MỞ ĐẦU . . . 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QLNN VỀ XDNTM . 12
1.1. Cơ sở lý luận QLNN về XDNTM . . 12
1.1.1. Một số khái niệm . . 12
1.1.2. Sự cần thiết phải XDNTM . . . 15
1.1.3. Đặc điểm XDNTM. . 15
1.1.4. Nội dung về XDNTM. . . 18
1.2. QLNN về XDNTM. .
1.2.1. Một số khái niệm .
20
20
1.2.2. Vai trò QLNN về XDNTM . 21
1.2.3. Nội dung QLNN về XDNTM. . . 22
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về XDNTM . 28
1.3. Kinh nghiệm QLNN về xây dựng nông thôn . . . 31
1.3.1. Kinh nghiệm QLNN về XDNTM trên thế giới . 31
1.3.2. Kinh nghiệm QLNN về XDNTM ở trong nước. . 35
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về QLNN về XDNTM 40
Tóm tắt chương 1 . 43
Chương 2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ XDNTM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG. 43
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa của huyện Đắk R’lấp 43
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 43
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa. . 44
2.2. Thực trạng QLNN về XDNTM trên địa bàn huyện Đắk R’lấp 48
2.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng hệ thống văn bản . 48
111 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đắk r’lấp, tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p phải đƣa ra chính sách, giải pháp và QLNN về XDNTM một
cách thống nhất, đồng bộ, ít thay đổi, cụ thể, rõ ràng, phù hợp tình hình thực tế.
Bộ máy QLNN về XDNTM phải hoạt động hiệu quả trên cơ sở phối hợp nhịp
nhàng thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.
- Cần tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát quá trình khai thác và sử
dụng các nguồn lực triển khai thực hiện XDNTM; vai trò giám sát của cộng
đồng với các dự án, công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản để kịp thời phát hiện
những thiếu sót cũng nhƣ những hạn chế trong qúa trình triển khai xây dựng các
tiêu chí NTM.
- Cần kết hợp tốt với các hệ thống chức sắc tôn giáo trên địa bàn trong
công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng tôn giáo để góp công sức XDNTM;
- Cần xác định vấn đề cốt lõi trong XDNTM đó là phát triển sản xuất
nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân; biết cách phát huy
nội lực trong cộng đồng; hƣớng dẫn, hỗ trợ nông dân tiếp cận thông tin thì sẽ
phát huy đƣợc công sức, trí tuệ, sáng tạo của nhân dân;
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn phải
thƣờng xuyên liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau, cụ thể hóa việc gì phải
làm, lộ trình bƣớc đi, ai làm và làm nhƣ thế nào, trách nhiệm của các cấp, các
ngành và vai trò của ngƣời dân trong XDNTM;
- Cần lựa chọn, xác định các tiêu chí, nội dung làm phù hợp cho từng
giai đoạn, dễ làm trƣớc, khó làm sau; ít tiền và không cần tiền làm trƣớc, nhiều
tiền làm sau để mang lại hiệu quả thiết thực cho ngƣời dân;
- XDNTM là nhiệm vụ lâu dài, khó khăn nhƣng hợp với lòng dân, đƣợc
42
nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Vì vậy mọi việc làm phải dựa trên cơ sở nguyện
vọng chính đáng của nhân dân, phát huy tốt nhất vai trò của cộng đồng với
nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hƣởng thụ”, tránh tƣ
tƣởng nóng vội chạy theo thành tích, Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tổ chức.
Tóm tắt chương 1
Ở chƣơng này, tác giả đã tiến hành hệ thống hoá những vấn đề cơ bản,
đi sâu nghiên cứu và cụ thể hóa những vấn đề lý luận cơ bản về: nội hàm niệm
NTM; vai trò XDNTM trong phát triển kinh tế - xã hội; nội dung QLNN về
XDNTM. Tác giả đƣa ra bài học thực tiễn rút ra từ kinh nghiệm của một số quốc
gia và một số địa phƣơng trên cả nƣớc trong việc XDNTM, làm tiền đề cho việc
đánh giá thực trạng công tác QLNN về XDNTM tại huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đăk
Nông ở chƣơng 2 và đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị chƣơng 3.
43
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QLNN VỀ XDNTM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa huyện Đắk R’lấp
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Đăk R’lấp nằm phía Tây Nam của tỉnh Đắk Nông, cách thị xã
Gia Ngh a 24km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230km theo quốc lộ 14. Phía
Đông Bắc giáp thị xã Gia Ngh a, phía Tây giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Nam
giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Bắc giáp huyện Tuy Đức. Ở vị trí này, Đắk R’lấp
là cửa ngõ phía Nam của Đắk Nông nối Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí
Minh, nơi tiếp giáp giữa Nam Bộ, Trung Bộ và Đông Bắc Campuchia.
Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 63.420ha; dân số 85.621
ngƣời, trong đó có 25 đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn 10
xã và 01 thị trấn gồm các xã Nhân Cơ, Ngh a Thắng, Đạo Ngh a, Kiến Thành,
Nhân Đạo, Hƣng Bình, Đắk Sin, Đắk Ru, Quảng Tín, Đắk Wer và thị trấn Kiến
Đức. Bộ máy hành chính cấp huyện có 13 phòng ban; đơn vị hành chính cấp xã
có 10 xã, 01 thị trấn với 110 thôn, bon, tổ dân phố, có nhiều thôn, bon cách xa
trung tâm xã. Tỷ lệ ngƣời dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 13.92% tổng dân số toàn
huyện. Tỷ lệ các tín đồ tôn giáo chiếm 32.55% dân số toàn huyện.
Huyện Đắk R’lấp có hệ thống giao thông tƣơng đối hoàn chỉnh với
693,2km đƣờng bộ, đã láng nhựa trên 100km, trong đó Quốc lộ 14 chạy qua
địa bàn huyện với độ dài 35km đã đƣợc nhựa hóa hoàn toàn.
Khí hậu Đắk R’lấp thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao
nguyên Tây Trƣờng Sơn, có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa
từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm tới 85% lƣợng mƣa hàng năm). Mùa khô kéo
dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm: 2.300 - 2.400mm.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22,3oC.
44
- Chế độ gió: Mùa mƣa thƣờng có gió Tây Nam cấp 2, cấp 3.
Mùa khô thƣờng có gió Đông Bắc khô lạnh.
Nằm ở độ cao trung bình 700m so với mặt nƣớc biển, địa hình Đắk
R’Lấp chủ yếu là đồi núi, cùng với hệ thống sông suối khá dày và phân bố
đều khắp trên địa bàn huyện đã làm cho địa hình Đắk R’lấp bị chia cắt tƣơng
đối nhiều và hơi thoải theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam[36].
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tiềm năng phát triển Công nghiệp:
Đắk R’Lấp là vùng giàu nguồn khoáng sản của tỉnh Đăk Nông, đặc
biệt là Bauxit ở xã Nhân Cơ và Nhân Đạo với trữ lƣợng lớn về quặng nguyên
và quặng tinh để sản xuất Alumin và điện phân nhôm. Thế mạnh bauxit của
huyện đã đƣợc xây dựng thành chiến lƣợc khai thác bauxite - Nhôm quốc gia,
tạo cho Đắk R’lấp có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển các ngành công
nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành Khu Công nghiệp Nhân
cơ với tổng diện tích 850 ha, vốn đầu tƣ gần 17 nghìn tỷ đồng. Trong đó có
Nhà máy chế biến quặng bauxit, tuyển alumin công suất 650.000 tấn, có khả
năng mở rộng lên 1,2 triệu tấn sản phẩm/năm (một trong hai nhà máy tuyển
quặng alumin lớn nhất cả nƣớc). Cuối năm 2016, Nhà máy đi vào hoạt động
sẽ là nơi hấp dẫn cho các ngành công nghiệp phụ trợ đi kèm nhƣ l nh vực sản
xuất hóa chất, cơ khí chế tạo - sửa chữa máy nông – công nghiệp và các
ngành dịch vụ nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, nhà hàng Đây là cơ
hội tốt cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ. Hiện nay, Khu
công nghiệp đang trong thời kỳ kiến thiết và xây dựng kết cấu hạ tầng để đón
đầu các nhà máy phụ trợ theo bauxit.
Trên địa bàn huyện có 8 điểm mỏ đá bazan (đá xây dựng) với trữ
lƣợng ƣớc tính khoảng 123.000 m3, tập trung chủ yếu ở các xã Nhân Cơ, Đăk
Wer, Quảng Tín và 3 mỏ cát, trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 150.000 m3, tập trung
45
tại địa bàn xã Đăk Ru và Hƣng Bình. Bên cạnh đó, Đắk R’lấp còn có nguồn
khoáng sản quý giá khác là đá Grannite tại Đắk Ru với diện tích phân bố
khoảng 2ha. Tuy diện tích phân bố không lớn nhƣng đá ở khu vực này có
dạng nguyên khối lớn, thuận lợi cho việc khai thác.
Đắk R’lấp còn có thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp chế
biến bởi nguồn nguyên liệu đầu vào sẵn có tại địa phƣơng. Đó là các sản
phẩm đa dạng của ngành nông nghiệp nhƣ cà phê, cao su, tiêu, điều... Với
diện tích trồng cây lâu năm là 35.397ha, đến nay, huyện đã hình thành vùng
chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, trong đó cây cà phê 16.507ha, sản
lƣợng là 22.283 tấn, chiếm gần ¼ cả về diện tích và sản cà phê của tỉnh; ngoài
ra, còn có diện tích cao su và hồ tiêu lớn (cao su 7.977ha, hồ tiêu 2.970 ha),
diện tích trồng cây điều lớn nhất tỉnh (7.296ha). Đến nay, trên địa bàn huyện
chƣa có nhà máy chế biến cà phê, một số nhà máy chế biến hiện có nhƣ nhà
máy nƣớc ép trái cây và hoa quả Giai Mỹ và nhà máy chế biến hạt điều Hồng
Đức chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về chế biến nông, lâm sản của huyện, hầu
hết sản lƣợng cà phê, cao su, hồ tiêu... chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô.
Tiềm năng phát triển Nông nghiệp:
Huyện Đắk R’lấp có 63.420 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó đất
nông nghiệp 40.814,9ha, chiếm gần 70% chủ yếu là đất bazan với độ phì khá,
tầng dầy, hàm lƣợng chất hữu cơ cao, đất xốp thích hợp trồng các loại cây
công nghiệp nhƣ cà phê, cao su, tiêu, điều...; diện tích đất lâm nghiệp
15.342,8ha.
Dù địa hình bị chia cắt mạnh nhƣng Đắk R’Lấp cũng có một số
đồng cỏ thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và thung lũng Đắk Keh chạy
dài trên 30km rất thuận lợi cho việc trồng các loại cây lƣơng thực. Lợi thế này
giúp Đắk R’Lấp phát triển mạnh về mô hình trang trại, hiện nay, trên địa bàn
huyện có 149 trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ, lẻ, chƣa phát
46
triển thành vùng sản xuất với quy mô sản xuất hàng hóa để đáp ứng đƣợc nhu
cầu thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.
Phía Nam Đắk R’Lấp tựa vào vùng Đồng Nai Thƣợng, Cát Tiên,
Lâm Đồng với điều kiện khí hậu mát mẻ nên khí hậu Đắk R’Lấp đƣợc thiên
nhiên “điều tiết” mang đặc điểm riêng, không phụ thuộc nhiều vào chế độ hai
mùa nhƣ hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh, không khô nóng và cũng ít hứng
chịu những kì mƣa dầm kéo dài. Đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp.
Huyện có hệ thống sông suối dày đặc phân bố đều khắp trên địa bàn
nhƣ suối Đắk R’Lấp, suối Đắk R’Tih (thuộc hệ thống suối thƣợng nguồn sông
Đồng Nai) và nhiều hồ có diện tích mặt nƣớc lớn, nhƣ: hồ Đắk Rta, Đắk Blao
không chỉ đảm bảo nƣớc cho nhu cầu tƣới tiêu mà còn thuận lợi để huyện
phát triển nuôi trồng thủy sản.
Tiềm năng phát triển Thƣơng mại - Dịch vụ:
Đắk R’Lấp là một trong những địa phƣơng trên địa bàn tỉnh có
nhiều điều kiện để phát triển mạnh l nh vực thƣơng mại - dịch vụ. Hệ thống
viễn thông, hạ tầng giao thông tƣơng đối hoàn chỉnh. Các tuyến quốc lộ huyết
mạch (quốc lộ 14, 14C) đi qua, nối huyện với vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam và các tỉnh Nam Trung bộ, cùng với đó là tuyến đƣờng sắt Chơn Thành -
Cảng thị Vải – Gia Ngh a sẽ đƣợc hình thành trong tƣơng lai và cửa khẩu
quốc tế Bu Prăng (Đắk Nông) - Oraing (Mundulkiri – Campuchia) sẽ góp
phần thông thƣơng hàng hoá các mặt hàng nông, lâm sản, đặc biệt là khoáng
sản - bauxit tạo đà cho ngành thƣơng mại của huyện ngày càng phát triển.
Năm 2016, huyện có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn thứ 3 của tỉnh, đạt 1.172
tỷ đồng (đứng sau thị xã Gia Ngh a và Đắk Mil), có cơ sở kinh doanh nhiều
nhất tỉnh với 2.566 cơ sở.
Tiềm năng phát triển Du lịch:
47
Đắk R’Lấp còn là vùng có nhiều thác nƣớc đẹp nhƣ thác Pi Nao,
Đăm Bri, Gầm Gì đã đƣợc quy hoạch thành những điểm du lịch của huyện
trong tƣơng lai. Một số xã thuộc khu vực phía Nam của huyện nằm trong
vùng đệm Vƣờn Quốc gia Nam Cát Tiên với khí hậu mét mẻ và cảnh quan
thiên nhiên độc đáo; cùng với đó là những giá trị văn hóa đặc sắc của 25 dân
tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn huyện đã tạo cho Đắk R’lấp có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch[36].
2.1.2.2. Đặc điểm văn hóa
Văn hóa huyện Đắk R’lấp mang nhiều đặc điểm chung của các dân
tộc anh em khu vực Tây Nguyên với nền văn hóa vô cùng phong phú và đa
dạng mà nổi bật là văn hóa phi vật thể. Đắk R'Lấp là nơi lƣu giữ nhiều tài sản
văn hóa quý giá của ngƣời M'Nông. Bên cạnh các trƣờng ca, truyện cổ, luật
tục đã đƣợc ghi chép lại, trên địa bàn huyện còn phát hiện đƣợc nhiều di vật
khảo cổ có giá trị nhƣ các bộ cồng chiêng cổ, các công cụ đá, đồ trang sức
bằng đá của ngƣời tiền sử tìm thấy ở di chỉ Đắk R'Tih (nay thuộc huyện Tuy
Đức, tỉnh Đắk Nông) và di chỉ Kiến Đức. Đặc biệt là bộ Goong Lú (đàn đá)
có niên đại từ thiên niên kỷ I trƣớc Công nguyên đã tìm thấy tại suối Đắk Kar
(thuộc bon Bù Bir - xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp). Hiện nay, các ngành
chức năng của huyện đã tổ chức các lớp học đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm...
thuê các nghệ nhân, những ngƣời có kinh nghiệm đến truyền dạy lại cho các
học viên là các thanh niên của các buôn làng nhằm giữ gìn nét văn hoá truyền
thống của dân tộc.
2.2. Thực trạng QLNN về XDNTM trên địa bàn huyện Đắk R’lấp
2.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng hệ thống văn bản
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy Đăk Nông về
chƣơng trình XDNTM và thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thƣờng vụ Huyện ủy,
UBND huyện đã ban hành các Quyết định, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo các
48
phòng, ban trực thuộc và UBND các xã thực hiện Chƣơng trình XDNTM trên
địa bàn gồm:
Quyết định số 2198/QĐ-UBND, ngày 05/11/2010 của UBND huyện
Đăk R’lấp, về việc thành lập BCĐ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia XDNTM
huyện Đăk R’lấp giai đoạn 2010 - 2020;
Quyết định số 2157/QĐ-UBND, ngày 10/8/2011 của UBND huyện
Đăk R’lấp, về việc ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ Chƣơng trình MTQG
XDNTM huyện Đăk R’lấp giai đoạn 2010 - 2020;
Quyết định số 2156/QĐ-UBND, ngày 10/8/2011 của UBND huyện
Đăk R’lấp, về việc thành lập BCĐ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia XDNTM
huyện Đăk R’lấp giai đoạn 2010 – 2020 (thay thế Quyết định số 2198/QĐ-
UBND ngày 05/11/2010 của UBND huyện Đăk R'lấp);
Kế hoạch số 22/KH-UBND, ngày 30/5/2012 của UBND huyện Đăk
R’lấp, về việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua XDNTM trên địa bàn huyện
Đăk R'lấp giai đoạn 2010 – 2020.
Quyết định số 3891/QĐ- UBND, ngày 08/12/2014 của UBND huyện
Đăk R’lấp, về việc kiện toàn BCĐ chƣơng trình MTQG về XDNTM huyện Đăk
R’lấp giai đoạn 2010-2020 (Thay thế Quyết định số 2156/QĐ-UBND, ngày
10/8/2011 của UBND huyện Đăk R’lấp);
Quyết định số 711/QĐ-UBND, ngày 30/3/2015 của UBND huyện Đăk
R’lấp về việc thành lập Văn phòng điều phối XDNTM huyện;
Đối với cấp xã cũng đã có đầy đủ các văn bản nhƣ Nghị quyết của
Đảng ủy, Nghị quyết Hội đồng nhân dân về XDNTM; Ban hành Quyết định
thành lập BQL XDNTM, Ban Phát triển thôn, bon.
Việc ban hành và thực hiện các văn bản trên đãng từng bƣớc góp phần
đƣa công tác QLNN về XDNTM trên địa bàn vào khuôn khổ, góp phần nâng
cao hiệu quả XDNTM trên địa bàn huyện Đắk R’lấp.
2.2.2. Ban hành cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện
49
Để đạt đƣợc các mục tiêu, tiêu chí đề ra, hàng năm BCĐ Chƣơng
trình XDNTM huyện Đắk R’Lấp đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chƣơng
trình. Trong Kế hoạch nêu rõ chỉ tiêu đạt đƣợc của từng xã và phân công rõ
nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban, đơn vị chức năng, cho từng thành viên
hỗ trợ, kiểm tra, đôn đốc ủy ban nhân dân các xã hoàn thành các tiêu chí theo
l nh vực đơn vị mình đã đăng ký.
UBND huyện cụ thể hóa chính sách của Nhà nƣớc và ban hành cơ
chế huy động vốn đầu tƣ xây dựng nông thon mới. Cụ thể là để xây dựng
đƣờng sá nông thôn – bê tông hóa đƣờng thôn, xã thì vốn dân đóng góp
khoảng 15-20%, vốn hỗ trợ từ ngân sách huyện khoảng 15%, vốn hỗ trợ của
ngân sách cấp trên khoảng 50% và số vốn còn lại do hỗ trợ từ các doanh
nghiệp. UBND huyện hỗ trợ 100% kinh phí để bồi dƣỡng cán bộ cấp xã trong
l nh vực xây dựng NTM.
Bên cạnh đó, BCĐ XDNTM của huyện thƣờng xuyên ban hành các
văn bản đôn đốc, hƣớng dẫn thực hiện Chƣơng trình, thƣ kêu gọi các tổ chức,
cá nhân, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn huyện tích cực đóng góp cho
phong trào XDNTM; kêu gọi các đơn vị, tổ chức tham gia đăng ký nhận đỡ
đầu cho các xã trong XDNTM. Chỉ đạo BQL XDNTM các xã rà soát, đánh giá
lại các tiêu chí đạt đƣợc, gần đạt và tình hình triển khai Chƣơng trình mục tiêu
quốc gia XDNTM trên địa bàn.
BCĐ XDNTM của huyện thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, dự
án trên địa bàn huyện nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ đời
sống nhân dân, thực hiện XDNTM.
BCĐ XDNTM của huyện tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân
để nhân dân hiểu rõ những lợi ích thiết thực cho bản thân và cả cộng đồng dân
cƣ khi tham gia XDNTM. Lấy nhân dân làm nguồn lực chủ đạo, giao quyền
chủ động cho nhân dân và cộng đồng trong thực hiện XDNTM.
50
Tập trung huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc, đề xuất cho
các xã thực hiện huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp địa phƣơng và
nguồn lực trong nhân dân để thực hiện xây dựng đƣờng giao thông nông thôn,
trƣờng học, nhà văn hóa, chợ,....Bên cạnh đó, huyện cũng đã chỉ đạo các xã
tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân thực hiện vay tín dụng tại các ngân
hàng với lãi suất thấp phục vụ phát triển sản xuất
Khuyến khích các xã thực hiện tuyên truyền, vận động, huy động
nguồn vốn từ nhân dân để XDNTM; thực hiện chính sách mở cửa đối với các
doanh nghiệp có nhu cầu đầu tƣ kinh doanh trên địa bàn nhƣ đầu tƣ xây dựng
chợ, đầu tƣ các công trình sân đá bóng,...
BCĐ XDNTM của huyện tiến hành kế hoạch thực hiện ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
BCĐ XDNTM của huyện thực hiện chính sách mở rộng cửa nhằm
thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng trên địa bàn; khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động; thƣờng
xuyên hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và đầu tƣ sản xuất công
nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện, thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh
tế địa phƣơng.
BCĐ XDNTM của huyện tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát
triển các hình thức liên kết hợp tác đa dạng giữa hộ nông dân với doanh nghiệp và
các đối tác kinh tế khác.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông đã ban hành Quyết định số
1572/QĐ-UBND, ngày 04/10/2013 về việc triển khai Nghị quyết số
21/2013/NQ-HĐND ngày 19/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc về kiên cố hóa kênh mƣơng nội đồng và
giao thông nông thôn là chính sách phù hợp với địa phƣơng, để dân tự làm
đƣờng giao thông; chính sách giảm nghèo bền vững hỗ trợ cấp cây, con
giống, phân bón cho các hộ nghèo; chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản
51
xuất; chính sách hỗ trợ vay vốn thực hiện chƣơng trình tái canh cà phê; chính
sách hỗ trợ y tế cho ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tƣợng
chính sách xã hội; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài
tỉnh đầu tƣ vào huyện trong l nh vực thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp và xây
dựng các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chính sách hỗ trợ cho
đồng bào dân tộc thiểu số thành lập tổ hợp tác và hợp tác xã thực hiện sản
xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ.
2.2.3. Tổ chức bộ máy QLNN về XDNTM
Trên cơ sở các văn bản đã hƣớng dẫn, ngày 10/8/2011 UBND huyện
Đăk R’lấp đã ban hành Quyết định số 2156/QĐ-UBND về việc thành lập BCĐ
Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia XDNTM huyện Đăk R’lấp giai đoạn 2010 –
2020 (thay thế Quyết định số 2198/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2010 của
UBND huyện Đăk R'lấp. The đó, BCĐ XDNTM cấp huyện do đồng chí Chủ
tịch UBND huyện làm Trƣởng BCĐ; các Phó chủ tịch, Trƣởng phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn là Phó ban; thành viên là các Trƣởng phòng,
ngành đoàn thể huyện. Đối với cấp xã: các xã trên địa bàn huyện thành lập
BQL Chƣơng trình XDNTM do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trƣởng
BQL; cấp thôn thành lập Ban phát triển thôn do đồng chí trƣởng thôn làm
Trƣởng ban. Sau khi đƣợc thành lập, BCĐ huyện đã tổ chức rà soát, đánh giá
19 tiêu chí quốc gia về NTM tại các xã của huyện.
Ủy ban nhân dân huyện, BCĐ huyện đã thành lập các Tổ, Đoàn
Kiểm tra nhƣ: Tổ chuyên môn giúp việc; Tổ thẩm định Đề án; Tổ thẩm định
nhiệm vụ, đồ án; Tổ giúp việc thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng làm đƣờng
thôn, xóm, đƣờng ra đồng; Đoàn Kiểm tra kết quả rà soát các tiêu chí NTM
theo quy định; Đoàn thẩm tra kết quả thực hiện các tiêu chí NTM đề nghị tỉnh
công nhận “Xã đạt chuẩn NTM” tại các xã. Thông qua hoạt động của các Tổ,
Đoàn đã quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp đến các vấn đề có liên
quan tới các ngành, các xã và toàn thể nhân dân. Trong quá trình chỉ đạo,
52
BCĐ và UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc, nhắc nhở các xã
đẩy nhanh tiến độ lập đồ án, đề án, tổ chức tuyên truyền và phát triển sản
xuất, tích cực huy động nguồn vốn. Huyện đã có văn bản yêu cầu các xã
thành lập BCĐ, BQL xã và Ban Phát triển, Ban Giám sát thôn theo quy định
và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban.
Cùng với việc triển khai Chƣơng trình, kế hoạch XDNTM, UBND và
BCĐ huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ngành chức năng, UBND các xã
căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình căn cứ chƣơng trình, kế hoạch của
huyện chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung của
Chƣơng trình XDNTM trên địa bàn huyện. Tập trung chỉ đạo tuyên truyền,
phổ biến các văn bản hƣớng dẫn, các bƣớc tiến hành; hƣớng dẫn, chỉ đạo các
xã thành lập các ban theo quy định. BCĐ huyện đã tích cực, chủ động chỉ đạo
các cơ quan có liên quan của huyện, các Tổ giúp việc BCĐ trong hƣớng dẫn,
đôn đốc các xã tổ chức triển khai xây dựng[29]. Đến nay, 100% các xã đã
đƣợc phê duyệt đồ án quy hoạch.
Cùng với hoạt động BCĐ, sự phối hợp giữa các cơ quan và phòng
ban chuyên môn trong thực hiện XDNTM là một trong những điểm góp phần
đẩy nhanh tiến độ XDNTM ở huyện Đắk R’lấp. Đối với các phòng, ban
UBND huyện đã có sự phối hợp tƣơng đối đồng bộ và thƣờng xuyên trong
việc kiểm tra, đôn đốc, hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện chƣơng trình XDNTM
tại các xã. Đối với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể huyện đã tích cực tuyên
truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia thực hiện
“phong trào chung sức XDNTM”. Vai trò chủ thể của ngƣời dân đƣợc phát
huy, từng bƣớc giúp nông dân tiếp cận các cơ chế, chính sách và thay đổi tƣ
duy sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh liên kết sản xuất, nâng cao thu nhập cho
ngƣời dân, hình thành liên kết với doanh nghiệp; vận động nhân dân tham gia
chỉnh trang vƣờn, nhà ở, thực hiện chính sách về phát triển nông nghiệp,
XDNTM, hiến đất, tài sản và đóng góp công sức, tiền của để xây dựng kết cấu
53
hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó, các đơn vị lực lƣợng vũ trang trong huyện đã
chủ động xây dựng kế hoạch, tham gia giúp đỡ, ủng hộ các địa phƣơng còn
nhiều khó khăn trong XDNTM nhƣ: giúp đỡ, ủng hộ các trƣờng mầm non,
trƣờng tiểu học, nhà văn hóa thôn, bon bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế
của đơn vị và địa phƣơng... Trong giai đoạn 2011 - 2015, Công an huyện đã
thành lập và kiện toàn BCĐ thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội thực hiện Chƣơng trình MTQG
XDNTM. Trên cơ sở đó, tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân
thực hiện Chƣơng trình MTQG XDNTM, trọng tâm đẩy mạnh tuyên truyền
về công tác đảm bảo ANTT trong quá trình XDNTM. Định kỳ hàng tháng, 6
tháng, 01 năm tiến hành khảo sát, đánh giá báo cáo định kỳ kết quả thực hiện
tiêu chí về "An ninh, trật tự, xã hội đƣợc giữ vững" trong XDNTM. Bên cạnh
đó, các tổ chức tự quản về ANTT, cụm liên kết an toàn về ANTT, các ban hòa
giải ở các xã, thị trấn đƣợc củng cố và duy trì hoạt động. Đến nay, toàn huyện
100% các xã đạt tiêu chí 19 về ANTT.
Trong quá trình XDNTM, việc chuẩn hóa cán bộ và từng bƣớc nâng
cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong BCĐ XDNTM nói
riêng và cán bộ, công chức nói chung cũng đƣợc huyện quan tâm thực hiện.
Chính vì vậy, đến nay, số cán bộ, công chức trên địa bàn huyện nói chung và
cán bộ công chức cấp xã có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và trình độ
lý luận chính trị không ngừng tăng lên.
Có thể thấy rằng, bộ máy chỉ đạo, quản lý điều hành XDNTM từ
huyện đến các xã đã đi vào hoạt động nề nếp, chính sách của huyện đƣợc điều
chỉnh cùng với chính sách của tỉnh đƣợc phổ biến đến tận ngƣời dân; sản xuất
nông nghiệp đạt khá. Tính đến 30/12/2017, toàn huyện đã có 2/10 xã đƣợc
UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM [32].
2.2.4. Công tác lập quy hoạch, đề án XDNTM
2.2.4.1. Đối với công tác lập quy hoạch
54
Trong XDNTM, quy hoạch đƣợc xem là khâu tiền đề quan trọng
quyết định đến tất cả các chƣơng trình, kế hoạch triển khai thực hiện theo
đúng hƣớng và mục tiêu đã đặt ra, chính vì vậy huyện Đắk R’lấp đã chỉ đạo
tập trung thực hiện và phải đƣợc xây dựng bài bản, khoa học, phù hợp với đặc
thù của huyện, từng vùng giúp phát huy đƣợc thế mạnh, giảm thiểu đƣợc
những quy hoạch chắp vá, tùy tiện. Ngoài việc hợp đồng với đơn vị tƣ vấn,
BCĐ cấp huyện đề nghị Chủ tịch UBND các xã cử ngƣời trực tiếp tham gia
cùng với đơn vị tƣ vấn suốt tiến trình lập quy hoạch, công tác lập quy hoạch
đƣợc lập từ các thôn, bon, đƣợc cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến và thống
nhất sau đó mới trình lên hội đồng nhân dân thông qua.
Đến nay, đã có 10/10 xã hoàn thành lập quy hoạch chung và đƣợc phê
duyệt. Đối với quy hoạch chi tiết mới chỉ có 01 xã Nhân Đạo đang đƣợc triển
khai, 09 xã còn lại chƣa đƣợc triển khai lập quy hoạch chi tiết, đây cũng là tình
hình chung của tỉnh Đắk Nông hiện nay.
2.2.4.2. Đối với công tác lập đề án XDNTM
BCĐ XDNTM huyện yêu cầu Chủ tịch UBND xã là ngƣời trực tiếp
xây dựng đề án trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng nông thôn và quy hoạch
đã đƣợc phê duyệt. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt đề án xây dựng nông
thôn mới của các xã đƣợc tổ chức chặt chẽ và đảm bảo tính dân chủ, có sự
tham gia của ngƣời dân. Trên cơ sở đề án phê duyệt, UBND các xã xây dựng
kế hoạch tổng thể từng giai đoạn và kế hoạch hàng năm để triển khai thực
hiện các nội dung của đề án. Kế hoạch tổng thể cũng phải tổ chức lấy ý kiến
góp ý của cộng đồng dân cƣ và đƣợc HĐND cùng cấp ban hành nghị quyết
thông qua, sau khi phê duyệt phải công bố công khai cho cộng đồng dân cƣ
biết. Việc tổ chức thực hiện đề án luôn có sự phối hợp tham gia chặt chẽ của
các cấp từ tỉnh đến xã.
Qua đó có thể thấy công tác chỉ đạo quy hoạch, xây dựng các đề án,
kế hoạch đƣợc huyện thực hiện theo quy trình chặt chẽ, có phân công trách
55
nhiệm phối hợp rõ ràng trong việc hƣớng dẫn các xã thực hiện. Cấp ủy Đảng,
chính quyền, tổ chức đoàn thể từ huyện xuống cơ sở đã có sự quyết tâm, tíc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_tren_dia.pdf