MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do lựa chọn đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. . 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 5
6. Dự kiến đóng góp của đề tài. . 5
7. Kết cấu của Luận văn. 5
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ
THI ĐUA, KHEN THưỞNG. 7
1.1. Thi đua, khen thưởng . 7
1.2. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. 13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng36
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ THI ĐUA
KHEN THưỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG. 39
2.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển công tác thi đua, khen
thưởng ở nước ta qua các thời kỳ. 39
2.2. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Đắk Nông. 46
2.3. Hoạt động thi đua, khen thưởng của tỉnh Đắk Nông . 48
2.4. Tác động tích cực của phong trào thi đua đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm qua. 53
2.5. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, Khen thưởng ở
Đắk Nông . 56
2.6. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với thi đua khen thưởng ở
tỉnh Đắk Nông . 72
125 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp, hoạt động công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Đắk Nông
luôn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và tình hình thực
tiễn địa phương, đơn vị để phát động phong trào thi đua; đã cụ thể hoá
những chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số
39-CT/TW ngày 21/5/2004, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ
Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 725/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về phát động phong trào thi đua thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch 5 năm 2011- 2015; Chỉ
thị số 35/CT-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy
mạnh phong trào thi đua yêu nước chào mừng đại hội Đảng các cấp, tiến
tới Đại hội Đảng lần thứ XII, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ
IX và các ngày lễ lớn trong năm 2015.
Công tác tham mưu xây dựng các văn bản về lãnh đạo, chỉ đạo phong
trào thi đua và công tác khen thưởng đã có bước đổi mới. Tỉnh ủy, Ủy ban
nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã ban hành nhiều chỉ
thị, văn bản chỉ đạo, chính sách về thi đua, khen thưởng gắn với triển khai
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an
ninh gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, góp phần động viên, khích lệ, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong
các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, phong trào thi đua yêu nước của tỉnh ngày
càng phát triển sâu rộng, thiết thực, hiệu quả, có sức lan toả lớn.
Hưởng ứng các phong trào thi đua do Chính phủ, bộ, ngành, đoàn thể
trung ương phát động, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều phong trào thi đua thiết
thực, sâu rộng trong toàn tỉnh, bao quát được trong toàn bộ lĩnh vực đời sống
xã hội, một số phong trào lớn như: Hàng năm phát động phong trào thi đua
49
“thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh”;
Phong trào thi đua “Đắk Nông chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2017 - 2020”; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Phong
trào thi đua " Doanh nghiệp Đắk Nông hội nhập và phát triển”; Phong trào thi
đua "Đắk Nông chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau";
Phong trào thi đua "Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông giai đoạn 2017 - 2020" ; phong trào "Thi đua lập thành tích chào
mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội"; phong trào thi đua
“Hướng về biển đảo quê hương"; phát động cuộc thi viết về “Gương người tốt,
việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc”.
Bên cạnh việc hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua tiêu biểu do
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, các bộ, ngành Trung ương phát động, tỉnh
Đắk Nông đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua trên các lĩnh vực đời
sống xã hội, các phong trào thi đua lan tỏa rộng rãi từng đơn vị, địa phương,
thu hút đông đảo quần chúng tham gia, tiêu biểu như: Phong trào "50 gương
người tốt, 100 gương người tốt điển hình tiêu biểu" của Đảng uỷ khối các cơ
quan tỉnh; phong trào "cải cách hành chính" của Sở Nội vụ; phong trào thi đua
"Giữ vững kỷ cương - Tăng cường trách nhiệm - Chủ động, sáng tạo - Đoàn
kết, hợp tác" của Thanh tra tỉnh; các phong trào thi đua "Đoàn kết, sáng tạo,
lập công dâng Đảng", "Tiếp bước chiến sĩ Điện Biên, tiến lên giành 3 nhất",
"Phất cao Cờ hồng tháng Tám", "Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ" của Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh; phong trào "Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ
nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm" của UBMTTQVN tỉnh; phong trào thi đua
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, "Thi đua dạy tốt, học
tốt” của Sở Giáo dục và Đào tạo; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
phát động phong trào với khẩu hiệu "Cán bộ văn phòng chủ động, sáng tạo,
đoàn kết, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đáp ứng các yêu cầu đổi
50
mới cơ quan, phục vụ nhân dân, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh";
Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Đắk Nông phát động phong trào với chủ đề
"Đồng lòng, chung sức, quyết tâm phấn đấu vượt khó hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ chính trị được giao"; Sở Giao thông vận tải phát động phong trào
"Xây dựng người cán bộ, công chức trung thành, gương mẫu, tận tụy, sáng
tạo"; Sở Công thương phát động phong trào chuyên đề với chủ đề "An toàn
thực phẩm thức ăn đường phố" đã góp phần lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt
động sản xuất kinh doanh; Sở Tư pháp phát động phong trào "Toàn ngành Tư
pháp đồng thuận, vượt khó, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao"
... Các phong trào thi đua đã tạo nên bức tranh phong phú, sôi động về phong
trào thi đua yêu nước, tạo động lực, khí thế thi đua sôi nổi, lôi cuốn đông đảo
các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, phấn đấu hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, tỉnh Đắk Nông có 2 cụm, 15 khối thi đua các đơn vị thuộc
tỉnh; 48 cụm, khối thi đua các đơn vị thuộc huyện; 59 khối thi đua các đơn vị
thuộc các Sở, ngành và tương đương. Việc phân chia cụm, khối thi đua phù
hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan,
đơn vị trong cụm, khối thi đua; đồng thời đã phân công thành viên Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng tỉnh theo dõi hoạt động từng cụm, khối thi đua. Các
cụm, khối thi đua hoạt động tích cực, có nhiều đổi mới, bám sát quy chế và
hướng dẫn của Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh nên chất lượng sinh hoạt
ngày càng được nâng cao. Mỗi cụm, khối đều xây dựng tiêu chí chấm điểm
thi đua cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho việc suy tôn, khen thưởng, đảm bảo sát
đúng; đồng thời, tổ chức ký kết giao ước thi đua, phát động phong trào thi
đua, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, trao đổi kinh
nghiệm, cách làm hay, sáng tạo của các đơn vị,... qua đó, đã gắn kết các đơn
vị trong cụm, khối và tạo điều kiện giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
51
Công tác xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến: Nhận
thức rõ công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng các nhân tố
mới, điển hình tiên tiến là nội dung quan trọng trong tổ chức phong trào thi
đua yêu nước, là nhiệm vụ trọng tâm và phương thức quan trọng nhằm cổ
động, tuyên dương kịp thời các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thi đua thực
hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước. UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức tốt các
phong trào thi đua, để từ đó phát hiện, bồi dưỡng và nhân các điển hình tiên
tiến, nhân tố mới, gương “người tốt, việc tốt” ở từng ngành, lĩnh vực trở thành
hạt nhân gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước của ngành,
đơn vị, địa phương. Để công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình
tiên tiến của tỉnh phát huy hiệu quả, tạo động lực mạnh mẽ trong các phong
trào thi đua yêu nước. UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết về
"gương người tốt, việc tốt" tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011-2015. Cuộc thi đến
nay cơ bản đã kết thúc, Ban Tổ chức đã công nhận và khen thưởng 13 tác
phẩm chất lượng nhất. Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn chỉ đạo các cơ quan
thông tin đại chúng tích cực phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh,
các đơn vị có liên quan để tuyên truyền, nêu gương, nhân rộng điển hình tiên
tiến, gương “người tốt, việc tốt” ở các đơn vị, địa phương, trên các ngành,
lĩnh vực cho các tập thể, cá nhân trong toàn tỉnh học tập, làm theo. Ban
TĐKT tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh đẩy mạnh phong trào thi đua
yêu nước, tuyên truyền, phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến của tỉnh
giai đoạn 2014-2018; phối hợp với Đài PTTH tỉnh ký kết chương trình phối
hợp tuyên truyền và đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào thi đua yêu
nước và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương, việc tốt.
Công tác khen thưởng của tỉnh trong những năm qua được thực hiện
kịp thời, đảm bảo các tiêu chuẩn, chặt chẽ, đảm bảo tính dân chủ, công khai,
52
công bằng, đúng người, đúng thành tích. Quan tâm chỉ đạo thực hiện chủ
trương chuyển trọng tâm công tác thi đua, khen thưởng về cơ sở, chú trọng
khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân; người lao động trực tiếp sản
xuất, kinh doanh; cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; dân quân, tự vệ, công
an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; quan tâm
khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng dân tộc thiểu
số. Để kịp thời động viên, khuyến khích, ghi nhận những thành tích của các
tập thể, cá nhân đã đạt được trong các phong trào thi đua, từ năm 2011 đến
năm 2016 tỉnh Đắk Nông đã chủ động khen thưởng và trình cấp trên khen
thưởng với kết quả như sau:
- Khen thưởng cấp tỉnh: Cờ thi đua của UBND tỉnh cho 158 tập thể;
Tập thể lao động xuất sắc cho 959 tập thể; Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cho 639
cá nhân, trong đó 133 cá nhân trực tiếp lao động, sản xuất, công tác; Bằng
khen của Chủ tịch UBND tỉnh: 6617 trong đó 4762 cá nhân, khen theo thành
tích, công trạng 1774, khen thưởng đột xuất, chuyên đề 4828, khen thưởng
cho người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác 1311.
- Khen thưởng cấp Trung ương:
Khen thưởng thường xuyên: Huân chương độc Lập hạng nhì: 01 tập
thể; Huân chương lao động hạng Nhì: 16 tập thể, cá nhân; Huân chương lao
động hạng Ba: 68 tập thể và cá nhân; Cờ thi đua của Chính phủ: 23 tập thể;
Chiến sỹ thi đua toàn quốc: 13 cá nhân; Bằng khen của Thủ tướng: 143 tập
thể, cá nhân. Phong tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Mẹ Việt Nam anh
hùng": 16 mẹ.
Khen thưởng kháng chiến: Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng
hạng Nhất: 02 cá nhân; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất: 09
cá nhân; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì: 159 cá nhân; Huân
chương kháng chiến chống Mỹ hạng Ba: 104 cá nhân; Huy chương kháng
53
chiến chống Mỹ hạng Nhất: 143 cá nhân; Huy chương kháng chiến chống Mỹ
hạng Nhì: 119 cá nhân; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 11 cá nhân.
Phong trào thi đua và công tác bình xét thi đua, khen thưởng trong thời
gian qua của tỉnh có nhiều đổi mới đã làm cho phong trào thi đua yêu nước
ngày càng sôi nổi, thiết thực và rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực. Thi đua và
khen thưởng đã có sự gắn kết chặt chẽ hơn, góp phần to lớn vào việc thực
hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh của tỉnh.
2.4. Tác động tích cực của phong trào thi đua đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm qua
Nhờ tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, nên trong giai đoạn
2011 - 2015, tỉnh đã huy động được nhiều nguồn lực, tạo được sức mạnh tổng
hợp và đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực:
2.4.1. Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, hạ tầng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,62%, trong đó: Nông nghiệp đạt
9,3%; công nghiệp, xây dựng đạt 16,83%; dịch vụ đạt 14,98%. GRDP bình
quân đầu người đạt 36,48 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 55,68 tỷ
đồng, tăng 17,3%. Tổng thu ngân sách tăng 10,3%. Kim ngạch xuất khẩu đạt
700 triệu USD, tăng 22,87%. Đảm bảo nguồn nước cho 68% diện tích cây
trồng có nhu cầu tưới. Nhựa hóa 100% đường tuyến tỉnh, 80% đường tuyến
huyện, 100% bon, buôn có từ 1-2 km đường nhựa. 99,5% thôn, bon, buôn có
lưới điện quốc gia, 95% số hộ được sử dụng điện.
2.4.2. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, khoa học và công nghệ
Tỷ lệ dân số tự nhiên là 1,3%; tỷ lệ tăng dân số bình quân hằng năm là
2,52%; dân số trung bình của tỉnh là 578 nghìn người. Đào tạo nghề cho
24.020 người; giải quyết việc làm cho 88.620 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo bình
quân giảm mỗi năm là 3,1% trên tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Tỷ lệ trẻ em
54
dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 21%; dân số dủng nước hợp vệ sinh 97%; có
15,1 giường bệnh và 7,3 bác sỹ/1 vạn dân. 100% xã, phường, thị trấn đạt
chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi; mỗi năm có 7/7 trường
đạt chuẩn quốc gia. 75% gia đình; 60% thôn, buôn; 85% cơ quan, đơn vị;
16% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa.
2.4.3. Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nội chính
Đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, giữ vững ổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra biểu tình, bạo loạn, vượt
biên, xâm nhập biên giới trái phép, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây
dựng thế trận quốc phòng an ninh và thế trận lòng dân vững chắc. Công tác
tuyên truyền giáo dục pháp luật được chú trọng, hoạt động của các cơ quan tư
pháp từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng. Công tác phòng chống tham
nhũng, lãng phí có chuyển biến tích cực. Kịp thời sửa đổi bổ sung quy chế, lề
lối làm việc trong cả hệ thống chính trị.
2.4.4. Trên lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế
Thực hiện ký kết hợp tác toàn diện với tỉnh Mondulkiri, vương quốc
Camphuchia. Hình thành khá rõ nét các kênh ngoại giao của chính quyền, lực
lượng vũ trang, nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội giữa hai tỉnh. Thực
hiện chủ trương hội nhập quốc tế, đã thu hút thêm 8 dự án ODA với tổng số
vốn là 2.608 tỷ đồng, 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 20 triệu USD.
2.4.5. Trên lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
- Công tác xây dựng Đảng
Công tác chính trị, tư tưởng được coi trọng và tăng cường, từng bước
được đổi mới về nội dung, hình thức, dần di vào chiều sâu. Đã tập trung chỉ
đạo, tổ chức thực hiện chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về "Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Công tác tổ chức
xây dựng đảng được quan tâm đúng mức, đồng bộ, liên tục đạt nhiều kết quả
55
tích cực. Số lượng, chất lượng tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên được
nâng lên, có77,2% tổ chức cơ sở Đảng có phát triển đảng viên; 95,3% chi bộ
trực thuộc Đảng bộ xã, phường, trị trấn cso kết nạp đảng viên; 99,1% thôn,
buôn, bon có chi bộ là đảng viên tại chỗ; hằng năm có 58,06% số tổ chức cơ
sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh.
- Công tác xây dựng chính quyền
Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng được
nâng lên, cơ quan hành chính nhà nước đã được củng cố, toàn diện. Các Nghị
quyết của HĐND ban hành đã cụt thể hóa các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong tình hình thực tế ở địa
phương. Công tác cải cách hành chính đã góp phần cải thiện mối quan hệ giữa
cơ quan hành chính và nhân dân, nhất là ở cơ sở. Chỉ số cải cách hành chính
của tỉnh từ vị trí 45/63 năm 2012 lên vị trí 36/63 năm 2014.
- Hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể
Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng được tăng cường, dân chủ
được phát huy, tập hợp, đoàn kết rộng rãi và động viên được các tầng lớp
nhân dân tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động,
các hoạt động xã hội, mỡ rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân
dân, tăng cường đoàn kết quốc tế. Mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức
thành viên đã có nhiều đổi mới trong công tác tập hợp, đoàn kết nhân dân,
bám sát cơ sở, phát huy tốt vai trò của các cá nhân tiêu biểu, người có uy tín
trong các dân tộc, tôn giáo, tri thức, doanh nhân.
Có thể khẳng định rằng, có được kết quả cao trên tất cả các lĩnh vực
trên thì công tác thi đua, khen thưởng đã đóng một vai trò hết sức quan trọng,
đã huy động được nhiều nguồn lực, tạo được sức mạnh tổng hợp để triển khai
và đạt kết nêu trên.
56
2.5. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về thi đua, Khen
thƣởng ở Đắk Nông
2.5.1. Thực hiện và xây dựng các văn bản pháp luật về thi đua,
khen thưởng
Trong 05 năm qua, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TĐKT,
tỉnh Đắk Nông đã tổ chức nhiều hội nghị để quán triệt các nội dung của các
chỉ thị của Đảng, Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật
Thi đua, Khen thưởng đến cán bộ chủ chốt của tỉnh, sau đó được triển khai
đến các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể quần chúng nhân dân.
Trong 05 năm qua, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo triển khai phong trào
thi đua của tỉnh bằng nhiều hình thức, trong đó, ban hành các văn bản chỉ
đạo như: Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 04/11/2011 về việc đổi mới, đẩy mạnh
phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển
hình tiên tiến; Hướng dẫn số 05-HD/TU ngày 24/5/2013 về việc hướng dẫn
các hình thức biểu dương, khen thưởng và tổ chức gặp mặt các tập thể, cá
nhân tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh; Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 07/11/2014 về tiếp tục đổi mới công
tác thi đua, khen thưởng.
Song song với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban
hành: Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 12/7/2011 về việc phát động phong trào
thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và
kế hoạch 05 năm (2011-2015); Kế hoạch 150/KH-UBND ngày 27/4/2012 về
việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đắk Nông chung sức xây dựng
nông thôn mới”; Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 09/4/2013 về việc tổ chức
hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến các cấp, tiến tới tổ chức Hội nghị biểu
dương điên hình tiên tiến - nhân kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh. Quyết định
số 321/QĐ-UBND ngày 09/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện tòa
57
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh. Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày
27/2/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định tổ chức và hoạt động của
cụm, khối thi đua của tỉnh. Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành 02 quyết định
quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với đặc
điểm tình hình của tỉnh, cụ thể là: Quyết định 1463/QĐ-UBND, ngày 06
tháng 10 năm 2011 2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông quy định công
tác TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và Quyết định 276/QĐ-UBND, ngày
26 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông quy định về quản
lý công tác TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Quyết định 2246/QĐ-UBND,
ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông quy định về
xét sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 1122/QĐ-UBND
ngày 04/7/2017 của UBND tỉnh về Quyết định ban hành Quy định khen
thưởng phong trào thi đua ”Đắk Nông chung sức xây dựng nông thôn mới”
giai đoạn 2017 – 2020; Công văn số 2269/UBND-TH ngày 09/9/2009 về việc
phát động phong trào thi đua hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà
Nội; Quyết định số 2034/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2016 của UBND
tỉnh về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đắk
Nông chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 – 2020..
Ngoài ra, hàng năm Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo đúng tinh
thần chỉ đạo của Trung ương, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương,
tạo khí thế thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực
hưởng ứng tham gia: Chỉ thị phát động phong trào thi đua; Đăng ký giao ước
thi đua; Quyết định kiện toàn Cụm, Khối thi đua thuộc tỉnh; hướng dẫn tổ
chức hoạt động, bình xét thi đua đối với các Cụm, Khối thi đua thuộc tỉnh;
Văn bản nâng cao chất lượng công tác TĐKT; Quyết định kiện toàn thành
viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh; Kế hoạch kiểm tra, giám sát
58
nhiệm vụ công tác TĐKT; hướng dẫn tổng kết công tác TĐKT; kế hoạch tổ
chức hội nghị tổng kết công tác TĐKT và nhiều văn bản chỉ đạo triển khai,
thực hiện khác về công tác TĐKT.
Với việc quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh Đắk Nông,
nhất là việc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác TĐKT là hành lang
pháp lý để tổ chức và thực hiện các phong trào thi đua cũng như công tác
quản lý nhà nước đạt kết quả tốt.
2.5.2. Về chính sách thi đua, khen thưởng
Nhận thức được ý nghĩa vai trò của chính sách trong thi đua, khen
thưởng một yếu tố quan trọng tạo ra động lực của thi đua, khen thưởng, tỉnh
Đắk Nông đã thực hiện đầy đủ những quy định về chính sách trong công tác
thi đua, khen thưởng.
Xuất phát từ đặc điểm của địa phương, tỉnh Đắk Nông đã có chính
sách cụ thể, thể hiện sự chủ động, vận dụng sáng tạo chính sách chung của
nhà nước vào địa phương, cụ thể là việc ban hành nhiều văn bản để thực hiện
phong trào thi đua và công tác khen thưởng phù hợp với tình hình thực tiễn
của địa phương như: Hướng dẫn số 05-HD/TU ngày 24/5/2013 về việc hướng
dẫn các hình thức biểu dương, khen thưởng và tổ chức gặp mặt các tập thể, cá
nhân tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh; Quyết định 1463/QĐ-UBND, ngày 06 tháng 10 năm 2011 2016
của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông quy định công tác thi đua, khen thưởng
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và Quyết định 276/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 02
năm 2015 2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông quy định về quản lý
công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Quyết định
2246/QĐ-UBND, ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk
Nông quy định về xét sáng kiến trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
59
Theo Quyết định 276/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông quy định về quản lý công tác thi đua, khen
thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cụ thể:
Chỉ xét đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh một
lần đối với khen thưởng theo chuyên đề. Khi xét khen thưởng cuối năm chỉ đề
nghị một hình thức tặng thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc
danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
Khi tiến hành sơ, tổng kết đợt hoặc chuyên đề thi đua chủ yếu thực hiện
hình thức khen thưởng của cấp phát động thi đua. Chỉ đề nghị Chủ tịch
UBND tỉnh khen thưởng khi tổng kết các phong trào thi đua chuyên đề có xây
dựng tiêu chí thi đua cụ thể và đăng ký thi đua với Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng tỉnh. Chủ yếu khen thưởng cho đối tượng trực tiếp lao động sản xuất,
công tác; thực tế từ năm 2011-2016, trong tổng số 6617 tập thể, cá nhân được
Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen thì có 1311 cá nhân, tập thể, chiếm 20%
là tập thể nhỏ, trực tiếp lao động, sản xuất, công tác.
Cá nhân phải được từ 2/3 số phiếu bầu trở lên (bỏ phiếu kín) tính trên
tổng số thành viên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở mới đủ
điều kiện công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cở sở (nếu thành viên Hội
đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu).
Tỷ lệ công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở cho cán bộ quản lý
trong tổng số cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của đơn vị quy
định như sau: Đối với cơ quan hành chính: Không quá 50%; Đối với đơn vị
sự nghiệp: Không quá 30%; Đối với doanh nghiệp: Không quá 30%.
Đối với các tập thể thuộc đối tượng xét danh hiệu Tập thể lao động tiên
tiến thì tập thể đó phải đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến thì mới công
nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở cho cán bộ quản lý.
Trong năm đề nghị xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh:
60
- Đối với cá nhân là thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và
tương đương; Lãnh đạo các huyện, thị xã thì đơn vị phải có từ 2/3 số đơn vị
trực thuộc trực tiếp trở lên đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến mới xét
công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
- Đối với cá nhân giữ chức vụ trưởng các phòng, ban thuộc các sở, ban,
ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương, các phòng, ban thuộc huyện, thị xã
thì phòng, ban đó phải đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc mới xét công
nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
- Đối với lãnh đạo các đơn vị kinh tế thì năm đề nghị khen thưởng đơn
vị phải hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất kinh
doanh. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người lao
động và nghĩa vụ đối với nhà nước.
Tỷ lệ đề nghị công nhận danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc không
quá 40% số tập thể đạt danh hiệu Lao động tiên tiến của đơn vị.
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh để tặng cho gia đình gương mẫu
chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có
nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội có giá
trị từ 50 triệu đồng trở lên đối với khu vực nông thôn, có giá trị từ 100 triệu
đồng trở lên đối với khu vực thành thị.
Một số quy định chung về đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng
Bằng khen: Không đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng việc thực hiện
luật, pháp lệnh, nghị định hoặc phục vụ hội nghị, hội thảo, diễn đàn; Đối các
phong trào thi đua do các bộ, ban, ngành phát động khi đề nghị Chủ tịch
UBND tỉnh tặng Bằng khen phải có hướng dẫn xét khen thưởng của các bộ,
ban, ngành; Khen thưởng đối ngoại (tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp
cho sự phát triển của địa phương): Đối với tập thể, cá nhân người nước ngoài
phải có chủ trương đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy; Đối với tập thể, cá nhân
61
trong nước phải có ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh khi đề nghị khen thưởng;
Chỉ xét đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng nhân kỷ niệm ngày thành
lập, ngày truyền thống các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi có Chủ trương đồng ý
của Tỉnh ủy hoặc UBND dân tỉnh và thời gian đề nghị tính theo mốc là 5 hoặc
10 năm; Khi xét khen thưởng chuyên đề, chủ yế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thi_dua_khen_thuong_tren_dia_ba.pdf