chính quyền tỉnh, Cục Thuế Bắc Ninh triển khai kịp
thời, linh hoạt phù hợp với đặc điểm đặc thù của tỉnh Bắc Ninh.
Một là, thực hiện ưu đãi thuế cho DNNVV: Gia hạn, giảm thuế và triển
khai các chương trình tài chính hỗ trợ luôn được tỉnh Bắc Ninh coi là giải pháp
trọng tâm nhằm hỗ trợ DNNVV phát triển. Cục thuế Bắc Ninh triển khai quyết
định của Bộ Tài Chính, gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế TNDN đối với số
thuế TNDN phải nộp quý I và 3 tháng thời hạn nộp thuế TNDN đối với số thuế
TNDN phải nộp quý II và quý III, IV năm 2016 cho các DNNVV (sử dụng
dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu năm không quá
20 tỷ đồng) [12]. Theo Cục thuế Bắc Ninh, năm 2017-2018, việc triển khai
thực hiện chính sách tài chính hỗ trợ, hơn 4 nghìn DNNVV trên địa bàn được
tháo gỡ khó khăn với tổng số tiền giãn, giảm, gia hạn là trên 300 tỷ đồng. Tổng
số thuế gia hạn theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ là 94,4 tỷ đồng,
trong đó gia hạn về thuế GTGT đối với 436 doanh nghiệp với số thuế được gia
hạn: 13,3 tỷ đồng, gia hạn về thuế TNDN đối với 351 doanh nghiệp với số thuế
được gia hạn: 10,5 tỷ đồng, giảm lệ phí trước bạ đối với 30.568 lượt xe ôtô, xe
62
máy với số tiền: 1,3 tỷ đồng, giảm tiền thuê đất cho 354 doanh nghiệp với số
tiền: 1,2 tỷ đồng, gia hạn tiền sử dụng đất đối với 15 hồ sơ với số tiền được gia
hạn: 8,5 tỷ đồng [13, 14] Hiện các sở, ngành, hiệp hội doanh nghiệp đang
đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các DNNVV được thụ hưởng các ưu đãi về
thuế của Chính phủ. Đến nay, có 11 hồ sơ hỗ trợ sau đầu tư với số tiền các
doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ là 5,5 tỷ đồng.
Triển khai Nghị quyết 13/NQ-CP với gói giải pháp tài chính hỗ trợ trị
giá 29.000 tỷ đồng của Chính phủ, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện nhiều biện pháp
giải cứu DNNVV. Việc giảm, giãn thuế đã góp phần quan trọng giúp DNNVV
Bắc Ninh tháo gỡ khó khăn để duy trì, phát triển SXKD trong bối cảnh nền
kinh tế đang gặp nhiều bất lợi từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần
khôi phục đà tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. Song, việc giãn, giảm thuế
cũng đã làm giảm khá lớn nguồn thu ngân sách trên địa bàn Bắc Ninh, thu
NSNN của cơ quan thuế Bắc Ninh năm 2017 chỉ đạt 38,5% dự toán pháp lệnh,
đạt 35,4% dự toán HĐND giao. Để bù đắp nguồn tiền thuế bị thiếu hụt trên,
Cục thuế đã tăng cường công tác quản lý thuế, bằng việc tăng số lượng thanh,
kiểm tra thuế tại doanh nghiệp thêm 20%, nhằm rà soát những lĩnh vực có khả
năng thất thu cao. Những đối tượng được hưởng ưu đãi cũng được rà soát, thực
hiện nghiêm nhằm giúp tiền thuế giãn, giảm đến đúng đối tượng. Theo Cục
thuế Bắc Ninh, để số tiền thuế giãn, giảm đến đúng đối tượng, cơ quan thuế sẽ
tiến hành rà soát, thực hiện nghiêm Nghị quyết 13/NQ-CP, kiên quyết xử lý
những trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để cố tình đề nghị
hoàn thuế sai, kê khai miễn, giãn, giảm thuế không đúng quy định nhằm chiếm
đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Việc triển khai Nghị quyết 13/NQ-CP được Cục thuế Bắc Ninh quán
triệt tới tất cả các Chi cục thuế, cụ thể: Chi cục Thuế thành phố Bắc Ninh đã
triển khai thực hiện giãn, giảm thuế cho hơn 200 doanh nghiệp được hưởng
gói giải pháp tài chính của Chính phủ với số tiền khoảng 1 tỷ đồng. Huyện
Quế Võ cũng hỗ trợ các doanh nghiệp. Nghị quyết 13/CP được quán triệt rộng
63
rãi đối với cán bộ thuế, thông báo về gói giải pháp tài chính đến tất cả các
doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp tiếp cận Nghị quyết 13 nhanh nhất. Thị
xã Từ Sơn đã gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế GTGT cho hơn 30 DNNVV
đang gặp khó khăn với số tiền thuế gần 300 triệu đồng, gia hạn, giảm thuế
TNDN cho các doanh nghiệp trên 400 triệu đồng.
Hai là, để triển khai thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP có hiệu quả,
Ngành thuế Bắc Ninh đã tập trung tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình
thức, đảm bảo các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thuộc đối
tượng áp dụng được hưởng đầy đủ chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế.
Cơ quan thuế đã niêm yết công khai tại bộ phận "Một cửa" nội dung các chính
sách miễn, giãn, giảm, gia hạn nộp thuế, thông báo các chính sách trên tới
toàn bộ các doanh nghiệp. Đồng thời, truyền tải, quán triệt các nội dung của
các chính sách miễn, giãn, giảm, gia hạn nộp thuế tới từng cán bộ, công chức
thuế, để mỗi cán bộ thuế đều hiểu và hướng dẫn được người nộp thuế thực
hiện đúng chính sách.
Nghị quyết 13/NQ-CP giải cứu DNNVV nhằm góp phần phát huy hiệu
quả gói giải pháp hỗ trợ về thuế của Nhà nước, chia sẻ khó khăn với doanh
nghiệp, cùng doanh nghiệp chung tay, chung sức vượt qua giai đoạn khó
khăn. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP, và các biện pháp "giải
cứu" DNNVV của tỉnh Bắc Ninh cho thấy, nhiều DNNVV Bắc Ninh đã được
tiếp thêm “sức” để duy trì, phục hồi SXKD, tăng thêm cơ hội vượt qua giai
đoạn khó khăn.
Từ quý IV/2018, Cục Thuế Bắc Ninh đã phối hợp với 5 ngân hàng
thương mại triển khai nộp thuế điện tử và đến tháng 12/2019 đã có trên 99%
doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử. Phương thức khuyến khích doanh
nghiệp nộp thuế điện tử được triển khai trên cả 8/8 chi cục thuế. Theo Báo
cáo tổng kết năm 2019, của Cục thuế Bắc Ninh đánh giá: Tổng số chứng từ
nộp tiền điện tử đã nộp trong 11 tháng đầu năm 2019 là: 65.047/66.682 chứng
từ đạt 97,5%; số tiền đã nộp điện tử thành công vào ngân sách nhà nước là:
64
15.219.770 triệu đồng đạt 96%. Tổng số lượt doanh nghiệp đã đăng ký hoàn
thuế điện tử năm 2019 là 160 doanh nghiệp, nâng tổng số lượt doanh nghiệp
đăng ký hoàn thuế điện tử là 459 doanh nghiệp. Tổng số hồ sơ đề nghị hoàn
thuế năm 2019 là 694 hồ sơ, số tiền đề nghị hoàn điện tử là: 7.262 tỷ đồng.
Kết quả đã có trên 4.000 doanh nghiệp triển khai, áp dụng hóa đơn điện tử,
chiếm trên 30% số doanh nghiệp đang hoạt động, khởi tạo và phát hành hàng
triệu hóa đơn điện tử đáp ứng điều kiện quy định theo thông tư 32/2011/TT-
BTC và các văn bản hướng dẫn thực hiện [15].
Kết quả tăng thu NSNN của tỉnh Bắc Ninh có vai trò đóng góp quan
trọng của các DNNVV trên địa bàn. Điều này khẳng định tính hiệu quả từ các
chính sách tài chính hỗ trợ của Chính phủ và tỉnh Bắc Ninh trong giải quyết,
tháo gỡ khó khăn về vốn cho các DNNVV hoạt động và phát triển.
Tốc độ tăng của thu NSNN của Bắc Ninh thời kỳ (2015-2019) bình quân
là 20,4%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Bắc Ninh
cùng kỳ đạt 8,6%/năm 83. Năm 2015 là năm Cục thuế Bắc Ninh cán đích với
số thu trên 50.000 tỷ đồng, đến năm 2018 tổng thu NSNN do Cục thuế thực
hiện đạt 80.000 tỷ đồng, gấp hơn 1,6 lần năm 2015, vượt thu so với dự toán
trong 5 năm (2015-2019) là 22.500 tỷ đồng. Và trong toàn ngành thuế, tỷ trọng
thu của Cục thuế Bắc Ninh ngày càng cao: từ 15,3% năm 2015 lên 20,9% năm
2017 và 22,1% năm 2019 16Điều này khẳng định nỗ lực rất cao của Cục
thuế Bắc Ninh trong vận dụng linh hoạt chính sách của Chính phủ và ngành
thuế trong khai thác đặc điểm đặc thù của tỉnh Bắc Ninh nhằm vừa hỗ trợ cho
DNNVV phát triển, vừa mở rộng và nuôi dưỡng để tăng nguồn thu NSNN cho
Bắc Ninh.
Năm 2018, để hoàn thành nhiệm vụ thu, đồng thời tiếp tục tháo gỡ khó
khăn cho DNNVV, Cục thuế Bắc Ninh thực hiện rà soát lại các khoản thu,
đẩy mạnh tuyên truyền cho người nộp thuế, tăng cường công tác quản lý nợ
đọng để bù đắp các khoản hụt thu, đặc biệt là thực hiện “Tháng hỗ trợ người
nộp thuế” chủ động triển khai các chính sách thực hiện trợ giúp phù hợp cho
65
doanh nghiệp ở từng ngành, lĩnh vực SXKD Cục Thuế tiếp tục cải cách thủ
tục về thuế, hải quan, rút ngắn thời gian thông quan, tăng cường khai thuế
điện tử qua mạng, triển khai nộp thuế qua ngân hàng, đẩy mạnh tự động hoá
quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế, hải quan. Phấn
đấu giảm 10-15% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, hải quan cho cá
nhân, doanh nghiệp.
Có thể nói, những năm qua, để tháo gỡ khó khăn cho DNNVV, UBND
tỉnh và Cục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_kinh_te_trang_trai_tai_dia_ban.pdf