Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các biểu bảng
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TẠO
VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN. 7
1.1. Lý luận chung về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. 7
1.1.1. Việc làm và thất nghiệp . 7
1.1.2. Tạo việc làm cho thanh niên. 7
1.1.3. Đặc điểm thanh niên nông thôn (TNNT) và tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn . 9
1.1.4. Vai trò của tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. 100
1.2. Quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn . 122
1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về tạo việc làm. 122
1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước về tạo việc làm cho
thanh niên nông thôn . 133
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn . 155
1.2.4. Nội dung Quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn . 177
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn . 200
1.3.1. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay. 200
105 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
út 25,8% lao
động TNNT có việc làm. Loại hình kinh tế nhà nước giải quyết khá bền vững
việc làm cho người lao động nói chung cũng như đối với lao động thanh niên.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn tại tỉnh Quảng Nam
Từ nội dung của QLNN về tạo việc làm cho TNNT đã xác định ở
chương 1 và tình hình thực tiễn Quảng Nam, trong chương này, luận văn lần
lượt tổng quan việc thực hiện QLNN về tạo việc làm cho TNNT qua các nội
dung sau:
38
2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách, chương
trình tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Các chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là
cơ sở, là công cụ để QLNN hiệu quả. Các chính sách, VBQPPL phù hợp với
thực tiễn, phù hợp với quy luật khách quan sẽ tạo điều kiện thúc đẩy và mở
đường cho sự phát triển. Ngược lại, nếu các chính sách và VBQPPL ban hành
không sát hợp với thực tiễn sẽ làm kìm hãm việc phát triển của một địa
phương hoặc một lĩnh vực. Trong thời gian qua, Nhà nước (trung ương và địa
phương) đã lần lượt ban hành luật và các văn bản có liên quan đến công tác
việc làm và QLNN về tạo việc làm, trong đó có việc làm cho thanh niên.
Quốc hội khóa XIII đã ban hành Bộ Luật lao động vào ngày 28/6/2012;
ban hành Luật Việc làm ngày 16/11/2013. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 1201/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc
làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 về việc sửa đổi, bổ
sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt Đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết
số 14/2011/NQ-HĐND ngày 19/7/2011 Chương trình mục tiêu về việc làm và
dạy nghề tỉnh Quảng Nam giao đoạn 2011-2015; Ủy ban nhân dân (UBND)
tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011
của phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
đến năm 2020; Quyết định số 3942/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 ban hành
Chương trình mục tiêu về việc làm tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015;
Quyết định số 4371/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 Đề án Xuất khẩu lao động
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày
39
14/10/2009 về phê duyệt Đề án tổ chức Sàn giao dịch việc làm tỉnh Quảng
Nam đến năm 2015; Quyết định số 2472/QĐ-UBND ngày 05/8/2011 về ban
hành Chiến lược phát triển thị trường lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2011-2020; Quyết định số 47/2009/QĐ-TTg ngày 22/12/2009 ban hành quy
định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam;
2.2.2. Thông tin về lao động và việc làm cho thanh niên nông thôn
Hoạt động truyền thông được quan tâm để tăng cường công tác thông
tin tuyên truyền về các hoạt động của chương trình. Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam đã tổ chức in ấn phát hành tờ rơi, ký hợp
đồng với các cơ quan truyền thông tổ chức đưa tin, phóng sự về công tác lao
động - việc làm, xuất khẩu lao động. Ký hợp đồng với Đài Phát thanh -
Truyền hình, Báo Quảng Nam để phát sóng, đưa lên mặt báo những nội dung
hoạt động về lao động - việc làm, tuyên truyền chính sách xuất khẩu lao động,
các cơ chế chính sách về dạy nghề, giải quyết việc làm cho TNNT, hỗ trợ giải
quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Làm phóng sự
nêu gương những điển hình tiêu biểu trong xuất khẩu lao động, thoát nghèo
vươn lên làm giàu.
Trong giai đoạn 2011-2015, đã có trên 270 bài viết, bản tin, phóng sự
về công tác dạy, các mô hình dạy nghề hiệu quả, các điển hình trong dạy
nghề, học nghề trên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam, Báo Quảng
Nam, Báo Lao động - Xã hội và trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng
khác. Đã tổ chức in 86.850 tờ rơi phát hành rộng rãi cho lao động nông thôn
trên địa bàn tỉnh; in 12.600 cuốn Cẩm nang về Đề án Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn cung cấp cho các cấp ủy Đảng và Chính quyền, các cơ quan
chức năng và tổ chức hội đoàn thể các cấp nhằm giúp các tổ chức này thuận
lợi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thông tin, tuyên truyền, triển
khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Số lượng cán bộ
40
làm công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm được đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ trong giai đoạn này là hơn 1.200 lượt người
Tuy nhiên, thị trường sức lao động ở tỉnh Quảng Nam mức độ còn
thấp, sự di chuyển lao động địa phương, phần lớn là TNNT những năm qua
diễn ra mạnh chủ yếu theo hướng vào các tỉnh, thành phía Nam. Trong lúc hệ
thống thông tin thị trường lao động địa phương chưa hoàn thiện, giao dịch
việc làm phát triển chưa mạnh, chủ yếu vẫn là hình thức trực tiếp giữa người
lao động và người sử dụng lao động (chiếm trên 80% tổng số giao dịch).
2.2.3. Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương
Quảng Nam đã xác định một trong những giải pháp cơ bản để tạo việc
làm cho lao động nói chung, lao động thanh niên, TNNT nói riêng là đẩy
mạnh triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn; xây dựng cơ chế, chính
sách, môi trường kinh doanh thông thoáng để khuyến khích và thu hút đầu tư
từ các nguồn vốn khác nhau. Một trong những hướng trọng tâm được tỉnh xác
định là tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nhất là trong lĩnh vực cấp phép
kinh doanh, thuế...; nâng cao năng lực, trình độ, cải thiện thái độ phục vụ của
cán bộ chính quyền. Nhờ đó, các chưong trình, dự án của trung ương cũng
như của địa phương, của doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài được triển khai một cách thuận lợi trên địa bàn; góp
phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người dân nói chung,
thanh niên nói riêng.
Có thể kể ra một số chương trình, dự án thu hút nhiều lao động như:
Các chương trình, dự án của trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh; Chương
trình trình xây dựng, phát triển kinh tế, hạ tầng nông thôn miền núi đã thu hút
được nhiều lao động là thanh niên có việc làm trong lúc nông nhàn, nâng cao
tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn; Các chương trình xây dụng các
khu công nghiệp, dịch vụ, thu hút được lao động tại địa phương có việc làm
41
ổn định lâu dài như Công ty ThaCo – Trường Hải, các doanh nghiệp tại Khu
kinh tế mở Chu Lai, Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Khu công
nghiệp Tam Thăng...
Dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm tiếp tục đóng
vai trò quan trọng hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động. Giai đoạn 2011-
2015, Chương trình mục tiêu việc làm và dạy nghề đã bố trí kinh phí 29.500
triệu đồng (trong đó Ngân sách Trung ương bổ sung là 8.500 triệu đồng ngân
sách địa phương bổ sung, huy động của Chi nhánh ngân hàng Chính sách tỉnh
Quảng Nam 21.000 triệu đồng) cho hoạt động vay vốn tạo việc làm. Qua 5
năm, doanh số cho vay của 2 chương trình là: 176.323 triệu đồng với: 8.415
dự án, giải quyết việc làm cho hơn 11.106 thanh niên nông thôn (trong đó có
314 thanh niên vay đi làm việc có có thời hạn ở nước ngoài). Nhờ thực hiện
có hiệu quả, chương trình đã góp phần quan trọng trong thực hiện chỉ tiêu kế
hoạch về tạo việc làm, có tác động làm thay đổi nhận thức về việc làm cho
chính thanh niên nông thôn.
Để tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người dân tộc thiểu số có
việc làm ổn định, tỉnh Quảng Nam yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã trên
địa bàn tỉnh phải có cơ chế, cách thức tuyển dụng phù hợp với lao động tại
chỗ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Quảng Nam đã có những
chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các cấp,
ngành, người sử dụng lao động và người lao động. Điều kiện, môi trường làm
việc của người lao động ngày càng được cải thiện, số vụ tai nạn lao động
ngày càng giảm, đặc biệt là những tai nạn lao động nghiêm trọng. Người lao
động ngày càng được quan tâm tới sức khoẻ, được trang bị đầy đủ phương
tiện bảo vệ cá nhân.
42
Bảng 2.6: Thanh niên nông thôn được tạo việc làm
tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Loại hình doanh nghiệp
Số
Lƣợng
Lao động TN
(người)
DN sản xuất, lắp ráp ô tô 1 4570
Doanh nghiệp xây dựng cơ bản 312 5616
DN SX vật liệu xây dựng 148 4440
DN khai thác thủy nông, khoáng sản 12 180
Doanh nghiệp cơ khí 86 602
Doanh nghiệp vận tải đường bộ 92 828
DN SX hàng tiểu thủ CN 124 2232
DN KD thương mại tổng hợp 427 3843
DN KD máy ngư cụ, động cơ 44 440
DN kinh doanh xăng dầu 143 1716
DN khai thác, chế biến lâm sản 18 2214
DN nuôi trồng, chế biến thuỷ sản 23 1955
DN chế biến nông sản 25 750
Tổng 1.454 29.386
Nguồn: Sở Công thương tỉnh Quảng Nam năm 2015
2.2.4. Tổ chức đào tạo các ngành nghề, định hướng nghề cho thanh niên
nông thôn
Tổng số TNNT tham gia các khóa đào tạo nghề giai đoạn 2008-2015 là
265.546 lượt; trong đó: cao đẳng nghề: 3.632 người, trung cấp nghề: 15.589
người, sơ cấp nghề: 111.222 lượt người và dạy nghề dưới 3 tháng: 135.103
lượt người. Giai đoạn 2011-2015 là 166.916 lượt TNNT; trong đó: cao đẳng
nghề: 2.241 người, trung cấp nghề: 8.871 người, sơ cấp nghề: 64.962 lượt
người và dạy nghề dưới 3 tháng: 90.842 lượt người.
43
Mạng lưới các cơ sở dạy nghề đã phát triển cả về số lượng và chất
lượng, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Đến nay, toàn tỉnh
có 47 cơ sở dạy nghề, trong đó có 02 trường cao đẳng nghề, 05 trường trung
cấp nghề, 24 trung tâm dạy nghề và 16 cơ sở giáo dục, doanh nghiệp có tham
gia dạy nghề ở các cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề
và dạy nghề dưới 03 tháng..
Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh phù hợp với
cơ cấu kinh tế của tỉnh; đã mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới mà thị
trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc xây dựng, phát triển
nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động.
Hiện nay có 4 cơ sở dạy nghề trọng điểm của tỉnh được ngân sách đầu
tư tập trung, gồm: Trường Cao đẳng nghề Quảng Nam, Trường Trung cấp
nghề Bắc Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam, Trường
Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc – Miền núi Quảng Nam. Theo đó, nhiều
hạng mục công trình mới được đầu tư xây dựng (xưởng thực hành, nhà học lý
thuyết, ký túc xá, ...), nhiều thiết bị dạy nghề đồng bộ, tiên tiến được đầu tư
mua sắm, như thiết bị của các nghề: cơ khí (cắt gọt kim loại, hàn, gò, công
nghệ ô tô), điện (điện công nghiệp, điện dân dụng, điện lạnh), may và thiết kế
thời trang; nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn, mộc (mộc dân dụng, mộc công
nghiệp, mộc mỹ nghệ); kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính.
- Đã thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham
gia dạy nghề. Hiện nay, toàn tỉnh có 17 cơ sở dạy nghề thuộc loại hình tư
thục, trong đó có 01 trường cao đẳng nghề, 01 trường trung cấp nghề, 02
trường cao đẳng có tham gia dạy nghề, 07 trung tâm dạy nghề và 06 cơ sở dạy
nghề là doanh nghiệp.
44
2.2.5. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý công
tác tạo việc làm
Từ ngân sách 2011-2015, ngân sách đã bố trí kinh phí là 7.399 triệu
đồng (trong đó ngân sách Trung ương là 6.506 triệu đồng) để nâng cao năng
lực Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam; bao gồm các hoạt động mua
sắm máy móc trang thiết bị, phần mềm, cải tạo Sàn giao dịch việc làm, đào
tạo cán bộ phục vụ các hoạt động của Sàn giao dịch việc làm và xây dựng văn
phòng Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam tại thị trấn Vĩnh Điện, thị xã
Điện Bàn. Đầu tư nâng cấp cơ sở 2 của Trung tâm tại thôn 5 xã Hương An,
huyện Quế Sơn. Giai đoạn 2011-2015, nguồn kinh phí thực hiện đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn cho giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề là: 715 triệu đồng
(trong đó, kinh phí trung ương phân bổ: 480 triệu đồng và từ các nguồn kinh
phí khác: 235 triệu đồng); đã tổ chức đào tạo, 02 lớp bồi dưỡng kỹ năng dạy
tích hợp cho 72 giáo viên, cán bộ quản lý, 01 lớp kỹ năng xây dựng chương
trình cho 30 giáo viên, cán bộ quản lý, 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
dạy nghề cho 65 lượt giáo viên, cán bộ quản lý, tổ chức 01 lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ tự kiểm định chất lượng dạy nghề cho 44 giáo viên, cán bộ quản lý
và 01 lớp tập huấn triển khai Luật giáo dục nghề nghiệp cho hơn 150 giáo
viên, cán bộ quản lý từ nguồn kinh phí của trung ương.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam đã tổ chức được 106 phiên
giao dịch việc làm, với 2.537 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng.
Qua 5 năm Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho
47.416 lượt TNNT, có 9.175 lao động được tuyển dụng thông qua Trung tâm
dịch vụ việc làm, 2.210 lao động tham gia học nghề.
Trung tâm Dạy nghề thanh niên tỉnh đã chú trọng công tác dạy nghề
cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù. Đối tượng này chủ yếu trong
45
độ tuổi thanh niên. Trong năm 2015 đã phối hợp với Ban Giám thị Trại giam
An Điềm (Tổng cục VIII-Bộ Công an), Ban Giám thị Trại tạm giam Công an
tỉnh Quảng Nam tổ chức các phiên tư vấn, định hướng nghề nghiệp việc làm
cho hơn 400 phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù;
Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề của tỉnh là 1.284 người,
trong đó, tổng số giáo viên dạy nghề là 826 người. Số giáo viên dạy nghề đạt
chuẩn hiện nay chiếm 87,6%, trong đó có 186 giáo viên có trình độ sau đại
học (chiếm 22,5 %). Hàng năm, các khoá tập huấn nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ làm công tác lao động - việc làm cấp huyện, cấp xã thường xuyên
được tổ chức. Qua các hoạt động này đã góp phần nâng cao năng lực thực
hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ các cấp trong thực hiện công tác. Bên cạnh
đó, các hoạt động chuyên môn, hội giảng, hội thi các cấp cũng được duy trì và
phát huy hiệu quả góp phần nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo
viên dạy nghề.
Giai đoạn 2011-2015, Tỉnh Quảng Nam đã tổ chức biên soạn, phê
duyệt 35 bộ chương trình sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng với tổng kinh
phí là 1.290 triệu (kinh phí trung ương); đã tổ chức 05 lớp bồi dưỡng kỹ năng
dạy học cho 245 người là kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề
cao, nông dân sản xuất giỏi,.. để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 55 giáo viên, 01 lớp
kỹ năng xây dựng chương trình sơ cấp cho 21 giáo viên với tổng kinh phí là
410 triệu đồng (kinh phí trung ương).
Thực hiện Thông tư số 25/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2009 của Bộ LĐ-
TB&XH hướng dẫn thu thập thông tin thị trường lao động, từ năm 2010 đến
nay, hoạt động điều tra cung - cầu lao động đã được tổ chức hàng năm trên
địa bàn tỉnh. Hiện nay, đã hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ về cung
- cầu lao động phục vụ nhu cầu quản lý, xây dựng chương trình, chính sách về
46
lao động, việc làm của tỉnh. Phục vụ việc xây dựng kế hoạch hàng năm, 5
năm về lao động - việc làm, nghiên cứu hình thành các chính sách giải quyết
việc làm, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới cũng như xây
dựng, đánh giá các chính sách về kinh tế - xã hội khác.
2.2.6. Phối hợp công tác giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức,
doanh nghiệp trong giải quyết việc làm, hợp tác quốc tế về việc làm
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia trong khu vực và thế
giới, tìm kiếm những thị trường lao động tiềm năng, đây là một trong những
hình thức tạo việc làm cho thanh niên thông qua xuất khẩu lao động. Giai
đoạn 2010 - 2015, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các doanh nghiệp ngoài
tỉnh đã phối hợp cùng với chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa
bàn tỉnh xuất khẩu được 846 lao động hợp tác lao động có thời hạn ở nước
ngoài, trong đó có 712 thanh niên. Xuất khẩu lao động bước đầu được chú
trọng cả về phía chính quyền và bản thân người lao động; thị trường xuất
khẩu lao động được mở rộng hơn, chú ý nhiều hơn đến những thị trường ổn
định, có thu nhập cao như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia. Các
doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi xuất khẩu có năng lực đã tạo thuận lợi
trong quá trình tư vấn, định hướng cũng như bảo lãnh hợp đồng cho thanh
niên xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên, công tác xuất khẩu lao động của tỉnh vẫn chưa được đầu
tư đúng mức, chất lượng lao động còn hạn chế chủ yếu là lao động phổ
thông, nhiều lao động chưa được đào tạo đầy đủ khi đi làm việc tại nước
ngoài, kỷ luật lao động còn thấp. Thêm vào đó, khi các doanh nghiệp tham
gia tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh, giao nhiệm vụ cho cán bộ của
mình đảm trách công việc tuyển chọn, tuy nhiên, công tác quản lý cán bộ
vẫn còn nhiều hạn chế, nơi lỏng, dẫn đến tiêu cực mất lòng tin đối với
người dân. Các cơ quan QLNN ở các ngành, các cấp trong địa phương làm
47
chưa tốt công tác kiểm tra, giám sát, các cơ chế, chính sách được ban hành
cũng chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho người lao động và doanh
nghiệp xuất khẩu lao động.
Tỉnh đã thu hút được một số tổ chức quốc tế đầu tư cho công tác dạy
nghề như: dự án đầu tư Khu nhà ở cho chuyên gia và sinh viên nghề hàn
của Trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam do Đại sứ quán Nhật Bản tại
Việt Nam hỗ trợ; dự án hỗ trợ thiết bị dạy nghề của Tổ chức VietKid
(Đức), dự án liên kết đào tạo kỹ thuật viên nghề hàn chất lượng cao với
Công ty Thương mại Toàn Cầu (Nhật Bản) và Trung tâm giao lưu kỹ thuật
hàn Nhật - Việt, dự án hợp tác với Tổ chức Plan International in VietNam
về hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn (các dự án
này được triển khai tại Trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam), dự án hỗ
trợ thanh niên học nghề lập nghiệp của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO),
dự án hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tật của Tổ chức Quan tâm Thế
giới, dự án hỗ trợ dạy nghề cho thanh niên nông thôn của Tổ chức nông
nghiệp Pháp.
Đoàn TNCS ồ Chí Minh tỉnh đã phát huy vai trò thông qua hoạt động
thông tin về lao động, việc làm và tạo việc làm cho TNNT, cụ thể như sau:
* Hoạt động dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho TNNT: Thực
hiện phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” xem đây
nhiệm vụ chủ yếu trong công tác tập hợp, đoàn kết, bồi dưỡng thanh niên;
trên cơ sở chương trình công tác hàng năm, Tỉnh đoàn Quảng Nam đã phối
hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh tổ chức 09 sàn giao dịch việc
làm/01 năm, tại sàn giao dịch việc làm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển
lao động trực tiếp giới thiệu, phỏng vấn, tuyển dụng lao động. Cùng với đó
hai bên đã phối hợp tổ chức các điểm tư vấn, giới thiệu việc làm tại huyện,
thị, thành phố.
48
Bảng 2.7: Số lượng TNNT được tư vấn, giới thiệu việc làm
Đơn vị tính: Người
Năm
Tổng số
2010 2011 2012 2013 2014 2015
312.717 45.044 46.576 48.864 54.605 56.116 61.512
Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam
Từ năm 2010-2015, Tỉnh đoàn Quảng Nam phối hợp với Trung tâm
Dịch vụ việc làm tỉnh, các doanh nghiệp, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm
cho 312.717 TNNT các địa phương trong tỉnh. Đây là môi trường cần thiết
cho hai bên cung - cầu lao động trực tiếp gặp gỡ, thông tin cho nhau nhu cầu
của mỗi bên doanh nghiệp cũng như người lao động.
Hiện nay, toàn tỉnh có 53 trường THPT, 06 Trung tâm giáo dục thường
xuyên. Gắn với nhiệm vụ năm học, Đoàn Thanh niên các trường đã chủ trì tổ
chức hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 thông qua chương
trình học ngoại khóa, tạo điều kiện cho thanh niên học sinh có kiến thức về
nghề nghiệp để định hướng cho mình nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản
thân và điều kiện gia đình trước, trong và sau khi các em tốt nghiệp ngành
nghề được đào tạo.
Bảng 2.6: Số học sinh T PT ở nông thôn được định hướng nghề nghiệp
Đơn vị tính: Người
Năm
Tổng số
2010 2011 2012 2013 2014 2015
131.812 19889 19947 20374 22727 23310 25565
Nguồn: Cơ quan Tỉnh đoàn Quảng Nam
Giai đoạn 2010-2015, Đoàn Thanh niên các trường THPT, Trung tâm
giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tư vấn định hướng nghề
nghiệp cho 131.812 thanh niên học sinh khối THPT.
49
* Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho TNNT: Các cấp bộ Đoàn trên địa
bàn toàn tỉnh đã thực hiện bước đầu đã có nhiều chuyển biến tích cực, chủ
động tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ TNNT tạo việc làm. Đào tạo nghề theo
nhu cầu, hỗ trợ vốn, vật tư, cây con giống cho các hộ TNNT; thông qua
khuyến nông, khuyến công đã tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, các gia
trại, trang trại do thanh niên làm chủ phát triển.
Hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng lao động của Trung tâm Dạy
nghề thanh niên hiện nay gặp thuận lợi do tình hình kinh tế xã hội phát triển
khá ổn định; nhiều doanh nghiệp trước đây do gặp nhiều biến động về thị
trường đã thu h p sản xuất nay làm ăn có lãi, tiếp tục mở rộng quy mô sản
xuất. Việc làm tại các khu, cụm công nghiệp bước đầu thu hút thêm lao động
và có chiều hướng ngày càng tăng. trong năm đã có nhiều doanh nghiệp tìm
đến Trung tâm để đặt hàng, chủ yếu là các nghề: Xây dựng, đan mây tre, may
công nghiệp. Trung tâm đã phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm,
phối hợp với 18 Văn phòng Tư vấn giới thiệu việc làm thanh niên để tuyển
dụng lao động và thông báo tổ chức tuyển dụng ngay tại Trung tâm. Trong
năm 2015, đã giới thiệu việc làm cho 1.769 TNNT (803 nữ); qua theo dõi
đến nay có 1.239 bạn trẻ vẫn đang làm việc tại các tổ sản xuất, các doanh
nghiệp và có thu nhập ổn định.
2.2.7. Kiểm tra, thanh tra quá trình tổ chức thực hiện, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm
Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam
phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các đoàn kiểm tra, giám
sát và trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện các dự án, hoạt động thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề tại các huyện, thị xã,
thành phố và tổ chức các hội nghị, hội thảo theo chuyên đề để nhằm đánh giá,
trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai
50
thực hiện chương trình theo đúng mục tiêu đề ra. Tại các địa phương, trên cơ
sở hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương đã
tự tổ chức giám sát, đánh giá, gửi báo cáo đánh giá, giám sát để tổng hợp, kịp
thời phát hiện, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện
các hoạt động, dự án tại địa phương, đồng thời chỉ đạo cấp xã, phường thực
hiện đúng mục tiêu đã được phê duyệt.
2.3. Kết quả khảo sát tình hình việc làm của thanh niên nông thôn
2.3.1. Phương pháp khảo sát
Để có thêm tư liệu sát thực về công tác tạo việc làm cho TNNT trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam, tác giả Luận văn đã tiến hành khảo sát bằng hình thức
Phiếu khảo sát (mẫu Phiếu khảo sát trong phần Phụ lục số 1) tại 02 xã Bình
Tú và Bình Giang thuộc huyện Thăng Bình (đại diện cho khu vực đồng bằng),
02 xã Quế Thọ và Quế Bình thuộc huyện Hiệp Đức (đại diện cho khu vực
miền núi) và khảo sát tại Trung tâm Dạy nghề thanh niên Quảng Nam. Tổng
cộng thu về được 182 phiếu.
Với mỗi đối tượng phỏng vấn, tác giả Luận văn đều gặp gỡ, trao đổi, giải
thích mục đích, ý nghĩa của cuộc khảo sát; hướng dẫn, giải thích những phần mà
đối tượng khảo sát còn chưa hiểu rõ; đồng thời phát Phiếu Khảo sát để các đối
tượng khảo sát tự điền phiếu. Đối tượng khảo sát là thanh niên 4 xã mà ở đó nông
- lâm nghiệp là ngành nghề chính. Riêng ở Trung tâm Dạy nghề thanh niên, đối
tượng điền Phiếu Khảo sát là học viên các lớp dạy nghề ngắn hạn, họ là thanh niên
đến từ các vùng nông thôn trong tỉnh. Với số lượng phiếu và địa bàn khảo sát như
vậy, học viên nghĩ rằng kết quả khảo sát sẽ tương đối mang tính đại diện cho tình
hình việc làm và công tác tạo việc làm của TNNT tỉnh Quảng Nam.
2.3.2. Một số nhận xét từ kết quả khảo sát
Qua xử lý các Phiếu Khảo sát, kết quả thu đã được tập hợp hệ thống
thành Bảng tổng hợp kết quả khảo sát tình hình việc làm của TNNT tỉnh
51
Quảng Nam (xem Phụ lục số 2). Qua kết quả khảo sát, có thể rút ra một số
nhận xét sau:
- Về tình trạng việc làm hiện nay, có tới 113/182 người trả lời là không
có việc làm ổn định, chiếm tỉ lệ cao 62,09%. Diều này không có nghĩa là họ
không có việc làm, bởi qua thực tế đối tượng khảo sát là TNNT, theo họ, việc
làm ổn định là công việc trong cơ quan, xí nghiệp, có lương, thu nhập ổn
định. Còn công việc nhà nông thu nhập bấp bênh, phụ thuộc vào quá nhiều
yếu tố, thu nhập không ổn định và tương đối thấp.
- Về trình độ chuyên môn, 67,58% số người được hỏi trả lời chưa được
đào tạo về bất kỳ chuyên môn, nghiệp vụ nào, ngoài một số kỹ năng làm
nông, lâm nghiệp mà họ học được từ ông, bà, bố, m hay những người xung
quanh. Có thể nói, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của TNNT quá
thấp và đây là một trong những khó khăn trong công tác tạo việc làm cho họ.
- Về thu nhập, chỉ có 35/182 (19,23%) trả lời là có thu nhập đủ để tự
trang trải cho bản t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_tao_viec_lam_cho_thanh_nien_non.pdf