MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI . 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản. 7
1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới . 10
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 11
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
. 16
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa
phương trong nước và những bài học rút ra cho tỉnh Đắk Lắk. 18
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI Ở TỈNH ĐẮK LẮK . 29
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk . 29
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh
Đắk Lắk trong thời gian qua . 34
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh
Đắk Lắk. 49
Chương 3 PHưƠNG HưỚNG, GIẢI PH P HOÀN THI N QUẢN LÝ NHÀ
NưỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH ĐẮK LẮK . 71
3.1. Phương hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đắk Lắk từ nay
đến năm 2020 . 71
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở
tỉnh Đắk Lắk. 75
3.3. Kiến nghị. 87
KẾT LUẬN . 91
TÀI LI U THAM KHẢO. 93
108 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống chính trị tham gia; nhân sự tham gia Ban Chỉ đạo phải
thực sự có khả năng và tâm huyết với công tác nông nghiệp, nông dân, nông
thôn nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng; trong đó, đặc biệt chú ý
đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp
xã.
Bảy là: Củng cố nâng cao chất lƣợng tổ chức Đảng, năng lực quản lý
điều hành của chính quyền và vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cơ sở:
Các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ phải thƣờng xuyên chăm lo củng cố xây
dựng nâng cao chất lƣợng tổ chức cơ sở đảng, nhất là các đảng bộ cấp xã để
phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo, đồng thời kiện toàn nâng cao năng lực
điều hành của chính quyền, phát huy hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức đoàn thể cấp xã, thôn, buôn.
Chú trọng làm tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nhất là cán bộ cấp
xã; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, thực
hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ
khiếu nại, tố cáo của công dân từ cơ sở; bảo đảm công khai, minh bạch trong
hoạt động của các chƣơng trình dự án đang triển khai trên địa bàn. Nâng cao
chất lƣợng công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và x lý nghiêm các hành vi
tham nhũng, tiêu cực khác.
Tám là: Tiếp tục củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, dịch
vụ ở nông thôn.
42
Hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn mới cần theo hƣớng liên kết, hợp
tác, sản xuất hàng hóa mang tính thƣơng mại cao. Có chính sách khuyến
khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với viện khoa học, hợp tác
xã, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện
thuận lợi để kinh tế tập thể, kinh tế hộ, kinh tế trang trại và doanh nghiệp ở
nông thôn phát triển, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản,
s dụng nguyên liệu và lao động nông nghiệp tại chỗ. Ƣu tiên phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, khuyến khích phát
triển các làng nghề truyền thống gắn với việc hình thành các điểm du lịch,
dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế ở nông thôn,
Chín là: Về cơ chế chính sách xây dựng nông thôn mới
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh hàng năm chỉ đạo các ngành
rà soát cơ chế chính sách có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân,
nông thôn để s a đổi bổ sung và đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù phù
hợp với thực tế tình hình xây dụng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trƣớc
mắt tập trung thực hiện các cơ chế chính sách đã có để thu hút, hỗ trợ xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất có tính tập trung của các ngành công
nghiệp nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
Mười là: Về cơ chế huy động vốn
Để đảm bảo vốn cho chƣơng trình cần thực hiện tốt cơ chế vốn theo
Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ là đa dạng hóa các
nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện công tác xây dựng nông thôn
mới. Đồng thời thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chƣơng trình mục
tiêu quốc gia; các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chƣơng trình này bao gồm trái phiếu
Chính phủ, vốn ODA và NGO và các nguồn lực của địa phƣơng (tỉnh, huyện,
xã). Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã
43
cho từng dự án cụ thể, các nguồn tài chính khác để tổ chức triển khai thực
hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk
Lắk
2.2.3.1. Về công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Năm 2012 toàn tỉnh đã thực hiện xong việc phê duyệt Quy hoạch xây
dựng nông thôn mới của 152 xã. Có 152/152 xã lập đề án đƣợc UBND cấp
huyện phê duyệt. 15 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành và phê duyệt Đề
án xây dựng nông thôn mới cấp huyện. HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết
thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Sau khi đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đƣợc duyệt, UBND xã
đã kịp thời công bố, công khai các nội dung đồ án quy hoạch xây dựng nông
thôn mới và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đƣợc duyệt cho các tổ
chức, cá nhân biết và giám sát thực hiện Chƣơng trình nông thôn mới.
2.2.3.2. Ban hành hệ thống chính sách về xây dựng nông thôn mới
- Quán triệt quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới
của Đảng và Nhà nƣớc về CTMTQG XD NTM, trong 5 năm qua Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quan trọng về chƣơng trình xây
dựng nông thôn mới, cụ thể nhƣ sau:
- Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 22/4/2011 về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020 để thực
hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về việc phê duyệt Chƣơng
trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, nhằm đặt ra
mục tiêu và nhiệm vụ cho UBND tỉnh Đắk Lắk, đồng thời định hƣớng chính
sách và cơ chế hoạt động của UBND tỉnh Đắk Lắk trong thực hiện chƣơng
trình XD NTM. Sau đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2406/QĐ-UBND
ngày 15/9/2011 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của
44
Tỉnh ủy, nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ đã đƣợc Tỉnh ủy đề ra, đồng
thời tổ ban hành các quy chế thành lập bộ máy quản lý và quy trình hoạt
động. Tiếp theo, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3158/QĐ-UBND
ngày 7/12/2011 Về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào
thi đua “Xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến
năm 2020 của tỉnh, nhằm thúc đẩy sự phát triển của chƣơng trình xây dựng
nông thôn mới.[24]
- Năm 2012, tỉnh Đắk Lắk xác định việc xây dựng nông thôn mới là
một chƣơng trình lớn, có ý nghĩa đối với sự phát triển của tỉnh, để tạo điều
kiện về cơ chế chính sách cho chƣơng trình XDNTM nên tại kỳ họp thứ 4,
Khóa VIII, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 50/2012/NQ-HĐND Về
việc “Quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội và quản lý đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn
2012-2015”. Tiếp đó để triển khai nghị quyết của HĐND, UBND tỉnh đã ban
hành Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 quy định một số
chính sách hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và quản lý
đầu tƣ xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2012-2015
Năm 2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2126/QĐ-UBND
ngày 16/9/2014 ban hành Bảng chấm điểm các tiêu chí nông thôn mới của
tỉnh. Qua đó đã điều chỉnh để đơn giản hóa cách đánh giá, chấm điểm các số
tiêu chí nông thôn mới cho phù hợp với tình hình của địa phƣơng nhƣng
không hạ thấp tiêu chí theo quy định của Trung ƣơng.
- Ngoài ra các huyện, thị xã, thành phố cũng đã ban hành một số cơ chế
chính sách nhƣ hỗ trợ xi măng để làm đƣờng giao thông, nhà văn hóa.
- Giai đoạn 2016-2020 HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số
158/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2015-2020; và Nghị quyết số 173/2015/NQ-HĐND ngày 3/12/2015 về Quy
45
định mức hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong Chƣơng trình
MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020.[25]
Cùng với việc ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, UBND tỉnh còn
chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã căn cứ kế hoạch XD NTM của tỉnh và
thực tế của địa phƣơng để xây dựng quy hoạch, dự án chi tiết nhiệm vụ XD
NTM với các chƣơng trình mục tiêu phát triển KT-XH ở huyện, ở xã. Tổ chức
công khai quy hoạch XD NTM đến các tầng lớp nhân dân đƣợc biết, nhằm
tiếp thu đóng góp ý kiến. Tỉnh cũng chỉ đạo các ban ngành phối hợp chặt chẽ
với MTTQ, các đoàn thể căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức
xây dựng kế hoạch, trong đó xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, lựa chọn tiêu
chí, công việc cụ thể để chỉ đạo thực hiện.
2.2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
- Năm 2011, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2565/QĐ-
UBND ngày 6/10/2011 thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới gồm
46 thành viên, do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trƣởng ban. Năm 2015, để kiện
toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện chƣơng trình nông thôn mới UBND tỉnh đã
ban hành Quyết định số 1375/QĐ-UBND ngày 3/6/2015 thành lập Ban Chỉ
đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh với Ban lãnh đạo nhƣ sau:
Trƣởng ban: Ông Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh
Phó trƣởng ban: Ông Y Dhăm Enuôl - PCT UBND tỉnh
Phó trƣởng ban thƣờng trực: Ông Nguyễn Hoài Dƣơng - GĐ Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn
Thành viên viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các sở ngành, các tổ chức chính
trị, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố. Ban chỉ đạo
có quy chế hoạt động và có phân công trách nhiệm cho các thành viên phụ
trách địa bàn và phụ trách tiêu chí theo chức năng nhiệm vụ của sở ngành.
Ban chỉ đạo XD NTM cấp tỉnh hầu hết là các đồng chí lãnh đạo UBND
46
kiêm nhiệm nên hoạt động của BCĐ bộc lộ nhiều bất cập, chủ yếu vẫn là cán
bộ của Chi cục Phát triển nông thôn tham mƣu, trong khi đó thực tiễn đòi hỏi
phải có một bộ máy giúp việc cho Ban Chỉ đạo có đủ năng lực tham mƣu trên
tất cả các lĩnh vực và đầu mối trong công tác phối hợp với các Sở, ban, ngành,
đoàn thể của tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình NTM. Vì
vậy để giúp việc cho Ban Chỉ đạo tỉnh, năm 2012 UBND tỉnh Đắk Lắk thành
lập Văn phòng Điều phối Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2010 - 2020 theo Thông tƣ liên tịch số 26/TTLT- BNN và PTNT,
KH-ĐT. Năm 2015, sau khi Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số
1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn
mới tỉnh đƣợc UBND tỉnh thành lập theo Quyết định số 447/QĐ-UBND ngày
13/2/2015, với cơ cấu tổ chức bộ máy nhƣ sau: Chánh Văn phòng là Phó giám
đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm nhiệm, 01 phó Chánh Văn phòng kiêm
nhiệm là Chi cục Trƣởng Chi cục Phát triển nông thôn và 01 Phó Chánh Văn
phòng chuyên trách, số lƣợng thành viên 18 ngƣời, trong đó: có 6 thành viên
chuyên trách (2 ngƣời là công chức, 3 ngƣời là viên chức, 1 ngƣời hợp đồng
theo 68 trong biên chế thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 12
thành viên kiêm nhiệm từ các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng, Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nội vụ, Kho
bạc nhà nƣớc tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
Văn phòng Điều phối tỉnh thực hiện chức năng tham mƣu, giúp việc cho
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh quản lý, tổ chức thực hiện chƣơng
trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh và với các nhiệm vụ,
quyền hạn chính nhƣ sau: Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát việc
thực hiện chƣơng trình; phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất
cơ chế chính sách và cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành để thực hiện có
hiện quả chƣơng trình; tham mƣu xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ và giám
47
sát tình hình thực hiện vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để
thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; theo dõi tổng hợp, báo cáo
tình hình thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; Tham
mƣu, chuẩn bị nội dung các cuộc họp, Hội nghị, Hội thảo của Ban Chỉ đạo; và
thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo XD nông thôn
mới tỉnh giaoSau khi Văn phòng Điều phối đi vào hoạt động với các thành
viên chuyên trách, việc triển khai Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biết tích cực, rõ nét hơn, đặc biệt là việc tham
mƣu, kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt thông tin, hƣớng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho
cơ sở đƣợc kịp thời; sự phối hợp và vào cuộc của các cấp, các ngành tích cực
và thuận lợi hơn.
- Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện do đồng chí Chủ tịch
UBND làm Trƣởng ban, 01 đồng chí phó chủ tịch làm phó ban, thành viên
Ban chỉ đạo là lãnh đạo các phòng, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội nhƣ
MTTQ, phụ nữ.... Đồng thời căn cứ Quyết định số 1920-/QĐ-TTg ngày
05/10/2016 của Thủ Tƣớng Chính phủ, UBND huyện thành lập Văn phòng
Điều phối Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới do 01 đồng chí Phó chủ tịch
làm Chánh văn phòng, đồng chí trƣởng phòng nông nghiệp làm Phó chánh
văn phòng. Đến nay, 15/15 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã có Quyết
định thành lập VPĐP Chƣơng trình xây dựng NTM cấp huyện.
- Cấp xã đã có 152/152 xã thành lập đồng thời 02 ban là: Ban Chỉ đạo
xây dựng nông thôn mới cấp xã do Bí thƣ xã làm Trƣởng ban chỉ đạo, các ủy
viên ban chỉ đạo là trƣởng thôn, buôn và Ban quản lý chƣơng trình xây dựng
NTM xã do Chủ tịch UBND xã làm Trƣởng ban, 01 công chức làm làm
chuyên trách công tác nông thôn mới.
- Ở cấp thôn, buôn: có 2.081/2.081 Ban Phát triển thôn, buôn đƣợc
thành lập thành lập. Ban phát triển thôn, buôn gồm có 02 thành viên Trƣởng
48
và phó thôn buôn.
Sau nhiều lần kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp, bộ máy tổ
chức BCĐ ngày càng hoàn thiện, đạt hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo.
Việc thành lập bộ máy tổ chức chỉ đạo cấp xã, thôn buôn đã giúp cho chƣơng
trình xây dựng NTM đƣợc triển khai một cách sâu rộng đến tận cơ sở, từ đó
nâng cao đƣợc nhận thức và phát huy tinh thần tự chủ của nông dân trong
công tác xây dựng NTM.
2.3.3.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng NTM
- UBND tỉnh đã tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt các văn bản của
TW về các chủ trƣơng, chính sách trong XD NTM đến các huyện ủy, UBND
huyện, các cấp ủy đảng, chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã
hội và nhân dân trên toàn tỉnh. Ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Kế
hoạch thực hiện, Chƣơng trình công tác, Văn bản, Thông báo... nhằm tập
trung chỉ đạo về kiện toàn bộ máy BCĐ các cấp, triển khai thực hiện Chƣơng
trình, phân công các đồng chí cấp ủy tham gia trực tiếp và bám sát địa bàn để
chỉ đạo, hỗ trợ cho các huyện, các xã thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới
của TW và của Tỉnh.
2.2.3.5. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm
- Chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đều xác định việc thực hiện Nghị
quyết số 26/NQ-TW và Chƣơng trình XD NTM là nhiệm vụ trọng tâm trong
xây dựng NNNDNT, do đó rất chú trọng công tác chỉ đạo, kết hợp thƣờng
xuyên giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện tại các xã trên địa bàn.
- Trong giai đoạn 2012-2016 UBND tỉnh tổ chức 8 đoàn đi kiểm tra
tình hình triển khai Chƣơng trình nông thôn mới của các huyện, thị xã, thành
phố. Đồng thời, Thƣờng trực Ban Chỉ đạo và Văn phòng điều phối của tỉnh
hàng năm đã tổ chức đoàn công tác kiểm tra tại các huyện, thị xã, thành phố,
trong đó có các xã điểm của tỉnh và huyện.
49
- Trong 5 năm Ban chỉ đạo tiếp và làm việc với 8 đoàn công tác của
Trung ƣơng về kiểm tra tình hình triển khai Chƣơng trình nông thôn mới của
tỉnh Đắk Lắk.
- Tổ chức theo dõi tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Chƣơng trình
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; chuẩn bị nội dung các cuộc họp định kỳ
tháng, quý, 6 tháng, năm và đột xuất của Ban Chỉ đạo và các Hội nghị của
UBND tỉnh, Tỉnh ủy.
- Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, BCĐ CT XD NTM tỉnh đã xây
dựng các kế hoạch, chƣơng trình, ban hành nhiều văn bản để tổ chức thực
hiện chƣơng trình XD NTM. Định kỳ hàng quý, 6 tháng BCĐ tỉnh đã tổ chức
họp giao ban; tiến hành kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai thực hiện ở các
huyện, các xã, qua đó có ý kiến chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc
cũng nhƣ định hƣớng các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện. Hàng
năm đều tổ chức sơ kết XD NTM để đánh giá kết quả thực hiện và đề ra
những giải pháp thật cụ thể để khắc phục khó khăn, hạn chế nhằm mục đích
thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu của Chƣơng trình XD NTM đề ra.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về dựng n ng th n mới ở
tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Nh ng kết quả đạt được và nguyên nhân
2.3.1.1 Những kết quả đạt được
- Chƣơng trình đã làm thay đổi nhận thức của đa số ngƣời dân về xây
dựng nông thôn mới. Từ chỗ số đông còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tƣ
của Nhà nƣớc đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng
nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sôi động
khắp tỉnh.
- Bộ máy tổ chức về công tác nông thôn mới các cấp thƣờng xuyên kiện
toàn, đi vào hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, là nòng cốt tổ chức thực
50
hiện chƣơng trình, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở đã có tiến bộ rõ rệt, nhận
thức đầy đủ hơn và chỉ đạo chƣơng trình có hiệu quả hơn.
- Vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi đƣợc
phát huy, dân chủ ở nông thôn đƣợc nâng lên về chất. Ở những nơi xây dựng
nông thôn mới thành công, niềm tin của ngƣời dân vào các chủ trƣơng, chính
sách, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đƣợc nâng cao.
- Nông thôn mới đã trở thành hiện thực: Hệ thống hạ tầng nông thôn
phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Điều kiện
sống cả về vật chất và tinh thần của dân cƣ nông thôn nâng cao rõ rệt. Sản
xuất nông nghiệp hàng hóa đƣợc coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích
cực nâng cao thu nhập của dân cƣ nông thôn.
- Sau 05 năm (2012 - 2016) triển khai Chƣơng trình MTQG xây dựng
nông thôn mới, đến hết năm năm 2016 tỉnh Đắk Lắk có 20 xã cơ bản đạt
chuẩn nông thôn mới, trong đó: 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 02 xã đang
đƣợc các sở ngành thẩm định, 05 xã cơ bản đạt chuẩn đang hoàn thiện hồ sơ
công nhận đạt chuẩn, 23 xã đạt 15-16 tiêu chí; 22 xã đạt 13-14 tiêu chí, 35 xã
đạt 10-12 tiêu chí, 49 xã đạt 5-9 tiêu chí; 3 xã đạt 2-4 tiêu chí. Một số tiêu chí
đạt cao nhƣ tiêu chí số 1 (đạt 100%) về quy hoạch, tiêu chí số 8 về Thông tin
và truyền thông, tiêu chí số 15 về y tế [26].
Theo số liệu tổng kết năm 2016, toàn tỉnh đạt 1.785 tiêu chí/2.888 tiêu
chí, bằng 61,8%; tăng 199 tiêu chí so với năm 2015, bình quân toàn tỉnh đạt
11,74 tiêu chí/xã, tăng 1,31 tiêu chí so với năm 2015. (Số liệu chi tiết tham
khảo Bảng 1 phần phụ lục kèm theo)
Căn cứ vào số lƣợng tiêu chí đạt đƣợc (Số liệu chi tiết tham khảo Bảng
2 – Phụ lục)ta có thể phân loại các xã thành 05 nhóm tƣơng ứng theo Biểu
đồsau:
51
30%
32%
2%
23%
13% Nhóm 1: 17-19 tiêu chí
Nhóm 2: 13-16 tiêu chí
Nhóm 3: 10-12 tiêu chí
Nhóm 4: 5-9 tiêu chí
Nhóm 5: 2-4 tiêu chí
Bi u đồ2.1. Phân loại các xã theo số lượng tiêu chí đạt được
- Tỉnh Đắk Lắk xác định đầu tƣ phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế là
khâu đột phá nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH, cũng là khâu đột phá để thực hiện
mục tiêu XD NTM. Chính vì vậy chính quyền đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, huy động tối đa nguồn lực của địa phƣơng (nguồn vốn từ cấp
đất, đấu giá quyền s dụng đất...) để tổ chức triển khai chƣơng trình. Thực
hiện có hiệu quả việc huy động vốn đầu tƣ của doanh nghiệp, lồng ghép các
nguồn vốn của các chƣơng trình MTQG, các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có
mục tiêu trên địa bàn và vốn đóng góp của nhân dân để đầu tƣ các dự án phát
triển sản xuất, đƣờng GTNT, các dự án đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật...
Tổng nguồn vốn huy động trong 5 năm (2012 – 2016) đạt:
38.888.157 triệu đồng.
Trong đó:
+ Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc: 701.504 triệu đồng
+ Vốn lồng ghép từ chƣơng trình, dự án khác: 8.004.842 triệu đồng
+ Vốn tín dụng khoảng: 19.824.202 triệu đồng;
+ Vốn huy động từ doanh nghiệp: 1.446.538 triệu đồng;
+ Vốn đóng góp của cộng đồng dân cƣ là: 1.508.400 triệu đồng;
+ Vốn huy động từ nguồn vốn khác: 7.402.671 triệu đồng.
52
Cơ cấu các nguồn vốn đầu tƣ chƣơng trình XDNTM đƣợc thể hiện thông
qua bảng sau [26]:
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư chương trình XD NTM tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2012 - 2016
ĐVT: Triệu đồng
ST
T
Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng 5
năm
1 Vốn ngân sách 48.531 46.934 175.193 193.000 237.846 701.504
2 Vốn lồng ghép 2.995.42
3
1.309.41
9
1.500.00
0
1.000.00
0
1.200.00
0
8.004.842
3 Vốn tín dụng 3.945.09
8
3.520.63
5
2.566.12
4
3.492.34
5
6.300.00
0
19.824.202
4 Vốn doanh nghiệp 270.000 256.538 300.000 300.000 320.000 1.446.538
5 Cộng đồng dân cƣ 195.000 225.000 362.000 540.000 186.400 1.508.400
6 Nguồn khác 1.288.73
5
370.537 4.194.39
9
1.522.00
0
27.000 7.402.671
Tổng cộng 8.742.78
7
5.729.06
3
9.097.71
6
7.047.34
5
8.271.24
6
38.888.157
Tham khảo chi tiết Bảng 3 – Phụ lục
Từ bảng 2.1. Ta có thể đánh giá tỷ trong các nguồn vốn của chƣơng trình
XD NTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong 5 năm qua nhƣ sau:
50,98%
3,72%
3,88%
20,58%
1,80%
19,04%
Vốn ngân sách
Vốn lồng ghép
Vốn tín dụng
Vốn doanh nghiệp
Vốn dân cư
Nguồn khác
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn của chương trình XD NTM trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk 5 năm (2012 – 2016)
- Trong đó vốn ngân sách trực tiếp dành cho chƣơng trình XD NTM
chiếm tỷ trọng nhỏ chƣa đƣợc 2% trên tổng số vốn thực hiện. Song song đó
53
các nguồn vốn ngân sách khác từ các dự án lồng ghép và các nguồn vốn khác
đạt tỷ trọng hơn 20%.
- Ngay từ ban đầu chƣơng trình XD NTM đã xác định xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn dựa trên sức mạnh nội lực của ngƣời dân là quan trọng, 5 năm
qua tỉnh đã huy động đƣợc sự đóng góp của nhân dân với số vốn 1.500 tỷ
đồng. Cùng với đó là nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp tổ chức kinh
tế đƣợc hơn 1.400 tỷ đồng. Tổng hai nguồn vốn chiếm gần 8% trên tổng số.
- Ngoài ra một nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất, có ý nghĩa quan
trọng đối với hộ nông dân chính là nguồn vốn tín dụng. Các tổ chức tín dụng
trên địa bàn đã thực hiện cho vay tại 152 xã với tổng dƣ nợ trên địa bàn tỉnh
đạt 19.824.202 triệu đồng, chiếm hơn 50% số vốn của chƣơng trình XD
NTM. Dƣ nợ cho vay xây dựng nông thôn mới tập trung chủ yếu vào các mục
đích, chƣơng trình nhƣ cho vay hộ sản xuất kinh doanh, cho vay xây dựng
nhà ở, cho vay hộ nghèo.
Kết quả cụ thể đạt đƣợc theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới tính đến hết năm 2016 [26]:
- Công tác lập quy hoạch, đề án nông thôn mới (Tiêu chí 1)
+ Về quy hoạch: Đến nay tỉnh đã thực hiện xong việc phê duyệt Quy
hoạch xây dựng nông thôn mới cho 152 xã.
+ Về đề án: Có 152/152 xã lập đề án đƣợc UBND cấp huyện phê duyệt.
15 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành và phê duyệt Đề án xây dựng nông
thôn mới cấp huyện. HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết thông qua Đề án
xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
+ Tính đến nay có 152/152 xã, đạt tỷ lệ 100% hoàn thành việc lập quy
hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (tiêu chí số 2 đến tiêu chí số 9)
+ Về Giao thông (tiêu chí số 2)
Tổng số km đƣờng giao thông nông thôn tính từ đƣờng xã, đƣờng thôn
buôn, đƣờng ngõ xóm: 11.694 km và 3.872 km đƣờng nội đồng, gồm: đƣờng
54
xã, liên xã: 3.220 km, đã nhựa hóa và bê tông xi măng 973 km, chiếm 30,4%;
đƣờng thôn buôn: 4.202 km, đã nhựa hóa và bê tông xi măng 1.136 km chiếm
27,03%; Đƣờng ngõ, xóm: 4.272 km, đã cứng hoá 1.690 km, chiếm 39,6%
(còn lại là đƣờng đất) và đƣờng nội đồng: 3.872 km, đã cứng hoá 1.010 km,
chiếm 26,1% (còn lại là đƣờng đất). Ta có Biểu đồ sau thể hiện đƣợc hiện
trạng của đƣờng giao thông nông thôn:
2247
3066
2582
2862
973
1136
1690 1010
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
Đường xã Đường thôn,
buôn
Đường ngõ
xóm
Đường nội
đồng
Nhựa,
BTXM
Chưa
nhựa,
BTXM
Biểu đồ 2.3. Hiện trạng đường giao thông nông thôn tỉnh Đắk Lắk
Từ Biểu đồtrên ta có thể nhận thấy nhu cầu nhựa, bê tông đƣờng giao
thông nông nông thôn của tỉnh Đắk Lắk rất lớn. Thời gian vừa qua cùng với
sự tham gia tích cực của ngƣời dân và sự hỗ trợ của nhà nƣớc một số tiêu chí
đƣờng ngõ xóm, đƣờng nội đồng đã đƣợc cải thiện.
Đến nay, toàn tỉnh có 28/152 xã đạt tiêu chí về giao thông, đạt tỷ lệ
18,4%.
+ Về thủy lợi (tiêu chí số 3)
Theo thống kê đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lẳk có 771 công trình thủy
lợi (gồm 600 hồ chứa, 115 đập dâng, 56 trạm bơm); tổng chiều dài kênh
55
mƣơng 2.031,71 km, đã kiên cố hóa đƣợc 1.108,95 km kênh mƣơng các loại.
Tổng diện tích cây trồng đƣợc tƣới hơn 245.440 ha, đạt 76,7 % diện tích
cây trồng chính có nhu cầu nƣớc tƣới. Trong đó tƣới trực tiếp từ công trình
thủy lợi 134.557 ha. Tạo nguồn hỗ trợ và các hình thức công trình khác khai
thác nƣớc tƣới từ các nguồn nƣớc mặt sông suối, ao và nƣớc ngầm tƣới cho
110.883 ha cây.
Tính hết năm 2016, có 87/152 xã đạt tiêu chí thủy lợi, chiếm tỷ lệ 57,2%.
+ Về điện (tiêu chí số 4)
Hiện nay có 152/152 xã đã có lƣới điện (đạt tỷ lệ 100%), số hộ s dụng
điện 285.943/303.387 hộ, chiếm 94,2%; trong đó số hộ có điện thƣờng xuyên
an toàn là 275.266 hộ chiếm 96,2% số hộ s dụng điện. Tổng số đƣờng dây
trung áp là 2.765 km, đƣờng dây hạ áp là 3.069 km, có 1.982 trạm biến áp với
dung lƣợng là 284.515 kVA.
Đến nay, 114/152 xã đạt tiêu chí về điện, chiếm tỷ lệ 75%.
+ Về trƣờng học (tiêu chí số 5)
Trên địa bàn 152 xã có 729 trƣờng học từ mầm non đến trung học cơ sở
(200 trƣờng mầm non, 335 trƣờng tiểu học và 171 trƣờng trung học cơ sở, 23
trƣờng trung học phổ thông). Toàn ngành hiện có 16.448 phòng học, trong đó
có 10.688 phòng học kiên cố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_tai_dia.pdf