Luận văn Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình

MỞ ĐẦU . 01

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ PHÒNG,

CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH. 08

1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn . 08

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình . 18

1.3. Vai trò quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình . 36

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình một số

địa phương và bài học cho tỉnh Thái Bình. 39

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ PHÒNG,

CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH . 44

2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh Thái Bình . 44

2.2. Thực trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2013 đến

nay . 47

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2013 đến nay . 56

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2013 đến nay . 72

Chương 3. ĐỊNH HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NHÀ NưỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH THÁI BÌNH . 80

3.1. Quan điểm và định hướng về phòng, chống bạo lực gia đình . 80

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

trên địa bàn tỉnh Thái Bình . 85

3.3. Khuyến nghị về việc thực hiện giải pháp . 99

KẾT LUẬN . 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 112

pdf121 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 146 65 64 2 15 Tổng 910 461 302 24 123 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình” Kết quả điều tra và thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình từ năm 2013 đến năm 2017 thể hiện tại biểu đồ 2.1 cho thấy, số người gây ra bạo lực gia đình chủ yếu là nam giới, chiếm tỷ lệ cao với 89%. Biểu đồ 2.1. Ngƣời gây bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2013 đến năm 2017 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình” 89% 11% Nam Nữ 50 Trong khi đó, theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình tại bảng 2.3, nạn nhân bị bạo lực gia đình chủ yếu là nữ giới, tập trung trong độ tuổi từ 16 đến 59 tuổi, có chiều hướng gia tăng theo từng năm: năm 2013 là 95 người, năm 2014 là 105 người, năm 2015 là 119 người, năm 2016 là 214 người. Năm 2017, số nạn nhân là nữ giới trong độ tuổi 16 đến 59 tuổi tuy đã giảm đáng kể, song vẫn là đối tượng bị bạo lực nhiều nhất so với các đối tượng ở độ tuổi khác. Ngoài đối tượng nạn nhân bị bạo lực gia đình là nữ giới, thì đối tượng trẻ em từ vị thành niên trở xuống và người cao tuổi, từ 60 tuổi trở lên cũng là những đối tượng dễ trở thành nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình. Bảng 2.3. Độ tuổi của nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2013 đến năm 2017 Độ tuổi Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Dưới 16 tuổi 5 21 20 35 24 Nữ từ 16-59 tuổi 95 105 119 214 92 Từ 60 tuổi trở lên 5 35 14 15 16 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình” Tổng hợp số liệu từ Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Thái Bình giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 tại biểu đồ 2.2 cũng cho thấy, trong số những nạn nhân bị bạo lực gia đình thì phụ nữ là đối tượng bị bạo lực nhiều nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất là 70%, tiếp theo nạn nhân là trẻ em chiếm tỷ lệ 15%, còn lại 5% nạn nhân là người cao tuổi, người già và 10% nạn nhân là các đối tượng khác. 51 Biểu đồ 2.2. Nạn nhân của bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2012 đến năm 2016 “Nguồn: Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Thái Bình” Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình tại bảng 2.4, từ năm 2015 đến năm 2017, trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình đã thụ lý 6.237 vụ ly hôn, trong đó: năm 2015 là 1.828 vụ, năm 2016 là 2.037 vụ, năm 2017 là 2.372 vụ. Tổng số vụ ly hôn trong 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2017 không có dấu hiệu suy giảm mà ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn bao gồm các nguyên nhân như mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập, ngược đãi, ngoại tình, nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc, mâu thuẫn về kinh tế và các nguyên nhân khác. 70% 15% 5% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Phụ nữ Trẻ em Người già Đối tượng khác 52 Bảng 2.4. Nguyên nhân của các vụ ly hôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2015 đến năm 2017 Năm Tổng số vụ việc ly hôn Trong đó Mâu thuẫn gia đình Bị đánh đập ngƣợc đãi Ngoại tình Nghiện ma túy, rƣợu chè, cờ bạc Mâu thuẫn về kinh tế Các nguyên nhân khác 2015 1.828 1.076 12 73 46 14 607 2016 2.037 1.187 10 51 61 30 698 2017 2.372 1.521 5 32 25 25 764 “Nguồn: Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình” 2.2.2. Thực trạng phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình Trước khi có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi bạo lực gia đình bị nghiêm cấm và xử lý bởi Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ Luật Hình sự. Năm 2007, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời đã xác định cụ thể, chi tiết về các hành vi bạo lực gia đình và xác định các biện pháp phòng ngừa, can thiệt, xử lý các hành vi này. Sau khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành các nghị định, thông tư và kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó xác định vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện, theo dõi, báo cáo, phối hợp và lập ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Do vậy, hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình đã được cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, đoàn thể các cấp quan tâm và tập trung triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 53 Hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong thực tiễn được thực hiện theo từng mức độ: Mức độ 1: Hoạt động phòng ngừa Phòng ngừa bạo lực gia đình thông qua hoạt động thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình với nhiều hình thức khác nhau như thông tin trực tiếp, thông qua các buổi hội nghị tập huấn, truyền thông, sinh hoạt chuyên đề; thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng (sinh hoạt hội viên của các tổ chức đoàn thể, sinh hoạt thành viên của các nhóm nhỏ, các câu lạc bộ) và các loại hình văn hóa quần chúng khác. Phòng ngừa thông qua hoạt động hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình cũng là một trong các hoạt động hiệu quả góp phần phòng, chống bạo lực gia đình mà luật quy định. Người tham gia hòa giải là thành viên gia đình, dòng họ, cơ quan, tổ chức đoàn thể ở cơ sở tiến hành. Phòng ngừa thông qua các hoạt động tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư để phòng, chống bạo lực gia đình. Việc tư vấn, góp ý phê bình trong cộng đồng được Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên) và người có uy tín trong cộng đồng dân cư tổ chức thực hiện; Góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hòa giải mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình. Trưởng thôn, tổ dân phố (gọi chung là người đứng đầu cộng đồng dân cư) quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Mức độ 2: Hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình Việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình được thực hiện bằng nhiều biện pháp: - Biện pháp 1: Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình 54 Người đầu tiên chứng kiến hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư. Sàng lọc, phát hiện nạn nhân bị bạo lực gia đình tại các cơ sở khám, chữa bệnh: Khi người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong quá trình thăm khám, khai thác tiền sử bệnh, thầy thuốc và nhân viên y tế cần hỏi thêm về bạo lực gia đình liên quan đến tình trạng bệnh tật của người bệnh để phát hiện nạn nhân bạo lực gia đình. Thầy thuốc và nhân viên y tế tiến hành sàng lọc về bạo lực gia đình đối với trường hợp người bệnh tai nạn thương tích, tai nạn sinh hoạt; người bệnh có dấu hiệu của bạo lực gia đình; người bệnh là nữ. - Biện pháp 2: Ngăn chặn, bảo vệ kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý. Nếu ở địa phương không giải quyết được trường hợp bạo lực xảy ra, họ có thể gửi trường hợp này lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền cao hơn để giải quyết; giữ bí mật về thân nhân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình. Các cơ sở địa chỉ tin cậy tại cộng đồng trên địa bàn có trách nhiệm tư vấn, giúp đỡ, chăm sóc, hỗ trợ ban đầu và bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình khi nạn nhân tìm đến địa chỉ tin cậy để lánh nạn. Người phụ trách địa chỉ tin cậy sau đó phải báo cáo kịp thời với chính quyền thôn/tổ dân phố (đối với các địa chỉ tin cậy đặt tại hộ gia đình) hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (đối với các địa chỉ tin cậy đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, trung tâm y tế) để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình và giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra. Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ kịp thời gồm: Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình 55 sự đối với người có hành vi bạo lực; cấm người có hành vi bạo lực đến gần nạn nhân (biện pháp cấm tiếp xúc). Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra bạo lực gia đình có thể ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày. Tòa án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình có thể ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng. - Biện pháp 3: Hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình + Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám chữa bệnh: Nạn nhân bạo lực gia đình được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh. Theo mục 1, điều 23, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, khi khám, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, nạn nhân bạo lực gia đình được xác nhận việc khám và điều trị nếu họ có yêu cầu. Chi phí cho việc khám và điều trị đối với nạn nhân bạo lực gia đình do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế. Tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở khám chữa bệnh bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian không quá 1 ngày theo yêu cầu của nạn nhân. Trường hợp đã hết thời hạn tám lánh nhưng nạn nhân bạo lực gia đình vẫn cần được hỗ trợ nơi tạm lánh, tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh. + Tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình: Nạn nhân bạo lực gia đình được tư vấn chăm sóc về sức khỏe, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình. Tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ sở: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng đã tiến hành việc tư vấn phù hợp theo từng trường hợp cụ thể. + Hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác tại địa phương và các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình thực hiện hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình trong trường hợp cần thiết. 56 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2013 đến nay 2.3.1. Tổ chức, triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, quản lý Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đối với công tác giáo dục đời sống gia đình, công tác phòng, chống bạo lực gia đình; đưa công tác giáo dục đời sống gia đình, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương, cơ quan, đơn vị. Lồng ghép, phối hợp, triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đời sống gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình với kế hoạch, nhiệm vụ, đề án, dự án có liên quan đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch và kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục đời sống gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; đồng thời, xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của gia đình. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình các cấp. Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành; phát triển mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở; xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; đánh giá, nhân rộng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình, các câu lạc bộ gia đình, đặc biệt là mô hình, câu lạc bộ về phòng, chống bạo lực gia đình; các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và đường dây nóng hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo lực gia đình [46, tr.2]. 57 - Truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình Hàng năm các cấp, các ngành đều tổ chức các chiến dịch, hoạt động truyền thông để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình dưới nhiều hình thức, cụ thể như [43, tr.3]: Tuyên truyền trực quan: Hàng năm toàn tỉnh đã kẻ vẽ và làm mới khoảng 1.700m 2 pano, áp phích, biển tường, treo 1.500 lượt băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức hàng chục lượt xe tuyên truyền lưu động với những hình ảnh, chủ đề, thông điệp về Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Tháng hành động Quốc gia về Phòng, chống bạo lực gia đình (Tháng 6), Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái (25/11). Thông qua những hoạt động truyền thông cao điểm, người dân trong tỉnh đã nhận thức được tác hại của bạo lực gia đình, giá trị của hạnh phúc gia đình, nâng cao ý thức trách nhiệm xây đắp tổ ấm của mỗi người. Tuyên truyền qua sách báo, tài liệu, hệ thống phát thanh truyền hình: Từ năm 2012 đến nay tỉnh đã cấp phát trên 3.000 cuốn tài liệu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, 2.000 cuốn Hỏi đáp về phòng, chống bạo lực gia đình; biên tập 1.500 đĩa CD tuyên truyền (300 đĩa tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống gia đình, 300 đĩa kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam 28/6; 300 đĩa CD phòng, chống HIV/AIDS, 600 đĩa tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình) phát cho 286 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Mỗi năm có hàng trăm tin bài đăng tải trên các báo Trung ương và địa phương phản ánh về những tấm gương tiêu biểu trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình và nạn bạo hành trong gia đình. Thực hiện gần 100 buổi phát thanh về công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên đài phát thanh tỉnh, huyện, thành phố và được tiếp âm qua hệ thống loa truyền thanh của xã, phường, thị trấn. Phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên mục “Hỏi đáp về phòng, chống bạo lực gia đình”; thực hiện các phóng sự tài liệu biểu dương những cá nhân, gia đình điển hình làm tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình. 58 Tuyên truyền qua các hội thi, hội diễn, các buổi tọa đàm và hoạt động giao lưu: Tỉnh đã phát động sáng tác, dàn dựng và công diễn những vở kịch, những tiểu phẩm sân khấu về chủ đề hạnh phúc gia đình, bữa cơm gia đình nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp của mái ấm gia đình đồng thời phê phán tình trạng bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội, răn đe nhắc nhở, cảnh tỉnh những thành viên mắc lỗi lầm có ý thức sửa đổi hành vi, cùng chung tay xây dựng gia đình hạnh phúc, không có bạo lực. Năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình trên quy mô toàn tỉnh. Thông qua Hội thi nhằm tuyên truyền rộng rãi tới nhân dân về nạn bạo hành trong gia đình, những kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc. - Phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Các cấp, các ngành đặc biệt là ở cơ sở đã xác định và thực hiện công tác quản lý các đối tượng có nguy cơ gây ra bạo lực gia đình như người có tiền sử về hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người nghiện rượu, ma túy, đánh bạc, người chuẩn bị kết hôn. Qua đó, có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, tư vấn thích hợp nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình ngay trong gia đình. Hiện nay, mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên thực hiện hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình được xây dựng ở cơ sở. Các mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được thành lập và nhân rộng tại các địa phương. Đặc biệt, tại Thái Bình hiện nay đang duy trì hoạt động của đường dây nóng 1800 969686 (được thành lập từ Dự án Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi) với mục đích chính nhằm hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực, đặc biệt là phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Từ số liệu do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình cung cấp tại bảng 2.5 cho thấy, trên địa bàn tỉnh Thái Bình tính đến năm 2017 đã có 278 cơ sở tư vấn (giảm 53 cơ sở so với năm 2013); thực hiện hoạt động tư vấn cho 122 người là đối tượng gây bạo lực gia đình và 128 nạn nhân bị bạo lực gia đình (tăng so với năm 2013). Trên thực tế cho thấy, số lượng cơ sở tư vấn tuy giảm nhưng chất lượng của các hoạt động tư vấn được đánh giá cao, đã thu hút được sự tham gia của người dân. 59 Bảng 2.5. Cơ sở tƣ vấn và hoạt động tƣ vấn về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2013 đến năm 2017 Nội dung Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Số cơ sở tư vấn 331 184 274 275 278 Số người gây bạo lực được tư vấn 105 147 154 156 122 Số nạn nhân bị bạo lực gia đình được tư vấn 113 150 136 154 128 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình” Đối với các địa chỉ tin cậy, theo số liệu do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình cung cấp tại bảng 2.6, tính đến năm 2017, toàn tỉnh Thái Bình có 1.475 địa chỉ tin cậy, tăng 805 địa chỉ tin cậy so với năm 2013. Các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được thành lập, đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân và trạm y tế xã, đây là nơi tạm lánh an toàn nhất cho các nạn nhân bạo lực gia đình. Các nạn nhân bị bạo lực gia đình đã tìm đến địa chỉ tin cậy tại địa phương để được hỗ trợ, giúp đỡ; tuy nhiên, số nạn nhân tìm đến địa chỉ tin cậy tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn. Bảng 2.6. Địa chỉ tin cậy và nạn nhân đến địa chỉ tin cậy tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2013 đến năm 2017 Nội dung Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Số địa chỉ tin cậy 670 876 1.062 1.073 1.475 Số nạn nhân đến địa chỉ tin cậy tại cộng đồng 127 84 104 113 114 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình” 60 Đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý, chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình: Trạm y tế xã, phường, thị trấn; các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng thực hiện việc chăm sóc y tế ban đầu, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình; các cơ sở bảo trợ xã hội bố trí chỗ tạm lánh cho nạn nhân bị bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người là nạn nhân bạo lực gia đình, người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình nhưng chưa có việc làm. Tính đến năm 2017, toàn tỉnh Thái Bình có 218 cơ sở khám, chữa bệnh (giảm 51 cơ sở so với năm 2013); đã thực hiện khám, chữa bệnh cho 69 nạn nhân bị bạo lực gia đình (giảm so với năm 2013). Bảng 2.7. Cơ sở khám, chữa bệnh và hoạt động khám, chữa bệnh cho nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2013 đến năm 2017 Nội dung Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Số cơ sở khám, chữa bệnh 269 171 200 200 218 Số nạn nhân bị bạo lực gia đình đến cơ sở khám, chữa bệnh 104 76 91 84 69 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình” Tính đến năm 2017, toàn tỉnh đã có 713 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập ở cơ sở, trong đó có những mô hình hoạt động hiệu quả như mô hình phòng chống bạo lực gia đình của xã Đông Thọ (Thành phố Thái Bình), xã Thụy Dân (Thái Thụy), xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Phụ), xã Hồng Giang (Đông Hưng), xã Quang Bình (Kiến Xương), xã Minh Tân (Hưng Hà) đặc biệt là mô hình của xã Tân Phong (Vũ Thư) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen. Toàn tỉnh có gần 3.000 câu lạc bộ về gia đình, trong đó nổi bật là hoạt động của Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc mà hạt nhân sinh hoạt là những nhóm xung kích phòng, chống bạo lực gia đình. 61 - Can thiệp, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình Chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt các hoạt động can thiệp, xử lý kịp thời các vụ bạo lực gia đình và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định của pháp luật. Chính quyền địa phương tổ chức góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư đối với người gây ra bạo lực gia đình và áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người gây ra bạo lực gia đình tại địa bàn xảy ra vụ việc. Bảng 2.8. Biện pháp xử lý người gây bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2013 đến năm 2017 Năm Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cƣ Áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc Áp dụng các biện pháp giáo dục Tạm giữ, xử phạt hành chính Xử lý hình sự 2013 112 22 43 30 06 2014 125 05 15 07 01 2015 80 53 25 13 02 2016 213 04 33 12 04 2017 135 0 07 03 01 Tổng 665 84 123 65 14 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình” 62 Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình cung cấp tại bảng 2.8, biện pháp xử lý người gây bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2013 đến năm 2017 được áp dụng chủ yếu là biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư (665 vụ) và các biện pháp giáo dục (123 vụ). Các biện pháp như cấm tiếp xúc; tạm giữ, xử phạt hành chính và xử lý hình sự ít được áp dụng hơn. Tổng hợp của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Bình cho thấy, toàn tỉnh hiện có 2.061 tổ hòa giải với 9.469 hòa giải viên là nữ (trong đó 85% là cán bộ hội phụ nữ các xã, phường, thị trấn; 100% các tổ hòa giải đều có hòa giải viên nữ là những cán bộ, hội viên nòng cốt tại các thôn làng, tổ dân phố). Với phương châm: Kịp thời, chủ động, kiên trì, khách quan, công minh, có lý, có tình, phù hợp với chủ trương của đảng, pháp luật của nhà nước, các hòa giải viên đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể hoà giải thành công các vụ mâu thuẫn gia đình, họ tộc, xóm làngtrong đó có nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình góp phần ổn định tình hình chính trị địa phương, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư [20]. Số liệu do Công an tỉnh cung cấp, từ năm 2012 đến 2016, ngành đã phát hiện được 63 vụ, bắt giữ 70 đối tượng phạm pháp hình sự do bạo lực gia đình; tiến hành khởi tố 43 vụ, xử lý hành chính 29 vụ [43,tr12]. - Xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đều khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng, gia đình, người dân tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Đồng thời huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, tổ chức phi chính phủ cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. 2.3.2. Triển khai, thực hiện văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình Thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 17/10/2012 về Phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2012-2016 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các thành viên trong gia đình về phòng, chống 63 bạo lực gia đình và Quyết định 3111/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tỉnh Thái Bình. Qua đó xác định vai trò, vị trí, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện chính sách, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nhằm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững. Ngoài ra, từ năm 2012-2016, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã ban hành gần 200 văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó có những văn bản quan trọng, cụ thể như: Quyết định 501/QĐ-UBND ngày 6/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình cấp tỉnh. Quyết định 1623/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (trong đó có đề cập đến vấn đề bạo lực trên cơ sở giới). Quyết định 3111/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 về phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tỉnh Thái Bình. Quyết định số 2346/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác gia đình (thay thế cho Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình tại quyết đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phong_chong_bao_luc_gia_dinh_tr.pdf
Tài liệu liên quan