Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước

1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2

3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn . 6

3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn. 6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn . 6

4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của luận văn . 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 7

5.1. Phương pháp luận. 7

5.2. Phương pháp nghiên cứu. 7

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn. 8

7. Kết cấu của luận văn. 8

CHƯƠNG 1 . 9

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. 9

VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG . 9

1.1. Tổng quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng . 9

1.1.1. Khái niệm quản lý trật tự xây dựng . 9

1.1.2. Vai trò của trật tự xây dựng . 10

1.1.3. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng . 11

1.1.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng . 12

1.1.5. Cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng . 14

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng . 15

1.2.1. Tổ chức bộ máy và nguồn lực QLNN về trật tự xây dựng . 15

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng là những tác động đối với quản lý về trật tự xây dựng, những tác động chủ yếu đó là: 42 Thứ nhất, lực lượng lao động trong khu vực, cả nước tăng nhanh, nhu cầu xây dựng nhà ở tăng nhanh, ảnh hưởng rất lớn đến quy hoạch phát triển nhà ở và phát triển đô thị, sự tác động này đã làm thay đổi quy hoạch đô thị tại huyện Chơn Thành. Thứ hai, kinh tế tăng nhanh, đời sống một bộ phận dân cư có nhu cầu cơi nới, chỉnh trang và sửa chữa nhà ở tạo ra áp lực rất cao cho công tác quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn huyện. Thứ ba, nhu cầu xây dựng mới về nhà ở, nhà tập thể cho công nhân thuê, nhà trọ, khách sạn đang đặt ra có tính thời sự, cấp bách để đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động từ các vùng miền trong cả nước về sinh sống và làm việc, sản xuất kinh doanh, lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn, đây là sự tác động đối với quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng. Thứ tư, nhu cầu nhà ở tăng cao, kéo theo yêu cầu các công trình nhà văn hóa, trường học, mẫu giáo, nhà trẻ, bệnh viện, siêu thị, công viên, nhà thể thao, các công trình phụ trợ khác phục vụ dân sinh, cũng làm tăng áp lực, tác động đối với quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành. Thứ năm, một bộ phận người dân có tâm lý nôn nóng, chưa hiểu biết đầy đủ về các quy định của pháp luật về cấp phép xây dựng, nên tự phát, có hành vi vi phạm quy định về cấp phép xây dựng, tình trạng xây dựng tự do, không phép, trái phép liên tục diễn ra, thậm chí có trường hợp có tình xây dựng không phép vào ban đêm, hoặc công trình bị xử phạt vẫn cố tình vi phạm bất chấp quy định của pháp luật và xử phạt của cơ quan có thẩm quyền. Thứ sáu, theo quy định hiện hành, chế tài xử lý vi phạm xây dựng còn nhẹ, các công trình bị xử phạt theo hướng cho tồn tại, nên chưa đủ mức độ răn đe chủ công trình và chủ đầu tư, nên các hành vi vi phạm trong quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành vẫn diễn ra, chưa có các 43 biện pháp xử lý có hiệu quả, gây bức xúc trong dư luận người dân, tạo ra khoảng trống giữa pháp luật và thực hiện pháp luật về trật tự xây dựng. Thứ bảy, tác động vào quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng tại huyện còn thể hiện sự yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức làm công tác cấp phép và thanh tra xây dựng, thủ tục hành chính còn rườm rà trong khâu cấp phép xây dựng, thái độ của công chức thiếu trách nhiệm, thờ ơ, có khi còn nhũng nhiễu vòi vĩnh người dân khi người dân và tổ chức đến giao dịch xin cấp phép xây dựng, hoặc có hiện tượng tiếp tay, thông đồng, thiếu kiên quyết đối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, kể cả đối với không phép và có phép xây dựng tại huyện Chơn Thành. Thứ tám, tác động đối với trật tự xây dựng còn thể hiện ở sự còn nhiều bất cập, không hiệu quả trong phối kết hợp giữa các cơ quan hữu quan trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự xây dựng (huyện với sở, ngành cấp tỉnh), giữa các cơ quan thuộc UBND huyện với UBND các xã ,thị trấn, UBND các xã, thị trấn vơi nhau và với cơ quan cấp trên. Những tác động nêu trên là những cản trở, hạn chế và là những thách thức trong quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành cần được phân tích, đánh giá làm rõ để rút ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục trong thời gian tới về quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng. 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước 2.2.1. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về trật tự xây dựng * Đội Thanh tra xây dựng số 3 phụ trách địa bàn huyện Chơn Thành thuộc Thanh tra Sở Xây dựng Bình Phước. 44 Đội Thanh tra xây dựng số 3 được thành lập theo Quyết định số 672/QĐ-SXD ngày 25/4/2016 của Sở Xây dựng Bình Phước trên cơ sở nguồn nhân sự của Thanh tra Sở Xây dựng Bình Phước. Cơ cấu tổ chức gồm 01 Đội trưởng, 01 Đội phó giúp việc cho đội trưởng và 01 thanh tra viên. Đội Thanh tra xây dựng địa bàn huyện có một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lý trật tự xây dựng như sau: Tuyên truyền, hướng dẫn công dân, tổ chức thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xây dựng trên địa bàn được giao; Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định tại các Nghị định có liên quan trong công tác quản lý trật tự xây dựng; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Sở Xây dựng Bình Phước, Chánh Thanh tra Sở và Chủ tịch UBND huyện Chơn Thành. Hiện nay nhân sự của Đội Thanh tra xây dựng số 3 chỉ bao gồm 02 cử nhân kinh tế ,01 kỹ sư điện dân dụng – công nghiệp. Lực lượng nhân sự như trên quá mỏng mà địa bàn quản lý bao quát cả 3 huyện (Thị xã Bình Long, huyện Hớn Quản, huyện Chơn Thành), nên không đáp ứng được yêu cầu kiểm tra trật tự xây dựng tại các đại bàn trong đó có huyện Chơn Thành. * Phòng Kinh tế và Hạ Tầng huyện Chơn Thành. Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan tham mưu cho UBND huyện Chơn Thành về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Chơn Thành gồm: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Ban quản lý Bến xe khách và Đội quản lý đô thị. Tổng số công chức, công nhân viên chức của đơn vị hiện có 14 người. Gồm 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng (kiêm trưởng ban quản lý bến xe khách). Phòng Kinh tế và Hạ tầng có 07 người (trong đó: 06 biên chế, 01 hợp đồng), Ban quản lý Bến xe khách có 02 người hợp đồng, Đội quản lý đô thị có 03 người (trong đó 01 biên chế, 02 hợp đồng), Ban quản lý Nghĩa trang 02 người hợp đồng. 45 Trình độ chuyên môn: (1) Phòng Kinh tế và Hạ tầng gồm: Trình độ đại học 05 người gồm các chuyên ngành: 01 cử nhân hành chính, 02 kỹ sư xây dựng, 01 kỹ sư cầu đường, 01 kiến trúc sư, cao đẳng 02 người; (2) Bến xe khách gồm : 01 cử nhân quản trị kinh doanh. 01 trung cấp kế toán; (3) Đội Quản lý đô thị gồm: 02 cử nhân kinh tế ,01 kỹ sư điện dân dụng-công nghiệp. Hạn chế tồn tại: Hiện nay Phòng Kinh tế và Hạ tầng chưa xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo hướng chuẩn hóa trình độ sau đại học, lý luận cao cấp, trung cấp chính trị để nâng cao nhận thức, năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. Còn có tình trạng sử dụng nhân viên hợp đồng, phụ trách phần công việc có tính chất chuyên môn nghiệp vụ chính của Phòng. * UBND xã, thị trấn thuộc huyện Chơn Thành Tất cả UBND xã, thị trấn thuộc huyện Chơn Thành đều bố trí 01 công chức phụ trách lĩnh vực địa chính-nông nghiệp-xây dựng. Tuy nhiên chưa được tập huấn về nghiệp vụ quản lý trật tự xây dựng, chưa được cập nhật các văn bản pháp lý một cách thường xuyên. * Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về trật tự xây dựng: Trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Chơn Thành có 19 người. Trong đó, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện có 7 người, Đội thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện : 03 người; Công chức giao thông, xây dựng ở các xã và thị trấn 09 người. Được đào tạo về chuyên môn đại học 13/19 công chức, chiếm tỷ lệ 68,42%. Còn lại: 06/19 người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ 31,58%. Nhìn chung, đội ngũ CBCC quản lý trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành chưa được đồng bộ về trình độ. Đội ngũ công chức có trình độ cao vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp và kinh nghiệm chưa nhiều. Chưa được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị để nâng cao nhận thức, năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu 46 công tác quản lý. Do đó, công tác quản lý trật tự xây dựng chỉ ở mức cơ bản ổn định. 2.2.2. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về trật tự xây dựng Ngày 29/3/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng. Ngày 24/11/2014, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 2542/QĐ-UBND phê duyệt đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước. Ngày 25/4/2016, Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước quyết định thành lập các Đội Thanh tra Xây dựng phụ trách địa bàn trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong quyết định nêu mỗi Đội tùy thuộc vào khối lượng công việc và địa giới hành chính của từng địa bàn. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng sẽ thành lập các Tổ để thực hiện nhiệm vụ cho phù hợp sau khi có sự thống nhất chỉ đạo của Giám đốc Sở Xây dựng. Ngày 25/7/2016, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 172/2016/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Quyết định này phù hợp cho việc xác định thẩm quyền, nhiệm vụ của Thanh tra Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị liên quan trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng. Quy chế đã tăng cường trách nhiệm của UBND cấp xã, thị trấn, UBND cấp huyện, Sở Xây dựng trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đảm bảo công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng được thực hiện thường xuyên, liên tục, thống nhất, đúng thẩm quyền, phát huy hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn. 47 Đối với UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện phối hợp với UBND cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự trên địa bàn theo quy định pháp luật. UBND cấp xã, thị trấn có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn để xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định. Hiện nay, công tác phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn được Thanh tra Sở Xây dựng và UBND cấp huyện, cấp xã, thị trấn tổ chức cơ bản ổn định, số lượt phối hợp kiểm tra ngày càng tăng. 2.2.3. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng theo quy hoạch Phát triển đô thị, căn cứ Quyết định số 2868/QĐ-UBND ngày 14/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ranh giới quy hoạch chỉ là lỏi trung tâm của thị trấn, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Chơn Thành, đảm nhận vai trò là hạt nhân phát triển kinh tế xã hội của huyện Chơn Thành và hỗ trợ phát triển (phát triển không gian đô thị) cho thành phố Đồng Xoài và thị xã Bình Long. Hiện là đô thị huyện lỵ, đạt chuẩn đô thị loại V. Quy hoạch chung thị trấn Chơn Thành đã được phê duyệt năm 2009 và hiện đang được điều chỉnh, tuy nhiên do Phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung thị trấn chưa được mở rộng trên toàn thị trấn, công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt còn nhiều khó khăn do phạm vi quy hoạch chỉ nằm trong vùng lõi của đô thị. Xây dựng và phát triển nông thôn, hiện nay 8/8 xã đã hoàn thành QHXD nông thôn mới, 8/8 xã đã được UBND huyện ban hành Quy chế quản lý xây dựng nông thôn mới và công bố công khai để người dân biết, chấp hành thực hiện. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí 48 Quốc gia về NTM trên địa bàn huyện: 04 xã đạt 19/19 tiêu chí; 04 xã còn lại chỉ đạt 12-16/19 tiêu chí. Số tiêu chí trung bình đạt: 16,5 tiêu chí. Số tiêu chí đã hoàn thành ở 8/8 xã - 08 tiêu chí gồm: Quy hoạch; Thủy lợi; Cơ sở vật chất văn hóa; Thông tin và truyền thông; Hộ nghèo; Lao động có việc làm; Văn hóa; Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Tuy nhiên, quy hoạch phát triển đô thị và xây dựng phát triển nông thôn đã bộc lộ một số hạn chế: Công tác lập quy hoạch hiện nay được thực hiện tách rời giữa các ngành, lĩnh vực mà chưa có sự gắn kết với nhau, cụ thể là QHXD, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Quy hoạch chi tiết tuy đã có phê duyệt nhưng tỷ lệ phủ kín còn rất thấp dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý cho việc cấp GPXD, quy chế quản lý quy hoạch, quản quản lý kiến trúc đã được phê duyệt song còn nhiều bất cập, không sát tình hình thực tế nhất là khu vực đô thị hiện hữu, thiếu quy hoạch chi tiết cho từng khu vực và địa bàn dân cư. Tại thành huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng... trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, bất cập, chưa theo kịp của sự phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu xây dựng ngày càng cao của nhân dân. 2.2.4. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng theo giấy phép 2.2.4.1. Các quy định về quy trình, hồ sơ, điều kiện được cấp GPXD và nội dung GPXD theo thẩm quyền Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là các văn bản: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/6/2014; Thông tư số 15/2016/TT- BXD, ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về cấp GPXD; Quyết 49 định số 46/2017/QĐ-UBND, ngày 02/11/2017 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Quy trình cấp GPXD tại huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước như sau : - Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp GPXD, điều chỉnh GPXD cho công chức trực tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả tại UBND huyện. - Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả tại Văn phòng UBND huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, sau đó chuyển hồ sơ về cơ quan chuyên môn là Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện tham mưu cấp phép. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, phải xác định loại hồ sơ còn thiếu, loại hồ sơ không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép. - Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp GPXD, cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến 50 các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. - Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày làm việc đối với trường hợp cấp GPXD cho công trình; và trong thời gian 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp GPXD phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định. 2.2.4.2. Điều kiện cấp GPXD đối với trường hợp xây dựng công trình - Đơn đề nghị cấp GPXD theo mẫu tại Phụ lục Thông tư số 15/2016/TT-BXD, ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng. - Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính 02 bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm: + Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; +Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200; + Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200. 51 2.2.4.3. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ Đơn đề nghị cấp GPXD theo mẫu tại Phụ lục Thông tư số 15/2016/TT- BXD, ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Nội dung chủ yếu của GPXD bao gồm: - Tên công trình thuộc dự án. - Tên và địa chỉ của chủ đầu tư. - Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến. - Loại, cấp công trình xây dựng. - Cốt xây dựng công trình. - Mật độ xây dựng. - Hệ số sử dụng đất. - Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng. - Màu sắc công trình. - Diện tích xây dựng. - Tổng diện tích sàn. - Chiều cao công trình. - Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp GPXD. 2.2.4.4. Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi GPXD GPXD bao gồm các loại sau: 52 - Giấy phép xây dựng mới; - Giấy phép sửa chữa, cải tạo; - Giấy phép xây dựng có thời hạn. - Giấy phép di dời công trình; Trong những năm qua, UBND huyện đã quan tâm đến công tác cải cách hành chính, kịp thời phổ biến các chính sách mới, các văn bản về quản lý đô thị, hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm từng bước thiết lập kỷ cương trong quản lý xây dựng. Thực hiện theo cơ chế “một cửa”, việc cấp phép xây dựng được cải thiện rất nhiều. Người dân và tổ chức khi có yêu cầu xin cấp phép xây dựng chỉ cần đến giao dịch tại bộ phận “một cửa”. Nơi đây, công khai các thủ tục đối với từng loại giao dịch hành chính, xây mới, cải tạo, nâng cấp công trình ... công khai quy trình giải quyết và lệ phí, thời gian cấp phép đối với các loại hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định. Người dân có thể giám sát hoạt động giải quyết công việc và khi chưa đủ thủ tục hoặc cần trao đổi, công chức tại bộ phận sẽ giải đáp, hướng dẫn cho người dân hoàn tất, bổ sung thủ tục. Nhờ vậy, số lượng hồ sơ được cấp giấy phép so với số lượng hồ sơ nộp luôn đạt tỷ lệ cao. Bảng 2.2: Số lượng hồ sơ xin phép xây dựng và số giấy phép được cấp từ năm 2015 – 2018 Năm Số hồ sơ xin cấp GPXD Số GPXD đã cấp (GP) 2015 232 218 2016 241 237 2017 254 242 2018 276 273 (Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Chơn Thành) 53 Biểu đồ 2.1: Số Giấy phép xây dựng đã cấp 0 50 100 150 200 250 300 2015 2016 2017 2018 SỐ GPXD ĐÃ CẤP GIAI ĐOẠN 2015 - 2018 SỐ GPXD ĐÃ CẤP GIAI ĐOẠN 2015 - 2018 (Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Chơn Thành) Qua số liệu thống kê từng năm về công tác cấp GPXD công trình, nhà ở trên địa bàn huyện Chơn Thành có thể thấy nhu cầu xây dựng công trình, nhà ở của người dân rất lớn, năm sau luôn cao hơn năm trước và công tác cấp GPXD được thực hiện đạt tỷ lệ giải quyết đúng hẹn rất cao, tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên, thực tế công tác cấp GPXD vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới như: Đôi khi có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nộp vào bộ phận một cửa tại UBND huyện, công chức tiếp nhận không xem kỹ hết tất cả nội dung có liên quan, để khi nhận rồi đến công chức xử lý hồ sơ tại Phòng Kinh tế và Hạ tầng phải trả ngược lại do bị sai một số lỗi. Điều này thể hiện ở số lượng GPXD được cấp so với số lượng hồ sơ nộp vào 54 bộ phận một cửa có sự chênh lệch nhau. Cho thấy vẫn còn hiện tượng trả lại hồ sơ sau khi đã nhận vào tại bộ phận một cửa, gây tâm lý phiền hà cho tổ chức, cá nhân. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện tham mưu UBND huyện cấp phép xây dựng đảm bảo quy hoạch được duyệt, cảnh quan đô thị, quy chuẩn, quy phạm đảm bảo chất lượng hồ sơ, thời gian và theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện để các chủ đầu tư được cấp phép xây dựng theo quy định. Tuy nhiên, trong công tác QLNN về cấp GPXD tại huyện Chơn Thành còn nhiều hạn chế: Thứ nhất, sự tập trung chỉ đạo trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng không được duy trì thường xuyên, có lúc có biểu hiện buông lỏng, cũng có lúc xử lý nhẹ tay và sợ trách nhiệm. Thứ hai, địa bàn huyện rộng lớn, những khu vực quy hoạch điểm dân cư tập trung ở các xã chưa được quan tâm đúng mức, dễ buông lỏng quản lý, thiếu thanh tra, kiểm tra và giám sát, nên những khu vực này thường là những điểm nóng cho hành vi xây dựng không phép và sai phép, chính quyền cơ sở quản lý địa bàn lỏng lẻo, không kiểm soát được nhu cầu xây dựng, chỉnh sửa, cơi nới công trình nhà ở. Thứ ba, một bộ phận cán bộ quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng chưa chuyên nghiệp, yếu cả về chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng quản lý xây dựng, sự phối kết hợp giữa cơ quan quản lý đô thị và thanh tra xây dựng chưa đồng bộ nên tạo ra sơ hở để người dân có hành vi xây dựng không phép và sai phép. Thứ tư, vẫn còn hiện tượng nhũng nhiễu người dân và chủ đầu tư công trình và có hiện tượng không kiên quyết xử lý, ngăn chặn không kịp thời khi người dân mới xây dựng và có tình trạng tiếp tay, bao che cho chủ đầu tư và người dân vi phạm xây dựng không phép và trái phép. 55 Thứ năm, có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý TTXD giữa UBND cấp xã với phòng Kinh tế và Hạ tầng, trong tham mưu cấp phép xây dựng còn nhiều trường hợp thiếu trách nhiệm, nên cũng còn có vụ việc kéo dài, gây phiền hà cho người dân phải đi lại bổ sung hồ sơ nhiều lần, làm chậm chễ thời gian cấp phép theo quy định cũng là tác động làm cho người dân nôn nóng từ đó có hành vi vi phạm xây dựng không phép và sai phép. 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng 2.2.5.1. Thanh tra, kiểm tra Đối với cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý trật tự xây dựng đô thị là Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện và UBND các xã, Thị trấn luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của cấp có thẩm quyền trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Cụ thể hàng năm đều có những cuộc giám sát chuyên đề của HĐND huyện về lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng. Ngoài ra, Đoàn thanh tra của Sở Xây dựng hàng năm cũng đều có tổ chức thanh tra về công tác cấp GPXD, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Chơn Thành. Qua đó, đã có phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trong quá trình phối kết hợp giữa các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị và xây dựng phát triển nông thôn trên địa bàn huyện. 2.2.5.2. Giải quyết khiếu nại tố cáo Công tác quản lý trật tự xây dựng liên quan trực tiếp đến tài sản của các tổ chức và người dân nên thường xuyên có sự tranh chấp, khiếu nại, thậm chí tố cáo xảy ra. Vì vậy việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến quản lý trật tự xây dựng đô thị luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nên các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo luôn được giải quyết một cách kịp thời, hợp lý không gây ra tâm lý bức xúc của người dân. 56 Khi có sự việc khiếu nại, UBND huyện kịp thời chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND xã, thị trấn phối hợp nghiên cứu hồ sơ vụ việc, tiếp xúc với từng tổ chức, cá nhân để nắm rõ nội dung, hoàn cảnh, nguyện vọng của các bên có liên quan. Đối với một số trường hợp, vụ việc phức tạp, UBND huyện xin ý kiến, tham vấn của cơ quan cấp trên để thống nhất việc áp dụng pháp luật nhằm giải quyết dứt điểm, chính xác, hạn chế tình trạng khiếu nại kéo dài, khiếu nại vượt cấp. Đến nay đa số các quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan đến quản lý trật tự xây dựng đô thị tại huyện Chơn Thành được giải quyết đảm bảo khách quan, chính xác. Được người dân đồng tình ủng hộ. 2.2.5.3. Xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng - UBND Xã , Thị Trấn chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo quy định các công trình: + Công trình xây dựng không có GPXD mà theo quy định phải có GPXD trên địa bàn quản lý; + Công trình xây dựng sai nội dung GPXD hoặc sai thiết kế do UBND huyện Chơn Thành cấp hoặc phê duyệt. - Thanh tra Sở Xây dựng Bình Phước chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo quy định các công trình: + Công trình xây dựng sai nội dung GPXD do Sở Xây dựng cấp; + Công trình xây dựng sai thiết kế do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Sở chuyên ngành phê duyệt; sai nội dung GPXD hoặc sai thiết kế do Ban Quản lý khu kinh tế được UBND tỉnh ủy quyền cấp GPXD hoặc phê duyệt; + Công trình xây dựng sai thiết kế do các chủ đầu tư khác (không phân biệt nguồn vốn) phê du

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_trat_tu_xay_dung_tai_huyen_chon.pdf
Tài liệu liên quan