Luận văn Quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3

I. Tổng quan về chứng khoán 3

1. Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán 3

2. Phân loại chứng khoán 4

2.1. Phân loại chứng khoán theo tính chất 4

2.2. Phân loại chứng khoán theo khả năng chuyển nhượng 6

2.3. Phân loại chứng khoán theo thu nhập 6

3.Cổ phiếu 7

4. Trái phiếu 8

II. Thị trường chứng khoán 9

1. Bản chất của thị trường chứng khoán. 9

2. Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán 9

2.1. Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính 9

2.2. Cấu trúc của thị trường chứng khoán 10

2.3. Các chủ thể trên thị trường chứng khoán 13

2.3.1. Chủ thể phát hành 13

2.3.2. Nhà đầu tư 14

2.3.3. Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán 14

2.4. Vai trò của thị trường chứng khoán 16

III. Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán 19

1. Khái niệm 19

2. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với TTCK 20

2.1.Đảm bảo sự trung thực của thị trường 20

2.2. Đảm bảo sự công bằng 20

2.3. Đảm bảo hiệu quả 21

3. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với TTCK 21

4. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý TTCK 22

4.1. Nguyên tắc thống nhất quản lý về chính trị và kinh tế 22

4.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ 23

4.3. Nguyên tắc kết hợp giữa các lợi ích kinh tế 23

4.4. Nguyên tắc hiệu quả 23

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với TTCK 24

6. Các biện pháp quản lý nhà nước đối với TTCK 25

6.1. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục 25

6.2. Biện pháp hành chính luật pháp 26

6.3. Biện pháp tổ chức 26

6.4. Biện pháp kinh tế 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 28

I. Chủ thể tham gia thị trường 28

1. Cơ quan quản lý nhà nước. 28

2. Công ty chứng khoán 28

3. Công ty niêm yết 29

4. Nhà đầu tư 29

II. Xu hướng thị trường 30

1.Trên góc độ cung: 30

2.Trên góc độ cầu: 33

III. Thực trạng quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam 40

1. Mô hình quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam 40

1.1. Mô hình trong giai đoạn ban đầu 40

1.2. Mô hình hiện tại 43

2. Thực tiễn QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua 48

2.1.Hoạt động phát hành chứng khoán 48

2.1.1.Quản lý đối với việc phát hành TPCP, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và TPCQĐP 48

2.1.2. QLNN đối với hoạt động PHCK của các doanh nghiệp 50

2.2. QLNN đối với hoạt động niêm yết và ĐKGD. 56

2.3. QLNN đối với hoạt động GDCK 59

2.4. QLNN đối với hoạt động CBTT 62

2.5. QLNN đối với hoạt động đăng kí, lưu kí, bù trừ và thanh toán GDCK 65

2.6. Hoạt động tổ chức thị trường GDCK, kinh doanh và đầu tư chứng khoán 67

2.6.1. Hoạt động tổ chức thị trường GDCK 67

2.6.2.Quản lý các hoạt động kinh doanh chứng khoán 68

2.6.3. Quản lý, giám sát đối với các hoạt động ĐTCK 70

IV. Đánh giá hoạt động QLNN đối với TTCK Việt Nam 72

1. Kết quả đạt được 72

2. Những hạn chế: 73

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM. 76

I. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Năm

(2006-2010). 76

1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam tới 2010. 76

2. Định hướng phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán. 76

II. Cơ hội và thách thức đối với TTCK Việt Nam 77

1.Cơ hội 77

2. Thách thức 77

III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với TTCK Việt Nam 78

1. Các giải pháp chung: 78

1.1. Hoàn thiện khung pháp lý CK & TTCK 78

1.1.1 Nhanh chóng xây dựng và ban hành các văn bản cần thiết: 79

1.1.2. Tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện các văn bản pháp luật : 80

1.2. Hoàn thiện bộ máy QLNN đối với TTCK 81

1.3. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK 82

1.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK 83

1.5. Thúc đẩy việc đầu tư, áp dụng công nghệ thông tin trong ngành chứng khoán 84

2. Các giải pháp riêng 84

2.1. Giải pháp đối với hoạt động phát hành ra công chúng 84

2.2. Đối với hoạt động niêm yết và GDCK 85

2.3. Đối với hoạt động CBTT 86

2.4. Giải pháp đối với hoạt động đăng kí, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán 87

2.5. Giải pháp đối với các hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán 87

3. Các giải pháp thuộc về hệ thống chính sách của Nhà nước trong quản lý TTCK: 89

3.1 Chính sách Thuế: 89

3.2 Ngân sách nhà nước cho hoạt động của thị trường chứng khoán: 91

3.3 Nhà nước sử dụng các chính sách tiền tệ để quản lý thị trường chứng khoán. 91

3.4 Những giải pháp khắc phục tình trạng "xuống dốc" của TTCK nước ta hiện nay: 92

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

 

 

docx108 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hó chủ tịch Phó chủ tịch Ban phát triển TTCK Ban quản lý PHCK Ban quản lý KDCK Ban kế hoạch tài chính Ban pháp chế Ban hợp tác quốc tế Ban tổ chức cán bộ Thanh tra Tạp chí CKVN Văn phòng UBCKNN SGDCK Tp.HCM TTGDCK HN TTLKCK TT NCứu&ĐTạo CK TT Tin học & thốngkê Nguồn: UBCKNN Như vậy có thể thấy, trong giai đoạn này, việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển của TTCK Việt Nam. Sự điều chỉnh mô hình tổ chức UBCKNN từ mô hình độc lập sang mô hình phụ thuộc đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ sang mô hình phụ thuộc đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài chính đã khắc phục được những tồn tại của mô hình cũ, giải quyết được tình trạng tồn tại nhiều đầu mối QLNN đối với TTCK. Với vai trò là cơ quan điều hành chính sách tài chính vĩ mô, cơ quan quản lý và phát triển thị trường tài chính, việc hoạch định và ban hành các chính sách QLNN đối với TTCK của Bộ Tài chính sẽ nhanh nhậy và hiệu quả hơn. Trước hết, đó là khả năng gia tăng một lượng lớn hàng hoá có chất lượng cho TTCK, điểm mấu chốt để phát triển thị trường, đồng thời các chính sách tài chính khác được triển khai từ Bộ Tài chính ( như phát hành trái phiếu, thuế, phí…) sẽ tạo thêm sự gắn kết đồng bộ, đảm bảo yếu tố an toàn cho TTCK và các thị trường tài chính khác. Các chính sách và biện pháp cụ thể để quản lý và phát triển TTCK do UBCKNN soạn thảo và các chính sách tài chính khác có liên quan do các bộ phận khác thuộc Bộ Tài chính soạn thảo sẽ được ban hành một cách đồng bộ, thống nhất. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng không ăn khớp giữa các chính sách, gây khó khăn trở ngại trong quá trình quản lý và phát triển TTCK. Đây chính là một trong những thế mạnh của mô hình này. TTGDCK HN và TTLKCK được khai trương cũng làm thay đổi mô hình tổ chức TTCK Việt Nam. Trong mô hình mới này, TTGDCK vẫn là các đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBCKNN, có chức năng là tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch của Trung tâm và thực hiện một số dịch vụ công theo luật định. Nhiệm vụ chủ yếu của TTGDCK Tp.HCM là tổ chức, quản lý, giám sát và giám sát các hoạt động giao dịch, công bố thông tin đối với các chứng khoán niêm yết tại trung tâm này.TTGDCK HN có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản lý và giám sát các hoạt động giao dịch, công bố thông tin đối với các chứng khoán ĐKGD tại trung tâm. Ngoài ra TTGDCK HN còn có nhiệm vụ tổ chức đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp, đấu thầu TPCP và các loại tài sản tài chính khác. TTLKCK được thành lập theo Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg ngày 27/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó TTLKCK là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBCKNN, có chức năng tổ chức, quản lý,điều hành các hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh toán chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ cho giao dịch chứng khoán. TTLKCK được thành lập là một bước đi cần thiết và tất yếu khi quy mô của TTCK đã được mở rộng cùng với việc TTGDCK HN chính thức đi vào hoạt động thì việc thành lập TTLKCK vừa đảm bảo sự lưu kí tập trung và tính chuyên nghiệp của hoạt động này, vừa tuân thủ thông lệ quốc tế. Một trong những sự kiện quan trọng nhất trong việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức của UBCKNN chính là việc chuyển TTGDCK Tp.HCM thành SGDCK Tp.HCM theo Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 11/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó SGDCK Tp.HCM là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành viên. Là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính, thực hiện chế độ tài chính, báo cáo, thống kê, kế toán và kiểm toán theo quy định của pháp luật. Theo như phát biều của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trong buổi khai trương SGDCK Tp.HCM ngày 8/8/2007 thì: “Việc chuyển từ TTGDCK lên SGDCK là một minh chứng của sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường. Đây là nơi góp phần thúc đẩy TTCK thành kênh huy động vốn mới để có số lượng vốn lớn hơn, tốc độ huy động vốn cao và nhanh hơn, tạo nguồn vốn dài hạn quan trọng cho đầu tư phát triển. Đây là nơi thực thi pháp luật, chỗ dựa của nhà đầu tư vì là nơi cung cấp nguồn thông tin chính xác”. Tuy vậy cũng phải thấy điểm hạn chế của mô hình trên là việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính đã làm giảm tính độc lập và làm hạn chế quyền của hành của UBCKNN trong thực hiện chức năng quản lý, làm giảm tính chủ động của UBCKNN và gia tăng tính phức tạp về thủ tục hành chính trong quá trình ban hành các chính sách, chế độ quản lý và phát triển TTCK. UBCKNN không còn thẩm quyền kí ban hành các văn bản pháp quy về CK&TTCK trong khi UBCKNN vẫn phải chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản này để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều này dẫn đến trở ngại như làm chậm quá trình ban hành các văn bản pháp quy vì phải qua nhiều cơ quan cấp thẩm quyền cao hơn, làm giảm tính hiệu lực và hiệu quả của việc ban hành các văn bản này, đồng thời làm giảm tính chủ động, linh hoạt và nhanh nhâỵ của UBCKNN trong việc đưa ra các quyết định quản lý TTCK. UBCKNN không còn là cơ quan cấp Bộ nên địa vị của UBCKNN trong hệ thống quản lý bị giảm đi do vậy tính chủ động và hiệu quả trong phối hợp giữa UBCKNN và các Bộ ngành liên quan cũng hạn chế. Đối với việc quy định và phân định chức năng nhiệm vụ của UBCKNN và các SGDCK, TTGDCK là chưa hợp lý. UBCKNN can thiệp khá sâu vào các hoạt động tổ chức và điều hành thị trường của SGDCK, TTGDCK. Hầu hết các quyết định điều hành của SGDCK, TTGDCK đều phải trải qua các thủ tục báo cáo đề nghị để được sự chấp thuận của UBCKNN và Bộ Tài chính, do đó cũng làm phức tạp hoá công việc quản lý của UBCKNN và Bộ Tài chính, đồng thời làm chậm việc ban hành triển khai các quyết định quản lý và điều hành thị trường. Như vậy, với sự chuyển đổi này, Chính phủ muốn đẩy mạnh vai trò tạo dựng TTCK khi thị trường còn trong giai đoạn đầu hình thành. Đây cũng là một trong những nét đặc trưng của Việt Nam khi Nhà nước vừa quản lý, vừa phải tiếp tục tạo dựng thị trường. Môt số bất cập như trên cũng là khó tránh khỏi. 2. Thực tiễn QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua 2.1.Hoạt động phát hành chứng khoán 2.1.1.Quản lý đối với việc phát hành TPCP, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và TPCQĐP TPCP (gồm Tín phiếu kho bạc, Trái phiếu kho bạc, Trái phiếu công trình trung ương, Trái phiếu đầu tư, Trái phiếu ngoại tệ và Công trái xây dựng tổ quốc) và TPCQĐP là công cụ huy động vốn để bù đắp bội chi ngân sách, thực hiện các chương trình trọng điểm của quốc gia và địa phương, đồng thời là công cụ để Chính phủ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hành lang pháp lý cho việc phát hành các loại trái phiếu này đã được Chính phủ từng bước hoàn thiện. Ngày 20/1/2003,Chính phủ đã ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành TPCP, TPCQĐP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thay thế cho Nghị định 01/2000/NĐ-CP. Theo các quy định mới này thì TPCP và TPCQĐP đều do Chính phủ quy định (trừ Công trái xây dựng tổ quốc tuân theo quy định tại pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội). Theo Nghị định 141/2003/NĐ-CP, thì Chính phủ là chủ thể phát hành các loại TPCP, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể phát hành TPCQĐP. Song các chủ thể này có thể chuyển quyền cho các cơ quan chức năng trực thuộc như KBNN, Bộ Tài chính, hoặc các tổ chức tài chính, tín dụng chịu trách nhiệm này. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc phát hành, sử dụng, thanh toán các loại TPCP, xây dựng phương án phát hành trái phiếu công trình trung ương để trình Chính phủ quyết định; tổ chức việc phát hành trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng tổ quốc; thẩm định phương án và giám sát toàn bộ quá trình phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; thoả thuận với các tổ chức phát hành về phương án phát hành, kế hoạch triển khai đối với trái phiếu đầu tư của Chính phủ và trái phiếu công trình được Chính phủ bảo lãnh; quyết định lãi suất trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương; quyết định lãi suất trần của trái phiếu đầu tư, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, quyết định biên độ giới hạn lãi suất TPCQĐP. NHNN chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ qua NHNN, tham gia với Bộ Tài chính trong việc xây dựng lãi suất TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, tổ chức mua lại nguồn ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước và bán ngoại tệ cho Bộ Tài chính để thanh toán tiền gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. UBCKNN chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức phát hành TPCP thông qua hình thức đấu thầu tại TTCK, quản lý và giám sát các hoạt động niêm yết và giao dịch trái phiếu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. 2.1.2. QLNN đối với hoạt động PHCK của các doanh nghiệp PHCK là một hoạt động kinh tế hết sức nhạy cảm, vì tuy là giai đoạn đầu nhưng nó hàm chứa nhiều yếu tố dẫn đến rủi ro của TTCK. Nó được ví như con dao hai lưỡi, có thể đem lại một nguồn vốn to lớn cho đầu tư phát triển kinh tế, nhưng nếu không được quản lý tốt sẽ gây khủng hoảng cho TTCK, gây thiệt hại xấu cho người đầu tư và thông qua đó ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất nước. Ơ Việt Nam, từ khi TTCK còn ở giai đoạn manh nha, hoạt động chưa có tổ chức cho tới nay, pháp luật đã có những quy định cụ thể về chứng khoán và PHCK. Trong thời gian qua, cơ sở pháp lý cho hoạt động PHCK của các doanh nghiệp đã được Nhà nước ban hành tương đối cụ thể và hoàn thiện từng bước. Các văn bản pháp lý chung cung cấp các cơ sở pháp lý về PHCK doanh nghiệp đã được Nhà nước ban hành, sửa đổi và hoàn thiện như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, các văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật…đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động PHCK. Theo quy định của pháp luật về quyền PHCK của các doanh nghiệp đó là : DNNN được phát hành trái phiếu, cổ phiếu; CtyCP được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu; các NHTM quốc doanh được phép phát hành trái phiếu NHTM; DNNN CPH được phát hành cổ phiếu. Việc Nhà nước cho phép nhiều đối tượng khác nhau được PHCK góp phần tạo ra sự đa dạng về hàng hoá cho TTCK, đặc biệt là thị trường tập trung. Các loại chứng khoán được phép phát hành và giao dịch trên TTCK Việt Nam bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán phái sinh, các giao dịch về các loại hình chứng khoán phái sinh đã bắt đầu manh nha hình thành nhưng vẫn còn ít. Trên TTCK hiện nay chỉ có cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ đang được giao dịch. Trên phương diện pháp lý, có hai phương thức phát hành cơ bản là phát hành riêng lẻ và PHCK ra công chúng. Tuy vậy, Luật Chứng khoán chứng khoán chỉ điều chỉnh hoạt động PHCK ra công chúng. Các điều kiện PHCK ra công chúng đã được Chính phủ điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tế trong từng thời kì. Nếu như trước kia Nghị định 48/1998/NĐ-CP quy định khá chặt chẽ các điều kiện PHCK ra công chúng ( doanh nghiệp có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh có lãi trong hai năm liên tục gần nhất, thành viên HĐQT phải có kinh nghiệm quản lý kinh doanh, có phương án khả thi việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán,..). Số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng khi đó là một yêu cầu khá cao cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đó nên chưa tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp PHCK, mặt khác, quy định về kinh nghiệm quản lý và kinh doanh của HĐQT và giám đốc lại là một quy định chủ yếu mang tính định tính, khó xác định. Trong Nghị định 144/2003/NĐ-CP đã giảm bớt và nới lỏng các điều kiện này: doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng đối với phát hành cổ phiếu và trên 10 tỷ đồng đối với phát hành trái phiếu, hoạt động kinh doanh liền trước năm đăng kí phải có lãi, có phương án khả thi trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được; nếu phát hành trái phiếu thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành và xác định đại diện người sở hữu trái phiếu. Sự nới lỏng này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận công chúng để huy động vốn, vừa góp phần thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển. Tuy vậy, theo Luật Chứng khoán thì điều kiện để PHCK đối với các doanh nghiệp đã được thắt chặt hơn. Theo đó, đối với phát hành cổ phiếu: doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ tại thời điểm đăng kí chào bán phải là 10 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán, hoạt động năm liền trước năm đăng kí chào bán phải có lãi…; đối với các công ty mới thành lập trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc lĩnh vực công nghệ cao tiến hành chào bán chứng khoán ra công chúng đợt đầu phải có tổ chức bảo lãnh phát hành và phải có ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. Đối với phát hành trái phiếu thì yêu cầu vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng kí chào bán tối thiểu 10 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kí chào bán phải có lãi,…Đối với việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư là tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng kí chào bán tối thiểu 50 tỷ đồng…Như vậy, các điều kiện phát hành được yêu cầu cao và chặt chẽ hơn bởi xét theo tình hình mới của nền kinh tế, có rất nhiều doanh nghiệp thoả mãn được điều kiện trên, đồng thời để tạo tiền đề tăng cung hàng hoá có chât lượng cho TTCK. Các thủ tục trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng đã được Chính phủ hoàn thiện theo hướng đơn giản hoá, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho doanh nghiệp. Theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP thì thời hạn UBCKNN trả lời việc cấp hay từ chối là 45 ngày kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ. Tuy vậy, theo nghị định 144 và sau đó là tới quy định theo Luật Chứng khoán thì thời gian này rút xuống còn 30 ngày. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 93/2005/TT-BTC để sửa đổi Thông tư 60/2004/TT-BTC hướng dẫn việc PHCK ra công chúng, trong đó đã bỏ hẳn yêu cầu TCPH phải nộp hồ sơ quyết toán thuế khi muốn phát hành ra công chúng. Việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức hay việc phát hành thêm cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu chỉ đòi hỏi hồ sơ đăng kí phát hành gồm đơn đăng kí phát hành, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và bản giải trình nguồn vốn hợp pháp để phát hành thêm. Đây là những quy định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Việc tổ chức xét duyệt và cấp chứng nhận đăng kí PHCK ra công chúng cho các TCPH đã được UBCKNN đảm bảo đúng quy định. Theo Quyết định 301/QĐ-UBCKNN do Chủ tịch UBCKNN ban hành vào ngày 9/5/2006 thì hiện tại UBCKNN đảm nhận việc cấp chứng nhận đăng ký PHCK ra công chúng, cấp phép niêm yết, cấp phép hoạt động cho các tổ chức kinh doanh theo một quy trình gồm 6 bước: tiếp nhận hồ sơ; thẩm tra hồ sơ; phân tích, lập báo cáo trình lên Chủ tịch UBCKNN và Hội đồng xét duyệt; họp Hội đồng xét duyệt; hoàn tất thủ tục cấp phép; công bố cấp phép. Quy trình này tương đối chặt chẽ, đảm bảo sự giám sát của các bộ phận chức năng liên quan và đảm bảo được tính khách quan của bộ phận xét duyệt. Theo quy định của Luật Chứng khoán, TCPH thực hiện việc chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng kí với UBCKNN ( trừ chào bán TPCP và trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận, cổ phiếu của các DNNN mới chuyển thành CtyCP và chào bán chứng khoán theo quyết định của toà án). UBCKNN có quyền đình chỉ hoặc huỷ bỏ việc chào bán chứng khoán ra công chúng nếu như TCPH vi phạm, không thực hiện được các điều kiện đặt ra. Cũng theo Luật Chứng khoán, các TCPH đã hoàn thành việc chào bán cổ phiếu ra công chúng trở thành công ty đại chúng và phải thực hiện nghĩa vụ của công ty đại chúng theo quy đinh của pháp luật. Công tác QLNN đối với việc PHCK đã đạt được bước đầu thuận lợi, tuy vậy vẫn còn tồn tại một sô hạn chế làm giảm hiệu quả của hoạt động này. Đối với việc phát hành TPCP thì hạn chế bắt nguồn từ lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài chính còn thấp, chưa thực sự hấp dẫn, phương thức trả lãi thiếu linh hoạt. Bộ Tài chính vừa phát hành trái phiếu qua đấu thầu, vừa phát hành trái phiếu bán lẻ qua KBNN trong cùng một thời gian với cùng một kì hạn trái phiếu, cùng một lãi suất đã không khuyến khích các tổ chức tài chính trung gian đấu thầu TPCP để bán lại trên thị trường thứ cấp. Việc phát hành TPCP qua hệ thống KBNN thường dài trong nhiều tháng, hình thức phát hành TPCP chủ yếu là dưới dạng chứng chỉ, trái phiếu kho bạc thì thường phát hành dưới dạng chứng chỉ có ghi tên người nắm giữ. Điều này làm tăng chi phí cho lưu kí chứng khoán, sau đó vừa làm cho TPCP khó đáp ứng các yêu cầu cần thiết để giao dịch trên TTCK thứ cấp. Bên cạnh đó, chúng ta còn chưa hình thành hệ thống phân phối TPCP trên thị trường sơ cấp, năng lực bảo lãnh và làm đại lý phát hành của các tổ chức nhận bảo lãnh và phát hành còn hạn chế, cho nên tồn tại khối lượng lớn TPCP do các tổ chức này giữ lại mà không phân phối ra công chúng. Việc quy định lãi suất trần trong đấu thầu TPCP quá thấp so với lãi suất huy động vốn bình quân trên thị trường đã làm cho nhiều phiên đấu thầu TPCP có kết quả thấp. Khối lượng đăng kí tương đối cao, bình quân gấp 3,65 lần khối lượng gọi thầu nhưng tỷ lệ thành công lại theo chiều hướng giảm dần (nếu như trong quý I/2007 tỷ lệ này là 99% thì đến quý II/2007 giảm xuống còn 82,46%, và đến cuối quý III/2007 con số này chỉ còn 58,39%). Ví dụ như TPCP kì hạn 5 năm thì mức lãi suất trần quy định là 7,05-7,9%, kì hạn 10 năm là 7,95-8,6%, 15 năm là 8-8,8% , trong khi đó trái phiếu các doanh nghiệp phát hành lại đưa ra mức lãi suất khá hấp dẫn, tính thanh khoản cao hơn hẳn TPCP khiến các nhà đầu tư đổ dồn vào trái phiếu doanh nghiệp và không mặn mà với TPCP ( ví dụ, NHTMCP A Châu vừa phát hành thành công 2.250 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 8,6%/năm; Tổng công ty Xây dung dịch vụ Việt Nam VINECO cũng vừa chào bán thành công 5 triệu trái phiếu kì hạn 5 năm, lãi suất cố định là 10,15%/năm, số lượng đăng kí mua trong đợt phát hành này lên tới 11,1 triệu trái phiếu). Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại lạm phát có xu hướng gia tăng khiến mức lãi suất TPCP ( chỉ khoảng trên dưới 7-8%) không đủ bù đắp lại mức tăng giá do lạm phát mà các nhà đầu tư trong nước phải gánh chịu. Riêng nhà đầu tư nước ngoài thì còn tồn tại lo ngại liên quan đến chính sách điều hành tỷ giá của NHNN nên vẫn chưa mặn mà với trái phiếu nói chung và TPCP nói riêng. Trước đây, nhà ĐTNN hy vọng rằng đồng Việt Nam sẽ mạnh lên do các luồng vốn từ nước ngoài đổ vào tạo sức ép tăng giá đồng nội tệ, nhưng NHNN vẫn duy trì chính sách đồng tiền Việt Nam giảm giá và thường mức trung bình từ 1%/1 năm. Tỷ giá bị chênh lệch mất 1% cộng với lạm phát gia tăng khiến sức hấp dẫn của TPCP cũng bị ảnh hưởng không nhỏ và cầu từ phía nhà ĐTNN cũng giảm đi trông thấy. Trong công tác QLNN đối với hoạt động PHCK của các doanh nghiệp thì hạn chế đầu tiên phải kể đến là cơ sở pháp lý cho hoạt động PHCK ra công chúng chưa có tính thống nhất và chưa thực sự đầy đủ, từ đó làm nảy sinh bất hợp lý. Việc PHCK của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng, hoạt động phát hành cổ phiếu ra công chúng của các DNNN CPH lại được thực hiện theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP. Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ lại được quy định trong Nghị định 02/2006/NĐ-CP. Còn việc PHCK của các loại hình doanh nghiệp khác lại được thực hiện theo quy định trong Luật Chứng khoán. Sự thiếu thống nhất về cơ sở pháp lý đã nảy sinh một số bất hợp lý. UBCKNN được giao là cơ quan quản lý cao nhất nhưng thực tế việc quản lý doanh nghiệp phát hành lại do nhiều cơ quan tham gia. UBCKNN chỉ quản lý doanh nghiệp phát hành ra công chúng để niêm yết và giao dịch trên TTCK, các doanh nghiệp khác phát hành cổ phiếu ra bên ngoài thuộc diện quản lý của của các Bộ ngành chủ quản, thậm chí nhiều doanh nghiệp cổ phần cũng có thể dễ dàng phát hành cổ phiếu theo Luật Doanh nghiệp mà không bị quản lý. Do đó làm cho doanh nghiệp lúng túng không biết phải báo cáo cho những cơ quan nào và các thủ tục cần có khi muốn PHCK ra công chúng. Hai là, trong hoạt động bảo lãnh phát hành thì nhiều tổ chức kinh doanh hoạt động này gặp khó khăn về vốn, đặc biệt trong điều kiện khi các CtyCK chưa có thói quen liên kết thành tổ hợp bảo lãnh phát hành, chất lượng của các công ty kiểm toán còn chưa cao, hoạt động tư vấn còn thiếu chuyên môn trong khi đó công việc này lại khá phức tạp. Hoạt động hỗ trợ thị trường sau phát hành tại Việt Nam chưa được hình thành. CtyCK tham gia bảo lãnh phát hành cho doanh nghiệp đồng thời kết thúc vai trò của mình sau khi đợt phát hành kết thúc, chưa có CtyCK nào tiếp tục tham gia vào việc tác động giá cổ phiếu trên thị trường sau khi cổ phiếu đó được phép phát hành. Ba là,theo quy định của Việt Nam thì quá trình PHCK và niêm yết là tách biệt, cổ phiếu sau khi phát hành lại không được niêm yết và giao dịch ngay trên TTCK, thời gian CPH đến khi được niêm yết và giao dịch trên TTCK lại quá lâu nên lợi ích của việc phát hành mang lại nhiều khi bị giảm bớt. Nhiều công ty CPH, kể cả các công ty lớn không có chủ trương gắn kết hoạt động phát hành với niêm yết bởi nhiều lý do như sợ thủ tục phức tạp, e dè nghĩa vụ phải công bố thông tin ra công chúng sẽ làm mất khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác không phải thực hiện nghĩa vụ này. Bốn là, cơ chế đảm bảo tính công khai minh bạch trong hoạt động PHCK ra công chúng chưa thật sự chặt chẽ,sự giám sát của Nhà nước còn lỏng lẻo, cho nên dẫn tới trường hợp một số doanh nghiệp chưa đảm bảo nghĩa vụ CBTT, chưa thực sự tuân thủ những quy định của pháp luật trong quá trình PHCK, nhiều doanh nghiệp che dấu thông tin để đánh lừa nhà đầu tư bên ngoài. Ví dụ như trường hợp của công ty XNK nông sản Saforimex. Trước đó công ty này đã bán ra hơn 8000 cổ phiếu để thực hiện CPH, nhưng ngay sau đó toàn bộ số tiền này đã bị toà án phong toả để trả nợ, thậm chí số nợ của công ty này còn vượt quá nhiều lần so với giá trị được CPH. Như vậy, nhà đầu tư đã nhận được thông tin không trung thực khi công ty tuyên bố lãi 3 năm liên tục. Tóm lại, công tác PHCK trên TTCK trong thời gian qua đã đạt được những kết quả ban đầu trên cả phương diện tạo dựng cơ sở pháp lý và thủ tục hành chính. Tuy vậy, những khiếm khuyết còn tồn tại đã làm giảm vai trò QLNN và tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư. 2.2. QLNN đối với hoạt động niêm yết và ĐKGD. Công tác QLNN đối với hoạt động niêm yết, ĐKGD được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai chủ yếu thông qua việc ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể này tham gia hoạt động trên TTCK, tổ chức việc thực hiện các thủ tục hành chính như cấp phép niêm yết, cấp chứng nhận ĐKGD và giám sát sự tuân thủ của các tổ chức này. Hiện nay, UBCKNN đảm nhận chức năng giám sát các CtyNY, tổ chức ĐKGD trong quá trình các tổ chức này thực hiện các thủ tục, đáp ứng các điều kiện cần thiết để tham gia TTCK, việc chấp hành chế độ báo cáo và công bố thông tin của các TCNY này. Theo quy định hiện nay, mọi tổ chức PHCK ra công chúng muốn niêm yết trên SGDCK và TTGDCK đều phải được cấp phép niêm yết và mỗi loại chứng khoán chỉ được niêm yết tại một SGDCK hay một TTGDCK. Quy trình cấp phép niêm yết cũng gồm 6 bước. Tổ chức PHCK ra công chúng muốn NYCK trên SGDCK, TTGDCK phảI đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện niêm yết, nộp lệ phí niêm yết. Nếu TCNY không còn duy trì được các điều kiện niêm yết trong thời gian quy định hay chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, chia tách, giải thể thì sẽ bị UBCKNN huỷ bỏ niêm yết. Tổ chức PHCK chưa có thể thực hiện việc niêm yết thì có thể thực hiện ĐKGD tại TTGDCK HN với các điều kiện giao dịch, hồ sơ, thủ tục ĐKGD và trách nhiệm công bố thông tin khi được ĐKGD thông thoáng hơn khá nhiều. Với nhiệm vụ của mình, UBCKNN đã chú trọng công tác cấp phép, quản lý niêm yết và cấp chứng nhận đăng kí giao dịch và đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, và đảm bảo được chất lượng và độ tin cậy của các hàng hoá giao dịch trên TTCK. Hiện nay UBCKNN đã giao cho TTGDCK HN thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ĐKGD và quản lý hoạt động giao dịch của các tổ chức này. Đầu năm 2007, UBCKNN cũng đã chuyển chức năng xét duyệt niêm yết cho TTGDCK Tp.HCM nay là SGDCK Tp.HCM. Theo Luật Chứng khoán và Nghị định 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/1/2007 quy định chi tiết về một số điều của Luật Chứng khoán, thì các điều kiện niêm yết và ĐKGD đã được thắt chặt nên rất nhiều. Với việc chuyển TTGDCK Tp.HCM thành SGDCK Tp.HCM thì quy định về điều kiện niêm yết tại SGDCK và TTGDCK có sự phân biệt. Điều kiện niêm yết ở trên SGDCK: các CtyNY mới thì phải đáp ứng được điều kiện này, các CtyNY trước khi chuyển thành SGDCK Tp.HCM thì có hai năm để thoả mãn các điều kiện này. Theo đó, điều kiện niêm yết cổ phiếu là phải có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng trở lên; hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng kí niêm yết phải có lãi …Với trái phiếu điều kiện là CtyNY hoặc DNNN phải có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng kí niêm yết từ 80 tỷ đồng trở nên; hoạt động kinh doanh 2 năm liền trước năm đăng kí niêm yết phải có lãi. Với CCQĐT điều kiện là Quỹ đóng có tổng giá trị chứng chỉ quỹ phát hành ít nhất từ 50 tỷ đồng trở nên;…Điều kiện trên TTGDCK HN thì số vốn điều lệ tại thời điểm niêm yết đối với cổ phiếu và trái phiếu đều là 10 tỷ đồng….Các điều kiện kể trên được đánh giá là cú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQuản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán.docx
Tài liệu liên quan