TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ.iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7
3.1. Mục đích nghiên cứu. 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 8
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu. 8
Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn lực y tế tại các bệnh viện công trên
điạ bàn tỉnh Đắk Lắk. . 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu. 8
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu. 8
5.1. Phƣơng pháp luận. 8
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài. 9
7. Kết cấu của luận văn . 9
Chƣơng 1. 10
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP . 10
1.1. Nguồn nhân lực y tế và phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh
viện công . 10
1.1.1. Nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công. 10
1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực. 10
1.1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực y tế. 11
1.1.1.3. Khái niệm bệnh viện công. 12
1.1.1.4. Khái niệm nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công . 15
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p còn nhiều khiếm khuyết.
Đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm trong chăm sóc, phục vụ
ngƣời bệnh của một bộ phận cán bộ trực tiếp làm công tác chuyên môn vẫn
còn hạn chế
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt đƣợc, khắc phục các tồn tại, xác
định công tác phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ chiến lƣợc của
ngành trong thời gián tới, tập thể lãnh đạo ngành y tế đề ra một số giải pháp
chính cần tập trung thực hiện để công tác cán bộ của ngành y tế Thanh Hóa sẽ
có những bƣớc phát triển có tính đột phá, góp phần quyết định vào việc nâng
cao hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức
44
khỏe nhân dân trong tình hình mới, đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát
triển kinh tế và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho mọi ngƣời dân trong tỉnh.
1.3.1.4. Kinh nghiệm của tỉnh Tây Ninh
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và ngành y tế Tây Ninh đã thực hiện nhiều biện
pháp khắc phục tình trạng thiếu bác sĩ ở xã. Từ năm 1997, đƣợc phép của ủy ban
nhân dân tỉnh và Bộ Y tế, ngành y tế đã liên kết với Học Viện Quân Y để đào tạo
chuyển đổi 61 y sĩ đa khoa thành bác sỹ (bác sĩ chuyên tu). Đến năm 2002, 61
bác sĩ chuyên tu trên đã đƣợc bố trí cho các cơ sở y tế. Những năm tiếp theo,
trung bình mỗi năm có 2 bác sĩ đƣợc đào tạo hệ chuyên tu. Riêng năm 2007, 32
cán bộ y tế đia phƣơng đã đƣợc gửi đi đào tạo bác sĩ chuyên tu. Với chiến lƣợc
đào tạo bác sĩ chuyên tu là ngƣời địa phƣơng, từ năm 2002, Tây Ninh luôn là
tỉnh dẫn đầu trong cả nƣớc với tỷ lệ 100% TYT có bác sĩ. Ngoài ra, tỉnh đã ban
hành nhiều văn bản chủ trƣơng chỉ đạo cho ngành y tế luân phiên tăng cƣờng
bác sĩ về các cơ sở y tế. Đồng thời tỉnh đã có một số chính sách điều chỉnh chế
độ để “giữ chân” bác sĩ nhƣ tăng mức phụ cấp khu vực, tăng mức phụ cấp ƣu
đãi, có chế độ ăn trƣa và phụ cấp đi đƣờng (đối với bác sĩ tăng cƣờng, luôn
chuyển, biệt phái) tăng mức tiền trực đối với bác sĩ. Về điều kiện làm việc,
tỉnh tập trung nâng cấp đƣờng bộ, cơ sỏ vật chất, vật tƣ trang thiết bị chuyên
môn. Về đào tạo, tỉnh tập trung đào tạo bác sĩ chuyên tu theo nhu cầu của từng
đại phƣơng.
1.3.3. Những bài học rút ra cho tỉnh Đắk Lắk
Các kinh nghiệm về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế của các nƣớc
trên thế giới và một số tỉnh trong nƣớc đã để lại nhiều bài học qúy giá, hữu ích,
có thể vận dụng thích hợp, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam đặc biệt
là tỉnh Đắk Lắk nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh
hiện nay và lâu dài.
Trong nhiều năm qua, mặc dù ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố
gắng, học hỏi và đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định, song nhìn chung, vẫn
45
còn tồn tại nhiều hạn chế, chƣa theo kịp trình độ phát triển của ngành y tế cũng
nhƣ đảm bảo mục tiêu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh..
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới cũng nhƣ của một số địa
phƣơng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực
y tế của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
Thứ nhất, cần chú ý làm tốt công tác đảm bảo đủ tỷ lệ điều dƣỡng - bác sĩ
trong các cơ sở khám chữa bệnh. Thực hiện, bác sĩ là ngƣời đƣa ra các quyết
định điều trị để chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân, nhƣng thời gian để điều dƣỡng
thực hiện các y lệnh, chăm sóc các nhu cầu cơ bản của bệnh nhân chiếm tỷ lệ
thời gian rất lớn trong ngày, vì vậy nếu tỷ lệ nhân lực điều dƣỡng ít hơn nhiều
các bác sĩ sẽ dẫn đến tăng số các biến trong chăm sóc. Ngoài ra, cần lƣu ý là
nguy cơ các bệnh viện thực hiện tự chủ tài chính tuyển ít điều dƣỡng để tiết kiệm
chi phí, vì vậy chƣa thực hiện chăm sóc toàn diện bệnh nhân, nhiều công việc
chăm sóc lại để cho những ngƣời không phải là nhân viên y tế đảm nhiệm.
Tại Việt Nam nói chung, cụ thể tại tỉnh Đắk Lắk , tỷ lệ bác sĩ/điều dƣỡng
mới chỉ đạt 1/1.33 (Số liệu của Sở y tế tỉnh Đắk Lắk -2015), nhƣ vậy là quá ít, và
với tỷ lệ này rất khó để có chất lƣợng điều trị tốt cho ngƣời bệnh.
Thứ hai, cần thay đổi các chƣơng trình đào tạo cho các nhân viên y tế, chú
trọng đào tạo, cho đi đào tạo chuyên khoa, chuyên sâu (tỉnh Đắk Lắk mới chỉ cử
đi đào tạo chuyên sâu, chuyên khoa cho các bác sĩ, các đối tƣợng khác tham gia
chăm sóc bệnh nhân chƣa có nhiều chƣơng trình đào tạo chuyên khoa).
Thứ ba, cần có cơ chế chính sách thu hút và đãi ngộ đối với đội ngũ y, bác
sỹ có trình độ chuyên môn sâu về làm việc ở các cơ sở y tế nhất là tuyến cơ sở
theo mô hình của các tỉnh Bắc Cạn, Bắc Ninh...
Thứ tư, cần quan tâm đào tạo, phối hợp đào tạo và cử đi đào tạo đội ngũ y
bác sỹ là ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Tỉnh Đắk
Lắk là một trong những tỉnh Tây Nguyên, tỷ lệ ngƣời dân là đồng bào dân tộc
thiểu số rất cao do vậy rất cần thiết phải tăng cƣờng đội ngũ y bác sỹ là ngƣời
đồng bào dân tộc thiểu số
46
Thứ năm, cần có những chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, liên kết, phối
hợp để đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ y bác sỹ trẻ trong tỉnh để đảm bảo đội
ngũ kế cận cũng nhƣ nâng cao tay nghề cho đội ngũ này, trong đó tập trung chủ
yếu vào những khu vực có ít điều kiện phát triển kinh tế xã hội, mức sống của
ngƣời dân thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, nhiều phong tục tập quán trong khám chữa
bệnh còn lạc hậu.
Tiểu kết chƣơng 1
Nhân lực Y tế liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tình mạng của ngƣời
bệnh, sức khỏe của nhân dân, ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống và chất
lƣợng nguôn nhân lực để phục vụ công cuộc bảo vệ và phát triển đất nƣớc. Nếu
không quan tâm đúng mức đến phát triển nguồn nhân lực sẽ dẫn đến lãng phí tất
cả các nguôn lực khác và ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của
ngành Y tế.
Cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, Việt nam hiện nay đang phải đối mặt
với các thách thức về nhân lực ngành Y tế nhƣ thiếu hụt, mất cân đối về cơ cấu
và phân bổ. Để phát triển nguồn nhân lực Y tế một cách bền vững trong bối
cảnh nền kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật phát triển, mô hình bệnh tật thay
đổi, già hóa dân số, Y tế tƣ nhân phát triển, hội nhập quốc tế thì cần phải có kế
hoạch và đầu tƣ cho nhân lực Y tế.
Trong chƣơng 1, luận văn đã đi sâu nghiên cứu khung lý thuyết về nhân
lực, phát triển nguồn nhân lực y tế, quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân
lực y tế nói chung và nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công. Trên cơ sở lý
luận quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế các bệnh viện công, luận
văn cũng nghiên cứu thực tiễn phát triển nguồn nhân lực y tế các bệnh viện công
của các quốc gia trên thế giới và một số địa phƣơng ở Việt Nam. Từ những
nghiên cứu của chƣơng 1 sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc để tác giả
nghiên cứu những nội dung quan trọng của luận văn ở những chƣơng tiếp sau.
47
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và ngành y tế tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.1.1. Đặc điểm xã hội, dân cư
Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012
đạt 1.796.666 ngƣời, mật độ dân số đạt hơn 137 ngƣời/km². Trong đó, dân số
sống tại thành thị đạt 432.458 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208
ngƣời. Dân số nam đạt 906.619 ngƣời, dân số nữ đạt 890.047 ngƣời. Cộng đồng
dân cƣ Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, ngƣời Kinh chiếm trên 70%; các dân
tộc thiểu số nhƣ Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn
tỉnh [30].
Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu
ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27
chạy qua nhƣ Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ
dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn nhƣ Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk,
Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác
dân di cƣ từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập
nghiệp.Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ
học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải
quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi
trƣờng sinh thái.
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những
nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê,
M'Nông, Gia Rai với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân;
kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng nhƣ các bộ cồng
chiêng, đàn đá, đàn T'rƣng; các bản trƣờng ca Tây Nguyên... là những sản phẩm
48
văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên” đã đƣợc tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền
khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa
tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.
Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cƣ trú chủ yếu
là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo
dài lên Buôn Ma Thuột. Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cƣ
trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở độ cao từ 400m- 600m so với mặt biển, có vùng đất
bazan rộng lớn, tƣơng đối bằng phẳng và rất màu mỡ, thích hợp với các loại
cây công nghiệp, hiện có 210.000 ha cà phê với sản lƣợng 350.000 tấn nhân,
nhiều nhất cả nƣớc. Sản phẩm cà phê của tỉnh chiếm tỷ trọng 70% tổng giá trị
kinh tế của ngành nông nghiệp. Diện tích cao su khoảng 25.000 nghìn ha với
sản lƣợng mủ khai thác 17.000 tấn mủ khô/năm. Diện tích cây bông vải đạt trên
12.000 ha, cao nhất cả nƣớc. Ngành công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở
các lĩnh vực chế biến nông sản với quy mô vừa và nhỏ, trên địa bàn có Nhà
máy Thuỷ điện Đray H'linh với công suất 12 MW. Hiện nay, Nhà nƣớc đang
đầu tƣ xây dựng công trình thuỷ điện Buôn Kuốp công suất 260 MW và công
trình thuỷ điện Đray H'linh 2 với công suất 18 MW trên dòng sông Sêrêpốc. Là
một tỉnh có tiềm năng lớn về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong
phú, đặc biệt có diện tích đất và rừng khá lớn, có lợi thế trong sản xuất nông,
lâm nghiệp [30].
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng
ta khởi xƣớng và lãnh đạo, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh có bƣớc phát triển
khá, trình độ dân trí và mặt bằng văn hoá từng bƣớc đƣợc nâng lên. Từ năm
2001 đến nay, tình hình Đắk Lắk có những khó khăn, bất lợi, nhất là thiên tai,
hạn hán và lũ lụt, giá một số mặt hàng nông sản chủ lực nhƣ cà phê, hồ tiêu
giảm đã tác động xấu đến sản xuất và đời sống, song nhịp độ tăng trƣởng kinh
49
tế (GDP) bình quân đạt 7,84% cao hơn bình quân chung của cả nƣớc. Sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp có bƣớc phát triển khá; các ngành dịch vụ có những
chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xã hội; thị
trƣờng nông thôn nhìn chung có sự phát triển đáng kể, cơ bản đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của ngƣời dân. Kết cấu hạ tầng phát triển khá nhanh, đã tạo thuận lợi
cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Các vấn đề xã hội, y tế, giáo dục từng
bƣớc có những thay đổi lớn, tích cực. Có đƣợc những kết quả trên, trƣớc hết là
sự cố gắng của tất cả nhân dân trong tỉnh, các cơ quan chức năng đã phối hợp
và tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành có liên quan.
2.1.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, xã hội đến ngành y tế và phát
triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Đắk lắk.
Tính đến năm 2015, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1.834.800
ngƣời, mật độ dân số đạt 135 ngƣời/km². Trong đó dân số sống tại thành thị
đạt gần 426.000 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 1.345.800 ngƣời. Dân
số nam đạt 894.200 ngƣời, trong khi đó nữ đạt 877.600 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 12,9 ‰. [30]
Bảng 2.3: Sô lượt người dân khám chữa bệnh ở Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015
Công tác
khám chữa bệnh
2012 2013 2014 2015
Lƣợt ngƣời đến khám 3.484.167 3.430.999 3.679.382 3.521.556
Lƣợt điều trị nội trú 252.276 238.848 248.542 272.762
Lƣợt phẫu thuật 52.742 49.912 57.438 60.701
[Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Báo cáo tổng kết công tác y tế và kế
hoạch phát triển sự nghiệp y tế Đắk Lắk các năm 2012-2015, Sở Y tế Đắk
Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk]
Với đặc điểm thời tiết khí hậu ở tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói
riềng nên Đắk Lắk là khu vực có nhiều dịch bệnh. Trong những năm gần đây,
theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, các bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Đắk
Lắk bao gồm 8 đầu bệnh chủ yếu. Số ngƣời có bệnh và cần đƣợc khám chữa
50
bệnh gia tăng, đòi hỏi sự đáp ứng từ phía các cơ sở y tế, số ngƣời có bệnh và
cần đƣợc khám chữa bệnh gia tăng, đòi hỏi sự đáp ứng từ phía các cơ sở y tế
đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, số liệu về khám chữa bệnh giai đoạn từ
2012 đến 2015, (xem bảng 2.3).
Tuy nhiên Đắk Lắk là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số với những phong tục tập quán sinh hoạt không còn phù hợp với yêu cầu về
bảo đảm y tế hiện nay. Nhận thức về khám chữa bệnh ở ngƣời dân còn thấp là
một nhân tố góp phần vào hậu quả thực tế là hầu hết các chỉ số sức khỏe, y tế
trong vùng đều thấp hơn so với trung bình của cả nƣớc. Ngƣời dân mặc dù lạc
quan về tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình, nhƣng hiểu biết không
rõ ràng và đầy đủ về sức khỏe, bệnh tật, khám chữa bệnh. Ngƣời dân tin
tƣởng khu vực y học chuyên môn đƣợc nhà nƣớc công nhận nhƣng còn một
bộ phận ngƣời dân tự ý chữa trị khi có bệnh hoặc vẫn tin vào cách chữa bệnh
của ông lang vƣờn, bà mụ vƣờn, thầy mo, thầy cúng
Đa số ngƣời dân do nhận thức chƣa rõ về vấn đề sức khỏe dẫn đến việc
thể hiện nhu cầu về sức khỏe cũng chƣa chính xác.
Khi có bệnh, ngƣời dân mong muốn tự chữa trị, khi triệu chứng nặng
lên mới tìm đến các cơ sở y tế. Một số đối tƣợng dân tộc thiểu số, do nhận
thức lạc hậu nên họ vẫn tin tƣởng và mong muốn tìm kiếm hỗ trợ ở khu vực
dân gian với các thầy mo, thầy cúng và bà mụ vƣờn không bằng cấp.
2.1.2. Tổng quan sự phát triển các bệnh viện công và nguồn nhân lực
y tế tỉnh Đắk lắk
Ở tỉnh Đắk Lắk, hệ thống khám, chữa bệnh từng bƣớc đƣợc củng cố; chất
lƣợng khám, chữa bệnh từng bƣớc đƣợc nâng cao; tinh thần, thái độ phục vụ
ngƣời bệnh có chuyển biến tích cực; các trang, thiết bị kỹ thuật cao tiếp tục đƣợc
triển khai ứng dụng; tình trạng quá tải của các bệnh viện có chiều hƣớng giảm.
Năm 2014, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 70,1% (KH 2014 là 50,5%).
Tỷ lệ giƣờng bệnh trên một vạn dân đạt 22,34% (tăng 2,37% so với cuối năm
51
2013). Đến năm 2016 có 75,5% xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế, 100% trạm y tế
xã có bác sĩ, trung bình có 6,6 bác sĩ và 22,8 giƣờng bệnh/1 vạn dân [29].
Công tác quản lý chất thải y tế đã triển khai ở tất cả các bệnh viện
trong tỉnh.
Công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình đƣợc đẩy mạnh,
mạng lƣới chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đƣợc củng cố; nhận thức của ngƣời
dân về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống suy
dinh dƣỡng ở trẻ em ngày càng tốt hơn.
Bảng 2.1. Cơ cấu theo ngành nghề đào tạo của đội ngũ y tế tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2010 – 2016
Đơn vị: người
Ngành, nghề đào tạo 2010 2011 2012 2015 2016
Cán bộ ngành y 3.990 4.181 4.726 5556 5.562
Bác sĩ 1.015 1.067 1.167 1594 1.510
Y sĩ 913 1.007 1.179 1434 1.468
Điều dƣỡng 1.536 1.589 1.838 2047 2.087
Hộ sinh 526 518 542 481 497
Cán bộ ngành dược 385 420 467 470 546
Dƣợc sĩ (ĐH,SĐH) 29 33 39 46 46
Dƣợc sĩ trung cấp 308 347 389 389 459
Dƣợc tá 48 40 39 35 41
Tổng 4.375 4.601 5.193 6026 6.108
[Nguồn: Sở y tế tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo thống kê công tác đào tạo nguồn nhân
lực y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 -2016]
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác y tế vẫn còn những tồn tại,
hạn chế nhƣ: chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe chƣa thực sự đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân; đội ngũ cán bộ y tế có trình độ
chuyên sâu còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng; tình hình dịch bệnh tăng,
diễn biến phức tạp, nhất là dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi...; công tác
52
phòng chống và điều trị còn nhiều khó khăn; tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm
trên địa bàn tỉnh còn diễn biến khá phức tạp, ảnh hƣởng đến tâm lý tiêu dùng
cũng nhƣ sức khỏe của nhân dân.
Sở Y tế quản lý 48 đơn vị trực thuộc; trong đó: 20 Bệnh viện (06 Bệnh
viện tuyến tỉnh, 14 Bệnh viên Đa khoa tuyến huyện); 11 Trung tâm tuyến tỉnh;
02 Chi Cục ( Chi Cục DS- KHHGĐ, Chị cục An toàn vệ sinh thực phẩm; 15
Trung tâm Y tế tuyến huyện, 15 Trung tâm DS - KHHGĐ tuyến huyện trực thuộc
Chi Cục DS- KHHGĐ, 184 trạm y tế xã/phƣờng/thị trấn trực thuộc Trung tâm Y
tế huyện [29].
Bảng 2.2. Cơ cấu nhân lực y tế Tỉnh, huyện tỉnh Đắk Lắk năm 2016
Tỉnh, Huyện, Thị xã
Bệnh viện
đa khoa
Trung
tâm y tế
TTDS-
KHHGĐ
Phòng
y tế
Tổng số 1563 381 102 67
TP. Buôn Ma Thuật 222 40 10 6
Thị xã Buôn Hồ 141 28 7 4
Huyện Krông Ana 89 29 7 4
Huyện Lắk 81 26 6 5
Huyện Krông Bông 87 28 4 4
Huyện Cƣ M’Gar 121 27 8 4
Huyện Buôn Đôn 75 24 7 4
Huyện Ea Súp 62 24 6 4
Huyện kông Pắc 149 26 8 5
Huyện Ea Kar 102 31 7 5
Huyện M’Đrắk 119 27 8 4
Huyện Ea H’leo 97 24 7 4
Huyện Krông Búk - 25 5 6
Huyện Krông Năng 107 29 6 3
Huyện Cƣ Kuin 111 24 6 4
[Nguồn: Sở y tế tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ và
CSSKND giai đoạn 2010 – 2015 định hướng 2016 – 2020]
53
Nhân lực y tế bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế thuộc biên chế và hợp
đồng đang làm việc trong hệ thống y tế công lập, các cơ sở đào tạo ngành y
dƣợc, và những ngƣời tham gia hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe nhân dân.
Cán bộ ngành dƣợc năm 2016 có 546 ngƣời, tăng so với năm 2014
khoảng 79, so với năm 2011 tăng 126 ngƣời, so với năm 2012 tăng 161 ngƣời,
so với năm 2010 tăng 259 ngƣời. Nhân lực của ngành dƣợc chủ yếu là dƣợc sĩ
trung cấp.
Cán bộ ngành y tế năm 2016 có 5562 ngƣời, cao hơn so với năm 2012
khoảng 836 ngƣời, cao hơn so với năm 2011 khoảng 1381 ngƣời, so với năm 2010
cao hơn khoảng 1572 ngƣời, so với năm 2009 tăng khoảng 1977 ngƣời [29].
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho ngƣời dân, hệ thống y tế
trên địa bàn tỉnh tuân theo sự phát triển của ngành y tế gồm 2 khối cơ bản: khối
khám chữa bệnh và khối y tế dự phòng. Ứng với mỗi đơn vị đều có một cơ cấu
nhất định.
Nguồn nhân lực dƣới 30 tuổi phân bổ ở tuyến tỉnh có 746 ngƣời, ở tuyến
huyện có 807 ngƣời, ở tuyến xã có 551 ngƣời; nguồn nhân lực y tế ở độ tuổi từ 30
– 50 tuổi phân bổ ở tuyến tỉnh là 1336 ngƣời, ở tuyến huyện là 1058 ngƣời, ở
tuyến xã là 876 ngƣời; nguồn nhân lực y tế trên 51 tuổi phân bổ ở tuyến tỉnh là
344 ngƣời, ở tuyến huyện là 248 ngƣời, ở tuyến xã là 142 ngƣời. Nguồn nhân lực
nữ có số lƣợng áp đảo hơn so với nguồn nhân lực nam, đa số chiếm trên 50% tổng
số nguồn nhân lực y tế, tốc độ tăng bình quân của nguồn nhân lực nữ khoảng
12.45% cao hơn so với tốc độ phát triển bình quân của nguồn nhân lực nam [29].
Cán bộ ngành y có xu hƣớng tăng khá nhanh, riêng bác sĩ loại hình khá đa
dạng, có cả thạc sĩ và chuyên khoa 1, 2 với tổng số lƣợng 1510 ngƣời. Riêng
ngành y tá có tăng khá cao, có khoảng 1608 ngƣời chủ yếu là trung cấp, còn các
ngành y sĩ, hộ sinh tăng nhƣng số lƣợng tăng còn ít. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk vẫn
chƣa có tiến sĩ ngành y, ngành dƣợc thì chỉ có đào tạo đến trình độ đại học,
chƣa có dƣợc sĩ cao học.
54
Nguồn nhân lực y tế ngoài việc quan tâm đến kỹ năng làm việc mà còn
phải quan tâm kỹ năng thực hành để nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu và
nhiệm vụ của ngành. Ngành y tế của tỉnh thƣờng tiếp nhận và triển khai nhiều
kỹ thuật mới có sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia, các cán bộ y tế có chuyên
môn giỏi từ các tỉnh lớn: Đắk Lắk, tỉnh Hồ Chí Minh, Huế,
Nhiều lớp tập huấn đƣợc diễn ra, nhằm nâng cao kỹ năng của cán bộ,
nhân viên y tế trong công tác phòng chống, khám và chữa bệnh.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đều tổ chức các lớp học, khóa học về chính trị, luật
pháp cho các cán bộ y tế. 100% đƣợc quán triệt đầy đủ các chủ trƣơng lớn, các
Nghị quyết của Đảng, cập nhật các quy định mới của Bộ Y tế, đƣợc tập huấn và
phổ biến các kiến thức mới về chuyên môn - nghiệp vụ [28].
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc nguồn nhân lực y tế ở các bệnh
viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
ngành y tế
Đảng và Chính phủ đã đƣa ra các định hƣớng chính sách dài hạn cho hệ
thống y tế, bao gồm cả chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế. Một trong
những chính sách quan trọng đó là Nghị quyết số 46/NQ-TW, ngày 23/02/2005
của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
trong tình hình mới. Nghị quyết số 46 đã đặt ra các mục tiêu cho hệ thống y tế là
“Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện
chất lƣợng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ
Trung ƣơng đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [22]
Nghị quyết đã đƣa ra giải pháp chiến lƣợc về nguồn nhân lực y tế, đó là:
“Kiện toàn đội ngũ CBYT cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu, sắp xếp lại mạng
lƣới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về CBYT phù hợp
với quy hoạch phát triển ngành; chú trọng đào tạo cán bộ quản lý y tế, nhất là cán
bộ quản lý bệnh viện; xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán
55
bộ, NVYT; thực hiện việc luân chuyển cán bộ; khuyến khích thầy thuốc về công
tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều hó khăn”
Các giải pháp chiến lƣợc nêu trong Nghị quyết 46 ngày 23-2-2005 của
Bộ Chính trị (Khóa IX) “về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới” [22], Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30
tháng 6 năm 2006, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020 [47], Nghị quyết số 18/2008/QH 12 ngày 03 tháng
06 năm 2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội
hóa để nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân [36].
- Quyết định số 1816/2008/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ trƣởng Bộ y tế
về phê duyệt đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ
trợ các bệnh viện tuyến dƣới nhằm nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh” [8].
Mặc dù tỉnh dã triển khai những văn bản của Trung ƣơng kể trên. Tuy
nhiên, hiện nay, nhu cầu nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk ngày càng tăng do phát triển
dân số, phát triển kinh tế, mở rộng bảo hiểm y tế và phát triển hệ thống các cơ sở
y tế địa phƣơng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung, khám chữa bệnh nói
riêng của ngƣời dân đang ngày càng cao. Tuy nhiên, số nhân lực y tế cũng nhƣ
số giƣờng bệnh của các bệnh viện tại tuyến tỉnh và tuyến huyện, lực lƣợng nhân
viên y tế làm việc trong lĩnh vực khám chữa bệnh thiếu cả về số lƣợng. Rất ít bác
sĩ chuyên khoa II (tƣơng đƣơng trình độ tiến sĩ), thạc sĩ y khoa công tác tại các
Bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế huyện. Có thể khẳng định, trong thời kỳ
đổi mới, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã có sự phát triển nhất định, đƣợc tăng cƣờng
cả về cơ sở vật chất khám chữa bệnh, cả về chất lƣợng đội ngũ cán bộ với các
hình thức dịch vụ ngày càng đa dạng, công tác khám chữa và phòng chống bệnh
tật ngày một nâng cao về chất lƣợng. Cùng với hệ thống bệnh viện Trung ƣơng,
Bộ, Ngành, các cơ sở y tế tỉnh Đắk Lắk ngày càng đáp ứng nhu cầu chăm sóc,
bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh lân cận.
Trong “Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020,
định hƣớng đến năm 2030” của Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh
56
đã đề ra mục tiêu về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế nhƣ sau: Xây
dựng đội ngũ nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk đủ về số lƣợng, có phẩm chất, năng
lực, trình độ về quản lý, có chuyên môn đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới. Nâng cấp và xây mới cơ sở của trƣờng Trung
cấp y tế tỉnh Đắk Lắk thành trƣờng Cao Đẳng về các lĩnh vực Y, dƣợc, y tế
công cộng tại các tố hợp theo quy hoach với nhu cầu đất 10ha [54].
Đối với công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành y tế tỉnh
Đắk Lắk, Sở y tế cũng đã ban hành kế hoạch số 22/KH-SYT ngày 30/1/2013 để
hƣớng dẫn các cơ sở y tế trong ngành triển khai thực hiện công tác quy hoạch
cán bộ lãnh đạo, nhằm phát triển sớm nguồn cán bộ trẻ em, có đức có tài, có
triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đƣa vào quy hoạch để có kế hoạch đào
tạo, bồi dƣỡng, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng nhiệm vụ trƣớc mắt
và lâu dài của các bệnh viện. Đến nay, công tác quy hoạch cán bộ quản lý, lãnh
đạo của ngành y tế tỉnh Đắk Lắk cũng đã gắn kết chặt chẽ với công tác đào tạo,
bồi dƣỡng kiến thức QLNN. Các cán bộ trong diện quy hoạch đều đƣợc cử đi
học các lớp kiến thức về QLNN, lý luận chín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nguon_nhan_luc_y_te.pdf