Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại địa bàn huyện Hương khê, tỉnh Hà Tĩnh

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU1

Chương1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI

TRƯỜNG10

1.1.Một số khái niệm liên quan. 10

1.1.1.Khái niệm về môi trường . 10

1.1.2.Khái niệm ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường . 11

1.1.3.Khái niệm tiêu chuẩn môi trường. 13

1.1.4.Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường . 13

1.2.Quản lý nhà nước về môi trường . 12

1.2.1.Vai trò của môi trường . 12

1.2.2.Sự cần thiết quản lý nhà nước về môi trường. 16

1.2.3.Đặc điểm của quản lý nhà nướcvề môi trường. 17

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường . 21

1.2.5. Những yếu tố tác động đến môi trường và quản lý nhà nước về môi

trường. 23

1.2.5.1. Những yếu tố tác động đến môi trường . 23

1.2.5.2. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về môi trường23

pdf108 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại địa bàn huyện Hương khê, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển dịch đúng định hướng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 37,1 triệu đồng/năm, đạt 103% kế hoạch năm 2017. 40 Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm. Năm 2018, ngành nông nghiệp tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất đạt trên 2.228 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2017; giá trị sản xuất trên đơn vị diệt tích đạt 86,3 triệu đồng/ha; tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp chiếm trên 44%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 72,59% [7]. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng trưởng trên 23%; thương mại - dịch vụ tăng trưởng 32,9% so với năm 2017. Hoạt động tài chính, tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầy vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; một số nội dung về quản lý đất đai, tài nguyên được tập trung chỉ đạo. 2.1.2.3.Về xã hội Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, chăm lo tốt cho cácđối tượng chính sách, hộ nghèo. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cấp, đội ngũ thầy thuốc thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được thực hiện hiệu quả. Chất lượng khá tốt, với đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn, đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện.Mạng lưới cán bộ làm công tác y tế được đào tạo chuyên môn và bố trí đến tận thôn, bản. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành y tế từng bước được đầu tư xây dựng, đến nay 100% xã, thị trấn có trạm y tế và đạt chuẩn quốc gia về y tế xã (theo chuẩn cũ), theo chuẩn mới chưa có xã nào đạt. 41 Chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện tương đối đồng đều, đã đáp ứng được yêu cầu. Sự nghiệp giáo dục luôn được ưu tiên đầu tư và quan tâm hàng đầu.hội hoá giáo dục có chuyển biến, bước đầu đã huy động toàn xã hội chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục. 2.1.3. Đánh giá chung về tác động của điều kiện tự nhiên – xã hội đến công tác quản lý nhà nước về môi trường 2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên - Khó khăn: + Là một huyện miền núi khó khăn, địa bàn rộng, chia cắt phức tạp gây khó khăn cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về địa phương, cụ thể là việc tiếp cận của cán bộ, công chức đến các xã miền núi khi có các sự cố về môi trường. + Hương Khê nằm giữa hai cửa khẩu quốc tế là Cửa khẩu Cầu Treo ở phía Bắc và Cửa khẩu Cha Lo ở phía Nam, giao lưu thông thương hàng hóa với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.Các địa phương nằm ở khu vực cửa khẩu, là nơi diễn ra sự giao lưu phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về môi trường trong các trường hợp có dịch bệnh hay khi xử lý rác thải... + Địa hình cao, dốc; khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa chịu nhiều lũ lụt, ngập únggây trở ngại lớn cho xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường,phát triển kinh tế - xã hội. - Thuận lợi: + Huyện có lợi thế về tài nguyên rừng.Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 87.399,46 ha, chiếm 69,21% diện tích tự nhiên. Tài nguyên rừng phong phú là thế mạnh của huyện trong tự thiết lập cân bằng môi trường. 2.1.3.2. Điều kiện xã hội - Khó khăn: 42 + Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện, dân số chủ yếu là nông dân nên dân trí còn thấp, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Việc triển khai chính sách pháp luật tại địa phương do đó gặp nhiều khó khăn. + Đời sống thu nhập của nhân dân thấp, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đó, huy động nguồn lực để thực hiện bảo vệ môi trường hiệu quả còn chưa cao. - Thuận lợi: + Xu hướng phát triển kinh tế công nghiệp ở huyện chủ yếu là về công nghiệp chế biến nông lâm sản. So với các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hóa chất,... thì ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường tạo ra sẽ ít hơn và dễ khắc phục hơn. + Công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế, cùng với mật độ dân cư thấp nên giảm thiểu được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, do đó áp lực tác động lên môi trường được hạn chế. 2.2. Thực trạng về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 2.2.1.Thực trạng môi trường nước Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Tĩnh năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, năm 2018 [25]cho thấy thực trạng môi trường của huyện Hương Khê: - Nước mặt: Theo kết quả quan trắc và đánh giá chỉ số chất lượng nước (WQI) về phân vùng chất lượng nước mặt, không có vị trí nào nằm trong nhóm bị ô nhiễm nặng, hơn 80% vị trí có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (biến động tăng so với năm 2018 là 66%) và gần 20% vị trí có chất lượng nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (biến động 43 giảm so với năm 2018 là 34%). Sự biến động về chất lượng nguồn nước tại các vị trí quan trắc cụ thể như sau: + Đối với nguồn nước mặt sử dụng nước cấp sinh hoạt: Hầu hết đáp ứng mục đích cấp nước sinh hoạt (các thông số quan trắc nằm trong giá trị giới hạn Cột A2 - QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt). Xuất hiện một vài thông số (COD, BOD, Photphat, Mangan, Sắt, Coliform) tại một số vị trí vượt từ (1,1-3,0 lần) so với giá trị giới hạn cho phép. Từ đợt 01-03 năm 2019, số vị trí có xuất hiện thông số vượt giá trị giới hạn chiếm 25% (đợt 1), 53% (đợt 3) đến 65% (đợt 2) và biến động so với năm 2018 (66%). So với năm 2018 có sự gia tăng và vượt giá trị giới hạn cho phép tại một số vị trí quan trắc tập trung vào nhóm chất hữu cơ, kim loại (Sắt, Mangan), Photphat và Coliform. + Đối với nguồn nước mặt sử dụng cho các mục đích khác: Nhìn chung, chất lượng nước mặt tại các vị trí quan trắc khá tốt, các thông số quan trắc phân tích hầu hết nằm trong giá trị giới hạn tương ứng đối với từng mục đích sử dụng nước. Giai đoạn quan trắc từ đợt 01-03 năm 2019, 60/60 vị trí quan trắc chưa có dấu hiệu ô nhiễm vật lý (thông qua các chỉ tiêu: pH, DO, TSS), kim loại (thông qua các chỉ tiêu: Cd, Cu, Pb, Hg, Zn, As, CrVI), dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, Xianua. Tuy nhiên, còn xuất hiện một số vị trí có các thông số vượt giá trị giới hạn chủ yếu là các thông số chỉ thị ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD), chất dinh dưỡng (Amoni, Nitrit, photphat), kim loại nặng (Fe, Mn), Florua, Clorua. Đây cũng là những thông số có sự gia tăng và biến động lớn so với năm 2018 tại một số vị trí quan trắc. - Nước dưới đất: Qua kết quả quan trắc từ đợt 01-03 năm 2019 cho thấy chất lượng nước dưới đất thuộc khu vực vùng đồng bằng và vùng núi có các thông số kim loại nặng (Pb, Zn, Hg, Cd, Ni, Cu, As, CrVI), Phenol, Nitrit, Xianua, Florua,... đều nằm trong giá trị giới hạn.Tuy nhiên có hiện tượng ô 44 nhiễm Coliform tại hầu hết các điểm quan trắcvà gia tăng hàm lượng TDS, pH, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng,Clorua, độ cứng, Mangan, Sắt tại một số vị trí quan trắc. Đây là những thông số có sự biến động mạnh tại các vị trí quan trắc so với năm 2018. Nhìn chung, hiện trạng môi trường nước trên địa bàn huyện Hương Khê đều tương đối tốt về chất lượng nước cho các mục đích sử dụng khác nhau như: Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mặt, Quy chuẩn Việt Nam đối với chất lượng nước ngầm, hay quy chuẩn đối với nước phục vụ mục đích sinh hoạt 2.2.2.Thực trạng môi trường không khí Môi trường không khí và tiếng ồn thường bị ảnh hưởng ở các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản, cơ khí và các hoạt động giao thông...Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu do các hoạt động: Sản xuấtcông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, hoạt động thi công xâydựng công trình,.... Số liệu quan trắc ở một số nơi được đánh giá, như sau: - Nồng độ bụi tại khu vực công trình không lớn lắm, vượt khoảng 23 lần chỉ tiêu bụi cho phép (TCVN5937-2005). Khu vực bụi nhất là trục giao thông đường Hồ Chí Minh. - Khí CO, CO2 tại các khu dân cư, trường học nồng độ tương đối thấp (thấp hơn tiêu chuẩn cho phép). Tuy nhiên, tại các khu vực nhà máy, xưởng chế biến thủy sản nồng độ CO, CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài lần trở lên. - Khí SO2 có nồng độ nói chung thấp hơn so với với tiêu chuẩn cho phép. - Tiếng ồn đo được tại một số vị trí vượt chỉ tiêu cho phép từ 3 10 DBA 2.2.3.Thực trạng môi trường đất 45 Kết quả phân tích các mẫu đất ở các khu vực khác nhau cho thấy các thông số được quan trắc và phân tích trong môi trường đất không có sự biến động lớn giữa các đợt quan trắc và đều có hàm lượng thấp hơn giá trị giới hạn đối với từng mục đích sử dụng đất được quy định trong QCVN 03- MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất và không biến động so với năm 2018. 2.2.4.Thực trạng môi trường chất thải rắn Năm 2019, toàn tỉnh Hà Tĩnh có lượng rác phát sinh khoảng hơn 250.000 tấn/năm (tương đương 687 tấn/ngày), trong đó lượng rác thu gom, vận chuyển, xử lý được khoảng hơn 182.000 tấn (tương đương 500 tấn/ngày), đạt 72,9%. Theo tính toán, năm 2020, lượng rác phát sinh toàn tỉnh khoảng 722 tấn/ngày, do vậy yêu cầu đặt ra về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý càng cấp bách hơn.Trong khi, hiện các khu xử lý chưa đáp ứng được lượng rác phát sinh, đặc biệt là ở khu vực huyện Hương Khê chưa có khu xử lý đảm bảo nên còn tình trạng rác vứt bừa bãi, gây ô nhiễm, mất cảnh quan. Theo số liệu thống kê của UBND huyện Hương Khê, mỗi ngày trên địa bàn toàn huyện Hương Khê phát sinh khoảng 7-10 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó khu vực Thị trấn có khoảng 3-5 tấn, còn lại là tại các xã; ngoài ra còn có các loại chất thải rắn khó xử lí.Theo tính toán, lượng rác thải trung bình năm, giai đoạn 2018 – 2033 của thị trấn Hương Khê và 8 xã gồm: Gia Phố, Phú Phong, Hương Xuân, Hương Thủy, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương Long, Hương Bình khoảng 7.535 tấn/năm (20,6 tấn/ngày).Hiện nay, lượng rác thải này chưa có giải pháp xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường. Huyện Hương Khê có bãi rác duy nhất là bãi Trại Lợn đã phải đóng cửa vào năm 2017 vì quá tải. Tuy nhiên, khi các ngành chức năng thực hiện dự án xử lý rác mới lại gặp phải sự phản đối của người dân khiến địa phương “chìm” trong rác. 46 Vì lí do chưa xây dựng được khu xử lí rác thải của huyện nên trong thời gian qua, lượng rác thải ra này được “tập trung” một cách bừa bãi dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hương rất lớn đến sức khỏe, đời sống và sinh hoạt của Nhân dân, đặc biệt là khu vực Thị trấn huyện, nơi không có không gian để xử lí, tiêu hủy rác. Dự án không thể triển khai, người dân của thị trấn và các xã của huyện Hương Khê phải tự xử lý rác bằng cáchvứt ra đường. Ngoài ra, có nhiều hành động vứt rác khác thường khiến dư luận bức xúc như “gửi rác theo tàu” (treo rác vào các toa tàu hỏa để tàu chở đi nơi khác) hay chở cả xe rác đi vứt ra đườngGhi nhận tại huyện Hương Khê thời gian qua, 2 bên đường Hồ Chí Minh, hàng nghìn bao tải, túi nilon đựng rác thải sinh hoạt, xác động vật được chất đống, kéo dài hàng cây số. Khi gió thổi mạnh, túi nilon bay tung tóe, ruồi nhặng bu kín, người tham gia giao thông khi đi qua đây phải đeo khẩu trang, bịt mũi vì mùi hôi nồng nặc. Rác ngập khắp mọi nẻo đường từ thị trấn đến nông thôn, đặc biệt là tại các khu vực họp chợ, lượng rác ùn ứ chất đống gây mất cảnh quan, ảnh hưởng nặng nề đến vệ sinh môi trường, đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân. Không những thế, nhiều nơi người dân còn đưa rác thải ra tập kết 2 bên đường tàu làm ảnh hưởng đến an toàn đường sắt. Để khắc phục tạm thời tình trạng trên, cứ mỗi hai ngày, chính quyền phải cho xe thu gom rác trên địa bàn huyện chở đi tiêu hủy tại các nhà máy, bãi rác trong tỉnh và ở tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, giải pháp trên cũng không thực sự hiệu quả do lượng rác nhiều và quãng đường vận chuyển xa. Hiện lượng rác thải này chưa có giải pháp xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường. Do đó, việc đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải rắn sinh hoạt tập trung tại địa bàn là rất cần thiết và cấp bách. 47 2.3.Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường - UBND huyện Hương Khê chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Hương Khê thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu.Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của UBND huyện Hương Khê; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh. - Công chức Địa chính, Xây dựng và Nông nghiệp cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo quy định pháp luật. Cơ cấu tổ chức của phòngTài nguyên và Môi trường (số lượng nhân sự): hiện tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hương Khê có 6 cán bộ, gồm:1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 3 chuyên viên. Về số lượng cán bộ, công chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại địa phương: - Cấp huyện: Phân công 01 Lãnh đạo phòng và 01 chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường phụ trách lĩnh vực môi trường; - Cấp xã: Mỗi xã, phường, thị trấn có 01 cán bộ địa chính kiêm nhiệm công tác bảo vệ môi trường tại địa phương. Số lượng cán bộ cấp xã thực hiện 48 công tác bảo vệ môi trường của huyện Hương Khê là 21. Công chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường cấp xã do công chức Địa chính, Xây dựng và Nông nghiệp phụ trách hoặc theo sự phân công, bố trí của địa phương. Nhiệm vụ cụ thể của phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hương Khê: - Trình UBND huyện ban hành chế độ và pháp luật của nhà nước về môi trường và nhà đất trên điạ bàn huyện; - Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về môi trường và nhà đất; tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt; - Tổ chức thẩm định và trình UBND huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên, môi trường, nhà đất của xã, phường, thị trấn; kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt; - Trình UBND huyện quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện và các tổ chức thực hiện; - Quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật đề xuất chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường; - Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý các mốc đo đạc, mốc địa giới và giải quyết tranh chấp địa giới hành chính có liên quan đến đất đai; - Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý lưu trữ tư liệu tài nguyên, môi trường, nhà đất; xây dựng hệ thống thông tin đất đai; 49 - Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện bảo vệ tài nguyên nước, môi trường tự nhiên; khắc phục hậu quả gây suy thoái, ô nhiễm môi trường tự nhiên, hậu quả thiên tai; - Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra và phối hợp thanh tra việc chấp hành pháp luật môi trường, nhà đất. Thu thập tài liệu phục vụ công tác quản lý của huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết các tranh chấp về tài nguyên, môi trường, nhà đất theo quy định của pháp luật; - Tổ chức thực hiện các các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và nhà đất đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước; - Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, thông tin về tài nguyên, môi trường, nhà đất; - Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực công tác được giao với UBND huyện và Sở Tài nguyên Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp xã: thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương với các nội dung sau: - Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá thôn, làng, ấp, bản, khu dân cư và gia đình văn hóa; - Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; - Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp; - Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định 50 của pháp luật về hòa giải; - Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn; - Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường; - Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư; - Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn. Bên cạnh phòng Tài nguyên Môi trường, hoạt động quản lý nhà nước về môi trường huyện còn có sự tham gia phối – kết hợp của của các phòng ban ngành khác: Phòng Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện giao chỉ tiêu kế hoạch các nhiệm vụ chuyên môn và dự toán thu chi ngân sách của ngành, tổ chức quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp theo đúng quy định nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả, tổ chức thu phí, lệ phí về môi trường theo quy định của pháp luật. Các phòng khác có liên quan: phối hợp cùng phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, ví dụ như: Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đài Phát thanh – Truyền hình phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác tuyên tryền Giữa các phòng ban trong tổ chức hệ thống bộ máy QLNN về môi trường có quan hệ tham mưu, hỗ trợ nhau trong hoạt động và thực hiện nhiệm vụ được giao. Sử dụng hiệu quả bộ máy quản lý là một công cụ hữu hiệu trong gìn giữ, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường được tổ chức theo chiều ngang và chiều dọc, kết hợp theo ngành và theo lãnh thổ. 51 Ở địa phương, QLNN về môi trường là hoạt động của các đơn vị chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng QLNN về môi trường. Trên địa bàn huyện Hương Khê, hoạt động quản lý môi trường do phòng Tài nguyên và Môi trường phụ trách, đồng thời phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp cùng các phòng ban ngành có liên quan tiến hành hoạt động quản lý môi trường ở các lĩnh vực khác nhau. Đây là mối quan hệ song song, vừa hợp tác vừa tham mưu lẫn nhau trong hoạt động. Mặt khác, phòng Tài nguyên và Môi trường quận còn có trách nhiệm tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh về công tác chuyên môn. Hoạt động quản lý phân theo các cấp, ở các xã cũng có phân công cán bộ phụ trách công tác môi trường. Ưu điểm của quản lý phân theo các cấp là hoạt động bảo vệ môi trường được thông suốt và thống nhất. Như vậy, việc QLNN về môi trường được thực hiện chặt chẽ từ huyện đến xã, có sự tham gia đồng thời của nhiều ban ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLMT được sâu sát với từng ngành, từng địa phương. Tuy nhiên, công tác QLMT về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê còn chịu tác động của các yếu tố khác: cơ sở vật chất phục vụ công tác QLNN về MT chưa được hoàn thiện, trình độ năng lực hạn chế, số lượng cán bộ khá mỏng (ở các xã phụ trách công tác môi trường có 01 người và chủ yếu là kiêm nhiệm) sẽ dẫn đến kết quả là hoạt động này sẽ không thống nhất và mang tính lệ thuộc. Phó Trưởng phòng Phó Trưởng phòng Trưởng phòng 52 Hình 2. Cơ cấu tổ chức Phòng TN & MT huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường năm 2019,UBND huyện Hương Khê[22] 2.3.2. Công tác xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Công tác xây dựng và cụ thể hóa các quy định pháp luật hiện hành để áp dụng tại địa phương luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hương Khê dưới sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Tĩnh cùng các sở ban ngành đã ban hành nhiều văn văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường và phổ biến pháp luật. Từ năm 2014 đến năm 2018, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưuUBND huyện Hương Khê ban hành các Quyết định, Kế hoạch, Chương trình để triểnkhai các quy định của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về bảo vệ môitrường. Qua các năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tham mưu UBNDhuyện Hương Khê ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng để triển khai tổ chức tại địaphương, cụ thể: - Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của UBND huyện Hương Khê[18], về việc phê duyệt Đề án “Điều tra, khảo sát, đánh giá Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên 53 hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Hương Khê và đề xuất các giải pháp sử dụng an toàn đối với con người và môi trường”. - Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 18/08/2018 của UBND huyện Hương Khê [21]về việc ban hành quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn huyện Hương Khê, - Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 16/9/2018 của UBND huyện Hương Khê[20],về việc thực hiện Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trênđịabàn huyện Hương Khê; Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng, bảo vệ môi trường, trong năm 2019, UBND huyện Hương Khê đã ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn UBND cácxã, thị trấn triển khai thực hiện như: - Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 09/5/2019 [23]về việc thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với một số lĩnh vực về bảo vệ môi trường đến năm 2025 và những năm tiếp theo; 2.3.3. Tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Để cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật và pháp quy của cấp trên về nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại địa phương; trong các năm qua, Phòng Tài nguyênvà môi trường huyện đã xây dựng nhiều kế hoạch và chương trình để tổ chức triểnkhai thực hiện.Xác định các văn bản quy phạm pháp luật và pháp quy là một trong những công cụ quản lý của Nhà nước quantrọng nên Phòng Tài nguyên và Môi trường đặc biệt quan tâm và đầu tư xây dựngcó chất lượng, ngày càng hiệu quả. Vì vậy, trong những năm gần đây, công tác xây dựng kế hoạch, chương trìnhcủa Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có nhiều tiến bộ, đã thực hiệntốt vai tròtham mưu trong công tác quản lý môi trường tại địaphương. Cụ thể như sau: 54 Một là, Xây dựng mô hình phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình.Từ năm 2017 đến 2018, trên địa bàn huyện Hương Khê đã triển khai thực hiện thí điểm Chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Thị trấn Huyện Hương Khê.Để hướng dẫn người dân thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt đúng theo quyđịnh và đảm bảo quy trình của huyện; Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổ chứctập huấn cho người dântrên địa bàn Thị trấn huyện.Theo đó, rác thải không phân hủy sẽ được đem đi đốt, rác thải rắn dùng để tái chế và rác thải phân hủy được dùng chế phẩm sinh học ủ làm phân vi sinh.Huyện vận động các hộ gia đình tự bỏ kinh phí mua thùng đựng rác và chế phẩm sinh học để ủ rác làm phân bón, đồng thời hướng dẫn người dân tận dụng các thùng nhựa để đựng các loại rác thải ướt phân hủy; còn đối với loại rác thải khô có thể đựng bằng thùng các ton. Thông qua lớp tập huấn, người dân huyện Hương Khê đã được nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông về thu gom, phân loại và xử lý rác thải và nước thải trong sinh hoạt, góp phần chuyển biến về nhận thức và hành động trong việc tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần cải thiện môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp trong xây dựng Nông thôn mới ở các địa phương. Sau khi tham gia chương trình tập huấn, 95% tổng số h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_moi_truong_tai_dia_ban_huyen_hu.pdf
Tài liệu liên quan