Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư m’gar, tỉnh Đắk Lắk

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI . 10

1.1. Một số khái niệm . 10

1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới . 15

1.3. Một số yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông

thôn mới . 29

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của một

số địa phương trong nước. 32

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK. 42

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cư M’gar,

tỉnh Đắk Lắk . 42

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk . 47

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk . 65

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ

M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK . 76

3.1. Định hướng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư M’gar,

tỉnh Đắk Lắk . 76

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông

thôn mới trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk . 86

pdf123 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư m’gar, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới Huyện Cư M’gar xác định xây dựng NTM có KT-XH phát triển, kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, văn minh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Trong giai đoạn 2015 – 2020, phấn đấu có tổng số 13-15 xã đạt chuẩn NTM toàn huyện và 70% số xã có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đạt tiêu chí NTM (đạt các tiêu chí 2,3,4,5,6,7,8,9). Nâng thu nhập của người dân 48 nông thôn lên gấp hai lần so với thu nhập đầu người khu vực nông thôn của năm 2015. Cơ bản giải quyết nước sạch cho dân cư nông thôn và số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 98%. Đảm bảo hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. - Về nhiệm vụ, giải pháp xây dựng NTM huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020: Thứ nhất, quy hoạch xây dựng NTM: Nâng cao chất lượng tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong Bộ tiêu chí NTM. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã NTM gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp xã; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt trên địa bàn. Thứ hai, phát triển hạ tầng KT - XH: phấn đấu đạt yêu cầu tiêu chí số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí NTM. Tiếp tục thực hiện việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để hoàn thiện hạ tầng nông thôn theo chuẩn xã NTM. Ưu tiên đầu tư thực hiện Chương trình xây dựng NTM đối với các công trình trọng điểm tại các xã phấn đấu đạt chuẩn, các thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Thứ ba, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân: Đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất quy mô lớn, mô hình có hiệu quả. Mỗi địa phương xác định mô hình chủ lực (cây trồng, vật nuôi), xây dựng kế hoạch, phương thức sản xuất trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, giảm chi phí sản xuất. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với các HTX sản xuất và nông dân để hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, có quy mô lớn, gắn kết sản xuất với tiêu thụ. 49 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất ở nông thôn. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề nông thôn nhằm giảm lực lượng lao động trong nông thôn, tăng bình quân diện tích sản xuất nông nghiệp/hộ. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức hợp tác trong nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Tích cực huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư để tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM. Thứ tư, phát triển giáo dục ở nông thôn: Xây dựng kế hoạch và tổ chức phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi. Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi được đến lớp để thực hiện chăm sóc. Đến năm 2020, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Thứ năm, phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn: Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí xã NTM. Phấn đấu tỷ lệ bảo hiểm y tế đạt ≥ 85%. Thứ sáu, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn: xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa, thể thao. Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động thể thao của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho trẻ em. Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, dân tộc. Thứ bảy, bảo vệ môi trường nông thôn: Kết hợp các nguồn vốn để hỗ trợ, vận động các gia đình ở khu vực nông thôn sử dụng nước sạch, xây dựng các công trình vệ sinh thiết yếu: nhà vệ sinh, nhà tắm. Xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; vận động, hướng dẫn người dân nông thôn cải 50 tạo vườn tạp, sửa chữa hàng rào, khơi thông cống rảnh, xử lý rác thải đúng quy định, trồng cây xanh quanh nhà. Thứ tám, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn: hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa, thể thao thiết thực với người dân ở các ấp, tạo điều kiện để phát triển các hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn nông thôn. Đẩy mạnh, đa dạng hóa công tác văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ tốt nhu cầu giải trí, hướng đến cuộc sống văn minh, hiện đại. Thứ chín, vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề: thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Tuyên truyền để thay đổi hành vi nhận thức về môi trường. Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Thứ mười, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống tổ chức chính trị xã hội: Tiếp tục thực hiện và phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền phát triển văn hóa, xã hội, môi trường. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đạt chuẩn theo kế hoạch hàng năm. Cuối cùng, giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản hướng dẫn của ngành, Quy ước An ninh, trật tự xã hội được giữ vững đến từng hộ gia đình đạt yêu cầu tiêu chí 19 của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM. 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới UBND huyện Cư M’gar đã ban hành Quyết định số 389/QĐ- UBND ngày 18/7/2010 về thành lập BCĐ xây dựng NTM của huyện, do Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, các Phó chủ tịch UBND huyện làm phó ban, thành viên là trưởng các đoàn thể, thủ trưởng các phòng, ban 51 chuyên môn thuộc UBND huyện, Chủ tịch UBND các xã; Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 05/10/2010 về thành lập tổ công tác giúp việc BCĐ xây dựng NTM huyện; Quyết định số 1030/QĐ- UBND ngày 21/7/2014 về việc thành lập Tổ thẩm định tiêu chí đạt chuẩn NTM trên địa bàn huyện. Trong quá trình triển khai thực hiện, huyện đã điều chỉnh, bổ sung kiện toàn lại cho phù hợp với yêu cầu thực tế. BCĐ xây dựng NTM huyện đã ban hành Thông báo số 01/TB- BCĐ ngày 15/11/2010 về phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Các thành viên BCĐ cấp huyện theo từng lĩnh vực được phân công phụ trách đã tích cực chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện ở cơ sở; tham mưu cho UBND huyện ban hành các quyết định, kế hoạch, chương trình, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác xây dựng NTM trên địa bàn. Thường trực BCĐ xây dựng NTM định kỳ hàng tháng tổ chức họp để đánh giá tình hình thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện. UBND huyện đã ban hành Quyết định số 543/QĐ- UBND ngày 11/5/2015 về việc thành lập Văn phòng điều phối Chương trình NTM cấp huyện (theo Quyết định số 1996/QĐ- TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ), do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chánh văn phòng, Trưởng Phòng NN&PTNT làm Phó Chánh văn phòng; chỉ đạo các xã bố trí 01 công chức chuyên trách theo dõi về Nông nghiệp, xây dựng NTM (theo Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ). BCĐ xây dựng NTM huyện đã chỉ đạo các xã thành lập BCĐ xây dựng NTM cấp xã do Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban; Ban quản lý xây dựng NTM do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; Ban phát triển thôn do trưởng khu dân cư làm trưởng ban. Căn cứ kế hoạch xây dựng NTM của huyện và tình hình thực tế xây dựng quy hoạch, đề án, dự án cụ thể; củng cố, kiện toàn BCĐ, đồng thời lồng ghép nhiệm vụ xây dựng NTM với các chương trình phát triển 52 KT-XH ở địa phương; công khai quy hoạch xây dựng NTM đến khu dân cư để cán bộ và nhân dân được biết. BCĐ xây dựng NTM huyện thường xuyên phân công trách nhiệm và địa bàn phụ trách cho các thành viên Ban chỉ đạo; phân công Thường trực BCĐ, lãnh đạo các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra các xã đăng ký đạt tiêu chí NTM và định kỳ tiến hành kiểm tra 15/15 xã thực hiện chương trình NTM trên địa bàn xã. BCĐ xây dựng NTM huyện thường xuyên kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy điều hành thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM từ huyện đến xã và thôn, buôn; chỉ đạo, đôn đốc các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tham gia các nội dung của chương trình xây dựng NTM, đảm bảo các yêu cầu đề ra. Trong quá trình thực hiện, BCĐ xây dựng NTM huyện luôn chú trọng phối hợp chặt chẽ với BCĐ xây dựng NTM Tỉnh trong tổ chức triển khai, thực hiện chương trình xây dựng NTM. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ CB, CC làm công tác xây dựng NTM các cấp (huyện, xã, thôn, buôn) luôn được quan tâm thực hiện, cung cấp những kiến thức cần thiết về xây dựng NTM, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện xây dựng NTM. Đến cuối năm 2013, đội ngũ CBCC QLNN về xây dựng NTM toàn huyện đã được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức xây dựng NTM là 1.458 lượt , trong đó cấp xã và thôn buôn 1.350 lượt người. Ban xây dựng NTM huyện đã cử 5 CBCC tham gia lớp tập huấn xây dựng NTM tại Gia lai, Lâm Đồng và Trường quản lý cán bộ nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Cho tới nay, BCĐ xây dựng NTM huyện đã cử 64 đồng chí trong BCĐ huyện và xã tham gia tập huấn các chuyên đề xây dựng NTM do BCĐ xây dựng NTM tỉnh tổ chức. Ngoài ra, BCĐ xây dựng NTM huyện còn tổ chức tập huấn hướng dẫn 53 việc rà soát, đánh giá và thẩm tra các tiêu chí NTM cho các xã đăng ký về đích với tổng số 194 CBCC tham gia. Ngoài công tác tập huấn, BCĐ xây dựng NTM huyện còn cử CBCC tham gia học tập kinh nghiệm xây dựng NTM do tỉnh tổ chức; các xã điểm của huyện, tỉnh đã tổ chức đoàn đi học tập kinh nghiệm, triển khai chương trình NTM ở một số xã đã thực hiện tốt chương trình (như xã Quảng Tiến, Ea kpam). Nhìn chung chương trình xây dựng NTM đã được các địa phương nghiêm túc triển khai, BCĐ, ban quản lý các cấp sớm được hình thành. Đội ngũ CBCC làm công tác QLNN về xây dựng NTM ngày càng được quan tâm tập huấn, bồi dưỡng. BCĐ, Ban quản lý các cấp trong quá trình chỉ đạo đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cấp xã về quy hoạch, lập đề án NTM, huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực. 2.2.3. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới Quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện Cư M’gar trong những năm qua đã kịp thời, chủ động ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình xây dựng NTM ngay từ khi bắt đầu. Trong giai đoạn 2010- 2015, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và tổ chức quản lý để thực hiện chương trình một cách có hiệu quả, có thể kể đến như: UBND huyện ban hành Quyết định số 136/QĐ- UBND thực hiện nghị quyết 03/NQ-HU của huyện ủy về xây dựng NTM của huyện Cư M’gar giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 68/UBND-NN ngày 24/3/2011 của UBND huyện về kế hoạch triển khai chương trình xây dựng NTM huyện Cư M’gar; Quyết định số 2106/QĐ- 54 UBND ngày 12/6/2011 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Cư M’gar đến 2020; Đề án số 749/ĐA-UBND ngày 25/10/2011 về huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH giai đoạn 2011 – 2015; Kế hoạch số 372/KH- UBND ngày 17/3/2015 triển khai xây dựng huyện đạt chuẩn NTM năm 2015; phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM các xã; quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện đến 2020; quy hoạch sử dụng đất của huyện và các xã, thị trấn giai đoạn 2011 –2020...trong đó nêu rõ quan điểm chỉ đạo là ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các xã có tỷ lệ tiêu chí đạt cao để sớm đạt chuẩn NTM. Công tác quản lý, điều hành luôn được UBND các cấp và các phòng ban quan tâm, tăng cường nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Thông qua việc xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí và chỉ tiêu, cụ thể hóa cơ chế chính sách, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh - quốc phòng để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng NTM. Bên cạnh đó, nhằm tạo động lực cho chương trình xây dựng NTM sớm về đích, nhiều chương trình, dự án lồng ghép được huyện xây dựng và triển khai, tiêu biểu như: chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp cận đô thị, tăng giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích; nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, giai đoạn 2011 – 2015; kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, giai đoạn 2011 – 2015; đào tạo nghề, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH đất nước, giai đoạn 2011 – 2015. Tính đến nay, UBND huyện, BCĐ xây dựng NTM huyện đã ban hành trên 110 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai chương trình xây dựng NTM của huyện. Đối với cấp xã, UBND huyện và BCĐ xây dựng NTM huyện tích cực kiểm tra, đôn đốc Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông NTM các xã căn 55 cứ kế hoạch xây NTM của huyện và thực tế của địa phương để xây dựng quy hoạch, đề án, dự án cụ thể; lồng ghép nhiệm vụ xây dựng NTM với các chương trình mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương; tổ chức công khai quy hoạch xây dựng NTM đến khu dân cư để cán bộ, nhân dân được biết, tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện. Đến năm 2012, công tác lập đồ án quy hoạch xây dựng NTM ở các xã đã hoàn thành, đề án xây dựng NTM của các xã đã hoàn thành và đã được UBND huyện phê duyệt. Hiện nay, các xã đã tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện đề án giai đoạn 2010 – 2015 và xây dựng, điều chỉnh, rà soát quy hoạch, đề án xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, UBND huyện đã tiến hành điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn 8 xã là Cư Suê, Ea Drơng, Ea Kiết, Ea Kuêh, Ea Mdroh, Cư Đliê Mnông và Quảng Hiệp, Cuôr Đăng. Huyện cũng chỉ đạo các ngành và phối hợp chặt chẽ với MTTQ, các đoàn thể căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức xây dựng kế hoạch, trong đó xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, lựa chọn tiêu chí, công việc cụ thể để chỉ đạo thực hiện. Tới nay, đã có 15/15 Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chương trình MTQG xây dựng NTM và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Đảng ủy, HĐND, UBND, các đoàn thể của xã trong công tác triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Ngoài ra, công tác tuyên truyền về các văn bản nhà nước và chính sách về xây dựng NTM được xác định là nhiệm vụ quan trọng, có tính quyết định việc triển khai thực hiện xây dựng NTM của huyện. Do đó, UBND huyện luôn quan tâm xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn kinh phí tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong thời gian qua, UBND huyện đã phát động thi đua “xây dựng NTM” trên toàn huyện với hơn 400 lượt người tham gia; có15/15 xã đã tổ chức Lễ phát động toàn dân trên địa bàn xã hưởng ứng thi đua chung tay xây 56 dựng NTM với hơn 12.000 lượt người tham gia. Phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện ủy xây dựng nội dung tuyên truyền về Chương trình MTQG xây dựng NTM và phổ biến rộng rãi đến các xã để thực hiện công tác tuyên truyền, tiếp nhận và cấp phát trên 15.000 cuốn tài liệu, sổ tay về chương trình xây dựng NTM cho UBND xã và các thôn buôn, trường học. Huyện thường xuyên chỉ đạo Trung tâm văn hóa thể thao huyện xây dựng chương trình cổ động tuyên truyền xây dựng NTM bằng xe lưu động tại 15/15 xã trong huyện và nội dung tìm hiểu xây dựng NTM. Bên cạnh đó, đài phát thanh và website của huyện thường xuyên cập nhật phát sóng, đăng tải thông tin, tên, bài về chương trình MTQG xây dựng NTM. Qua công tác tuyên truyền các cấp ủy Đảng, quần chúng nhân dân nâng cao ý thức xây dựng NTM với tinh thần, nội dung người dân là chủ thể chính trong xây dựng NTM. UBND huyện cũng chỉ đạo triển khai xây dựng 3 cụm pa nô cổ động trực quan, tuyên truyền chương trình xây dựng NTM tại 3 xã điểm ( Quảng Tiến, Ea Kpam, Ea Tul). 2.2.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới 2.2.4.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp Một trong những mục tiêu chính của chương trình MTQG xây dựng NTM là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Để thực hiện mục tiêu trên, trong những năm qua, huyện đã triển khai chỉ đạo làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi , tăng cường chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi, hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất. 57 Xác định cây cà phê là cây chủ lực, Huyện đã tập trung chỉ đạo, đầu tư để phát triển theo hướng bền vững, nâng cao năng suất và chất lượng cà phê, sản xuất cà phê có chứng nhân. Tính đến nay toàn huyện có trên 15.380 ha và 9.400 hộ nông dân tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận. Thực hiện tốt chương trình tái canh cà phê, huyện đã hỗ trợ trên 900.000 cây cà phê giống và 565 kg hạt giống để người dân trồng tái canh cà phê. Phối hợp với Công ty Haroximex ,Trung tâm phát triển cộng đồng (CVC) xây dựng mô hình phát triển hồ tiêu bền vững với chứng nhận Rainfores theo tiêu chuẩn hệ thống nông nghiệp bền vững (SAN) khoảng 150 ha tại các xã. Nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất và tăng thêm thu nhập người sản xuất trồng xen trong vườn cà phê các loại cây có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cây ăn quả như sầu riêng, cây bơ. Trong lĩnh vực chăn nuôi bước đầu đã hình thành các trang trại tập trung chăn nuôi heo, bò, gia cầm hàng năm đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho hộ gia đình. Tuy nhiên việc phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, một phần do thiếu nguồn vốn (suất đầu tư lớn), đầu ra và giá thành sản phẩm phần nào cũng ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trong thời gian qua. Hỗ trợ phát triển sản xuất các xã điểm mang tính nhỏ, lẻ, xóa đói giảm nghèo chưa xây dựng được mô hình đủ lớn để học tập phát triển sản xuất. Về công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, trong những năm qua, các cơ quan chuyên ngành nông nghiệp của huyện đã tổ chức tập huấn và hội thảo các mô hình có hiệu quả kinh tế được 257 lớp với hơn 9100 lượt người tham dự, cấp phát trên 9000 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng , vật nuôi. Tập huấn về thực hiện chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp và quản lý dinh dưỡng nhằm về chăm sóc cà phê, lúa lai, ngô 58 lai Với tổng số hộ tham gia trên 3.860 lươt người tham gia. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp đã triển khai tập huấn, hội thảo đầu bờ trên 43 lớp với hơn 3.000 lượt người tham gia. Từ nguồn vốn sự nghiệp phát triển sự ngiệp kinh tế của huyện đã triển khai xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản như: chuyển giao kỹ thuật sản xuất phân vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp; mô hình muôi cá chất lượng cao: cá lăng nhan, cá chẽm, cá chép lai V1...; mô hình chăn nuôi bò sinh sản luân chuyển... nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả và được nhân rộng trên địa bàn huyện. Xây dựng mô hình trình diễn thâm canh lúa lai ở các xã có diện tích ruộng nước. Nhiều giống lúa lai mới cho năng suất chất lượng cao đã được bà con nông dân áp dụng. Qua công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đến nay, diện tích gieo trồng trên địa bàn: 67% sử dụng giống lúa lai; 98% sử dụng giống ngô lai. Phối hợp Công ty TNHH hạt giống CP triển khai thực hiện Cánh đồng mẫu lớn 30 ha ngô lai tại xã Quảng Hiệp và 10 ha lúa lai tại xã Cư M’gar. Triển khai mô hình trồng nấm sò và nấm mộc nhĩ tại 5 xã Ea Mdroh, xã Ea Hding, Cư DLiê Mnông, Ea Kpam, Ea Mnang. Nông dân thực hiện mô hình được tập huấn kỹ thuật, được tham quan mô hình HTX nuôi trồng nấm Hà Hương, quy mô thực hiện 10.000 bầu, Mô hình triển khai cho người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ quy mô thực hiện 600 con, tại xã Cuôr Đăng. Xây dựng và triển khai nuôi dê cái luân chuyển cho hộ nghèo được bố trí tại các xã như Ea Tul; Ea Tar; Ea Hđing; Ea M’droh; Ea Kuêh; Ea Kpam; Cư M’gar; Ea Drơng; Ea Kiết và Ea Pốk; 04 mô hình Bón phân cân đối cho cây cà phê; mô hình bảo tồn nguồn gien giống lúa cạn LC93-1; mô hình khảo nghiệm giống lúa nước năng suất, chất lượng cao; mô hình khảo nghiệm giống lúa thảo dược VH1 (lúa tím) tại các xã trên địa bàn huyện. Tuy nhiên 59 việc xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để tăng thu nhập cho hộ sản xuất chưa thực sự được quan tâm xây dựng, việc hỗ trợ tập huấn còn dàn trải nên việc đánh giá hạn chế. Tính đến năm 2018, trên địa bàn huyện có 21 HTX, trong đó: 20 HTX Nông nghiệp – Dịch vụ , 01 HTX Nông nghiệp - Kinh doanh tổng hợp. Thành lập mới 3 HTX (HTX Bơ Cư M’gar ở thị trấn Quảng Phú, HTX Ea Drơng ở xã Ea Dơng và HTX Nông nghiệp – Dịch vụ An toàn ở xã Ea M’Nang). Các HTX đã hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012 và hoạt động ngày càng có hiệu quả như HTX Nông nghiệp - Dich vụ Công Bằng Ea Kiết, HTX Nông nghiệp Công Bằng Cư Dliê Mnông, tham gia sản xuất kinh doanh cà phê bền vững, hàng năm có lợi nhuận từ 4-5 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn tồn tại tình trạng các HTX có vốn còn thấp, phương án hoạt động kinh doanh còn nhỏ, chưa khả thi nên hoạt động mang tính cầm chừng, hiệu quả không cao, chưa thu hút được nhiều nông dân tham gia. Về Kinh tế trang trại, toàn huyện có 47 trang trại hoạt động, gồm 3 loại hình trang trại: 27 trang trại trồng trọt, chiếm 57,4%; 18 trang trại chăn nuôi, chiếm 38,2%; 02 trang trại tổng hợp, chiếm 4,2%, trong đó có 18 trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo quy định, chiếm 38,2%. Nhìn chung, số lượng trang trại trên địa bàn huyện tăng qua các năm. 2.2.4.2. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Thứ nhất, về giao thông: Trong 5 năm (2011-2015) từ các chương trình lồng ghép, chương trình NTM, huy động nhân dân. Tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình NTM : 88,91 tỷ đồng. Trong đó, Ngân sách nhà nước là 37,96 tỷ đồng, nguồn vốn đầu từ doanh ngiệp là 26,52 tỷ đồng, nguồn vốn huy động nhân dân: 52 849 tỷ đồng và trên 38 576 ngày công. Đã xây dựng làm mới, sửa chữa nâng cấp trên 256 km đường giao thông ( trong đó 174,5 Km đường nhựa, bê tông xi măng). Các doanh nghiệp, 60 HTX Có nhiều đóng góp về vật chất vào xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, sân thể thao, xây dựng trường học ; HTX nông nghiệp – dịch vụ Công bằng Ea Kiết đầu tư 3 km đường bê tông tại xã Ea Kiết với số tiền: 2.100 triệu đồng (HTX hỗ trợ 70%, nhân dân đóng góp 30%); HTX Nông nghiệp công bằng Cư luêMnông làm đường ở xã CưĐliê Mnông với số tiền 1.320 triệu đồng; Công ty TNHH MTV cà phê 15 - xã CưĐliê Mnông làm đường nhựa cho các thôn Đăk Hà Đông, Đăk Hà Tây, đội 1 xã CưĐliê Mnông được 12,83 km với số tiền 23.100 triệu đồng. Một số xã (như Quảng Hiệp) chủ động thực hiện cứng hóa đường giao thông trục chính thôn buôn bằng cách huy động sức dân rải đá 1x2 lu lèn để hạn chế lầy lội mùa mưa khoảng 30 km, kinh phí huy động: 1,1 tỷ đồng, với 2500 ngày công. Các dự án lồng ghép xây dựng đường giao thông Cưmgar- Quảng hiệp dài 16km ,kinh phí hơn 150 tỉ đồng. Tính đến nay, toàn huyện có 10/15 xã đạt tiêu chí giao thông. Thứ hai, về thủy lợi: Trong 8 năm (2011-2018), từ nguồn vốn nhà nước đã triển khai đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi với tổng nguồn vốn 48,5 tỷ đồng. Sửa chữa nâng cấp 5 hồ đập, kiên cố hoá kênh mương 12 km, nạo vét kênh mương trên 2.145.600 m3 đất đá, tổ chức phát dọn trên 1.788.000 m2 đất. Tính đến nay, toàn huyện có 13/15 xã đạt tiêu chí này. Thứ ba, về điện: Trong 5 năm (2011 – 2015) từ nguồn vốn của ngành điện, điện lực Cư M’gar đã xây dựng mới lưới điện ( trong đó có 40,1 km đường dây trung áp; 84,69 km đường dây hạ áp; 38 trạm biến áp); Cải tạo nâng cấp ( 175,9 km đường dây trung áp, 178,91 km đường dây hạ áp; nâng cấp 205 trạm biến áp). Tổng giá trị đầu tư là 135 tỷ đồng. Nguồn vốn dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống điện phục vụ tưới cà phê cho vùng sản xuất cà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_tren_dia.pdf
Tài liệu liên quan