Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC BẢNG . iv

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ. v

MỤC LỤC. vi

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

TRANG TRẠI . 9

1.1. Cơ sở khoa học về kinh tế trang trại . 9

1.2. Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại. 17

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý về kinh tế trang trại. 32

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK40

2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cư Kuin,

tỉnh Đắk Lắk. 40

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư

Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 44

2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện

Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 78

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK . 86

3.1. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk

Lắk. 86

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn

huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 87

KẾT LUẬN . 112

PHỤ LỤC. 118

pdf141 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 28/02/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch thiết thực lâu dài, các trang trại đã có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ môi trường trong phạm vi trang trại; các trang trại trồng trọt, lâm nghiệp đã góp phần tích cực vào việc trồng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, bố trí cơ cấu cây trồng hợp 54 lý, phát triển trồng cây lâu năm gắn với phát triển trồng cây hàng năm vừa đảm bảo ổn định sản xuất vừa bảo vệ được đất đai canh tác. Các trang trại tổng hợp đã mở rộng các hình thức sản xuất kinh doanh kết hợp phát triển sản xuất cây trồng với vật nuôi vừa đảm bảo nguồn thức ăn đầu vào cho chăn nuôi tránh sự ô nhiễm môi trường đồng thời tăng sự phì nhiêu cho đất, tăng năng suất cây trồng. Các trang trại chăn nuôi, thủy sản đã tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở chuồng trại, ao đầm, khai thác nguồn nước vệ sinh và hệ thống tiêu thoát nước, xử lý chất thải đảm bảo phát triển sản xuất, giữ gìn vệ sinh môi trường. Tuy nhiên trong quá trình phát triển sản xuất của mỗi loại hình trang trại đều có những tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đối với các trang trại trồng trọt đang phát triển sản xuất theo hướng chuyên canh kết hợp với luân canh cây trồng nhưng việc đầu tư những tiến bộ kĩ thuật mới về công nghệ, giống, vật tư nhất là hệ thống canh tác tưới tiêu phục vụ sản xuất còn hạn chế nên đất đai bị khai thác nhưng không được bù đắp hiệu quả; Các trang trại chăn nuôi đã quan tâm đầu tư xây dựng chuồng trại, trang thiết bị kĩ thuật chăn nuôi, hệ thống tiêu thoát nước thải trong khu vực trang trại, xây dựng bể lắng, bể biogas xử lý chất thải; tuy nhiên do trữ lượng bể còn nhỏ, việc xử lý nước thải, chất thải chưa triệt để còn để thoát ra môi trường bên ngoài nhất là số trang trại ở gần khu dân cư, hệ thống cống tiêu thoát không đảm bảo làm ảnh hưởng đến môi trường Với các trang trại tổng hợp do có điều kiện nên đã kết hợp đa dạng các loại hình sản xuất về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, thủy sản và thường tận dụng các nguồn nước thải chất thải trong chăn nuôi cho sản xuất cây trồng do vậy thường không quan tâm đầu tư xử lý chất thải. 2.2.1.7. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại Trên cơ sở nguồn đất đai quản lý, nguồn vốn chủ sở hữu kết hợp với sức lao động của chủ trang trại đã lựa chọn những hình thức kinh doanh phù hợp để phát triển trang trại theo hướng tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có. 55 Sản xuất hàng hóa là đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại, vì vậy để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại có thể sử dụng 02 chỉ tiêu chủ yếu là: Giá trị sản lượng hàng hóa và Thu nhập của trang trại. a. Về giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại: Tổng giá trị sản lượng hàng hóa của các trang trại huyện Cư Kuin năm 2017 là 218,658 tỷ đồng (bình quân 01 trang trại là 2.877 triệu đồng/trang trại), tăng 15,132 tỷ đồng so với năm 2016 [29]. Trong đó, trang trại chăn nuôi có giá trị sản lượng rất lớn, với 206.665 triệu đồng (chiếm 94,52%), bình quân một trang trại 3.039 triệu đồng; trang trại trồng trọt là 4.179 triệu đồng (chiếm 1,91%), bình quân một trang trại là 1.393 triệu đồng; trang trại nuôi trồng thủy sản có giá trị sản lượng hàng hóa là 1.011 triệu đồng (chiếm 0,46%); các trang trại tổng hợp có giá trị là 6.803 triệu đồng (chiếm 3,11%), bình quân một trang trại là 1.701 triệu đồng (xem Phụ lục 2 - Bảng 2.5). Quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại có sự chênh lệch đáng kể giữa các loại hình trang trại khác nhau. Các trang trại chăn nuôi, kinh doanh tổng hợp có quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa lớn hơn nhiều so với các trang trại có hướng kinh doanh trồng trọt, thủy sản. Trang trại chăn nuôi có số lượng lớn nhất với 68 trang trại, chiếm tới 89,47%. Do các chủ trang trại có vốn lớn, kĩ thuật, diện tích sản xuất không lớn, mặt khác đầu tư sản xuất theo phương pháp công nghiệp, sản phẩm mang giá trị kinh tế cao, có các đầu mối tiêu thụ ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn (2 - 3 vụ/năm); do vậy các trang trại chăn nuôi phát triển nhanh và hiệu quả; hầu hết các trang trại đạt giá trị sản lượng hàng hóa hàng năm cao hơn các loại hình trang trại khác, trung bình là 3.039 triệu đồng, nhiều trang trại đầu tư chăn nuôi gia súc cho giá trị kinh tế cao như heo, gà giống ngoại, liên kết với các doanh nghiệp nên được cung ứng giống, vật tư, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm ổn định. 56 Các trang trại tổng hợp có đất đai và diện tích mặt nước, các chủ trang trại đã đầu tư trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi với thả cá, hoặc kết hợp trồng cây rừng, cây thuốc có giá trị kinh tế, do vậy loại hình trang trại này hoạt động tương đối có hiệu quả, đạt được giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ bình quân hàng năm là 1.701 triệu đồng. Trang trại thủy sản mới đi vào hoạt động, giá cả nguyên vật liệu đầu vào ở mức cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định; do vậy các trang trại chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất, đạt giá trị sản lượng hàng hóa là 1.011 triệu đồng. Các trang trại trồng trọt thu hút phần lớn vốn đầu tư cũng như diện tích đất đai và sức lao động, đã bố trí cơ cấu trồng các loại cây công nghiệp lâu năm chủ lực của địa phươn như cà phê, hồ tiêu, cao su bên cạnh đó trồng xen những cây cho năng suất giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bơ, mít nhiều trang trại đã đẩy mạnh chuyển giao khoa học kĩ thuật vào các khâu của sản xuất như cơ giới hóa khâu làm đất, tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, tái canh giống mới Nhìn chung các trang trại trồng trọt hiện nay có giá trị sản lượng hàng hóa khá cao, với 1.393 triệu đồng/trang trại. b. Về thu nhập của trang trại: Thu nhập của trang trại là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí vật chất, chi phí lao động thuê ngoài và các loại chi phí khác. Thu nhập trang trại là chỉ tiêu phù hợp nhất vừa phản ánh kết quả sản xuất, vừa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của kinh tế trang trại. Tổng thu nhập của các trang trại năm 2017 là 32.049 triệu đồng (bình quân một trang trại là 422 triệu đồng). Trong đó thu nhập của các trang trại trồng trọt là 2.690 triệu đồng (chiếm 8,39%), thu nhập của các trang trại chăn nuôi là 150 triệu đồng (chiếm 88,08%); thu nhập của trang trại nuôi trồng thủy sản là 43.252 triệu đồng (chiếm 0,47%); thu nhập của các trang trại tổng hợp là 980 triệu đồng (chiếm 3,06%) [29]. 57 Kết quả tính toán thu nhập bình quân chung các loại hình trang trại là: Trang trại trồng trọt có thu nhập trong năm là cao nhất 897 triệu đồng/trang trại; trang trại chăn nuôi là 415 triệu đồng/trang trại; trang trại thủy sản 150 triệu đồng/trang trại; trang trại tổng hợp 245 triệu đồng/trang trại (xem Phụ lục 2 - Bảng 2.6). Nhìn chung, mức thu nhập của trang trại ở mức cao so với mặt bằng chung của địa phương, điều này là động lực để thúc đẩy phát triển trang trại trong thời gian tới. Qua phân tích mối tương quan của hai chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại nói trên (xem Phụ lục 2 - Bảng 2.7), có thể thấy mỗi chỉ tiêu có những đánh giá khác nhau về kết quả sản xuất kinh doanh giữa các loại hình trang trại. Ví dụ: Xét giá trị bình quân của một trang trại năm 2017, có thể thấy giá trị sản xuất hàng hóa của trang trại chăn nuôi với 3.039 triệu đồng/trang trại/năm là vượt trội so với các loại hình khác; tuy nhiên, xét về thu nhập, trang trại chăn nuôi chỉ đứng thứ hai sau trang trại trồng trọt (415 so với 897 triệu đồng/trang trại/năm). Nguyên nhân là do các trang trại chăn nuôi phải đầu tư xây dựng cơ sở chuồng trại và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, với mức đầu tư lớn, chi phí khấu hao cao, đồng thời các trang trại phải dành một phần lợi nhuận thu được để xử lý chất thải và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Trong khi đó, các trang trại trồng trọt phần lớn hình thành từ quá trình tích lũy vốn và đất đai, các chi phí liên quan như thuê nhân công và máy móc phục vụ trồng trọt chiếm tỷ trọng thấp và được khấu hao dần trong quá trình sản xuất. 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 2.2.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk (xem Sơ đồ 2.1): 58 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trang trại huyện Cư Kuin Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Cư Kuin, 2015 - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện: gồm 01 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách Nông nghiệp; lãnh đạo và một số chuyên viên phụ trách tại các phòng: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên - Môi trường, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế - Hạ tầng và một số đơn vị có liên quan khác. Trong đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT tham mưu trực tiếp cho UBND huyện lập và rà soát quy hoạch, kế hoạch cụ thể phát triển các loại hình trang trại, hướng dẫn lập hồ sơ dự án, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thường xuyên mở các lớp dạy nghề về nông nghiệp, nông thôn, cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại Phòng Tài nguyên - Môi trường rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất, đẩy nhanh giải quyết các thủ tục giao đất, cho thuê 59 đất, cấp giấy chứng nhận, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các trang trại, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường tại các trang trại. Phòng Kinh tế - Hạ tầng hướng dẫn kỹ thuật và quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng quy hoạch trang trại và các hộ xây dựng trang trại. Hướng dẫn cho nông dân tổ chức sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường, hỗ trợ tìm đầu ra cho nông sản. Phòng Tài chính - Kế hoạch xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại hàng năm và cho từng giai đoạn phù hợp với thực tế địa phương, đề xuất về cơ chế hỗ trợ đầu tư, hồ sơ thanh quyết toán đơn giản, tinh gọn. Thực tế cho thấy có những bất cập trong việc phối hợp hoạt động giữa các phòng với nhau. Một số công việc cần phối hợp hoạt động như kiểm tra, thẩm định dự án, nghiệm thu trang trại, kiểm tra cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, sự phối hợp chưa tốt [13]. - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở cấp xã: Về phân công nhiệm vụ ở cấp xã trực triếp phụ trách quản lý nhà nước về kinh tế trang trại là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã và công chức Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường. Trong thực tế chức danh công chức Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường của mỗi xã được bố trí từ 2 - 4 cán bộ, tùy theo xã loại 1, 2, 3, dẫn đến việc phân công nhiệm vụ không rõ ràng, cụ thể; gây chồng chéo, không thống nhất giữa các xã một, dẫn đến tình trạng có việc nhiều người cùng làm như địa chính, có những việc không được phân công như lĩnh vực nông nghiệp, môi trường. Hiện nay số cán bộ công chức đảm nhiệm chức danh này hầu hết có chuyên môn về quản lý đất đai, không có chuyên môn về môi trường, rất ít người có chuyên môn về nông nghiệp. Cán bộ chuyên môn phụ trách kinh tế trang trại trên địa bàn huyện có trình độ chuyên môn, trình độ chính trị và quản lý nhà nước không đồng đều, ở 60 cấp huyện được đào tạo tương đối bài bản, cấp xã có trình độ chủ yếu là trung cấp. Điều kiện về cơ sở vật chất làm việc còn nhiều thiếu thốn, nhất là ở cấp xã. Chính sách đãi ngộ của cán bộ công chức so với mặt bằng chung của xã hội và giá cả hiện nay thì mới đủ trang trải cho mức sống tối thiểu, nên đời sống còn nhiều khó khăn. 2.2.2.2. Ban hành và thực thi các chính sách về kinh tế trang trại a. Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về kinh tế trang trại Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước nói chung; tỉnh Đắk Lắk và huyện Cư Kuin nói riêng đã có nhiều chủ trương, chính sách, kế hoạch cụ thể để thực hiện phát triển kinh tế trang trại (xem Phụ lục 3). Trong đó, Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại là văn bản hết sức quan trọng, là nền tảng cho sự ra đời các chính sách về kinh tế trang trại. Nghị quyết nêu rất đầy đủ về sự đánh giá của Nhà nước đối với những mặt tích cực cũng như hạn chế của kinh tế trang trại; nêu rõ những quan điểm của Đảng và Nhà nước thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại trong nền kinh tế; đồng thời đề ra các chính sách lâu dài và cụ thể của Nhà nước đối với sự phát triển của kinh tế trang trại, như: Chính sách đất đai; Chính sách thuế; Chính sách đầu tư, tín dụng; Chính sách lao động; Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường; Chính sách thị trường; Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Đây là văn bản đưa ra các tiêu chí để xác định kinh tế trang trại, khắc phục cơ bản những bất cập mà các văn bản ban hành trước đó là Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, ngày 23/06/2000 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT - Tổng cục Thống kê và Thông tư số 74/2003/TT-BNN, ngày 04/07/2003 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải 61 thỏa mãn điều kiện cụ thể theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27. Các tiêu chí đã từng bước làm tăng tính ổn định và phát triển kinh tế trang trại. Thông tư cũng quy định chi tiết thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại gồm: Thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại và thu hồi; hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; thu hồi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Nghị quyết số 06/NQ-HĐND, ngày 10/07/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về một số chính sách phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2010 - 2015 là văn bản có tính pháp lý, là cơ sở để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Cư Kuin nói riêng. Nghị quyết nêu rõ các nội dung chính sách, đối tượng và mức hỗ trợ. Tuy vậy, từ năm 2016 đến nay, Nghị quyết trên đã hết hiệu lực và vẫn chưa có văn bản thay thế. Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND huyện Cư Kuin về phê duyệt Dự án Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin giai đoạn 2015 - 2020 là văn bản cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Cư Kuin trong giai đoạn 2015 - 2020. b. Các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại - Chính sách về đất đai: + Hộ sản xuất nông lâm thủy sản đang sinh sống tại địa phương sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế trang trại, phù hợp với quy mô, không có tranh chấp được nhà nước giao đất và cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài; được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. + Trường hợp diện tích đất đang sử dụng vượt mức hạn điền (quy định tại Điều 129 Luật Đất đai năm 2013), thì phần diện tích này được UBND xã xem xét đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất và cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 62 + Hộ gia đình nông nghiệp sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển kinh tế trang trại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất. + Hộ gia đình, tổ chức, cá nhân ở các địa phương có nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển kinh tế trang trại ở các xã thuộc huyện thì được UBND xã xem xét và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất theo khả năng quỹ đất hiện có ở địa phương. - Chính sách về tín dụng: Ngoài vốn chủ sở hữu, chủ trang trại được huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau, như: + Vay vốn của các tổ chức tín dụng bằng thế chấp tài sản chủ sở hữu, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc vay bảo đảm bằng tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ; + Vay vốn không bảo đảm bằng tài sản theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, chủ trang trại được xem xét cho vay không có bảo đảm tài sản từ 50 triệu đồng đến 02 tỷ đồng. + Vay vốn từ các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, chương trình phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc, chương trình khuyến khích phát triển cây, con, ngành phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu của Chính phủ và của tỉnh Đắk Lắk quy định. + Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế trang trại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng: đường giao thông, điện, nước, phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông, lâm, thủy sản, vật tư nông nghiệp thông qua các chương trình dự án của Nhà nước và các tổ chức kinh tế thực hiện. 63 + Trường hợp các trang trại phát triển vùng nguyên liệu sản xuất nông, lâm, thủy sản tập trung gắn liền với cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng quy hoạch và dự án được duyệt, thì được hưởng ưu đãi về thuế và hỗ trợ về tài chính theo quy định tại Thông tư số 95/2004/TT-BTC ngày 11/10/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi về thuế phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, muối; được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 114/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 của Bộ Tài chính. - Chính sách về lao động Chủ trang trại, được thuê lao động với số lượng không hạn chế và không phân biệt địa bàn sinh sống của người lao động. khuyến khích và ưu tiên chủ trang trại, chủ đầu tư phát triển kinh tế trang trại ký hợp đồng thuê lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, người nghèo, lao động nữ và người thiếu việc làm ở nông thôn. + Các nội dung về hợp đồng lao động, tiền công lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và các nội dung khác có liên quan giữa chủ trang trại và người lao động thực hiện theo Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/ 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động. + Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang trại, được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo để tạo việc làm cho người lao động tại chỗ và thu hút lao động các vùng đông dân cư đến phát triển sản xuất. + Hàng năm UBND huyện giao kế hoạch và bố trí kinh phí cho trạm Khuyến nông huyện, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp mở các lớp bồi dưỡng kỹ thuật tay nghề cho chủ trang trại và người lao động làm việc trong các trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn ngắn hạn hoặc đào tạo theo hợp đồng. 64 - Chính sách tiêu thụ sản phẩm: Các ngành, các cấp trong huyện có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường giúp chủ trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. + Khuyến khích các chủ trang trại liên kết hợp tác phát triển các HTX nông nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, Câu lạc bộ kinh tế trang trại để trao đổi thông tin, giúp nhau trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm làm ra một cách có hiệu quả. Nếu là HTX nông nghiệp thì được hưởng các chính sách theo quy định của Luật HTX và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác và HTX nông nghiệp của huyện. + Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ký hợp đồng với các chủ trang trại để tiêu thụ nông sản hàng hóa theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. - Chính sách về thuế: + Chủ trang trại là hộ gia đình, cá nhân được miễn thuế đối với phần thu nhập từ việc trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm khác theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. + Trong giai đoạn 2011 - 2020, theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Chủ trang trại được miễn toàn bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất 65 nuôi trồng thủy sản (gọi chung là đất nông nghiệp) đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất nông nghiệp; Giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông nghiệp vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp nhưng không quá hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hạn mức giao đất nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Điều 129, 130 Luật Đất đai năm 2013. - Chính sách về khoa học công nghệ: + Thông qua các đề tài khoa học, chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, chủ trang trại được chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình diễn. + Chủ trang trại có điều kiện sản xuất cây giống nông nghiệp, cây lâm nghiệp, con giống chăn nuôi, giống thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thì đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận theo quy định của Pháp lệnh về giống cây trồng, vật nuôi; Đảm bảo hộ quyền tác giả. Khuyến khích và tạo điều kiện cho chủ trang trại sản xuất giống tốt, giống có chất lượng cao cung cấp cho thị trường, làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng. - Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại: Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi. c. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về kinh tế trang trại Sau khi có Nhà nước ban hành nhiều văn bản, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, UBND huyện Cư Kuin chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông, Đài truyền thanh đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, 66 dành thời lượng, thông tin về các cơ chế chính sách hỗ trợ, phối hợp cùng với MTTQ và các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật quán triệt trong đoàn viên, hội viên, để nhân dân nâng cao nhận thức về phát triển trang trại và thực hiện. Kết quả, UBND huyện và các phòng ban liên quan đã tổ chức 01 lớp tuyên truyền các văn bản pháp luật, phòng chống dịch bệnh cho đối tượng là cán bộ thú y cơ sở; tổ chức 02 hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, 01 hội nghị hướng dẫn thực hiện Nghị định số 155 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn với 200 lượt chủ trang trại tham gia; tập huấn về quản lý, điều hành, áp dụng khoa học kỹ thuật về chăn nuôi thú y cho 74 học viên là các chủ trang trại; cấp phát 1.000 tờ rơi, xây dựng 05 panô và treo 90 băng rôn tuyên truyền liên quan đến kinh tế trang trại [13]. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về kinh tế trang trại ở huyện Cư Kuin còn tồn tại một số khó khăn, bất cập như: Có rất nhiều văn bản pháp quy liên quan đến phát triển kinh tế trang trại, nhiều chính sách trùng lặp, chồng chéo dẫn đến khó cập nhật và khó thực hiện. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong công tác tuyên truyền, nên thiếu tính đồng bộ, mới chỉ dừng lại ở việc cơ quan nào thì tuyên truyền các văn bản của ngành do mình phụ trách. 2.2.2.3. Quy hoạch phát triển trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Theo quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số 2238/QĐ-BNN-KH ngày 20/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT thì việc Lập quy hoạch ngành Nông nghiệp và PTNT “là quá trình khảo sát, nghiên cứu, luận chứng, lựa chọn phương án phát triển các ngành sản xuất tối ưu, trên cơ sở phân bố sử dụng hợp lý các nguồn lực, cho một thời kỳ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhất định”. Thời gian định hướng của quy 67 hoạch là 10 năm, có tầm nhìn 5 năm hoặc 10 năm tiếp sau đó và thể hiện cho từng thời kỳ 5 năm. Cùng với một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư Kuin chú trọng phát triển kinh tế trang trạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_kinh_te_trang_trai_tren_dia_ban.pdf
Tài liệu liên quan