Luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 6

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài . 7

6. Những đóng góp mới của luận văn . 7

7. Kết cấu của luận văn . 7

PHẦN NỘI DUNG . 9

CHưƠNG 1: CƠ SƠ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ

NÔNG NGHIỆP. 8

1.1. Khái quát chung về nông nghiệp . 8

1.1.1. Khái niệm nông nghiệp . 8

1.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp . 9

1.1.3. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 18

1.2. Quản lý nhà nước về nông nghiệp . 21

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về nông nghiệp . 21

1.2.2. Chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp. 21

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về nông nghiệp . 23

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp một số địa phương và

bài học cho huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 31

1.3.1.Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp ở một số địa phương 31

1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh về quản lý nhà nước

trong nông nghiệp . 35

Tiểu kết chương 1. 37

pdf95 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất đai, nhân lực, môi trường, nhưng chưa có cơ chế để tháo gỡ. 1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An Đức Huệ là huyện phía bắc tỉnh Long An, giáp vùng "Mỏ vẹt" của Campuchia. Nằm rìa phía đông bắc vùng Đồng Tháp Mười, tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ, là nơi chuyển tiếp từ Đông Nam Bộ xuống Đồng bằng Sông Cửu Long. Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Huyện có tiềm năng phát triển thương mại với Campuchia. Tình hình kinh tế-xã hội năm 2017 trên các lĩnh vực đạt được một số kết quả tương đối tốt. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất ước đạt 1.541 tỷ đồng, đạt 99,92% kế hoạch, tăng 12,22% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 24,638 triệu đồng/năm. Riêng về nông, lâm, thủy sản: Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 1.007 tỷ đồng, đạt 101,42% kế hoạch, 34 tăng 8,05% so với năm 2016, trong đó nông nghiệp tăng 10,04%, lâm nghiệp giảm 1,15%, thủy sản tăng 11,67%. Sản xuất nông nghiệp, với hệ thống thủy lợi được tập trung đầu tư, các kênh nội đồng được nạo vét và mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm - thủy sản trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh, đồng thời triển khai có kết quả các chương trình khuyến nông nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá khả quan. Trồng trọt giá trị sản xuất đạt 617 tỷ đồng, tăng 10,87% so với năm 2016. Trong đó, cây lúa sản lượng đạt 250.117 tấn, sản lượng giảm 5.704 tấn. Trong khi đó, vườn cây chuyên canh trồng mới được 401ha chanh, nâng diện tích chanh toàn huyện là 1.671ha. Về chăn nuôi: Giá trị sản xuất ước đạt 60 tỷ đồng. - Chính quyền cấp huyện đã luôn chú trọng công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, định hướng tầm nhìn chiến lược được thể hiện rõ nhằm phát triển nông nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể; dự báo về nhu cầu vốn, sự đầu tư và lao động... - Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, huyện đã vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng hạ tầng nông thôn; lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực, quyết tâm cao rót vốn đầu tư; xem việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn với chất lượng tốt là một nhân tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào phát triển nông nghiệp... - Các cơ quan quản lý nhà nước luôn tích cực đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nông dân sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao chất lượng nông sản; các cơ quan quản lý nhà nước trực 35 tiếp tại các xã, thôn, bản đã thực hiện hầu hết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, theo hướng đơn giản hóa các thủ tục. Đây là bước cải cách hành chính mạnh mẽ và đã phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội. - Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, để mời gọi đầu tư phát triển nông nghiệp, bên cạnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tỉnh đã chú trọng lập các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại nhiều tỉnh, địa phương trong và ngoài nước nhằm quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế có tiềm năng đầu tư vào nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Chính quyền tỉnh quan tâm và kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong sản xuất và mời gọi đầu tư. Ngoài đầu tư và mời gọi đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng nhiều ngành hỗ trợ khác. Mặc dù công tác quản lý nhà nước có nhiều thành công, tuy nhiên nông nghiệp huyện còn yếu ở sự phối hợp chỉ đạo chuyên môn và khâu tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cho người nông dân, như: việc như triển khai, mở rộng các mô hình còn bị hạn chế do chưa làm tốt việc đánh giá, tổng kết các mô hình sản xuất, kinh doanh tiên tiến; việc đi sâu đổi mới phương pháp đào tạo cho phù hợp kinh tế thị trường còn chậm. Điều này do năng lực cán bộ khuyến nông không đồng đều, một số khuyến nông viên cơ sở hoạt động còn kém hiệu quả; kinh phí cho hoạt động khuyến nông còn nhiều bất cập; hoạt động khuyến nông tại vùng cao, vùng sâu chưa thực sự sôi nổi, lực lượng cán bộ khuyến nông biết tiếng dân tộc còn ít. 1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 36 1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh về quản lý nhà nƣớc trong nông nghiệp Mặc dù tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương khác nhau nên định hướng phát triển nông nghiệp cũng khác nhau, song, từ bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở hai huyện trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở Bến Cầu như sau: Một là, cần nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, trong đó phải dự báo sát thực tế về thị trường, nhu cầu vốn và nguồn lao động phục vụ phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển ngành nông nghiệp có lợi thế và tiềm năng nói riêng. Hai là, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp mà trước hết là đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng; có chính sách để giảm giá xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư theo hướng đơn giản, minh bạch, “một cửa, một dấu”, Nhà nước phải đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Triển khai tín dụng thông qua các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, các tổ nhóm tiết kiệm vay vốn nhằm mang lại hiệu quả thiết thực đối với người dân nông thôn, người nghèo thiếu vốn sản xuất. Ba là, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, gắn với đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Vì đây là khâu cơ bản để việc quản lý nhà nước về nông nghiệp đạt hiệu quả tối ưu; đồng thời, làm tốt khâu phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần cơ bản cho việc kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp. 37 Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ quy định hiện hành của Nhà nước; chủ động xây dựng chương trình công tác, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện; đồng thời có sự kiến nghị điều chỉnh kịp thời từ các chính sách cấp quốc gia và cấp tỉnh. Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở và nhân dân trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp cho cơ sở, lồng ghép các chương trình, dự án trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Sáu là, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần xây dựng dự án, kế hoạch cụ thể, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, chú trọng đến các hoạt động giúp nâng cao tính cạnh tranh và giảm thiểu những rào cản về thị trường nhằm cải thiện việc tiếp cận thị trường, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn cho người nông dân. TIỂU KẾT Có thể nói, quản lý nhà nước về nông nghiệp, đặc biệt là ở cấp huyện là một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của nền sản xuất nông nhgiệp ở đại phương nói chung. Luận văn đã nêu ra 07 nội dung quản lý nhà nước về nông nhgiệp ở cấp huyện là: - Tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch và các chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Quản lý và phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp - Tổ chức và xây dựng các mô hình khuyến nông, tổ hợp tác sán xuất trên địa bàn huyện. - Kiểm soát dịch bệnh và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. 38 - Quản lý về hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Thanh tra, kiểm tra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở khung lý thuyết đã nêu ở chương 1, tiến hành phân tích thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh ở chương 2. 39 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên a. Về Vị trí địa lý Huyện Bến Cầu là một huyện nằm về hướng Nam bắc của tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thị xã Tây Ninh 30Km và được nối liền với trung tâm hành chính của tỉnh bằng trục lộ ĐT 786. Phía bắc giáp huyện Châu Thành, phía đông là huyện Gò Dầu, phía nam là huyện Trảng Bàng, phía tây và tây nam là tỉnh Svay Rieng (Campuchia). Toàn huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 1 thị trấn và 8 xã, gồm có thị trấn Bến Cầu là huyện lị của huyện và các xã: An Thạnh, Lợi Thuận, Tiên Thuận, Long Thuận, Long Chữ, Long Giang, Long Khánh, Long Phước. Địa hình của huyện khá bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia thành ba dạng địa hình chính: dạng địa hình cao đồi gò, có độ cao trên 4m, chiếm 13,37% diện tích tự nhiên toàn huyện và được phân bổ xen kẽ ở các xã Lợi Thuận, thị trấn, Tiên Thuận, Long Giang, Long Chữ và Long Phước; dạng địa hình trũng thấp có độ cao 0,8m, chiếm 32,68% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố tập trung cặp theo sông Vàm Cỏ Đông thuộc hai xã An Thạnh, Lợi Thuận và một phần của hai xã Tiên Thuận, Long Chữ; dạng địa hình trung bình, có độ cao từ 0,8-4m, chiếm 53,74% diện tích tự nhiên toàn huyện được phân bổ xen kẽ ở các xã, thị trấn trong huyện. 40 b. Về khí hậu thủy văn Thời tiết, khí hậu của huyện Bến Cầu nằm trong vùng thời tiết khí hậu nóng ẩm ôn hòa của cả vùng Đông Nam bộ, được chia thành 02 mùa rõ rệt: - Mùa mưa : Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11. - Mùa nắng : Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 28-29 C ( cao nhất trong những tháng mùa khô là khoảng 30, thấp nhất trong những tháng mùa mưa là khoảng 25); độ ẩm không khí chênh lệch giữa hai mùa là từ 28 đến 35, lượng mưa trung bình từ 1.700mm - 2.400mm; độ ẩm trung bình là 80.5%. rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Bảng 2.1: Diễn biến khí hậu huyện từ năm 2013 – 2017 Tiêu chí Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Nhiệt độ trung bình trong 27,2 27,8 27,9 28,1 28,4 năm (0C) Số giờ nắng trong năm 2.560,3 2.670,9 2.930,9 2.634,4 2.742,6 (giờ) Lượng mưa trong năm 1.731,4 1.633,8 1.906,7 2.415,7 2.384,9 (mm) Độ ẩm không khí trung 79 78 79 80 80,5 bình năm (%) Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, Niên giám thống kê 2013, 2017 c. Tài nguyên thiên nhiên Tổng diện tích đất 23.323,63 ha đất nông nghiệp là 20.571,40 ha, chiếm 88,16% diện tích đất tự nhiên; trong đó diện tích đất canh tác trong năm là 26.045 ha, chiếm 126,61% diện tích đất tự nhiên ( diện tích đất gieo 41 trồng hàng năm bình quân khoảng 35.000ha ). Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người là 0,5 ha); chất lượng đất chủ yếu là loại đất xám, pha cát, phù hợp với các loại cây công nghiệp và cây lương thực. Đất lâm nghiệp là 758,35 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ; đây cũng là khả năng thu hút lao động phục vụ cho việc trồng rừng trong những năm gần đây - được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã đưa chương trình 327 vào phủ xanh đất trống, đồi trọc. Trong nhiều năm qua tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển nhất là cây lúa. Công tác khuyến nông, khuyến ngư, thủy lợi nội đồng đã được đầu tư, bước đầu có tác động tích cực đối với việc phát triển cây trồng và vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và thâm canh rất rõ nét, diện tích lúa mùa, diện tích lúa Hè thu hàng năm đều tăng quyết định thắng lợi về chỉ tiêu lương thực hàng năm của huyện Bến Cầu. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội Trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện phát triển khá toàn diện, có nhiều khởi sắc: - Giá trị sản xuất ngành Nông - lâm - thuỷ sản đạt 4,04% . Tổng diện tích gieo trồng đạt 37.391,27 ha. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng tăng so cùng kỳ; sự chuyển dịch cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi phù hợp với nền kinh tế thị trường, bước đầu mang lại nhiều hiệu quả; các chương trình khuyến nông đạt nhiều kết quả khả quan; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát. - Giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng đạt 7,93 %. Giá trị sản xuất các ngành thương mại - dịch vụ đạt 8,93%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ước đạt 71.080 triệu đồng , vượt so với dự toán đề 42 ra. Chi ngân sách đảm bảo kịp thời, đúng quy định, công tác chăm lo cho gia đình chính sách, gia đình có công, hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu được thực hiện kịp thời, đảm bảo cho Nhân dân vui xuân đón tết. - Công tác xây dựng cơ bản được tập trung chỉ đạo quyết liệt từ đầu năm. Kế hoạch vốn XDCB năm 2017 được phân khai sớm, tạo điều kiện thuận lợi việc triển khai thực hiện các dự án. Công tác giải ngân các dự án được nhiều thuận lợi do nguồn ngân sách cấp trên hỗ trợ đã được phân bổ đầy đủ theo kế hoạch được giao. - Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác kiểm tra hành nghề y tế tư nhân được tổ chức thực hiện có nhiều chuyển biến tốt, công tác phối kết hợp trong thực hiện các chương trình y tế về làng ngày càng tốt hơn. - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp phổ thông đều đạt 100%, tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học được kéo giảm, công tác chuẩn bị và tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2017 - 2018 được thực hiện tốt, đúng quy định. - Các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin, tuyên truyền có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước, tạo niềm tin của Nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. - An sinh xã hội được quan tâm, xây nhà đại đoàn kết được triển khai theo kế hoạch, mô hình thắp sáng đường quê được người dân hưởng ứng. - Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được quan tâm nhiều hơn, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngày càng hiệu quả. 43 - Tình hình an ninh biên giới được giữ vững, tranh chấp, lấn chiếm biên giới không xảy ra, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, không có điểm nóng. Công tác nắm tình hình đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và công tác đối ngoại được duy trì thường xuyên. - Tình hình tội phạm, tai nạn giao thông được kiềm chế và kéo giảm cả 3 tiêu chí, tỷ lệ điều tra phá án đạt cao. Chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ngày càng được nâng lên. 2.1.2. Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.1.1.1. Những điều kiện thuận lợi về tự nhiên Nhìn một cách tổng thể, khí hậu huyện Bến Cầu thuộc loại nhiệt đới, lượng mưa cao và tương đối điều hòa trong năm. Điều kiện khí hậu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi với nhiều hình thức canh tác hoặc mô hình chăn nuôi khác nhau. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt cây nhiệt đới. Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và phục vụ đời sống. Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời. Năng suất cây trồng vật nuôi phụ thuộc vào chất lượng đất đai. Quá trình lao động và sản xuất ra sản phẩm có quan hệ mật thiết với những đặc tính của đất, chất lượng đất quyết định. Đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn khá nhiều, tìm năng và lợi thế là rất lớn. Nhất là diện tích đất chưa sử dụng còn có khả năng tận dụng tốt. 44 Bảng 2.2: Sử dụng đất huyện Bến Cầu qua các năm 2013-2017 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng diện tích 23332,63 23332,6 3 23332,6 3 23332,63 23332,63 1- Đất nông nghiệp 19615,77 20997,6 6 20289,5 9 20305,98 20571,40 - Cây hàng năm 16681,32 16854,8 8 16854,8 8 16888,00 16163,84 Trong đó : + Lúa 14897,38 14663,7 9 14663,7 9 14716,98 13157,65 - Cây lâu năm 1656,17 3434,71 3434,71 3418,00 3529,49 2- Đất dùng vào lâm nghiệp 758,30 758,30 758,30 758,30 758,35 - Rừng tự nhiên 736,00 736,00 736,00 736,00 758,35 - Rừng trồng 22,30 22,34 22,34 22,50 - 3- Đất chuyên dùng 1141,64 920,16 1628,23 1707,35 1457,45 4- Đất khu dân cư 471,48 547,08 547,08 511,00 537,01 5- Đất chưa sử dụng 1345,44 109,43 109,43 50,00 8,42 Nguồn: Cục thống kê Tây Ninh, niên giám 2013, 2017 2.1.1.2. Những điều kiện thuận lợi về chính trị, kinh tế - xã hội Sau năm 1975, quân và dân huyện Bến Cầu bắt tay vào xây dựng nền kinh tế xã hội với khởi đầu đầy tàn tích của chiến tranh, đầy khó khăn và thử thách. Kinh tế huyện Bến Cầu phát triển chủ yếu là nông nghiệp, với 89% giá trị tổng sản phẩm trong huyện; kinh tế công nghiệp hầu như chưa có gì ( Chỉ chiếm 2% giá trị tổng sản phẩm, kinh tế thương mại và dịch vụ còn nhỏ lẻ ) Từ sau Đại hội Đảng bộ lần thứ IV ( tháng 12/1976 ), huyện Bến Cầu cùng cả nước bắt đầu thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, huyện đã xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong giai đoạn này, tạo đòn bẩy để phát triển nền kinh tế của huyện. 45 Đến năm 1985, sau 10 năm xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, huyện Bến Cầu đã đạt được những kết quả bước đầu vô cùng quan trọng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân tăng 2,3%; giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng gấp 9 lần so với năm 1976. Về nông nghiệp, vẫn được coi là mặt trận hàng đầu trong giai đoạn này, thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế của huyện. Giai đoạn 1986-2000, giai đoạn đất nước, có nhiều thay đổi về tư duy kinh tế - trong suốt 05 năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9,94%. Trên mặt trận nông nghiệp, cơ chế được tháo gỡ, đất đai khoán đến từng hộ nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp qua 15 năm tăng gấp 3,3 lần, đạt tốc độ tăng bình quân 8,34% hàng năm. Kinh tế huyện Bến Cầu cũng không nằm ngoài kinh tế tổng thể chung của cả nước, nông nghiệp là nền tảng cho quá trình đi lên và phát triển kinh tế xã hội cả nước, đang phát triển theo chiều hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, vì thế nông nghiệp Bến Cầu cũng giống như nền nông nghiệp chung của cả nước, càng trở nên quan trọng. Bến Cầu là một huyện nông thôn có đường biên giới giáp Campuchia dài 32km địa hình tương đối bằng phẳng có vị trí địa lý đặc biệt nằm trên quốc lộ 22A con đường huyết mặch nối liền từ TP. HCM đến thủ đô Pnômpênh là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực, có siêu thị miễn thuế Mộc Bài (GC), chợ Đường biên và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài thuận tiện cho việc giao thương buôn bán với Campuchia và các nước bạn trong khu vực toàn huyện có 08 xã, 01 thị trấn với 40 ấp, 04 khu phố với tổng diện tích đất tự nhiên là 233,32 km2 dân số 64.320 người lực lượng tương đối dồi dào là vùng đất có khả năng phát triển nông nghiệp. 46 Nông nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lớn lao động và dân cư của huyện; chủ yếu và trực tiếp là lao động nông thôn với qui mô nhân khẩu nông nghiệp còn rất lớn, giải quyết tình trạng thiếu việc làm và nghèo đói ở nông thôn hiện nay - rõ ràng là một trách nhiệm của việc phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp là nguồn cung cấp sức lao động cho nhiều mặt hoạt động kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Bảng 2.3: Dân số huyện phân bố theo khu vực nông thôn và thành thị 2013-2017 Tổng số Phân theo giới tính Phân theo TT- N thôn Ghi chú Nam Nữ Thành thị Nông thôn Năm 2013 62.191 30.735 31.456 6.954 55.237 Năm 2014 62.572 30.611 31.961 6.740 55.832 Năm 2015 63.148 30.493 32.205 6.815 56.333 Năm 2016 63.664 31.532 32.339 6.870 56.794 Năm 2017 64.040 31.866 32.174 7.088 56.952 Nguồn: Cục thống kê Tây Ninh niên giám 2013,2017 2.1.1.3. Một số khó khăn về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội đối với nông nghiệp huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh Là huyện có cơ cấu nghiêng về nông nghiệp, đất đai phần lớn bị phèn, mặn, úng lũ lại nằm cuối nguồn nước ngọt nên năng suất, chất lượng chưa cao, chưa tạo được hàng hóa có sức cạnh tranh cao, có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Tính chất sản xuất hàng hóa thiếu những điều kiện, cơ sở bảo đảm ổn định, vững chắc. 47 Đất lâm nghiệp và đất hoang tương đối lớn, nền đất yếu nên chi phí đầu tư xây dựng cơ bản lớn, khan hiếm nguyên liệu sản xuất công nghiệp nên khó thu hút đầu tư nước ngoài. Thời tiết bất thường, giá nông sản thực phẩm xuống thấp gây khó khăn cho một số nông dân và doanh nghiệp đầu tư bao tiêu nông sản. Tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến khó lường. Công tác phối kết hợp giữa các ngành trong phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, còn nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng chưa toàn diện và đồng bộ, phục vụ sản xuất hạn chế. Công nghiệp chế biến chậm và thiếu sự liên kết giữa sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý còn thiếu, nhất là vùng sâu, vùng xa cho nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Việc nhân rộng các mô hình có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp còn chậm. Doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản còn ít, còn nhiều trung gian, chưa tạo được mối liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm, phát sinh khiếu kiện xử lý khó, chậm dứt điểm những hộ dân khiếu nại, kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. 2.2. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 1- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 37.391,27 ha, đạt 100,71% cùng kỳ, đạt 101,33% kế hoạch năm. Trong đó: Cây lúa diện tích 30.059 ha, tăng 4,05% so với cùng kỳ, đạt 108,32 kế hoạch; năng suất đạt 48 54,93 tạ/ha chỉ đạt 96,37% kế hoạch; cây bắp diện tích 327,16 ha, chỉ đạt 74,19% so với cùng kỳ, đạt 59,48% kế hoạch; năng suất đạt 66 tạ/ha chỉ đạt 87,85% kế hoạch năm; Cây mía diện tích 1.037,5 ha, tăng 13,93% so cùng kỳ, chỉ đạt 90,22% kế hoạch năm; năng suất đạt 757 tạ/ha; rau các loại diện tích 3.969,89 ha, giảm 6,54% so cùng kỳ, năng suất ước đạt 149 tạ/ha tăng 12,88% so với kế hoạch năm; các cây trồng chính như thuốc lá vàng, mì, đậu phộng,... giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân là do thời tiết mưa nhiều người dân chủ động chuyển đổi diện tích sang trồng lúa và một số cây trồng khác. Nhìn chung cây trồng sinh trưởng và phát triển ổn định, tổng diện tích gieo trồng tăng so với kế hoạch. Tuy nhiên vụ đông xuân do thời tiết bất thường kéo dài, một số cây trồng chính như lúa, bắp, thuốc lá vàng năng xuất giảm so với cùng kỳ. 2- Công tác khuyến nông: Triển khai thực hiện mô hình sản xuất chuyển tiếp như: Thực hiện sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGap tại các xã Long Thuận và xã Tiên Thuận, hiện lúa phát triển tốt. Triển khai mô hình sản xuất lúa theo phương pháp SRI và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, kết hợp với HTX Việt - Hàn triển khai tại ấp Voi xã An Thạnh với 50 ha/50 hộ tham gia; phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh tập huấn 04 lớp vễ kỹ thuật sản xuất lúa và rau an toàn với 80 hội viên tham dự. 3- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm ước đạt 478.164 con, đạt 74,76% so kế hoạch năm, nguyên nhân giảm là do giá một số thực phẩm xuống thấp người dân không đầu tư mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, công tác theo dõi tình trạng sức khỏe đàn gia súc, gia cầm được thực hiện thường xuyên nhằm kịp thời xử lý đối với trường hợp có bệnh xảy ra. Công tác thanh kiểm tra vệ sinh thú y các cơ sở chế biến sản phẩm gia súc, gia 49 cầm, mua bán trứng gia cầm trên địa bàn huyện, kịp thời chấn chỉnh các cơ sở thực hiện đúng qui định về kinh doanh, chế biến sản phẩm gia xúc, gia cầm trên địa bàn huyện. 4- Về lâm nghiệp: Phối kết hợp tổ chức bảo vệ, kiểm tra, ngăn chặn phá rừng và phòng chống cháy rừng. Tiến hành nghiệm thu công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng năm 2016. Trong năm 2017 đã triển khai trồng được 14.750 cây phân tán các loại. Đồng thời tiến hành ký hợp đồng bảo vệ rừng với diện tích 770 ha (trong đó có 713 ha rừng tự nhiên, 57 ha rừng trồng). 5- Công tác thủy lợi: Các trạm bơm Bến Đình, Long Thuận; trạm bơm Long Hưng, Long Khánh và trạm bơm Long Phước đã bơm tưới đảm bảo nhu cầu sản xuất trên địa bàn huyện. Ngành nông nghiệp đã phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra việc cất nhà lấn chiếm lưu không ở Rạch Bảo và tiến hành thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế việc 01 hộ dân xin làm cầu qua Rạch Bảo. Phối hợp với Bản quản lý xây dựn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_nong_nghiep_tai_huyen_ben_cau_t.pdf
Tài liệu liên quan