Luận văn Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài luận văn .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.3

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận văn.5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.6

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩ thực tiễn của luận văn.7

7. Kết cấu của luận văn.7

Chương 1.8

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ.8

THI ĐUA, KHEN THưỞNG.8

1.1. Khái niệm về thi đua, khen thưởng.8

1.2. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.18

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen

thưởng .38

Tiểu kết chương 1.42

Chương 2.43

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THưỞNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI.43

2.1. Vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai .43

2.2. Kết quả đạt được trong công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia

Lai .46

2.3. Hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia

Lai .56

2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

trên địa bàn tỉnh Gia Lai .70

Tiểu kết chương 2.75

pdf116 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng Việt Nam xuống nông thôn, vùng 48 sâu, vùng xa triển khai hiệu quả, đạt 2 mục tiêu vừa phát triển thương hiệu hàng Việt, vừa phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân vùng nông thôn. Xuất khẩu tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu gấp 2,11 lần so với năm 2010. Giá trị xuất khẩu năm 2018 ước đạt khoảng 440 triệu USD vượt 46,7% so với mục tiêu đề ra. Điển hình như: Ngân hàng Công thương Việt Nam- chi nhánh Gia Lai, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH XNK Hoa Trang Gia Lai... Qua các phong trào thi đua đã tạo động lực mạnh mẽ, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế. Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hằng năm tăng 12,81%. Quy mô nền kinh tế được mở rộng, đến năm 2017, gấp 2,54 lần so với năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 35,1 triệu đồng/năm, bằng 79,7% so với bình quân chung của cả nước. 2.2.2 Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội Về Giáo dục và Đào tạo: Các phong trào thi đua đua “Dạy tốt - học tốt”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” và thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” tiếp tục được duy trì có hiệu quả. Trong 5 năm qua, toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu, phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn tạo nên những bước phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục, thực hiện tốt nhiệm vụ, chương trình phát triển giáo dục - đào tạo. Đến năm 2018 có 815 trường học (mầm non và phổ thông) với 376.800 học sinh; có 97% trường tiểu học và trung học cơ sở được trang bị thiết bị dạy học ngoại ngữ, 100% trường mầm non được trang bị thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị vui chơi ngoài trời, làm quen với tin học. Đã có 151 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 18,7%; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, trung học sơ sở; 99,5% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em. Công tác phổ cập giáo dục có 98,2% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Việc xây dựng trường đạt 49 chuẩn quốc gia ở các cấp học đạt đúng tiến độ; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp tăng hàng năm. Từ phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu xuất sắc trong cán bộ giáo viên và học sinh, được nhà nước và nhân dân ghi nhận, tôn vinh. Phong trào thi đua trên lĩnh vực khoa học và công nghệ, môi trường tiếp tục được duy trì. Hoạt động khoa học và công nghệ gắn với nghiên cứu và triển khai có chuyển biến về chất lượng. Nhiều đề tài, dự án nghiên cứu, được ứng dụng trên các lĩnh vực, các mô hình điểm về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất được nhân rộng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nổi bật như: tuyển chọn và phát triển giống lúa lai 2 dòng, xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn; phân vùng cây dược liệu; mô hình sản xuất, nuôi trồng, chế biến tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu; Sản xuất hoa theo hướng công nghệ cao... Công tác quy hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước được tăng cường quản lý; Nhận thức và trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai được nâng lên. Điển hình các cá nhân có nhiều giải pháp sáng tạo nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất như: Ông Đỗ Đức Quang, phường Trà Bá, thành phố Pleiku với chiếc máy đào rãnh, ép xanh và chăm sóc cây trồng, máy hái cà phê hai chức năng; Ông Trần Công Nguyên, Công ty Khai thác công trình Thủy lợi với giải pháp “Cải tiến ngưỡng tràn xả lũ, tăng dung tích hiệu dụng hồ chứa nước Hoàng Ân, phục vụ chống hạn cuối vụ và mở rộng diện tích tưới”... Trên lĩnh vực Y tế, tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua “Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”, thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy “Thầy thuốc như mẹ hiền” và “Thực hiện tốt 12 điều y đức” và phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” theo tinh thần Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ; duy trì “luân phiên cử Bác sỹ về giúp Trạm y tế xã”... Trong 5 năm qua, cán bộ ngành Y tế của tỉnh đã khắc phục khó khăn, tích cực rèn luyện y đức, chuyên môn nghiệp vụ, góp phần phát triển sự nghiệp y tế, 50 phòng chống dịch bệnh, nâng cao y đức, chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Mạng lưới cơ sở vật chất y tế được đầu tư nâng cao về chất lượng, số lượng, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân . Về Văn hóa, thông tin, thể thao, phát thanh và truyền hình: Các phong trào thi đua “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được duy trì và nhân rộng. Tuyên truyền, vận động nhân dân “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”. Phong trào thi đua trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, phát thanh, truyền hình đã bám sát nhiệm vụ chính trị, thường xuyên, kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của địa phương. Phong trào thể dục thể thao được quan tâm phát triển; công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc đã đạt được một số kết quả tích cực . Phong trào thi đua về lao động, Bảo hiểm, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội được cụ thể hóa bằng các mục tiêu "Xóa đói - giảm nghèo", "Giải quyết việc làm", "Đền ơn đáp nghĩa", phong trào nhân đạo, từ thiện thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tạo điều kiện thuận lợi để những người có hoàn cảnh khó khăn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, GDP bình quân đầu người năm 2017 gấp 2,54 lần so với năm 2010. Các chương trình, chính sách về giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và thực hiện các chính sách xã hội, chương trình “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ học bổng Nay Der” đạt kết quả thiết thực. Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được triển khai đồng bộ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm khoảng 24.000 người, xuất khẩu lao động 6.029 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 29,4% năm 2015; tỷ lệ thất 51 nghiệp khu vực thành thị cuối năm giảm còn 3,2% so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,56% vào năm 2010 xuống còn 11,67% cuối năm 2017 (bình quân mỗi năm giảm 3,18%); vận động đóng góp Quỹ đền ơn đáp nghĩa được 16,95 tỷ đồng, xây dựng 1.836 căn nhà tình nghĩa. Qua các phong trào thi đua đã phát hiện các các gương điển hình như: chị Đặng Thị Mỹ Dung – Chủ nhiệm CLB “Nữ Doanh nghiệp” tỉnh, luôn duy trì các hoạt động xây nhà tình thương, mổ tim cho trẻ em nghèo, trao học bổng cho trẻ em học giỏi vượt khó; chị Lý Thị Hồng Trinh vận động, quyên góp nấu 300 suất cơm/tuần phát cho bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh... 2.2.3. Lĩnh vực quốc phòng, an ninh Các phong trào thi đua trong lực lượng vũ trang tiếp tục được duy trì và phát triển, điển hình là phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, thi đua học tập, thực hiện “6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân”, Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” của ngành Công an; Phong trào “Thi đua quyết thắng” với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả với phương châm “Người sẵn sàng, vũ khí sẵn sàng”, “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, “Rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo xứng danh bộ đội cụ Hồ”, “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, năng động, sáng tạo”, “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; tích cực thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Hũ gạo vì người nghèo”, “xóa 01 hộ đói, giảm 01 hộ nghèo”; đổi mới phương pháp, tác phong theo phương châm “Nói ngắn, viết ngọn, tham mưu đúng, trúng, hiệu quả” của lực lượng vũ trang tỉnh diễn ra sôi nổi thông qua các phong trào thi đua, nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị, cá nhân được hoàn thành xuất sắc và phát huy ngày càng hiệu quả, góp phần tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc; nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh phòng chống tội phạm và các tai tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 52 2.2.4. Phong trào thi đua trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương Các phong trào thi đua: “Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh”, “Xây dựng chính quyền vững mạnh”, “Xây dựng các đoàn thể vững mạnh”; “Dân vận khéo”, “Xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa”... được các cơ quan đảng tỉnh tổ chức thiết thực, hiệu quả gắn với tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Chất lượng nguồn nhân lực khu vực hành chính, sự nghiệp được nâng lên ngày càng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới . Các phong trào thi đua trong khối Mặt trận và các đoàn thể được duy trì thường xuyên như: Hội Nông dân với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo”; Hội Cựu chiến binh với phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, “02 xóa, 03 giúp, 03 mô hình”. Hội Liên hiệp phụ nữ với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, ngoài ra có các mô hình hoạt động rất hiệu quả như: “Mái nhà xanh”, “Giúp hộ nghèo có địa chỉ”, “Tiếng trống học đêm”, “Hiến đất làm đường”. Đoàn thanh niên luôn đi đầu trong phong trào “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; và các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn 53 minh... Các phong trào thi đua đã góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng làng, bản văn hoá, ngăn ngừa và giảm thiểu các tệ nạn xã hội, xây dựng cơ quan, đơn vị, các tổ chức hội ngày càng vững mạnh. Từ các phong trào thi đua nói trên đã xuất hiện các điển hình tiêu biểu như: ông Rơ Châm Đêr, già làng tiêu biểu làng Pôk, xã Ia Khươil, huyện Chư Păh điển hình trong xây dựng khối đại đoàn kết; ông Puih Hrip, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Chư Păh điển hình trong công tác vận động quần chúng, giải quyết điểm nóng. Sư cô Thích Nữ Minh Nguyên, Trụ trì chừa Bửu Châu, phường Thống Nhất, thành phố Pleiku chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo” đồng hành cùng dân tộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ông Ngô Công Đoan – Giám đốc doanh nghiệp Công Nam điển hình “Cựu chiến binh sản xuất – kinh doanh giỏi”, với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả góp phần tạo việc làm cho hàng ngàn lao động là con em CCB và đồng bào địa phương. Ngoài ra, còn rất nhiều phong trào thi đua khác như các phong trào: “Dân vận khéo”; “Cựu chiến binh gương mẫu”; “Tuổi cao - gương sáng, hiến kế, hiến công vì quê hương đất nước” của Hội Người cao tuổi; phong trào quyên góp quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh; phong trào “Hiến máu nhân đạo” của Hội Chữ thập đỏ tỉnh; phong trào xây dựng xã hội học tập của Hội Khuyến học; Nhiều cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực như: cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Ngày vì người nghèo”, “Đền ơn, đáp nghĩa”; “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; “Mái ấm công đoàn”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Không uống rượu bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc và ngày trực”. các phong trào thi đua đã phát triển rộng rãi trong xã hội, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Gia Lai. 54 2.2.5. Thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Thực hiện Chỉ thị số Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành thông tri chỉ đạo triển khai trong toàn tỉnh, đưa việc học tập và làm theo gương Bác trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân dần đi vào nề nếp, trở thành thường xuyên, có sức lan tỏa rộng rãi với nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, tác động tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương. Trong các phong trào thi đua yêu nước và trên các lĩnh vực công tác, xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân điển hình, gương mẫu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với những mô hình, giải pháp sáng tạo như: “Bàn làm việc không giấy”; chương trình “Đối thoại với nhân dân”; mô hình “Ngày thứ 5 cơ sở”; “Mỗi cán bộ, công chức góp 1.000đ/ngày”; “Mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân”; Mô hình “Chào cờ tập trung vào sáng thứ 2 tuần đầu tiên của mỗi tháng”; Mô hình “Kết nghĩa giữa doanh nghiệp, chủ rẫy, chủ trang trại với thôn, làng liền kề”; Mô hình “Phát huy vai trò và uy tín của bí thư chi bộ, già làng, trưởng thôn, người uy tín trong công tác vận động quần chúng”; “Làng đồng bào dân tộc kiểu mẫu trong xây dựng đời sống mới” Qua Tổng kết Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI), đã có hàng ngàn tập thể, cá nhân được cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp biểu dương, khen thưởng về thành tích học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; trong đó: có 01 tập thể được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 01 tập thể và 03 cá nhân được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen; có 05 tập thể và 11 cá nhân được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen; có 25 tập thể và 40 cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen; có 354 tập thể và 684 cá nhân được biểu dương, khen thưởng ở cấp huyện. 55 2.2.6. Về phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới” Thực hiện Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, ngày 10/5/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 196/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới” nhằm huy động mọi nguồn lực, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng phong trào với mục tiêu phấn đấu 25% số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2011-2015 và đẩy nhanh tiến độ trong giai đoạn 2016 - 2020. UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tập trung thực hiện tốt một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm: làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân về các tiêu chí, yêu cầu và nội dung xây dựng nông thôn mới hiện nay, coi việc xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Cùng với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Gia Lai đã tích cực đẩy mạnh nhiều biện pháp và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới”. Các đơn vị, địa phương đã cụ thể hóa các nhiệm vụ thành những tiêu chí thi đua để tổ chức phát động theo đợt hoặc theo chuyên đề, gắn với các phong trào thi đua như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”... Đồng thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của địa phương. Phong trào thi đua được các cấp, các ngành, các tổ chức 56 đoàn thể và đông đảo nhân dân hưởng ứng tham gia. Đó là xây dựng nông thôn mới với phương châm “Việc dễ làm trước, việc khó làm sau”, “Việc tốn ít tiền làm trước, việc tốn nhiều tiền làm sau”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; tạo ra phong trào tự đổi mới trong từng thôn bản, vận động các hộ gia đình thay đổi cách làm ăn, cách suy nghĩ, tìm ra cách hỗ trợ như: nhận khoán, đổi công nhau; dựa vào sức dân, đặc thù vùng miền để tìm cách làm, cách áp dụng thực tiễn cho hướng đi mới ở nông thôn miền núi. Trong năm 2018, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chấn chỉnh, triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Qua 08 năm triển khai phát động phong trào thi đua, đến nay, toàn tỉnh có 49 xã đạt 19 tiêu chí; 06 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 27 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 101 xã đạt 5-9 tiêu chí. 2.3. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.3.1. Thực hiện chính sách, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng Trong giai đoạn 2013 - 2018, phong trào thi đua của tỉnh Gia Lai đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tốt, đáng được ghi nhận. Các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh, phát triển đều khắp ở tất cả các lĩnh vực, đơn vị, địa phương tạo khí thế thi đua sôi nổi, làm cho các phong trào thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn đảng, toàn dân, toàn quân, thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để tổ chức phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng ở địa phương. Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn 57 của Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trên địa bàn. Các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng từ tỉnh đến cơ sở . Thông qua đó cơ quan thông tin, các cấp, các ngành làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng. Chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nêu gương học tập, tạo điều kiện để mô hình, điển hình phát huy tác dụng và là nòng cốt trong các phong trào thi đua ở cơ sở. Trong giai đoạn này, tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết nhân điển hình tiên tiến; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá XI) về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay và Chỉ thị số 725/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2011 và kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch 5 năm (2016-2020) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Thực hiện 05 nội dung thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động tại Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ IX với chủ đề "„Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tô quốc”; Triển khai Kế hoạch tô chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Đảng bộ, chính quyền và các hội đoàn thể tỉnh Gia Lai đã quan tâm chỉ đạo, phát động các 58 phong trào thi đua yêu nước với nhiều nội dung đa dạng, phong phú, đạt hiệu quả thiết thực; các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào thi đua, lập nhiều thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng địa phương phát triển bền vững. Nhằm triển khai các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng của Trung ương, tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trên địa bàn: - Văn bản của Tỉnh ủy: + Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 17/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới. - Văn bản của UBND tỉnh: + Kế hoạch số 308/KH-UBND ngày 25/01/2013 phát động phong trào thi đua và tổ chức các hoạt động kỷ niệm; Kế hoạch số 1605/KH-UBND ngày 24/5/2013 về tổ chức Lễ kỷ niệm; + Kế hoạch số 4719/KH-UBND ngày 28/11/2014 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 17/10/2014 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; + Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 06/01/2015 về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IX của tỉnh. + Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 27/01/2014 về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2014. + Kế hoạch số 3695/KH-UBND ngày 26/9/2014 về tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IX của tỉnh. + Kế hoạch số 1153/KH-UBND ngày 04/9/2015 về Kế hoạch tổ chức Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Gia Lai lần thứ IX. 59 + Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 12/02/2015 về ban hành Quy định về Thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai (thay thế Quyết định số 42/2011/QĐ-UBND). + Chỉ thị 09/CT- UBND, ngày 05/4/2016 về phát động phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì An toàn giao thông” giai đoạn 2016-2020. + Quyết định số 712/QĐ- UBND ngày 29/9/2916 về ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2016-2020. + Kế hoạch số 4899/KH-UBND ngày 21/10/2016 về triển khai thực hiện Chỉ thị 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. + Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về ban hành Quy định về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai (thay thế Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND). Các văn bản ban hành phù hợp với quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tình hình thực tế của địa phương đã tạo cơ chế chính sách khuyến khích các tập thể, cá nhân trong các phong trào thi đua. Qua đó công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh đã từng bước đối mới về nội dung, hình thức và phương pháp tố chức các phong trào thi đua, tập trung hướng về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn. Công tác tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến đã được các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, đơn vị, các tổ chức kinh tế xác định là nhiệm vụ trọng tâm; khi phát hiện gương người tốt, việc tôt, điên hình tiên tiến đã thực hiện tốt việc nêu gương, tôn vinh và khen thưởng kịp thời nên tạo được sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị, địa phương. Ngoài ra, Ban Thi đua - Khen thưởng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai một số nhiệm vụ cụ thể như: 60 hướng dẫn hoạt động của các Cụm, Khối thi đua; kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Hội đồng khoa học, sáng kiến;Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh phối hợp với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thi_dua_khen_thuong_tren_dia_ba.pdf
Tài liệu liên quan