Luận văn Quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai

Trang bìa phụ

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6

7. Kết cấu của luận văn 6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QLNN VỀ THU HÚT ĐẦU

TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI)

7

11.1 Các khái niệm liên quan đến doanh nghiệp FDI và thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài

7

1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp

FDI

7

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI 8

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp FDI 9

pdf116 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới; và Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên là rừng nguyên sinh còn bảo tồn được đến nay. Tổng diện tích đất rừng hiện có 178.616 ha với độ che phủ rừng khoảng 29,76%. Năm là, thương mại tăng trưởng nhanh. Đồng Nai xuất khẩu chủ yếu các loại sản phẩm nông nghiệp như mủ cao su sơ chế, cà phê, lạc nhân, hạt điều nhân, bắp, thực phẩm chế biến, một số sản phẩm công nghiệp như giày dép các loại, hàng dệt may, sản phẩm gỗ, sản phẩm chất dẻo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm gốm sứ; dây điện và dây cáp điện..., Nhập khẩu chủ yếu là các loại vật tư nguyên liệu như phân bón, xi măng, sắt thép xây dựng, phụ tùng thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, xăng dầu các loại... Năm 2014, Đồng Nai đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 13 tỷ USD, chiếm 8,24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Sáu là, các dịch vụ phục vụ và du lịch nhiều tiềm năng. Đồng Nai đang phát triển nhanh các dự án nhà ở, khách sạn, bệnh viện, trường học, các dịch vụ tài 40 chính ngân hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, siêu thị, sân golf... đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. Tỉnh cũng tập trung ưu tiên đầu tư cho các loại hình dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa các cảng; dịch vụ tư vấn về đầu tư, xây dựng, viễn thông, thông tin liên lạc, công nghệ thông tin và các loại hình dịch vụ tài chính tín dụng... để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng ở các khu công nghiệp và nhân dân trong tỉnh. Nhà đầu tư nước ngoài được mua sở hữu nhà ở hoặc thuê nhà ở trong thời gian thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Cá nhân nước ngoài được doanh nghiệp thuê quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam và được phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên thì được mua sở hữu nhà ở không quá 50 năm. Bảy là, Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện quản lý một cửa, một cửa liên thông, thành lập Bàn Kansai tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp. Lãnh đạo tỉnh luôn lắng nghe ý kiến của nhà đầu tư để kịp thời chỉ đạo giải quyết vuớng mắc cho nhà đầu tư; đồng thời, thuờng xuyên kiểm tra công tác cải cách thủ tục hành chính đảm bảo công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian. 2.2. Thực trạng QLNN về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Đồng Nai 2.2.1. Khái quát tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Đồng Nai Lũy kế đến tháng 12/2019, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại tỉnh Đồng Nai với 1.487 dự án, tổng vốn đăng ký 30,46 tỷ USD. Trong đó Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu về vốn đầu tư với 410 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư khoảng 6,66 tỷ USD, tiếp theo là Đài Loan với 271 dự án còn hiệu 41 lực, tổng vốn đầu tư khoảng 5,34 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Đồng Nai với 258 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư khoảng 4,7 tỷ USD. Các nhà đầu tư của Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản luôn xem Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng là đối tác đầu tư chiến lược để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm qua. Số lượng dự án từ 03 quốc gia trên liên tục tăng qua các năm gần đây và luôn ở nhóm dẫn đầu về số dự án cũng như vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các dự án đầu tư nước ngoài đã trải rộng địa bàn toàn tỉnh, không còn địa phương trắng đầu tư nước ngoài nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế xã hội chung và các vùng phụ cận. 2.2.2. Vai trò của các doanh nghiệp FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 2.2.2.1. Góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao Trong 30 năm, qua việc phát triển KCN, Đồng Nai đã có sự phát triển đột phá về tăng trưởng công nghiệp, qui mô giá trị sản xuất công nghiệp so năm 1985 tăng gần 200 lần. Từ sự phát triển của công nghiệp, đã phát triển lan tỏa nhanh sang lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực khác, cụ thể: GRDP tăng trưởng với tốc độ cao liên tục trong nhiều năm (bình quân 12%/năm) gấp đôi mức bình quân chung cả nước; Cơ cấu ngành biến đổi nhanh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; GRDP bình quân đầu tư tăng trên 16 lần. 2.2.2.2. Góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 42 Trong những năm gần đây, với quyết tâm đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông, nhiều công trình dự án giao thông lớn của trung ương, của tỉnh đã và đang khởi động như tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Phan Thiết, các cầu vượt tại các nút giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là cửa ngõ ra vào thành phố Biên Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, rút ngắn cự ly vận chuyển, tạo thuận lợi cho kết nối giao thông liên vùng. Hệ thống cấp điện, cấp nước đã phủ kín toàn tỉnh đến 100% số phường xã; hoạt động bưu chính viễn thông đảm bảo thông suốt trong nước và quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; Công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo quy hoạch từng bước đi vào nề nếp, trong đó tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện các quy hoạch xây dựng mang tính chất trọng tâm, định hướng như: Quy hoạch hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai; các quy hoạch phát triển chuyên ngành Đến nay toàn tỉnh đã hoàn chỉnh phủ kín quy hoạch chi tiết 1/2.000 tại các thị trấn của các huyện, thành phố thuộc tỉnh. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch xây dựng nông thôn luôn được chú trọng và tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện; Các khu đô thị, khu dân cư đã được đầu tư phát triển nhanh, đến nay có khoảng 400 dự án phát triển khu dân cư và khu đô thị, với tổng diện tích cho các dự án là 12.000 ha đáp ứng phát triển các KCN và nhu cầu của người dân, trong đó tỉnh đặc biệt quan tâm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nhằm giải quyết khó khăn trước mắt nhu cầu nhà ở của người dân có thu nhập thấp, người có công, các hộ nghèo, đồng bào dân tộc. 43 2.2.2.3. Đầu tƣ nƣớc ngoài góp phần quan trọng phát triển các khu công nghiệp Đồng Nai là một trong những địa phương quy hoạch phát triển các khu công nghiệp sớm nhất cả nước. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai, ngay từ đầu những năm 1990, Đồng Nai đã quy hoạch 17 khu công nghiệp, tuy nhiên qua quy hoạch chi tiết thực tế đã chuẩn bị cho hình thành 23 khu công nghiệp (do Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2.700ha chia thành nhiều Khu công nghiệp nhỏ). Đến nay, tỉnh Đồng Nai có 32 khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích 10.242,59ha. Diện tích đất đã cho thuê được 4.949,56ha, đạt tỷ lệ 71,25% diện tích đất công nghiệp dành cho thuê (6.946,46ha). Các khu công nghiệp đã đầu tư hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh với giá trị đạt 10.032,92 tỷ đồng và 169,83 triệu USD, đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài và tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa. Trong đó, 31/31 khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đã xây dựng hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế là 159.070 m 3/ngày.đêm (tổng vốn đầu tư khoảng 1.155,7 tỷ đồng), đảm bảo cho việc tiếp nhận, xử lý nước thải cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp. 2.2.2.4. Đầu tƣ nƣớc ngoài tác động đến giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Đầu tư nước ngoài đã giải quyết việc làm cho hơn 600.000 lao động, trong đó khoảng 60% lao động ngoại tỉnh; về cơ cấu giới thì lao động nữ có tỷ lệ cao hơn (61%). 44 Tổng số lao động người nước ngoài đang làm việc tại các khu công nghiệp là 7.640 người. 2.2.3. Phân tích thực trạng QLNN về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Đồng Nai 2.2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là khâu đầu tiên và quan trọng. Bởi lẽ, kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng nguồn vốn, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào việc xây dựng quy hoạch, chiến lược dài hạn cũng như kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ, từng giai đoạn. Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cả nước thời kỳ 2011- 2020 được thông qua tại Đại hội Đảng XI và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh Đồng Nai đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 27/5/2015 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Đây là cơ sở để UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương thuộc tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt, đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Đồng Nai đã rà soát, xây dựng Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, đồng thời xây dựng quy hoạch 45 các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các chỉ tiêu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đều được nêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh mỗi nhiệm kỳ. Hàng năm, tỉnh đều rà soát, xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở thực hiện. Đồng thời, xây dựng định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng giai đoạn, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và trong nước, phù hợp với xu thế và nhu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới. 2.2.3.2. Xây dựng cơ sở pháp lý về thu hút và quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Các quy định về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như xem xét, giải quyết các thủ tục về đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư ngày 26/11/2014 và các quy định pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư và công tác QLNN đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tƣ tại tỉnh Đồng Nai Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 68 của Luật Đầu tư năm 2014 và khoản 1 Điều 58 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư thì “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương”, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư tại tỉnh Đồng Nai [24], [11]. - Thực hiện chính sách ƣu đãi đầu tƣ Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh, tỉnh Đồng Nai quy định chính sách ưu đãi áp dụng theo Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, cụ thể là đối với các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các 46 dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, dự án nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư, dự án giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, thực hiện chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chính sách ưu đãi được thực hiện thông qua việc miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế Nhập khẩu, Thuế Xuất khẩu... - Ban hành thủ tục hành chính QLNN về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Bộ Thủ tục hành chính về thủ tục đăng ký đầu tư được niêm yết công khai tại website của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai và Trung tâm Hành chính công tỉnh Đồng Nai và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai, bao gồm: + Quyết định 113/QĐ-UBND ngày 13/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc công bố Bộ Thủ tục Hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. + Quyết định 4242/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc công bố Bộ Thủ tục Hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai. Trình tự thủ tục đầu tư được thực hiện theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai tiếp nhận hồ sơ thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ giới thiệu địa điểm thực hiện dự án; hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư; cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp đối với vị trí dự án đầu tư nằm ngoài khu công nghiệp; Ban Quản lý các khu công nghiệp tiếp nhận hồ sơ chấp thuận 47 chủ trương đầu tư; cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp. Để thực hiện các thủ tục về đăng ký đầu tư, tỉnh Đồng Nai thực hiện quản lý về đầu tư theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông do cơ quan đầu mối thực hiện là Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án ngoài KCN) và Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai (đối với dự án trong KCN). Các nhà đầu tư chỉ cần liên hệ các cơ quan trên sẽ được hướng dẫn và được hỗ trợ các vấn đề có liên quan. 2.2.3.3. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn cho sự vận động của FDI Xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp sẽ có vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Đồng Nai đã sớm chú trọng vào công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN. Đồng Nai là một trong những địa phương của cả nước quy hoạch và phát triển các KCN. Việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp đã tạo điều kiện huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo năng lực sản xuất mới, nguồn hàng hóa mới, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Kết quả đầu tư, xây dựng và kêu gọi vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đã đạt được kết quả khả quan, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung. Đồng Nai là tỉnh phát triển khu công nghiệp đầu tiên và dẫn đầu phát triển công nghiệp tại Việt Nam (số khu công nghiệp chiếm 10% khu công nghiệp cả nước). Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch phát triển 48 35 khu công nghiệp có tổng diện tích trên 12.055ha (cả nước hiện có 325 khu công nghiệp). Tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tổng vốn đầu tư thu hút năm sau luôn cao hơn năm trước và luôn nằm trong top 6 các tỉnh, thành phố có tổng vốn đầu tư thu hút cao trong cả nước. Các khu công nghiệp Đồng Nai luôn nằm trong danh sách các địa phương đứng đầu về thu hút vốn đầu tư. Các dự án thu hút vào các khu công nghiệp Đồng Nai đều phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh đã đặt ra năm 2006 là thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sạch, doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn Ngoài ra, để phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, tỉnh Đồng Nai tiếp tục đầu tư vào các dự án điện, nước, thông tin liên lạc, các dự án giao thông kết nối các dự án phát triển cảng biển, phát triển dịch vụ logistics... để tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI. Tỉnh Đồng Nai có các cảng đang hoạt động: Cảng Đồng Nai, cảng Gò Dầu. Tỉnh đang chuẩn bị mặt bằng để triển khai xây dựng cảng Phước An (cho tàu có trọng tải 60.000 DWT) và cụm cảng biển nhóm V (cho tàu có trọng tải 30.000 DWT) thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch. Ngoài ra kế cận tỉnh Đồng Nai còn có cụm cảng của thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang hoạt động (Cảng Cái Mép). Trong các năm tới, tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục triển khai và sớm hoàn thành hệ thống các tuyến đường giao thông huyết mạch, có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh cũng như kết nối hệ thống giao thông quốc gia và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường Vành đai 3 từ Tân 49 Vạn - Nhơn Trạch, đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đường Dầu Giây - Đà Lạt. Đặc biệt, trong tương lai khi dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành được triển khai, tỉnh Đồng Nai sẽ trở thành một trong những đô thị văn minh, hiện đại và điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư. Đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hiện nay tỉnh đang tập trung nguồn lực thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chi trả tiền bồi thường khu đất tái định cư, triển khai thiết kế các hợp phần của dự án có cấu phần xây dựng (các khu tái định cư) nhằm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư theo tiến độ dự kiến. 2.2.3.4. Xây dựng và tổ chức bộ máy QLNN về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Đồng Nai a) UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở địa phương, quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015. Quy chế làm việc của UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2016 – 2021 ban hành kèm theo Quyết định số 57/2016/QĐ-UBND ngày 17/10/2016. b) Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Đồng Nai hoạt động căn cứ theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 07/12/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, trong đó có hoạt động đầu tư nước ngoài ở địa phương [37]. 50 Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh và trực tiếp quản lý công tác thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Tham mưu UBND tỉnh các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt và điều chỉnh trong trương hợp cần thiết; Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh theo phân cấp; Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tở chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền; Cấp điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước (ngoài khu công nghiệp); thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. c) Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh: hoạt động căn cứ theo Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 29/3/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai. Theo đó, Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, thực hiện chức năng quản lý trực tiếp đối với khu công nghiệp và tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, bao gồm: Quản lý đầu tư, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư; Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành và UBND tỉnh phê duyệt; tham gia 51 các chương trình xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành và UBND tỉnh tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư theo thẩm quyền trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án đầu tư, báo cáo định kỳ hoạt động xúc tiến đầu tư theo quy định quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư; Giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp [38]. d) Các sở, ban, ngành liên quan: Cục Thuế, Cục Hải quan, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội, Công an tỉnh phối hợp quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Nhìn chung, bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai tương đối bảo đảm hệ thống, chặt chẽ, hoạt động hiệu quả trên cơ sở phối hợp nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành giúp quản lý theo từng ngành, từng lĩnh vực chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao. Tuy nhiên, trên thực tế, do xuất phát từ bản chất của hoạt động đầu tư nước ngoài khá phức tạp, tiềm ẩn nhiều vấn đề phát sinh như nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, nợ thuế, chuyển giá nên đôi khi, công tác quản lý nhà nước còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, chưa theo kịp tốc độ phát triển và vận động của dòng vốn FDI hiện nay. Điều đó, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp FDI xả thải gây ô nhiễm môi trường (Công ty CPHH Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra các đường cống ngầm dẫn ra sông Thị Vải nhiều năm mà cơ quan chức năng không phát hiện và xử lý kịp thời dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Thị Vải nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của nhân dân), hoăc trường hợp Công ty Texwell Vina ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai bỏ trốn khi nợ 13 tỷ đồng nợ lương công nhân, hơn 17 tỷ đồng nợ bảo 52 hiểm xã hội và các khoản nợ khác, gây nhiều khó khăn cho chính quyền tỉnh Đồng Nai trong việc giải quyết hậu quả Công ty để lại. 2.2.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai được tuyển dụng thông qua các kỳ thi tuyển dụng hàng năm, hầu hết được đào tạo bài bản, có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm, kỹ năng và am hiểu về lĩnh vực QLNN, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tỉnh cũng đã xây dựng các Chương trình đào tạo nguồn nhân lực trong từng giai đoạn, qua đó, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về đầu tư nước ngoài nói riêng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên ngành giúp cán bộ, công chức, viên chức nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng xử lý các công việc liên quan, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước. Thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh đồng Nai giai đoạn 2016 – 2020 với tổng kinh phí 241 tỉ đồng. Ngoài ra, để đón các dự án lớn có chất lượng, Đồng Nai thực hiện chiến lược đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Với lợi thế là tỉnh có nhiều doanh nghiệp FDI đang hoạt động, tỉnh cũng phối hợp với các doanh nghiệp và nhà đầu tư để đào tạo nhân lực theo yêu cầu thông qua việc ký kết các chương trình đào tạo, cấp học bổng, đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu của chính các doanh nghiệp. 53 Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thực tế vẫn còn tình trạng một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ cần được đào tạo bồi dưỡng thêm về kỹ năng và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, vì lợi nhuận của doanh nghiệp, một số tập đoàn, doanh nghiệp có thể lợi dung những “kẻ hở” của hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc những hạn chế của cơ quan quản lý nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí, có những trường hợp một số ít cán bộ công chức thiếu phẩm chất đạo đức nghề nghiệp “tiếp tay” cho hành vi vi phạm pháp luật để trục lợi cho cá nhân và doanh nghiệp gây thiệt hại về kinh tế và uy tín cho nhà nước. 2.2.3.6. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tƣ - Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ: Thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai, các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai thường xuyên được rà soát, cập nhật và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_n.pdf
Tài liệu liên quan