Luận văn Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Krông búk, tỉnh Đắk Lắk

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

VĂN HÓA . 9

1.1. Một số khái niệm. 9

1.2. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển. 22

1.3. Nội dung của quản lý nhà nước về văn hóa. 27

Tiểu kết chương 1. 41

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK. 43

2.1. Những yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, văn hóa của huyện Krông Búk,

tỉnh Đắk Lắk . . . 42

2.2. Đánh giá chung. 61

Tiểu kết chương 2. 73

Chương 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK . 75

3.1. Định hướng . 75

3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về văn hóa trên

địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk lắk.79

Tiểu kết chương 3. 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 89

Kết kuận . 89

Kiến nghị . 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 94

pdf106 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Krông búk, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện tích Phía Nam, phía Đông và khu vực trung tâm huyện có mức độ phân cắt mạnh tạo thành những dãy đồi dạng bát úp, độ dốc trung bình 8-150, độ cao trung bình 500 – 700 m, địa hình có xu thế thấp dần về phía Tây và phía Nam. Địa hình núi thấp trung bình bao quanh phần phía Tây, có sườn dốc, được hình thành từ các đá granite. Địa hình đồng bằng tích tụ bao gồm các bãi bồi, các bậc thềm của các sông suối thuộc lưu vực suối Ea Tul và Krông Búk. - Nhìn chung, huyện Krông Búk, Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, giáp thị xã Buôn Hồ, trên trục Quốc lộ 14, nối huyện Krông Búk với thành 43 phố Buôn Ma Thuột, thành phố PLâyKu; cách sân bay Buôn Ma Thuột khoảng 60 km, giao lưu thuận tiện với các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và cả nước. Đây chính là điều kiện khá thuận lợi trong quan hệ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy vậy, là huyện mới được điều chỉnh địa giới hành chính, còn nhiều xã khó khăn, huyện ít được kế thừa các cơ sở hạ tầng của huyện Krông Búk cũ, vì vậy sẽ còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: - Về kinh tế: Nông nghiệp và lâm nghiệp là các ngành kinh tế chính của Krông Búk. Các sản phẩm chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, gỗ xẻ Là địa bàn tiếp giáp giáp thị xã Buôn Hồ, trên trục Quốc lộ 14, nối huyện Krông Búk với thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố PlâyKu, nên thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa. Có 2 khu công nghiệp nằm trên địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi cho huyện cung cấp nguyên, vật liệu và sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tận gốc; khu công nghiệp cũng là nơi thu hút lao động của địa phương, nhằm đạt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp. Trong những năm qua đựơc sự quan tâm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và UBND huyện, sự nỗ lực của nhân dân địa phương kinh tế - xã hội của huyện Krông Búk đã có những bước phát triển đáng kể. Các công trình phúc lợi xã hội như: Trường học, trạm y tế, chợ, đường giao thông, điện sinh hoạt đã được quan tâm đầu tư xây dựng, phục vụ nhu cầu sinh họat văn hóa, xã hội của người dân ngày một tốt hơn. Các ngành kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh; thương mại dịch vụ đã đựơc quan tâm phát triển; đời sống của người dân từng bước đựơc cải thiện; bộ mặt nông thôn đã có sự thay đổi cơ bản. 44 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì kinh tế của huyện vẫn còn những hạn chế như: hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội chưa đựơc đầu tư đồng bộ nên gây khó khăn cho việc đi lại và tổ chức sinh họat văn hóa của người dân; ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế của nước ta; các ngành thương mại, dịch vụ phát triển nhỏ lẻ, manh mún; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm. - Về xã hội: Huyện Krông Búk Có 7 xã: Chứ Kbô, Cư Né, Cư Pơng, Ea Ngai, Ea Sin, Pơng Drang và Tân Lập, có 64 thôn và 42 buôn. Tổng số dân toàn huyện là 57.002 người, 14 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, Đồng bào DTTS là 18.521; chiếm 32.5% DS. Đồng bào dân tộc tại chỗ là 17.862; chiếm 31.3% DS. Có 4 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài (tín đồ: 15.259, chiếm 23,7% dân số). Hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường tự nguyện và đúng quy định pháp luật Nhà nước. Đến nay, toàn huyện có 06 Niệm phật đường, 01 Tịnh xã, 02 Giáo họ, 03 Chi hội sinh hoạt đạo Tin lành và 20 điểm nhóm sinh hoạt tập trung. Tín độ các đạo và dân cư không theo đạo cùng chung sống hòa đồng, tạo nên một cộng đồng đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ quê hương. Những yếu tố này vừa mang tính tích cực đối với sự phát triển của huyện nhưng vừa tạo ra những khó khăn phức tạp cho hoạt động QLNN, đặc biệt là trong quản lý văn hóa trên địa bàn huyện. Huyện Krông Búk là một trong số các huyện được ưu tiên và quan tâm đặc biệt. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách về đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người dân địa phương, lồng ghép các chương trình quốc gia với các dự án phát triển nông, lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, đời 45 sống người dân còn nhiều khó khăn như thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm và thu nhập thấp. 2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý văn hóa của huyện Krông Búk Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk được nghiên cứu dựa vào vai trò của chủ thể quản lý văn hóa là Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk và cơ quan chuyên môn là Phòng Văn hóa và Thông tin huyện. 2.1.4. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý văn hóa huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk, có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn huyện và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật. Phòng Văn hóa và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Tổ chức bộ máy Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk gồm: Uỷ ban nhân dân huyện Krông Búk do HĐND huyện Krông Búk bầu ra gồm có chủ tịch, hai phó chủ tịch. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Nhân dân huyện Krông Búk đang được đổi mới theo tinh thần của nội dung cải cách hành chính về bộ máy Nhà nước (Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2015). Hiện nay huyện Krông Búk gồm có 13 phòng chuyên môn với 104 cán bộ, công chức và 25 cán bộ hợp đồng: - Các phòng ban chuyên môn, thuộc UBND huyện: 46 + 1. Phòng Nội vụ; + 2. Phòng Tư pháp; + 3. Phòng Tài chính - Kế hoạch; + 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường; + 5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; + 6. Phòng Văn hóa và Thông tin; + 7. Phòng Giáo dục và Đào tạo; + 8. Phòng Y tế; + 9. Thanh tra huyện; + 10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; + 11. Phòng Dân tộc; + 12. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; + 13. Phòng Kinh tế và Hạ tầng. 2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Văn hóa và Thông tin huyện Krông Búk Chức năng - Phòng Văn hoá và thông tin là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Krông Búk, đồng thời là tổ chức của hệ thống quản lý ngành từ Trung ương đến huyện. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Văn hoá và thông tin trên địa bàn huyện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bảo đảm các hoạt động lành mạnh, chống xu hướng văn hoá thông tin và thể thao độc hại. - Phòng Văn hoá và thông tin huyện dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Thông tin Truyền thông và Sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk. 47 Nhiệm vụ - Thực hiện việc quản lý sát sao đối với các hoạt động văn hoá, nghệ thuật của mọi tổ chức và cá nhân. - Thực hiện giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá cho mọi tầng lớp nhân dân. - Thực hiện quản lý bảo tồn, bảo tàng, thư viện, câu lạc bộ văn hoá, quản lý việc kinh doanh, cho thuê phim ảnh, băng từ, in ấn, sao chụp, xuất bản, phát hành, cổ động, quảng cáo... nhằm đưa các hoạt động này hoạt động theo đúng qui định của Nhà nước. - Lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch từng thời gian nhằm nâng cao hoạt động văn hoá thông tin và thể dục thể thao để trình Uỷ ban nhân dân quận duyệt và có các biện pháp hữu hiệu thực hiện những kế hoạch đã được phê duyệt. - Chỉ đạo tổ chức thực hiện các đợt tuyên truyền cổ động trên địa bàn quận nhằm phục vụ các dịp lễ, tết và các nhiệm vụ trung tâm, đột xuất của Đảng, Nhà nước và địa phương. - Phối hợp với phòng Tổ chức chính quyền lập qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hoá và thông tin của huyện và các xã. Quyền hạn - Triệu tập các cuộc họp để phổ biến, triển khai các nhiệm vụ công tác do phòng quản lý. - Ký các văn bản giao dịch, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, văn bản quản lý hành chính có liên quan đến hoạt động văn hoá thông tin và Thể dục thể thao; được Uỷ ban nhân dân quận Uỷ quyền giải quyết những công việc thuộc phạm vi ngành. - Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thi hành nhiệm vụ chính trị của các tổ chức hoạt động văn hoá thông tin và thể dục thể thao trong toàn huyện. 48 Thông qua thực tế đề xuất những vấn đề bất cập trong các hoạt động để kiến nghị Uỷ ban nhân dân quận, Sở Thông tin Truyền thông và Sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh để có chủ trương, biện pháp thích hợp kể cả việc đầu tư cơ sở, vật chất cho hoạt động của ngành nhằm đạt kết quả tốt nhất. - Được trực tiếp tham dự các cuộc họp, thảo luận ở Sở, ngành có liên quan đến chức năng, nhiệm, quyền hạn của phòng. Đề xuất với Uỷ ban nhân dân huyện khen thưởng hoặc xử lý vi phạm kịp thời đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân hoạt động văn hoá và thông tin, thể dục thể thao trên địa bàn huyện. 2.1.6. Mối quan hệ công tác - Đối với Sở Thông tin Truyền thông và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh + Phòng Văn hoá và Thông tin phải chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở, trưởng phòng phải báo cáo tình hình hoạt động của ngành tại huyện cho Sở Thông tin Truyền thông và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh. + Trường hợp sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện và của Sở Thông tin Truyền thông và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh có sự chưa thống nhất, thì trưởng phòng thực hiện theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện và báo cáo ngay với giám đốc sở liên quan để xử lý. - Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Uỷ ban nhân dân huyện. Trưởng phòng nhận chỉ thị và báo cáo trực tiếp với Chủ tịch huyện về tình hình thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ của phòng. - Đối với các phòng, ban thuộc Uỷ ban nhân dân huyện 49 Phòng có trách nhiệm trao đổi nghiệp vụ chuyên môn để có sự phối hợp cùng thực hiện các chủ trương chính sách của ngành theo sự chỉ đạo chung của Uỷ ban nhân dân huyện và tỉnh. - Đối với Uỷ ban nhân dân các xã Phòng có trách nhiệm hướng dẫn, giúp Uỷ ban nhân dân xã trong công tác quản lý các hoạt động về ngành Thông tin Truyền thông và Văn hoá Thể thao và Du lịch, xây dựng các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn xã. Tổ chức phối hợp với các xã để thực hiện theo kế hoạch chung trong toàn huyện. - Đối với các cá nhân và pháp nhân đến yêu cầu giải quyết công việc Công chức, viên chức có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các thủ tục hành chính, tôn trọng cơ sở, lắng nghe nguyện vọng để cải tiến công tác. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, không đùn đẩy công việc gây phiền hà cho khách. Gặp trường hợp khó khăn báo cáo ngay cho trưởng phòng để giải quyết. - Đối với trung tâm, cơ sở văn hoá thông tin và thể dục thể thao của huyện Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chính sách, quản lý tài chính, nội dung hoạt động phải nghiêm chỉnh đúng chế độ nhà nước đã qui định. 2.1.7. Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk 2.1.7.1. Công tác thông tin, tuyên truyền cổ động - Ngành văn hoá và thông tin đã chủ động tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như: Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền trực quan bằng băng rôn, pa nô, apphích, cờ đuôi nheo, cờ Đảng, cờ Tổ quốc, cờ phướn, xe cổ động...; Tuyên truyền thông qua các hội nghị, toạ đàm, sinh hoạt các câu lạc bộ với các nội dung tuyên truyền nhân các ngày 50 kỷ niệm lớn của đất nước, tỉnh; Tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Tuyên truyền các nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đặc biệt là các nội dung xây dựng Gia đình văn hoá, thôn, buôn văn hoá, khu dân cư văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá, tuyên truyền về hội nghị đại biểu nhân dân xã, xây dựng quy ước dân số cộng đồng,.. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp qui như: Luật phòng chống lụt bão, Luật thu nhập cá nhân, Luật phòng chống tham nhũng, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật an toàn giao thông đường bộ, Luật di sản văn hoá, các nghị định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh. Phối hợp tổ chức tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường ; phòng chống cháy nổ; phòng chống các tệ nạn xã hội. - Năm 2017, toàn huyện đã làm mới băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền 1.252m2, panô: 1.305m2, panô tuyên truyền xe loa: 130m2; 150 lá cờ Đảng, 150 lá cờ Tổ quốc, 50 lá phướn lớn, 150 lá cờ phướn nhỏ; cờ nheo: 104m2, xe loa tuyên truyền 30 buổi phục vụ tuyên truyền kịp thời tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị - xã hội của tỉnh, của huyện. Hệ thống đài phát thanh trên địa bàn huyện đã thực hiện 4.280 giờ phát thanh đảm bảo đưa lượng thông tin chính xác, kịp thời đến mọi tầng lớp nhân dân. 100% các xã qui hoạch và lắp đặt các cốc cắm cờ trên các trục đường chính trên địa bàn. 2.1.7.2. Công tác quản lý văn hoá và các dịch vụ văn hoá - Chủ động tham mưu với Uỷ ban nhân dân huyện kiện toàn đội kiểm tra liên ngành trong hoạt động văn hoá - xã hội từ huyện tới xã, phối hợp với các ngành chức năng huyện và các xã xây dựng triển khai kế hoạch thống kê, rà soát danh sách các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ngành hàng văn hoá, xử lý vi phạm trong các hoạt động văn hoá. 51 - Qua thống kê, rà soát, trên địa bàn huyện có: 20 hộ kinh doanh Internet, 10 hộ kinh doanh karaoke, 15 điểm photocopy (In ấn, bán sách báo), 3 cơ sở kinh doanh các dịch vụ văn hoá khác. Phối hợp với các phòng, ban ngành chức năng và các xã tổ chức ký cam kết không vi phạm quy định trong kinh doanh dịch vụ với 100% các hộ kinh doanh dịch vụ văn hoá. - Chuẩn hoá thủ tục hành chính theo Nghị định số: 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. - Công tác kiểm tra của đội liên ngành từ huyện tới xã được thực hiện thường xuyên, liên tục, tập trung vào các loại hình: Internet, cà phê âm nhạc, karaoke, quảng cáo thương mại, băng đĩa phim, băng đĩa ca nhạc, xuất bản phẩm,... - Năm 2017, đội kiểm tra liên ngành từ huyện tới xã đã tổ chức kiểm tra 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá: Nhắc nhở 02 trường hợp, không có trường hợp nào bị xử lý nộp phạt. - Phối hợp với thanh tra Sở và các ngành chức năng của huyện rà soát, nhắc nhở các trường hợp có biển quảng cáo vi phạm, biển quảng cáo sai quy định. - Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các xã, hướng dẫn và thực hiện xử lý biển quảng cáo tấm nhỏ, biển hiệu, băng rôn quảng cáo sai qui định, ra quân bóc, xoá quảng cáo rao vặt. Hướng dẫn các xã lên phương án xử lý các khung quảng cáo trên nóc nhà gây nguy hiểm trong mùa mưa bão. Nhìn chung, công tác quản lý văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện vừa qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. - Ưu điểm + Được sự chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, sự nhiệt tình hướng dẫn của Sở Thông tin Truyền thông và sở Văn hoá thể thao 52 và du lịch, trong nhiều năm qua công tác quản lý văn hoá và các dịch vụ kinh doanh văn hoá trên địa bàn huyện Krông Búk đã thu được những kết quả đáng kể. + Công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ có trọng tâm trọng điểm, tập trung vào những chuyên đề cụ thể để giải quyết dứt điểm các bức xúc trên địa bàn. + Các kế hoạch, nội dung công tác được triển khai có bài bản, có chiều sâu, hướng về cơ sở. + Công tác tuyên truyền, vận động kịp thời, thiết thực, mang tính giáo dục cao đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá. + Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên theo từng tháng, từng quí, các đợt cao điểm theo sự chỉ đạo của UBND huyện đã góp phần tạo nên môi trường văn hoá, môi trường kinh doanh văn hoá trên địa bàn. + Duy trì tốt chế độ giao ban, thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất để nắm bắt tình hình, kịp thời tham mưu với lãnh đạo huyện xử lý những vướng mắc phát sinh. + Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng, ban, ngành, đoàn thể đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. + Các thiết chế văn hoá được đầu tư mạnh, các hoạt động văn hoá được triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. - Tồn tại + Hiện tượng tái vi phạm của một số hộ kinh doanh dịch vụ văn hoá vẫn còn, mặc dù đã kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt vi phạm hành chính. 53 + Một số biển hiệu, biển quảng cáo không phép, sai qui định đã kiểm tra, xử lý nhưng vẫn chây ỳ, cố tình kéo dài thời gian. + Thị trường băng đĩa lậu, in sao lậu có chiều hướng gia tăng. + Một số hộ kinh doanh karaoke, internet gần khu vực trường học, chưa tuân thủ đúng quy định về khoảng cách cho phép trong kinh doanh dịch vụ. + Một số hộ kinh doanh karaoke không treo bảng hiệu và hoạt động mang tính gia đình nên việc kiểm tra, xử phạt vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. 2.1.7.3. Xây dựng đời sống văn hoá, gia đình Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Hướng dẫn cơ sở đăng ký xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa; thôn, buôn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa năm 2017 Hướng dẫn cho các thôn, buôn đạt thôn, buôn văn hóa lần đầu năm 2016 tổ chức đón nhận quyết định công nhận danh hiệu thôn, buôn văn hóa, trao quyết định cho các thôn, buôn đạt thôn buôn văn hóa duy trì 3 năm liền 2014-2016. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân kỷ niệm ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3/2017. tổ chức tuyên truyền tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh (tháng 11/2017). Tổ chức tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam(18/11/2017). Công nhận 03 thôn, buôn đạt thôn, buôn văn hóa lần đầu: Kty5, Nam Tân xã Chư Kbô; Ea Túk xã Cư Pơng. Kiểm tra việc triển khai thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" năm 2017 tại các xã trên địa bàn huyện. Báo cáo số liệu gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình 6 tháng đầu năm 2017. - Việc cưới: Các phòng ban ngành Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể thường xuyên, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt quy ước cưới: 54 trang trọng - lành mạnh - tiết kiệm . Động viên tặng quà lưu niệm, tổ chức tiệc trà hoặc cử cán bộ tham gia tư vấn tổ chức các đám cưới cho các đôi nam nữ theo đúng tinh thần quy ước. Toàn huyện đã có 572 đôi đăng ký kết hôn, 100% các đôi được trao giấy chứng nhận kết hôn tại Uỷ ban nhân dân huyện (trong đó có 2 trường hợp kết hôn với người nuóc ngoài) - Việc tang: + Ban chỉ đạo các phường mà nòng cốt là Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ đã chủ động tuyên truyền, vận động các hội viên và gia đình cố gắng tổ chức việc tang theo nếp sống mới và nhận trách nhiệm đứng ra lập ban lễ tang, làm các thủ tục giúp cho gia đình các hội viên khi có việc tang. Toàn huyện có 230/230 đám tang thực hiện đúng theo quy ước (đạt 100%). + Các xã đã vận động nhân dân không để người mất quá hai mươi bốn tiếng ở trong nhà và mai táng tại các nghĩa trang theo quy định. 2.1.7.4. Công tác quản lý Văn hóa dân gian – Du lịch Huyện Krông Búk có 15 dân tộc anh em cùng chung sống, tạo nên những giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc. Với truyền thống lịch sử, đặc điểm vùng miền cư trú và đặc trưng văn hóa, phương thức canh tác đã tạo nên sự khác biệt trong văn hóa của người dân Krông Búk. Các loại hình văn hóa dân gian huyện Krông Búk không chỉ phong phú về thể loại, độc đáo về giá trị văn hóa mà còn đậm đà sắc thái văn hóa. Trong đó có thể kể đến: Lễ cưới của người dân tộc M’Nông Gar; Lễ ăn cơm mới; Lễ cúng hồn lúa; Lễ bỏ mả; Lễ cúng sức khỏe; Lễ hội văn hóa cồng chiêng, nhà dài, ẩm thực, diễn tấu nhạc cụ, biểu diễn dân ca, dân vũ của người dân tộc Êđê Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Krông Búk. Hằng năm, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Krông Búk xây dựng Kế hoạch phối hợp, tổ chức phục dựng các nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Khơi 55 dậy và phát huy giá trị truyền thống của các lễ hội phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần cho nhân dân, đồng thời là tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch. Lễ hội dân gian vốn gắn bó với từng làng quê, từng vùng, miền và mang tính đặc trưng, song hiện nay lại được tổ chức theo một khuôn mẫu, một trình tự, một kịch bản gần như nhau, tạo nên sự đơn điệu, kém hấp dẫn. Vì vậy, phòng Văn hóa và Thông tin huyện Krông Búk phối hợp với UBND các xã tiếp tục thực hiện công tác sưu tầm, tổ chức phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã bị mai mọt, nhằm phát huy và góp phần làm phong phú thêm các giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Trong năm 2017 phòng Văn hóa và Thông tin huyện Krông Búk đã Khai mạc, bế mạc tổng kết 02 lớp truyền dạy đánh chiêng Kram tại buôn Drah 2, xã Cư Né và trường Dân tộc nội trú (cấp chứng chỉ cho 62 em hoàn thành khóa học). - Phục dựng Lễ cúng bến nước tại buôn Ea Nu, xã Pơng Drang và buôn Đrao, xã Cư Né. - Phục dựng Lễ cam Dyr tại buôn Drah, xã Cư Né. - Xây dựng và hoàn thiện đề án phát triển du lịch huyện Krông Búk. 2.1.7.5. Hoạt động Tuyên tuyền lưu động, Văn hóa văn nghệ - Năm 2017 Đội tuyên truyền lưu động, văn hóa văn nghệ Trung tâm Văn hóa -Thông tin - Thể thao huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ tuyên truyền lưu động tại Trung tâm huyện và đi phục vụ tại các cơ sở và các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện. - Đội tuyên truyền lưu động huyện đã phục vụ - tuyên truyền - cổ động ở Hội trường HĐND-UBND huyện và đi phục vụ tại cơ sở vào các dịp ngày 56 lễ trọng đại của đất nước như chào mừng kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 và mừng Xuân Đinh Dậu năm 2017; kỷ niệm 62 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2017); kỷ niệm 42 năm giải phóng Buôn Ma Thuột 10/3, 42 năm ngày chiến thắng Buôn Hồ, giải phóng huyện Krông Búk 12/3, ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch); kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Đất nước (30/4/1975-30/4/2017), Ngày Quốc tế Lao động 1/5, kỷ niệm 127 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2017); kỷ niệm 106 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2017); kỷ niệm 69 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2017); kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2017), Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2017); phục vụ văn nghệ và tuyên truyền cho Lễ giao nhận quân huyện năm 2017 và Tết Dương lịch năm 2018...Nội dung ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước. Phục vụ hàng trăm lượt người đến xem và cổ vũ. - Phục vụ âm thanh cho buổi gặp mặt đầu năm Xuân Đinh Dậu năm 2017 tại Hội trường của HĐND-UBND huyện. - Phục vụ âm thanh, loa đài, dẫn chương trình, tập luyện và biểu diễn các tiết mục văn nghệ phục vụ lễ giao nhận quân năm 2017. - Phục vụ âm thanh, loa đài, biểu diễn các tiết mục văn nghệ và dẫn chương trình cho buổi tọa đàm kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm 2017. - Phục vụ âm thanh, loa đài, dẫn chương trình cho buổi giao lưu văn nghệ kỷ niệm 107 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1977 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng do Hội LHPN huyện tổ chức và do Khối Cơ quan chính quyền tổ chức. 57 - Làm ban giáo khảo cho Hội thi tiếng hát Công nhân viên chức lao động huyện do Liên đoàn Lao động huyện tổ chức. - Phục vụ âm thanh, loa đài, dẫn chương trình cho buổi gặp mặt lãnh đạo nữ nhân kỷ niệm 107 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1977 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng do Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tổ chức. - Phối hợp với đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức (05 đêm) biểu diễn chương trình Ca múa nhạc tại các xã trên địa bàn huyện Krông Búk, mỗi đêm thu hút khoảng 400 lượt người đến xem và cổ vũ cho đêm diễn, tình hình an ninh trật tự tại các đêm tổ chức văn hóa văn nghệ diễn biến bình thường (đợt 1). - Phối hợp với đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đăk Lăk tổ chức (01 đêm) biểu diễn chương trình Ca múa nhạc tại xã Ea Sin huyện Krông Búk. Mỗi đêm thu hút khoảng 300 lượt người đến xem và cổ vũ cho đêm diễn, tình hình an ninh trật tự tại các đêm tổ chức văn hóa văn nghệ diễn biến bình thường (đợt 2). - Phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk tổ chức (02 đêm) biểu diễn chương trình Nghệ thuật Múa rối phụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_van_hoa_tren_dia_ban_huyen_kron.pdf
Tài liệu liên quan