Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU.1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN
NHÂN LỰC DU LỊCH. 9
1.1. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển du lịch . 9
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực . 9
1.1.2. Vai trò nguồn nhân lực trong nền kinh tế .14
1.1.3. Tính chất, đặc điểm nguồn nhân lực du lịch .17
1.1.4. Xu thế phát triển nguồn nhân lực du lịch .20
1.2. Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch .21
1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch .21
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch .25
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch .32
1.2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch ở một số nước .35
1.2.5. Kinh nghiệm cho Việt Nam và tỉnh Quảng Bình .41
Tiểu kết chương 1 .43
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN NHÂN
LỰC DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH.44
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đối với hoạt
động du lịch .44
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .44
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .44
2.1.3. Hoạt động du lịch tỉnh Quảng Bình những năm qua .47
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình .53
2.2.1. Tình hình chung về nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình.53
124 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khá đồng bộ và
ngày càng được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Toàn tỉnh có
350 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 03 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 6
khách sạn 4 sao, 84 khách sạn, khu du lịch được xếp hạng từ 3 sao trở lên với
khoảng 5.100 buồng, 10.000 giường. Có 40 đơn vị lữ hành đăng ký hoạt
động, trong đó có 14 đơn vị lữ hành quốc tế, 26 đơn vị lữ hành nội địa. Có
gần 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cửa hàng phục vụ du khách,
trong đó có 21 nhà hàng được cấp biển hiệu. Nhiều tập đoàn lớn đầu tư các dự
50
án khách sạn, trung tâm thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao giải trí
cao cấp như Pullman, FLC, Indochina, TMS, Ciputra
Giai đoạn 2011 - 2015 Quảng Bình đón gần 9,2 triệu lượt khách, tốc độ
tăng trưởng bình quân trên 37%. Năm 2012, lần đầu tiên Quảng Bình đón trên
1 triệu lượt khách; năm 2014, đón trên 2,7 triệu lượt khách tăng gấp đôi năm
2013 và năm 2015 đón 2,862 triệu lượt khách. Tổng doanh thu du lịch trong
giai đoạn 2011 - 2015 đạt 9.840 tỷ, tăng trưởng bình quân 54%, đóng góp
quan trọng trong tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm gần 50% GDP toàn tỉnh.
Năm 2016, sự cố môi trường biển làm cho ngành du lịch Quảng Bình bị
thiệt hại nặng nề. Khách du lịch giảm 29,35% so với năm 2015 và giảm 43%
so với kế hoạch năm 2016; khách quốc tế giảm 4,4% so với cùng kỳ năm
2015; tổng thu từ khách du lịch giảm 30% so với năm 2015 và giảm 46% so
với kế hoạch năm 2016 (doanh thu du lịch thiệt hại ước 1.700 tỷ đồng).
Năm 2017, tỉnh Quảng Bình đã tập trung các giải pháp để phục hồi du
lịch, tổ chức các hội nghị xúc tiến, quảng bá và liên kết du lịch với nhiều hình
thức đa dạng, phong phú, như: Chương trình quảng bá du lịch và mở 02
đường bay mới: Đồng Hới - Chiềng Mai (Thái Lan), Đồng Hới - Cát Bi (Hải
Phòng); liên kết tổ chức vòng thi trang phục dân tộc Hoa hậu hòa bình thế
giới, quảng bá du lịch và cuộc thi Hoa hậu trên trang điện tử du lịch lớn nhất
thế giới TripAdvisor®... khai thác nhiều tuyến du lịch mới, như: Khám phá
hang Đại Ả, hang Over, hang Pygmy; khám phá tộc người Vân Kiều - khe
Nước Lạnh - hang Văn Công; tìm hiểu văn hoá tộc Người Arem, MaCoong,
khám phá hang Rục Cà Roòng; mở tour du lịch khám phá Sơn Đoòng với lộ
trình mới 4 ngày 3 đêm. Tổng số lượt khách du lịch đến Quảng Bình đạt 3,3
triệu lượt, vượt 10% so kế hoạch, tăng 70,9% so cùng kỳ, trong đó khách
quốc tế 80.000 lượt, tăng 8,7% so cùng kỳ; hệ số lưu trú ước đạt 1,14
ngày/khách. Công suất sử dụng phòng đạt 49%. Tổng doanh thu du lịch đạt
51
3.706 tỷ đồng, tăng 64,7% so cùng kỳ, trong đó doanh thu chuyên ngành du
lịch đạt 621 tỷ đồng, tăng 53,6% so cùng kỳ.
Năm 2018, Quảng Bình tham gia Hội chợ du lịch quốc tế thành phố Hồ
Chí Minh; phối hợp với Tổng cục Du lịch quảng bá, xúc tiến du lịch tại hội
chợ du lịch lớn nhất thế giới ITB Berlin; trao đổi, liên kết hợp tác phát triển
du lịch với tỉnh Bến Tre và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Hội nghị kết
nối du lịch Quảng Bình - Nakon Phanom (Thái Lan), các tỉnh Bắc và Trung
Lào và Udonthani (Thái Lan) khai thác Tour du lịch khám phá thiên nhiên
và tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Vân Kiều ở huyện Quảng Ninh và Lệ
Thuỷ, khám phá hang Ô Rô - hang Hoàn Mỹ; khám phá hang Va, hang Nước
Nứt; Hội thi Cá trắm và đua thuyền sông Son; cung đường bích họa ở làng
biển Cảnh Dương; tổ chức Lễ hội cầu ngư ở Cảnh Dương; Tổng lượt khách
du lịch đến Quảng Bình đạt 3,9 triệu lượt, tăng 18,2% so cùng kỳ, trong đó
khách quốc tế đạt 180.000 lượt, tăng 38,5% so cùng kỳ; Tổng doanh thu du
lịch đạt 4.255 tỷ đồng, tăng 12,1% so cùng kỳ; Nộp ngân sách đạt: 158,7 tỷ
đồng, tăng 10% so cùng kỳ. Tổng hợp lượng khách du lịch đến tỉnh Quảng
Bình giai đoạn 2015 - 2018 được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Lượng khách du lịch đến Quảng Bình 2015 - 2018
Đơn vị tính: lượt khách
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng số lượt khách 2.862.000 1.990.000 3.300.000 3.900.000
+ Khách quốc tế 46.900 37.162 80.000 180.000
T/lệ % so với tổng số 1,63% 1,95% 2,42% 4,61%
+ Khách nội địa 2.393.000 1.952.838 3.220.000 3.720.000
T/lệ % so với tổng số 98,37% 98,05% 97,58% 95,39%
Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình
Du lịch Quảng Bình đã được báo chí trong nước và quốc tế đánh giá
cao: Tạp chí The New York Times (Mỹ) bình chọn là điểm đến hấp dẫn xếp ở
vị trí thứ 8/52 của thế giới và đứng thứ 1/12 điểm đến trong khu vực châu Á;
52
Lonely Planet xuất bản cuốn sách hướng dẫn du lịch - một trong những cuốn
sách được khách du lịch nước ngoài yêu thích đã dành 6 trang để ca ngợi về
vẻ đẹp của Phong Nha - Kẻ Bàng và Quảng Bình; Hang Sơn Đoòng được Tạp
chí News của Oxtrâylia xếp vào điểm đến “đẹp không thể tin nổi” trên trái
đất; Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn Hang Sơn Đoòng là
một trong Top 12 hang động kỳ vỹ nhất trên thế giới; Tạp chí khoa học
Smithsonian bình chọn Sơn Đoòng xếp thứ nhất trong danh sách 25 điểm đến
hấp dẫn nhất thế kỷ 21; Sơn Đoòng và hang Én đã được truyền hình trực tiếp
trong chương trình Good Morning America của hãng ABC đã gây tiếng vang
lớn cho du lịch Quảng Bình và du lịch Việt Nam nói chung trên toàn cầu, một
sự kiện tiêu biểu của du lịch Việt Nam; Sơn Đoòng được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch lựa chọn là điểm nhấn trong các chương trình xúc tiến, quảng
bá du lịch Việt Nam tại Singapore và Indonesia.
Tuy vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch tỉnh Quảng Bình
chưa đồng bộ, chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành, còn thiếu các trung
tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí, điểm dừng chân du lịch, các cơ
sở lưu trú cao cấp... Thời gian lưu trú bình quân thấp, các dịch vụ còn thiếu,
chất lượng dịch vụ chưa cao. Đầu tư khai thác các sản phẩm, loại hình du lịch
còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Du lịch Quảng
Bình chủ yếu dựa vào tài nguyên tự có để phát triển du lịch, như khai thác
một số hang động, bãi tắm biển, du lịch tâm linh tính thời vụ trong phát
triển du lịch còn cao, khách chủ yếu tập trung vào mùa hè. Chất lượng NNL
DL còn hạn chế, nhất là NNL quản lý có trình độ cao tại các cơ quan QLNN
cũng như các DN kinh doanh du lịch, đội ngũ nhân viên du lịch còn thiếu và
yếu, nhất là về chuyên môn, phần đông làm việc còn "tay ngang", chưa qua
đào tạo các lĩnh vực chuyên môn về du lịch. Nhận thức của cộng đồng và các
cấp QLNN về phát triển du lịch, nhất là phát triển du lịch bền vững còn hạn
53
chế. Trách nhiệm của các cấp, các ngành và các địa phương đối với phát triển
du lịch chưa được phát huy đầy đủ.
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình
2.2.1. Tình hình chung về nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình
Lao động trong ngành du lịch là loại lao động đặc thù, có vai trò rất
quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của một quốc gia
và của từng địa phương, tham mưu cho các cấp đảng, chính quyền đề ra
đường lối, chính sách phát triển du lịch bền vững. Mặt khác, họ cũng đại diện
cho nhà nước để hướng dẫn, giúp tạo điều kiện cho các DN du lịch hoạt động
hiệu quả, cũng như kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh đó.
Cùng với sự phát triển của du lịch, NNL ngành du lịch tỉnh Quảng Bình
tăng dần qua các năm thể hiện tại bảng 2.2.
Bảng 2.2. Nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị tính: người
Năm Lao động trực tiếp
Lao động
gián tiếp Tổng số
2015 3.720 7.800 11.520
2016 3.900 8.050 11.950
2017 4.200 8.400 12.600
2018 4.500 8.800 13.300
Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình
Tính đến tháng 12/2018, lao động toàn ngành du lịch tỉnh Quảng Bình là
13.300 lao động, trong đó lao động trực tiếp 4.500 lao động (chiếm 33,83%),
lao động gián tiếp 8.800 lao động (chiếm 66,17%) tương ứng với tỷ lệ 1 lao
động trực tiếp tương ứng với 2 lao động gián tiếp.
Trong tổng số lao động trực tiếp, cơ cấu lao động phân bố như sau: nhà
hàng 30%; khách sạn 40%; lữ hành 14%, vận chuyển khách 10%, hướng dẫn
viên 6%. Cơ cấu lao động trực tiếp của ngành du lịch Quảng Bình thể hiện tại
biểu đồ 2.1.
54
Nhà hàng
Khách sạn
Lữ hành
Vận chuyển khách
Hướng dẫn viên
30%
40%
14%
10%
6%
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động trực tiếp của ngành du lịch Quảng Bình
Nguồn: Sở Du lịch Quảng Bình
Như vậy, trong tổng số lao động trực tiếp của ngành du lịch Quảng Bình
thì lĩnh vực dịch vụ lưu trú thu hút nhiều lao động nhất (40%); hướng dẫn
viên chiếm ít nhất (6%). Tuỳ theo tính chất loại hình dịch vụ mà cơ cấu lao
động cũng như yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và độ tuổi lao
động cho phù hợp.
2.2.2. Nhân lực du lịch hoạt động khách sạn, nhà hàng và các khu,
điểm du lịch
2.2.2.1 Về nhân lực làm việc tại khách sạn
Tổng số lao động thuộc lĩnh vực dịch vụ khách sạn tỉnh Quảng Bình là
1.800 người, chiếm 40% lao động trực tiếp toàn ngành du lịch của tỉnh; trong
đó lao động nữ là 1.062 lao động, chiếm 59%, lao động nam là 730 lao động,
chiếm 41%. Chất lượng lao động làm việc tại khách sạn thể hiện ở bảng 2.3.
55
Bảng 2.3. Chất lượng lao động trong khách sạn
Nhóm
tuổi
Số
lượng
Tỷ lệ
% Trình độ đào tạo
Số
lượng
Tỷ lệ
% Ngoại ngữ
Số
lượng
Tỷ lệ
%
<30 954 53,0 Đại học và trên đại học 378 21,0
Trên đại
học 2 0,12
30-50 576 32,0 Cao đẳng 306 17,0 Đại học 162 9,0
51-55
(nữ) 99 5,5 Trung cấp 414 23,0
Chứng chỉ
A,B,C,D 937 52,0
51-60
(nam) 72 4,0 Đào tạo ngắn hạn 288 16,0 Toeic 3 0,16
>55
(nữ)
>60
(nam)
99 5,5 Sơ cấp nghề dưới 3 tháng 72 4,0
Không biết
ngoại ngữ 696 38.72
Chưa qua đào tạo 342 19,0
Cộng 1.800 100 1.800 100 1.800 100
Nguồn: Sở Du lịch Quảng Bình
Tỷ lệ lao động có tuổi đời dưới 50 tuổi chiếm tỷ trọng trên 85%. Đây là
con số lý tưởng về lao động trong dịch vụ du lịch, phù hợp tính chất công
việc, trẻ và năng động, dịch vụ chăm sóc khách tốt hơn.
Về tính chất công việc: các vị trí công việc chủ yếu trong dịch vụ khách
sạn gồm lễ tân, buồng, an ninh khách sạn, quản lý khách sạn, quản lý khu giải
trí, quản lý khu nghỉ dưỡng. Trong đó nhân viên lễ tân, buồng, phòng chiếm
tỷ lệ 56,31%.
Về trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học là 378 người, chiếm
21%; cao đẳng 306 người, chiếm 17%; trung cấp 414 người, chiếm 23%; lao
động qua đào tạo ngắn hạn 288 người, chiếm 16%; sơ cấp nghề 72 người,
chiếm 4%; lao động chưa qua đào tạo là 342 người chiếm 19%.
Về trình độ ngoại ngữ: Lao động trực tiếp có chứng chỉ ngoại ngữ trong
phạm vi nghề trở lên đạt hơn 61%. Trong đó, ngoại ngữ phổ biến là tiếng
Anh, tiếng Trung và tiếng Pháp. Còn lại 38,72% lao động chưa có trình độ
ngoại ngữ. Thực tế cho thấy ngoại ngữ là rào cản lớn nhất của lao động lĩnh
vực du lịch Quảng Bình, người có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng không sử dụng
56
được, hoặc chỉ sử dụng mức độ giao tiếp cơ bản chiếm số đông. Nguyên nhân
chính là do đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ còn chạy theo bằng cấp, với mục
tiêu đủ chứng chỉ để xin việc chứ chưa chú trọng thực chất. Trong ngành du
lịch cũng như một số hoạt động ở lĩnh vực hợp tác quốc tế, yêu cầu bắt buộc
giao tiếp ngoại ngữ là rất cao, không chỉ đơn thuần giao tiếp thông thường mà
phải thành thạo các kỹ năng để đọc tài liệu, tìm hiểu, nghiên cứu những mô
hình du lịch ở các nước để vận dụng cho tỉnh nhà. Lao động có thể sử dụng
tốt kỹ năng ngoại ngữ chỉ tập trung chủ yếu ở các khách sạn 4 và 5 sao. Đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân viên tại khách sạn từ 3 sao trở
xuống mặc dù có bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ nhưng không có hoặc ít có
cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, vì vậy có nhiều khó khăn khi
trao đổi, giao tiếp và giải đáp thông tin đối với khách du lịch nước ngoài.
Về đội ngũ lãnh đạo quản lý khách sạn, qua nghiên cứu cho thấy: đội
ngũ lãnh đạo, quản lý khách sạn có kỹ năng lãnh đạo quản lý, điều hành ở
mức độ cao (chuyên gia) rất ít, chủ yếu ở mức trung bình (quản lý tác nghiệp),
trình độ ngoại ngữ và một số kỹ năng xử lý tình huống và giao tiếp còn hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay.
Về mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của lao động sau khi tuyển
dụng: có hơn 63% số lao động được DN sử dụng ngay sau khi tuyển dụng, số
còn lại phải qua đào tạo lại. Nguyên nhân do chương trình đào tạo chủ yếu
nặng về lý thuyết, chưa chú trọng đến tác nghiệp thực tiễn và thiếu các kỹ
năng cho từng vị trí công việc, thiếu sự liên kết với các bên liên quan trong
quá trình đào tạo thực hành.
Bên cạnh đó, việc tuyển dụng lao động trong các cơ sở lưu trú từ 3 sao
trở xuống gặp nhiều khó khăn do thiếu lao động, cơ chế trả lương và các ưu
đãi khác còn nhiều hạn chế, nên các DN thường đưa ra các tiêu chuẩn thấp
hơn với yêu cầu. Trừ những người có kinh nghiệm lâu năm, hầu hết sinh viên
mới tuyển dụng vào làm việc còn hạn chế nhiều mặt, còn tư tưởng "ngóng
57
chổ", tìm kiếm thêm cơ hội phát triển ở một số lĩnh vực khác để có việc làm
ổn định và thu nhập cao hơn. Do đặc thù của ngành du lịch là hoạt động theo
mùa vụ, tính cam kết, ràng buộc làm việc của lao động trong ngành không
cao, công tác đào tạo tại chỗ gặp nhiều khó khăn do biến động về nhân sự.
Phần lớn các DN thiếu cơ chế chính sách thu hút hoặc hạn chế về kinh phí
(chiếm 96%); những khách sạn có quy mô nhỏ từ 3 sao trở xuống, bộ phận tổ
chức hành chính (nhân sự) đơn thuần chỉ giúp lãnh đạo giải quyết ký hợp
đồng, trả lương, không phát huy vai trò của công tác nhân sự trong tổ chức
hoặc do một số chủ DN không có năng lực quản lý điều hành, chưa chú trọng
nhiều đến công tác phát triển nhân viên.
2.2.2.2. Về nhân lực làm việc tại nhà hàng
Theo số liệu thống kê của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình năm 2018,
lao động làm việc trong nhà hàng là 1.350 người chiếm 30% tổng số lao động
trực tiếp, trong đó lao động nữ là 715 người chiếm 53%, nam 635 người
chiếm 47%. Cơ cấu nhân lực làm việc tại nhà hàng thể hiện tại biểu đồ 2.2.
Lao động nữ
Lao động nam
53%47%
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nhân lực làm việc tại Nhà hàng
Như vậy, lao động làm việc trong nhà hàng có tỷ lệ lao động nữ nhiều
hơn tỷ lệ lao động nam. Một số vị trí công việc chính trong các nhà hàng
gồm: nhân viên bàn, phục vụ, đầu bếp, quản lý nhà hàng, nhân viên pha chế,
bảo vệ. Trong lĩnh vực nhà hàng, nhân viên phục vụ, nhân viên bàn chiếm số
58
lượng nhiều hơn so với các vị trí khác. Về thực tế, tỷ lệ này phù hợp với tính
chất công việc, nhưng xét về chất lượng, nhân viên phục vụ tại nhà hàng còn
nhiều hạn chế trong giao tiếp, nhất là việc sử dụng ngoại ngữ, chăm sóc khách
hàng. Nguyên nhân là do lao động này làm việc thiếu ổn định, thời gian làm
việc theo mùa vụ nên các DN ít chú trọng đến bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong số
lao động tuyển vào làm việc ở nhà hàng có nhiều trường hợp có trình độ đại
học, cao đẳng - phần đông số lao động này vừa tốt nghiệp các trường đại học,
cao đẳng hoặc trung cấp nghề, xin làm tạm công việc tại nhà hàng trong lúc
tìm kiếm việc làm mới; một số khác là sinh viên các trường đại học, cao đẳng
làm thêm ngoài giờ học. Đại đa số nhân viên làm việc tại nhà hàng chưa qua
các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ du lịch; ngoại trừ các nhà hàng có quy
mô lớn thì đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp hơn.
Hầu hết các DN tuyển dụng lao động vào vị trí nhân viên lễ tân đều chú
trọng đến ngoại hình, giao tiếp, nhưng chưa chú trọng đến việc sử dụng ngoại
ngữ. Một phần do năng lực của chủ DN, một phần do tính chất công việc nên
DN thường xuyên tuyển dụng; một số lao động chưa đủ thời gian làm việc để
đào tạo thì họ đã nghỉ việc, nên có thời điểm thiếu lao động trầm trọng, nhất
là những lúc đang vào mùa du lịch.
Ở vị trí quản lý nhà hàng, có 57% người quản lý nhà hàng đã qua đào
tạo, bồi dưỡng các chuyên ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch,
có khả năng sử dụng ngoại ngữ; 16,4% người quản lý nhà hàng có khả năng
quản lý tốt. Các vị trí quản lý cũng không cố định, thường xuyên tuyển dụng
do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN và thị trường lao động thiếu
nguồn cung về số lượng và chất lượng. NNL quản lý DN hiện nay chỉ mới
đáp ứng được một phần công việc, chủ yếu tập trung về kinh doanh, hướng
đến lợi nhuận trước mắt. Đặc biệt, trong các DN vừa và nhỏ, đội ngũ quản lý
mang tính chất gia đình còn làm việc “tay ngang”.
59
Đối với các hộ cá thể kinh doanh nhà nghỉ phần lớn sử dụng lao động
trong gia đình, chưa qua đào tạo nghề du lịch, đa số không biết ngoại ngữ,
hoặc chỉ được đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, tay nghề thấp.
2.2.2.3. Về nhân lực du lịch hoạt động lữ hành, vận chuyển
Số lượng DN kinh doanh lữ hànhcủa tỉnh là 40 đơn vị, trong đó có 14
đơn vị lữ hành quốc tế, 26 đơn vị lữ hành nội địa. Lao động phân bố trong
khu vực dịch vụ lữ hành là 630 người chiếm 14% trong tổng số lao động trực
tiếp. Lao động lĩnh vực vận chuyển khách là 450 người, chiếm 10% trong
tổng số lao động trực tiếp.
Về trình độ nhân lực hoạt động lữ hành: đại học 362 người (chiếm
57,5%); cao đẳng 82 người (chiếm 13%); trung cấp 186 người (chiếm 29,5%).
Trong tổng số nhân lực lữ hành có 283 lao động được đào tạo nghiệp vụ từ 3
tháng trở lên (chiếm 45%); 100% lao động có chứng chỉ ngoại ngữ, trong đó
có trên 80% lao động sử dụng ngoại ngữ.
Nhìn chung, nhân lực trong lĩnh vực này phải có trình độ nhất định,
nhất là các vị trí quản lý điều hành, marketing, quản trị du lịch. Tuy nhiên, có
hơn 48% đào tạo không đúng chuyên ngành du lịch. Đây là con số đáng suy
ngẫm đối với lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi cao về chuyên môn nghiệp vụ như
ngành du lịch.
Đối với lực lượng lao động vận chuyển khách du lịch, 100% lái xe, lái
thuyền đảm bảo tiêu chuẩn của pháp luật về hành nghề vận chuyển khách; vận
chuyển theo đúng tour, tuyến; có nhận thức văn hoá, hiểu rõ những nét văn
hoá cơ bản nơi đến. Qua thực tế, đội ngũ vận chuyển khách hoạt động đáp
ứng sự hài lòng của du khách. Tuy nhiên, đại đa số lao động vận chuyển
khách du lịch còn hạn chế về giao tiếp, nhất là về ngoại ngữ.
2.2.2.4. Về hướng dẫn viên du lịch
Tính đến tháng 12/2018, toàn tỉnh có 270 hướng dẫn viên du lịch hoạt
động tại các khu du lịch, điểm du lịch (chiếm 6% tổng số lao động trực tiếp),
60
trong đó có 218 hướng dẫn viên đã được cấp thẻ (chiếm 80,7%), trong số
hướng dẫn viên được cấp thẻ có 92 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa (chiếm
34,07%) và 126 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế (chiếm 65,93%). Về trình
độ ngoại ngữ, có hơn 80% hướng dẫn viên tiếng Anh và tiếng Pháp, phần còn
lại 20% gồm các tiếng Trung, Hàn, Nhật. Chất lượng hướng dẫn viên cơ bản
đáp ứng yêu cầu của thị trường du lịch của tỉnh.
Tuy nhiên, ngoài số hướng dẫn viên được cấp thẻ, có 19,93% hướng
dẫn viên chưa được cấp thẻ. Ngoài ra, còn có một số hướng dẫn viên tự phát
là người địa phương phục vụ tại cơ sở du lịch được chủ cơ sở phân công kiêm
nhiệm làm hướng dẫn viên tự do, số hướng dẫn viên này năng lực làm việc có
mặt hạn chế, chủ yếu là tự học, chưa qua đào tạo cơ bản, khó quản lý.
2.2.2.5. Nhân lực quản lý nhà nước và sự nghiệp du lịch
Đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch hiện nay ở tỉnh Quảng Bình được cơ
cấu như sau:
+ Cấp tỉnh: gồm 1 lãnh đạo là Phó chủ tịch UBND tỉnh, có trình độ
Tiến sỹ chuyên ngành Du lịch, 1 chuyên viên Văn phòng UBND có trình độ
Cử nhân kinh tế. Với trình độ chuyên môn cao, đúng chuyên ngành, có thể
nói, đây là thuận lợi cho Quảng Bình trong việc chỉ đạo, định hướng hoạt
động của ngành du lịch của tỉnh.
+ Sở Du lịch: Lãnh đạo Sở gồm có: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc.
Các phòng nghiệp có 13 cán bộ, công chức tham mưu giúp lãnh đạo Sở
thực hiện chức năng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, tất cả CBCC đều có
trình độ trên đại học, được đào tạo các ngành về kinh tế, xã hội và du lịch.
Trung tâm Thông tin, Xúc tiến Du lịch (trực thuộc Sở) có 01 giám đốc
và 9 viên chức, trong đó có 03 cử nhân chuyên ngành Du lịch, số còn lại là cử
nhân các chuyên ngành kinh tế, ngoại ngữ, lịch sử, ngữ văn.
61
+ Ở cấp huyện: Chức năng QLNN về du lịch thuộc về Phòng văn hóa -
Thông tin cấp huyện. Có 8 phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện, trong đó
phân công mỗi phòng có 01 công chức theo dõi lĩnh vực du lịch.
+ Ở cấp xã: mỗi đơn vị cấp xã có 01 biên chế công chức văn hóa - xã
hội trực tiếp tham mưu cho UBND cấp xã công tác QLNN về văn hóa - xã hội
(trong đó có QLNN về du lịch và NNL DL). Có 159 công chức cấp xã văn
hóa - xã hội.
Tổng hợp chung đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về du lịch cho
thấy: tổng số cán bộ làm công tác QLNN và tổ chức sự nghiệp về du lịch là
195 người, trong đó có 115 nam (chiếm 59%); có 80 nữ (chiếm 41%). Tuổi
đời bình quân 45 tuổi; về trình độ đào tạo: đại học và trên đại học là 83%, cao
đẳng 13%, trung cấp 4%; về chuyên môn nghiệp vụ, có 37,7% người được
đào tạo chuyên ngành du lịch, tập trung về quản trị du lịch; số còn lại là các
ngành khác đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ theo vị trí công tác. Số cán bộ biết và
sử dụng thành thạo ngoại ngữ chiếm 16,6% (chủ yếu là tiếng Anh); có 83,4%
cán bộ còn lại có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng rất hạn chế về giao tiếp.
+ Ngoài ra, trên địa bản tỉnh có Hiệp hội Du lịch tỉnh gồm 19 ủy viên,
trong đó có 01 Chủ tịch hiệp hội (do Phó Giám đốc Sở Du lịch kiêm chức), 02
Phó Chủ tịch hiệp hội (do 02 giám đốc DN du lịch đảm nhiệm).
Với thực trạng đội ngũ cán bộ QLNN và đơn vị sự nghiệp về du lịch như
trên, cho thấy có những hạn chế sau: Đội ngũ CBCC làm công tác QLNN về
du lịch tỉnh Quảng Bình có số lượng ít và đa số là kiêm nhiệm, nhất là ở cấp
huyện, chưa bố trí theo vị trí việc làm nên gây ra nhiều hạn chế trong công tác
quản lý và tham mưu. Cán bộ các phòng chuyên môn (Văn phòng Sở, Thanh
tra Sở, Phòng Quản lý Du lịch, Phòng Kế hoạch và phát triển Du lịch) chưa
bố trí đủ cán bộ (theo quy định tối thiểu phải đủ 5 cán bộ để thành lập phòng).
Mặt khác, Sở Du lịch của tỉnh vừa mới thành lập, đang trong quá trình hoàn
thiện tổ chức, xây dựng nhiệm vụ, đội ngũ CBCC còn thiếu; một số cán bộ
62
chưa được đào tạo đúng chuyên ngành; một số cán bộ mới được tuyển dụng
còn ít kinh nghiệm quản lý về chuyên môn nên cũng gây ra nhiều khó khăn.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịchcủa
tỉnh Quảng Bình
2.3.1. Về xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực
du lịch
Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển NNL DL đã được tỉnh quan
tâm và triển khai khá đồng bộ. Tỉnh đã lựa chọn Công ty TNHH McKinsey &
Company Việt Nam để triển khai điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong
đó coi trọng về nội dung quy hoạch về NNL DL. Đã tích cực triển khai thực
hiện Quy hoạch phát triển du lịch bền vững Khu vực Vườn Quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng (theo Quyết định số 2822/QĐ-UBND ngày 01/11/2010 của
UBND tỉnh) và nhiều quy hoạch phát triển du lịch quan trọng khác, làm cơ sở
cho triển khai các dự án phát triển du lịch. UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã
phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Quy hoạch tổng thể
phát triển Khu du lịch Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đến
năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
2128/QĐ-TTg ngày 29/12/2017). Triển khai tốt công tác lập, điều chỉnh quy
hoạch chung, quy hoạch phân khu các huyện, thị xã, thành phố, các phường,
xã, thị trấn liên quan đến du lịch. Nhiều quy hoạch vùng, quy hoạch phân khu,
quy hoạch du lịch cũng đã được phê duyệt, tạo cơ sở và hành lang pháp lý để
triển khai phát triển du lịch, và NNL DL của tỉnh trong thời gian tới.
Công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch hóa phát triển NNL
DL được xác định với mục tiêu là chỉ ra được nhu cầu về số lượng, về chất
lượng cơ cấu và trình độ nhân lực, sắp xếp vị trí việc làm hợp lý, đảm bảo yêu
cầu nhân lực để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đã chú trọng xây
dựng mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể trong việc phát triển NNL DL; đã
63
ban hành các quy hoạch, kế hoạch nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển
nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Quy hoạch phát triển nhân lực Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2020, Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2020. Mục tiêu của việc quy hoạch và kế hoạch phát
triển NNL DL là chỉ ra được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân
lực, đề ra giải pháp phát triển NNL DL, hình thành NNL DL có số lượng và
chất lượng theo chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc tế, đảm bảo
cho tỉnh có NNL DL đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu trình độ, chất lượng
ngày càng cao; đồng thời, là công cụ hữu hiệu của chính quyền để tổ chức chỉ
đạo, quản lý thực hiện sử dụng hiệu quả NNL DL, góp phần xây dựng du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Ngày 15/7/2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1665/QĐ-UBND
về việc ban hành Chương trình phát triển NNL tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2011 - 2015. Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_nguon_nhan_luc_du_lich_cua_tinh.pdf