Luận văn Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU. 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ VĂN HÓA. 9

1.1. Một số khái niệm cơ bản. 9

1.1.1 Khái niệm văn hóa, quản lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về văn

hóa. 9

1.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về văn hóa. 12

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước về văn hóa . 13

1.2. Nguyên tắc, nội dung quản lý nhà nước về văn hóa. 16

1.2.1 Nguyên tắc quản lý nhà nước về văn hóa . 16

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa. 17

1.2.3 Tổ chức bộ máy của Quản lý nhà nước về văn hóa. 21

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về văn hóa . 24

1.3.1. Đường lối của Đảng. 24

1.3.2. Chính sách, pháp luật . 25

1.3.3. Bộ máy quản lý và nguồn nhân lực. 28

1.3.4. Yếu tố kinh tế. 30

1.3.5. Yếu tố xã hội. 31

1.3.6 Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 32

TIỂU KẾT CHưƠNG 1:. 34

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ VĂN HÓA

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 35

2.1. Các yếu tố đặc thù quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. 35

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 35

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 36

2.1.3. Hoạt động văn hóa trên địa bàn quận . 37

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Đồ Sơn,

thành phố Hải Phòng . 39

pdf106 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết định số 1469/QĐ-UBND,ngày 21 tháng 10 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân quận Đồ Sơn về việc Ban hành Quy chế làm việc của phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin, Phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin quận Đồ Sơn có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhƣ sau: * Vị trí và chức năng Phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn có chức năng tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân Quận quản lý Nhà nƣớc về: văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bƣu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin (sau đây gọi chung là Du lịch, Văn hóa và Thông tin). 42 Phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản để giao dịch; chịu sự lãnh đạo và quản lý về tổ chức, biên chế của Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hải Phòng. * Nhiệm vụ, quyền hạn Trình Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 05 và hàng năm; đề án, chƣơng trình phát triển Du lịch, Văn hóa và Thông tin; chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực cải cách hành chính, xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về Du lịch, Văn hóa và Thông tin. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn dự thảo các văn bản về lĩnh vực Du lịch, Văn hóa và Thông tin thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chƣơng trình đã đƣợc phê duyệt; hƣớng dẫn, thông tin tuyên truyền, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến về Du lịch, Văn hóa và Thông tin và các Lễ hội truyền thống của địa phƣơng; phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp Du lịch, Văn hóa và Thông tin; chủ trƣơng xã hội hóa hoạt động Du lịch, Văn hóa và Thông tin. Hƣớng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn Quận thực hiện phong trào văn hóa, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, đơn vị văn hóa; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trƣờng, cảnh quan khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn Quận. 43 Hƣớng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hóa, thể thao, các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Du lịch, Văn hóa và Thông tin, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của Phòng trên địa bàn Quận. Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý Nhà nƣớc đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân; hƣớng dẫn và kiểm tra hoạt động các Hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực Du lịch, Văn hóa và Thông tin theo quy định của pháp luật; Giúp Ủy ban nhân dân quận thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc các lĩnh vực về thông tin, truyền thông theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân Quận. Giúp Ủy ban nhân dân quận trong việc tổ chức công tác bảo vệ an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động bƣu chính, chuyển phát, viễn thông, công nghệ thông tin, Internet, phát thanh. Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các chƣơng trình, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện theo sự phân công của Ủy ban nhân dân Quận. Hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực Du lịch, Văn hóa và Thông tin đối với các chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các phƣờng trên địa bàn Quận. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động Du lịch, Văn hóa và Thông tin trên địa bàn Quận; giải quyết đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực Du lịch, Văn hóa và Thông tin theo quy định của pháp luật. Thực hiện công tác thống kê, thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động Du lịch, Văn hóa và Thông tin với Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, Giám đốc Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hải Phòng. 44 Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng về lĩnh vực Du lịch, Văn hóa và Thông tin theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân Quận. Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật và ủy quyền, phân cấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận giao hoặc theo quy định của pháp luật. * Tổ chức, biên chế Phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin đƣợc giao 6 biên chế gồm Trƣởng phòng, 02 Phó Trƣởng phòng và 3 chuyên viên. 6/6 công chức phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin đều có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Phòng. Quận Đồ Sơn có 7 phƣờng với 7 công chức văn hóa xã hội là những ngƣời đang trực tiếp làm công tác tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân các phƣờng triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa trên địa bàn. Tuy nhiên đội ngũ công chức văn hóa xã hội các phƣờng hiện nay đa phần đều không có chuyên môn, nghiệp vụ về văn hóa và quản lý văn hóa (5/7 công chức tốt nghiệp các ngành quản trị kinh doanh, công tác xã hội), chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để thực hiện nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng tham mƣu cũng nhƣ quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa. 2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực văn hóa 2.2.3.1. Quản lý hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động Tuyên truyền, cổ động là giai đoạn tiếp nối của công tác nghiên cứu lý luận nhằm mục đích hƣớng dẫn, cỗ vũ hành động của quần chúng phù hợp với chủ đích của chủ thể tƣ tƣởng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: 45 “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt đƣợc mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”. Cổ động là thông tin, giải thích, cổ vũ, động viên mọi ngƣời hành động theo mục đích xác định, thông qua hình thức mít tinh, khẩu hiệu...Nhƣ vậy, công tác tuyên truyền, cổ động có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, nhằm xây dựng, bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm, tri thức, đạo đức cách mạng, văn hóa dân tộc cho mỗi ngƣời, góp phần đắc lực vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc”. Thực trạng công tác tuyên truyền, cổ động thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nói chung và công tác tuyên truyền, cổ động về sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam nói riêng trên địa bàn quận Đồ Sơn thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Quận nhƣ hiện nay. Hàng năm, Quận đã chỉ đạo các phòng chức năng hƣớng dẫn Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Quận, Đài Phát thanh Quận, Uỷ ban nhân dân các phƣờng tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lớn của đất nƣớc, Thành phố và địa phƣơng; các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hộicủa Trung ƣơng, Thành phố và của Quận Đồ Sơn tập trung vào 3 chính trong năm: + Đợt 1: Tuyên truyền chào mừng Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 gắn với đón năm mới và Tết Nguyên đán. 46 + Đợt 2; Tuyên truyền chào mừng ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nƣớc (30/4), Ngày Quốc tế lao động 01/5, chào mừng Liên hoan du lịch, kỷ niệm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5), giải phóng Đồ Sơn (15/5) + Đợt 3: Tuyên truyền chào mừng kỷ niệm Ngày Cách mạng Tháng Tám và quốc khánh nƣớc CHXHCN Việt Nam (2/9). Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan trên địa bàn quận Đồ Sơn đã đƣợc các cơ quan, đơn vị, Uỷ ban nhân dân các phƣờng tổ chức triển khai bằng các hình thức: + Cổ động trực quan bằng băng-zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, bảng tin, cờ, phƣớn, cờ dây, đèn màu, vận động các cơ quan, đơn vị trang trí, treo cờ tổ quốc; vận động nhân dân treo cờ tổ quốc + Xây dựng và phát các tin, bài trên hệ thống phát thanh Quận, Đài truyền thanh các phƣờng với thời lƣợng 2 buổi/ngày để hoạt động tuyên truyền đƣợc sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. + Tổ chức các đợt tuyên truyền lƣu động. + Sân khấu hóa các nội dung tuyên truyền qua các Hội thi, Liên hoan, Hội diễn... Trong 3 đợt tuyên truyền chính trong năm, Uỷ ban nhân dân Quận đều tổ chức thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá kết quả của các đơn vị nhằm chỉ ra những mặt đƣợc và hạn chế để các đơn vị ngày càng làm tốt hơn công tác tuyên truyền. Bên cạnh công tác tuyên truyền, cổ động trực quan do Quận và các phƣờng thực hiện, quận Đồ Sơn đã vận động, tạo điều kiện để các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố tổ chức tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng bằng hệ thống pano trên dải phân cách đƣờng 353 góp phần tạo không khí vui tƣơi trong các ngày lễ lớn của đất nƣớc, thành phố và địa phƣơng. 47 Trong năm 2017: toàn Quận đã tổ chức căng treo trên 200 băng-zôn; trên 500 cờ đuôi nheo; 100 lƣợt chƣớng (3mx9m), 05 dàn panô 40m2; hàng nghìn dây cờ màu; trên 500 cờ hồng kỳ; hàng nghìn phƣớn; 01 biển quảng cáo 2 mặt (5mx3m) trên dải phân cách đƣờng Phạm Văn Đồng của các nhà tài trợ...Vận động trên 95% các hộ nhân dân trên địa bàn treo cờ tổ quốc; 100% các cơ quan, đơn vị trang trí chào mừng các ngày lễ lớn...tạo không khí vui tƣơi, phấn khởi trên toàn Quận. Từ năm 2012 đến nay quận Đồ Sơn luôn đƣợc thành phố đánh giá là đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong cuộc thi Cổ động trực quan toàn Thành phố. 2.2.3.2 Quản lý các hoạt động lễ hội Là một địa phƣơng có nhiều lễ hội nổi tiếng, thu hút rất đông du khách về dự hội mỗi năm nhƣ: Lễ hội Đảo Dấu, Liên hoan du lịch, Lễ hội chọi trâu nên quận Đồ Sơn rất quan tâm đến công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Các lễ hội truyền thống ở Đồ Sơn: Lễ hội Đảo Dấu, Lễ hội chọi trâu truyền thống có những đặc điểm riêng thể hiện đời sống sản xuất vật chất, tinh thần, các phong tục tập quán, tín ngƣỡng... của cƣ dân miền biển. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đƣợc tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn mang đậm nét văn hóa tâm linh, tinh thần thƣợng võ, táo bạo và lòng quả cảm của ngƣời dân miền biển. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, là một sản phẩm du lịch độc đáo của Đồ Sơn và thành phố Hải Phòng. Không chỉ đơn thuần “hai ông trâu chọi nhau”, lễ hội đã trở thành tục lệ, tín ngƣỡng rất riêng biệt ở vùng đất duyên hải phía Bắc, gắn với tục thờ cúng thủy thần và tục hiến sinh, thể hiện tinh thần thƣợng võ của ngƣời dân miền biển. Ngƣời Đồ Sơn hy vọng những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe, giáp ngày trƣớc; các phƣờng ngày nay, đồng thời gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với ƣớc muốn những chuyến đi biển thuận buồm, xuôi gió nên lễ hội đƣợc tổ chức rất thiêng liêng, trang trọng. Với 48 những nét văn hóa truyền thống độc đáo vốn có, lễ hội chọi trâu đƣợc tôn vinh và khẳng định giá trị mang tầm quốc gia đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sau một thời gian gián đoạn, năm 1990, Lễ hội đã đƣợc khôi phục. Để quản lý tốt lễ hội, Uỷ ban nhân dân Quận đã ra Quyết định thành lập Ban tổ chức Lễ hội, xây dựng Quy chế tổ chức Lễ hội, Quy chế quản lý tài chính của Lễ hội; hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành thành viên. Nhờ công tác quản lý tốt, lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn hàng năm đƣợc tổ chức thành công, an toàn. Năm 2012, Sau 22 năm khôi phục và phát triển, Lễ hội chọi trâu đã đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 10 ông chủ trâu có nhiều thành tích đã đƣợc công nhận là Nghệ nhân dân gian, nhiều tập thể, cá nhân đã đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân thành phố tặng Bằng khen. Lễ hội Đảo Dấu khai hội ngày mùng Một tháng Hai (Âm lịch) và chính hội đƣợc tổ chức từ ngày mùng 8 đến ngày mùng 10 tháng Hai (Âm lịch) với những nghi thức truyền thống của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣ dân miền biển, mang đậm nét văn hóa tâm linh miền biển. Một trong những nét độc đáo của lễ hội này là nghi lễ dâng hƣơng, thả tàu, thuyền mã tổ chức từ 23 giờ 30 phút ngày mùng 9 tháng Hai (âm lịch). Khi đó, chiếc thuyền kéo bè lễ và những tàu, thuyền mã đƣa ra biển để cúng Nam Hải Thần vƣơng, cầu mong một năm may mắn, thuận lợi cho ngƣ dân đi biển và ngƣời dân về dự hội. Đây cũng là nghi lễ cầu mong thần phù hộ một năm ra khơi, sản xuất, làm ăn may mắn, thuận lợi. Nhiều ngƣời dân Đồ Sơn những ngày này thƣờng xuyên có mặt trên đảo để chuẩn bị đồ lễ làm bè phục vụ nghi lễ. Lễ hội đảo Dấu và đền thờ Nam Hải Thần Vƣơng rất linh thiêng với ngƣời Đồ Sơn và ngƣ dân. Điều đó lý giải vì sao nghi lễ chính thức diễn ra lúc nửa đêm, ở ngoài đảo sóng gió, cách trở 49 nhƣng hàng nghìn ngƣời vẫn háo hức, nhiệt tình có mặt để cầu mong những điều tốt lành trong cuộc sống, công việc sản xuất, ra khơi. Hàng năm, Lễ hội Đảo Dấu đƣợc tổ chức an toàn, thành công thu hút hàng vạn lƣợt du khách và nhân dân về tham quan, chiêm bái. Bên cạnh những lễ hội truyền thống, hàng năm quận Đồ Sơn còn tổ chức Liên hoan du lịch với chủ đề: "Đồ Sơn - Điểm hẹn du lịch", đây là một Lễ hội Văn hóa, thể thao, du lịch đƣợc tổ chức vào dịp 30/4, 01/5 với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch hấp dẫn đặc biệt là chƣơng trình nghệ thuật "Đồ Sơn - Điểm hẹn du lịch" đã đƣợc tổ chức thành công, đảm bảo an toàn đã để lại ấn tƣợng tốt đẹp trong lòng nhân dân và du khách. Đây là sự kiện có sức lan tỏa lớn, góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, mảnh đất, con ngƣời, văn hóa, du lịch của thành phố Hải Phòng nói chung và Đồ Sơn nói riêng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nƣớc đến với Đồ Sơn. Trong dịp tổ chức Liên hoan du lịch hàng năm, quận Đồ Sơn đón từ 250.000 đến 350.000 lƣợt du khách. Trong những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn quận Đồ Sơn cơ bản đã thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội của của Đảng và Nhà nƣớc. Các lễ hội truyền thống có chuyển biến tích cực, khắc phục đƣợc nhiều hạn chế, tồn tại nhƣ mê tín dị đoan, cờ bạc, lƣu hành ấn phẩm trái quy định. Do phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân hoạt động lễ hội đã đƣợc xã hội hoá rộng rãi, huy động đƣợc nguồn lực lớn từ nhân dân, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua công đức, dịch vụ phần lớn đã đƣợc sử dụng cho tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội nhằm bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống. Đồng thời các sinh hoạt lễ hội truyền thống đã góp phần giáo dục đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, làm nên vẻ đẹp của các công trình tín ngƣỡng, tôn giáo. Liên hoan du lịch hàng năm đƣợc tổ chức với các hoạt 50 động văn hóa, thể thao, du lịch với quy mô và chất lƣợng năm sau cao hơn năm trƣớc đã trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc, làm nên thƣơng hiệu cho du lịch Đồ Sơn. 2.2.3.3 Quản lý các dịch vụ văn hóa Là một địa phƣơng phát triển ngành du lịch nên quận Đồ Sơn rất chú trọng công tác quản lý các dịch vụ văn hóa. Trên địa bàn hiện có trên 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, 20 cơ sở kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử, 02 cơ sở kinh doanh dịch vụ băng đĩa hình. - Dịch vụ karaoke: Ngay sau khi Nghị định số 103/2009/NĐ-CP, ngày 06/11/2009 của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn triển khai Nghị định đƣợc ban hành, công tác tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh karaoke trên địa bàn đã đƣợc Phòng triển khai thực hiện có kết quả; Trên địa bàn quận Đồ Sơn 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh karaoke đều đƣợc quán triệt, nắm các nội dung của Nghị định; Phòng đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Sở Văn hóa và Thể thao hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, cơ sở vật chất để xin cấp giấy phép hoạt động karaoke theo đúng quy định của pháp luật (Theo phân cấp, việc cấp giấy phép hoạt động karaoke thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao). Công tác thanh, kiểm tra nhà nƣớc đối với các nƣớc đối với các cơ sở kinh doanh kararoke thƣờng xuyên đƣợc thực hiện, thông qua việc thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành, qua đó đã kịp thời phát hiện, nhắc nhở, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Các phƣờng trên địa bàn cũng đã chủ động, tăng cƣờng các biện pháp quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, đặc biệt tại các điểm kinh doanh karaoke. Hầu hết các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn đều đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, tăng về quy mô và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, từng bƣớc đa dạng hóa, phong phú các tụ điểm 51 vui chơi giải trí trên địa bàn, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân địa phƣơng cũng nhƣ khách du lịch. - Dịch vụ cho băng đĩa hình: Trên địa bàn quận Đồ Sơn, số lƣợng các cơ sở kinh doanh dịch vụ băng đĩa hình ngày càng giảm, hiện nay chỉ còn 02 cơ sở.Mặc dù các cơ quan chức năng cũng đã tăng cƣờng công tác kiểm tra, nhƣng tình trạng bán băng, đĩa lậu vẫn còn tiếp diễn và tồn tại. Bên cạnh một số loại băng đĩa có tem nhãn, các cơ sở vẫn kinh doanh băng đĩa lậu, không có tem kiểm soát vì loại băng đĩa này giá cả rẻ, hợp túi tiền của ngƣời dân. Bên cạnh hình thức kinh doanh băng, đĩa lậu tại các cửa hàng có đăng ký kinh doanh, các lực lƣợng chức năng đã tổ chức nhiều đợt dẹp bỏ đối tƣợng bán rong, bán ở vỉa hè nhƣng hình thức buôn bán này rất khó kiểm soát, xử phạt. - Hoạt động quảng cáo: Việc viết, đặt biển hiệu: Sau khi Luật Quảng cáo năm 2012 ra đời, Phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin đã xây dựng các văn bản tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân quận hƣớng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thực hiện viết và đặt các biển hiệu quảng cáo. Tuy nhên hiện nay, việc viết và đặt biển hiệu tại các cửa hàng, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn hiện nay thực hiện vẫn chƣa tốt; gây nhầm lẫn giữa biển quảng cáo và biển hiệu; hầu hết các biển hiệu trên địa bàn hiện nay đều sai về vị trí lắp đặt, đặc biệt là sai về nội dung trên biển hiệu, có nhiều cơ sở lắp đtặ quá số lƣợng biển hiệu theo quy định, lắp đặt thêm biển vẫy... Qua kiểm tra, hƣớng dẫn nhiều cơ sở, nhà hàng đã chỉnh sửa, thay thế đảm bảo quy định, tuy nhiên vẫn còn một số biển sai quy cách, nội dung chƣa đƣợc xử lý triệt để. Quảng cáo rao vặt: Tình trạng hoạt động quảng cáo rao vặt đang xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn, ở trên các công trình công cộng nhƣ cột điện, trên tƣờng các cơ quan, đơn vị và nhà dân, đâu đâu cũng thấy thông tin quảng cáo nhƣ khoan cắt bê tông, số điện thoại dịch vụ dẫn đến rất khó trong công tác quản lý, ảnh hƣởng lớn đến mỹ quan đô thị. Hàng năm, Phòng 52 Du lịch, Văn hóa và Thông tin đã tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân quận xây dựng Kế hoạch, phối hợp liên ngành với các cơ quan liên quan nhƣ phòng Quản lý đô thị, Đoàn Thanh niên, Uỷ ban nhân dân các phƣờng tổ chức các buổi ra quân thực hiện thực hiện biện pháp tháo rỡ những quảng cáo rao vặt và cảnh cáo, xử phát với những ngƣời cố tình vi phạm. Hiện nay, trên địa bàn các phƣờng đã triển khai xây dựng các điểm quảng cáo rao vặt tập trung để ngƣời dân có thể đăng tải các nội dung rao vặt, tránh dán lên gốc cây, cột điện... gây mất mỹ quan đô thị. Dịch vụ Internet và trò chơi điện tử: Theo tổng hợp của Phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin tính đến ngày 30/11/2017 trên địa bàn quận Đồ Sơn có 22 điểm truy nhập internet và điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng của 03 đơn vị cung cấp đƣờng truyền (Viettel, FPT, VNPT). Tháng 7/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Thông tƣ 23/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý điểm truy nhập internet và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; Ngay sau khi đƣợc phân cấp, Uỷ ban nhân dân quận đã chỉ đạo cho Phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin đã triển khai xây dựng quy trình cấp phép, hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện việc cấp phép theo quy định mới. Tính đến nay, phòng đã thẩm định và cấp giấy phép đủ điều kiện cung cấp dịch vụ internet và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (tạm thời) cho 18 cơ sở. Hàng năm Phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin đã tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân quận thành lập các Đoàn kiểm tra, xây dựng kế hoạch thực hiện, qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử phạt vi phạm hành chính đối với các trƣờng hợp vi phạm. Năm 2013, Trên địa bàn quận xử phạt hành chính đối với 01 trƣờng hợp; nhắc nhở chấn chỉnh đối với 14 trƣờng hợp. Năm 2014, 2015, 2016, 2017: thực hiện 4 cuộc kiểm tra theo định kỳ và 2 đợt kiểm tra đột xuất đối với 22 đại lý; phối hợp thực hiện 1 cuộc thanh kiểm tra với các 53 đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Thông tin và Truyền thông, Công an quận đối với toàn bộ đại lý trên địa bàn của quận. Nhìn chung các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận hoạt động khá quy củ, chấp hành tƣơng đối tốt các quy định của nhà nƣớc cũng nhƣ các quy định của địa phƣơng. Tuy nhiên công tác quản lý dịch vụ văn hóa trên địa vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục: - Một số các cơ sở kinh doanh vẫn hoạt động quá thời gian quy định nhất là các điểm karaoke, các điểm internet và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. - Một số cơ sở kinh doanh Karaoke chƣa chấp hành đầy đủ các điều kiện quy định trong kinh doanh, không thực hiện đăng ký khi sử dụng thêm phòng, hệ thống cách âm chƣa tốt, chƣa đảm bảo đầy đủ các điều kiện về công tác phòng cháy chữa cháy; dựng biển quảng cáo sai quy định - Đối với các cơ sở kinh doanh băng đĩa hình: vẫn còn hiện tƣợng lƣu hành, bán băng đĩa không có tem nhãn; 2.2.3.4 Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa Là một địa phƣơng có bề dày lịch sử nên Đồ Sơn có hệ thống các di tích và di sản văn hóa tƣơng đối phong phú. Công tác lập hồ sơ đề nghị công nhận các di tích lịch sử văn hóa trong những năm qua đƣợc thực hiện khá hiệu quả. Từ năm 2010 đến nay, Quận đã lập hồ sơ và đƣợc công nhận mới 7 di tích cấp Thành phố và 01 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến nay, toàn Quận có 5 di tích lịch sử cấp Quốc gia, 11 di tích lịch sử cấp Thành phố; 01 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 54 Bảng 2.1: Danh sách các di tích, di sản văn hóa quốc gia trên địa bàn quận Đồ Sơn TT TÊN DI TÍCH ĐỊA CHỈ NĂM XẾP HẠNG LOẠI DI TÍCH 1 Phế tích Tháp Tƣờng Long P. Ngọc Xuyên 2005 Di tích khảo cổ học 2 Đình Ngọc Xuyên P. Ngọc Xuyên 2007 Di tích kiến trúc nghệ thuật 3 Bến K15 P. Vạn Hƣơng 2008 Di tích lịch sử 4 Bến Nghiêng P. Vạn Hƣơng 2009 Di tích lịch sử 5 Đảo Hòn Dấu P. Vạn Hƣơng 2009 Danh lam thắng cảnh 6 Lễ hội chọi trâu 2012 Di sản văn hóa phi vật thể (Nguồn: Phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin quận Đồ Sơn Bảng 2.2: Danh sách các di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố trên địa bàn quận Đồ Sơn STT TÊN DI TÍCH ĐỊA CHỈ NĂM XẾP HẠNG LOẠI DI TÍCH 1 Đền Nghè P. Vạn Hƣơng 2003 Di tích lịch sử văn hóa 2 Đình Qúy Kim P. Hợp Đức 2003 Di tích lịch sử văn hóa 3 Kho xăng Đồ Sơn P. Vạn Sơn 2003 Di tích lịch sử kháng chiến 4 Chùa Bàng La P. Bàng La 2005 Di tích lịch sử văn hóa 5 Chùa Hang P. Vạn Sơn 2010 Di tích lịch sử văn hóa 6 Từ đƣờng dòng họ Nguyễn Văn P. Bàng La 2011 Di tích lịch sử văn hóa 7 Đền Trần P. Vạn Sơn 2012 Di tích lịch sử văn hóa 8 Đền Vạn Chài P. Vạn Hƣơng 2013 Di tích lịch sử văn hóa 9 Đền Thƣợng Đức P. Minh Đức 2013 Di tích lịch sử văn hóa 10 Đình Đức Hậu P. Hợp Đức 2013 Di tích lịch sử văn hóa 11 Từ đƣờng dòng họ Nguyễn Khắc P. Bàng La 2016 Di tích lịch sử văn hóa (Nguồn: Phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin quận Đồ Sơn) 55 Việc bảo tồn, phát huy các giá trị các di tích những năm qua đã đƣợc địa phƣơng quan tâm đặc biệt. Quận đã thành lập Ban Quản lý các di tích lịch sử văn hóa Quận là một đơn vị sự nghiệp nhằm phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân các phƣờng thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn Quận. Các lễ hội truyền thống của địa phƣơng đƣợc duy trì tổ chức hàng năm: Lễ hội Đảo Dấu (tổ chức vào các ngày 8,9,10 âm lị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_van_hoa_tren_dia_ban_quan_do_so.pdf
Tài liệu liên quan