Nâng cao hiệu quả cơ chế “một cửa”, triển khai cơ chế “một cửa liên
thông”, tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện
làm việc cũng như kiện toàn về tổ chức, bộ máy cán bộ, công chức của bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả. Thường xuyên thực hiện việc rà soát và hệ
thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật ban hành theo thẩm quyền nhằm
đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường thực hiện thanh tra công vụ, kiểm tra cải cách hành chính
với trọng tâm là việc thực hiện chức trách công vụ, giải quyết thủ tục hành
chính, thái độ ứng xử của cán bộ công chức đối với nhân dân. Tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trong sản xuất,
trong chi tiêu ngân sách và sử dụng tài sản công, đặc biệt là các nguồn vốn hỗ
trợ xóa đói giảm nghèo tại cac xã
122 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho trưởng ban, phó ban và từng thành
viên trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình;
Định kỳ hàng tháng, tổ chức họp giao ban, đánh giá những việc đã làm
được, những nhiệm vụ cần đặt ra trong tháng tiếp theo;
Thành viên Ban giảm nghèo xã cần được truyền đạt kịp thời, đầy đủ
các chủ trương, giải pháp và chỉ đạo giảm nghèo của cấp trên thông qua cuộc
họp hoặc bằng văn bản;
Những vấn đề quan trọng trong chỉ đạo như: mục tiêu, giải pháp, đề
nghị công nhận hộ thoát nghèo, hộ nghèo mới cần phải thông qua biểu quyết
theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã
phải có tâm, có tầm để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng trách này.
50
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cấp xã
trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
- Những kết quả đạt được:
+ Công tác quản lý tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm:
Năm 2010: Theo tiêu chí cũ, cuối năm 2010, hộ nghèo các xã là
3.141/119.107 hộ, chiếm tỷ lệ 37,92%; số hộ cận nghèo 975 hộ, tỷ lệ 11,77%;
Cuối năm 2011: Hộ nghèo các xã giảm xuống còn 3.096, chiếm tỷ lệ
34,19%; hộ cận nghèo là 1.068 hộ, chiếm 11,79%;
Cuối năm 2012: Tổng số hộ nghèo các giảm xuống còn 2.205 hộ, tỷ lệ
22,17% (giảm 12,02% so cuối năm 2011), Trong đó hộ nghèo là người đồng
bào dân tộc thiểu số giảm xuống còn 2.000 hộ, tỷ lệ 30,42% (giảm 14,06% so
với năm 2011;
Cuối năm 2013: Hộ nghèo các xã giảm xuống còn 1.640 hộ, chiếm tỷ lệ
14,82%. hộ cận nghèo là 1.332, chiếm tỷ lệ 12,04%;
Cuối năm 2014: Hộ nghèo các xã giảm xuống còn 1.103 hộ, chiếm tỷ lệ
9,65%; hộ cận nghèo là 1.455, chiếm tỷ lệ 12,73%;
Cuối năm 2015: Hộ nghèo các xã giảm xuống còn 835 hộ, chiếm tỷ lệ
7,5%; hộ cận nghèo là 952, chiếm tỷ lệ 8,28%;
Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2015 theo tiêu chí cũ giảm
bình quân 13%/năm, vượt so với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân
4%/năm theo mục tiêu của chương trình 30a.
Theo tiêu chí mới ( Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016 – 2020)
51
Cuối năm 2016, hộ nghèo các xã là 4.105 hộ, chiếm tỷ lệ 35,21%.; hộ
nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 84,51%; hộ cận nghèo có
2.940 hộ, tỷ lệ 25,22%.
Cuối năm 2017, hộ nghèo các xã giảm xuống còn 3.498 hộ/12.732 hộ,
chiếm tỷ lệ 27,47%; hộ cận nghèo 2.860 hộ, tỷ lệ 22,46%; hộ nghèo là người
đồng bào dân tộc thiểu số 3.141 hộ, tỷ lệ chiếm 90% trong tổng số hộ nghèo
các xã.
Kết quả giảm nghèo hàng năm của các xã trên địa bàn huyện Đam
Rông theo tiêu chí từng giai đoạn có sự giảm đáng kể. Tuy nhiên tỷ lệ hộ
nghèo giảm không bền vững, rất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo do tình trạng
người dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào địa bàn các xã ngày càng tăng như
xã Đạ Long, xã Rô Men, xã Đạ R’San, xã Liêng S’Rônh; vấn đề tách khẩu từ
hộ nghèo diễn ra tại các xã; vấn đề thiên tai, hạn hán, mưa lũ kèm lốc xoáy;
vấn đề dịch bệnh cây trồng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất cây trồng,
vật nuôi, từ đó tạo sức ép đối với công tác giảm nghèo của các xã.
+ Triển khai thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo: Trên cơ sở
các văn bản quy định hướng dẫn về thực hiện các chính sách xóa đói giảm ở
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020,
các văn bản hướng dẫn của các bộ liên ngành, các văn bản chỉ đạo của tỉnh và
huyện. Các xã đã căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương để xây dựng
các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm, tổ chức triển
khai đầu tư hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững.
Thực hiện công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của công tác xóa
đói giảm nghèo cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, Nhân dân hiểu
được các chủ trương của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo bằng nhiều
hình thức đa dạng, phong phú như: Thông báo công khai rộng rãi các chế độ,
chính sách hỗ trợ đầu tư trên phương tiện loa đài, truyền thông tại các hội
52
trường thôn, bản để mọi người dân được biết và theo dõi. Tuyên truyền, vận
động trong quần chúng Nhân dân tham gia khảo sát, bình xét hộ nghèo, tham
gia giám sát các chương trình hỗ trợ giảm nghèo, phát huy tính dân chủ, công
khai minh bạch, tạo được lòng tin trong quần chúng Nhân dân, nhất là hộ
nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, mang lại tính hiệu quả cao trong việc triển
khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư giảm nghèo đề ra.
Bên cạnh đó, thực hiện việc phân nhóm đối với hộ nghèo, tổ chức họp
phân công trách nhiệm và nhiệm vụ, quán triệt các nội dung quan trọng về
công tác xóa đói giảm nghèo đến từng thành viên trong Ban chỉ đạo xóa đói
giảm nghèo các xã, đặc biệt là hệ thống chính trị đoàn thể cùng phối hợp để
triển khai hiệu quả các mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Giao trách nhiệm cho từng
đồng chí đảng viên, cán bộ có trách nhiệm kèm cặp, giúp đỡ các hộ nghèo tại
địa bàn thôn, bản nơi mình đang sinh hoạt để hộ nghèo phát triển kinh tế,
vươn lên thoát nghèo.
Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quản lý Nhà
nước về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các xã thuộc huyện Đam Rông trong
thời gian qua đạt được nhiều kết quả đáng kể như sau:
+ Chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg
ngày 7/8/2009: Từ năm 2009 đến năm 2016 là 6.231 triệu đồng/62.419 lượt
người. Ngoài ra hàng năm thưc hiện việc hỗ trợ tiền Tết cho các hộ gia đình
nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ dầu hoả đối với hộ gia đình chưa có điện thắp
sáng, Hỗ trợ gạo cho những hộ thiếu đói giáp hạt, góp phần hỗ trợ hộ nghèo
trang trải một phần chi phí sinh hoạt hàng ngày cho hộ nghèo.
+ Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: Số hộ nghèo được hỗ trợ
tiền điện đến năm 2015 (theo Quyết định 268/QĐ-TTg) là 3.080 triệu/8.044
hộ. Trong điều kiện đời sống hộ nghèo còn nhiều khó khăn, việc hỗ trợ kinh
phí sử dụng điện đã giúp cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có
53
điều kiện tốt hơn trong cuộc sống và sinh hoạt, góp phần nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người nghèo, nâng tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia của
các xã đạt trên 94% năm.
+ Chính sách hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo: Công
tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, đảm bảo. Hoạt động
Y tế dự phòng được chú trọng, kịp thời ngăn chặn và từng bước khống chế,
đẩy lùi một số bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp,... Hệ
thống Y tế cơ sở được tập trung củng cố về nhân sự, tăng cường đầu tư về cơ
sở vật chất: 8/8 xã có Trạm y tế được xây dựng, nâng cấp với trang thiết bị
tương đối đầy đủ, 5/8 trạm có Bác sỹ phục vụ thường xuyên, 3 trạm đạt chuẩn
quốc gia về y tế, bước đầu đã được trang bị một số thiết bị y tế hiện đại phục
vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho Nhân dân.
Từng bước tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thông qua chính sách khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và
các đối tượng chính sách xã hội. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
giảm từ 23% năm 2010 xuống còn 17,5% năm 2015 (chỉ tiêu NQ 14,8%).
Công tác Dân số kế hoạch hóa gia đình được quan tâm triển khai, tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên giảm từ 1,83% năm 2010 xuống còn 1,75% năm 2015 (chỉ
tiêu NQ 1,58%); 2/8 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Từ năm 2009 đến 2016, số lượt người nghèo, người kinh sinh sống ở
vùng khó khăn và người đồng bào dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế
miễn phí là 239.029 lượt người/8.005 triệu đồng; số hộ cận nghèo được hỗ trợ
mua thẻ bảo hiểm y tế là 2.710 lượt người/987 triệu đồng. Góp phần đáp ứng
được nhu cầu khám, chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người
nghèo, người dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã.
54
+ Chính sách hỗ trợ về nhà ở: Thực hiện các chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà nước về hỗ trợ hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang ở nhà
tạm bợ, tranh tre dột nát có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở theo Quyết
định số 167/2008/QĐ-TTg. Ngoài ra các tập đoàn, các mạnh thường quân
cũng đóng góp hỗ trợ xây nhà cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách gặp
khó khăn về nhà ở.
Tổng số vốn 11.980 triệu đồng/607 căn, trong đó ngân sách Trung
ương hỗ trợ làm nhà chương trình 167 là 5.280 triệu đồng/528 căn; huy động
từ nguồn vốn khác được 6.700 triệu đồng/169 căn ( bao gồm cả vốn đối ứng
của Nhân dân).
+ Chính sách trợ giúp pháp lý: Hàng năm, Ủy ban Nhân dân các xã chủ
động phối hợp với trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh xuống thôn, bản tổ
chức tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết
pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã bằng
nhiều hình thức như tổ chức cấp phát tờ rơi, tài liệu tuyên truyền trên panô, áp
phích đến mọi người dân. Từ năm 2009 đến nay có 16.010 lượt người nghèo,
người đồng bào dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý với số tiền 150 triệu
đồng; số lượt trợ giúp viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý được đào tạo, tập
huấn là 556 lượt người. Góp phần tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết
quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà
nước, vươn lên thoát nghèo.
+ Chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30a: Bên cạnh các chính sách
chung về công tác xóa đói giảm nghèo, các xã còn được thụ hưởng chính sách
đặc thù của xã nghèo thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a. Từ năm 2015
đến nay, nguồn vốn từ chương trình 30a thực hiện hỗ trợ sản xuất, tạo việc
làm, tăng thu nhập; Đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; Tăng cường thu hút
cán bộ, tri thức trẻ; Đầu tư cơ sở hạ tầng góp phần thực hiện thành công công
55
tác xóa đói giảm nghèo của xã. Nâng thu nhập bình quân của hộ nghèo đầu
năm 2018 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2015; Tỷ lệ lao động nông thôn được
tập huấn và đào tạo đạt trên 30%; Các công trình thiết yếu được đầu tư xây
dựng góp phần đáp ứng nhu cầu về điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt
văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của người dân trên địa bàn
xã.
+ Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập:
Hỗ trợ trồng rừng: Tổng diện tích trồng rừng 3.653,08ha/2.628 hộ, đến
nay đã khai thác được 446,92ha/391 hộ. Giao khoán quản lý bảo vệ rừng
được 38.246,36ha/2.640 hộ và các đơn vị tổ chức, mức giao khoán
400.000đ/ha/năm.
Hỗ trợ khai hoang, phục hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp: Tổ chức
phục hóa đồng ruộng được 250ha/539 hộ (mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha) với
tổng kinh phí 1.250 triệu đồng, đã giải ngân 100% vốn. Hỗ trợ khai hoang
60ha/65 hộ/600 triệu đồng (mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ha) đã giải ngân 100%.
Góp phần tăng thêm quỹ đất sản xuất, cải tạo đất xấu phục vụ sản xuất cho hộ
nghèo.
Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Từ năm 2009 đến 2016,
các xã đã tiến hành chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi với số vốn bố trí là
32.361 triệu đồng (21 mô hình cây trồng, 4 mô hình vật nuôi). Đối tượng hỗ
trợ chủ yếu tập trung ưu vào hộ đăng ký thoát nghèo, các hộ nghèo gia đình
chính sách, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm tạo điều kiện, nguồn
lực tốt để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững. Từ các
chương trình đầu tư hỗ trợ sản xuất, công tác khuyến nông, khuyến lâm đến
nay, nhiều hỗ đã từng bước biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăm sóc cây
trồng, vật nuôi; một số mô hình đã được thực hiện có hiệu quả (năng suất lúa
tăng từ 20 tạ/ha lên 40 tạ/ha; ngô từ 36 tạ/ha lên 50 tạ/ha; mô hình nuôi gà chu
56
kỳ 3 tháng cho thu nhập 8 đến 10 triệu đồng/ mô hình). Góp phần chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng hóa, nâng cao năng suất, chất
lượng cây trồng, vật nuôi. Nhiều mô hình sản xuất điển hình có hiệu quả kinh
tế cao, có thể nhân rộng như: nuôi bò cỏ sinh sản, nuôi gà thả vườn, trồng cà
phê cao sản
Tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm: Đội ngũ cán bộ
khuyến nông, khuyến lâm, thú y được bố trí tăng cường từ xã đến thôn. Đến
nay, các xã có đủ cán bộ hoạt động bán chuyên trách khuyến nông, khuyến
lâm, thú y; tại các thôn đều có các cộng tác viên khuyến nông góp phần kịp
thời đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn nhân dân đặc biệt
là hộ nghèo phát triển sản xuất.
Hỗ trợ xuất khẩu lao động: Thực hiện công tác tuyên truyền cho người
lao động đặc biệt là lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người
đồng bào dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động. Từ năm 2009 đến hết
năm 2016 có 122 lượt lao động tại các xã được xuất khẩu đi lao động ở nước
ngoài. Lao động xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Malaysia, Nhật Bản, Ả
Rập Xê Út, Đài Loan.
Từ việc xuất khẩu lao động đã tạo công ăn việc làm cho người nhàn rỗi,
giải quyết việc làm, giải quyết vấn đề đói nghèo trước mắt, tạo nguồn vốn tích
lũy sau này cho việc sản xuất kinh tế, ổn định lâu dài.
+Chính sách giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí cho hộ nghèo, hộ
đồng bào dân tộc thiểu số: Công tác giáo dục luôn luôn được đánh giá là
nhiệm vụ chiến lược góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng khả
năng cạnh tranh, hội nhập cho địa phương trong tương lai. Bên cạnh việc tiếp
nhận và thực hiện có hiệu quả các chính sách về giáo dục, đào tạo của Nhà
nước, các xã trên địa bàn huyện còn ưu tiên bố trí nhiều nguồn lực để đầu tư
cho ngành giáo dục như hỗ trợ làm đường, kêu gọi sự hiến đất của Nhân dân
57
cho trường học, hỗ trợ quỹ đất công xây dựng trường học, quỹ đất tách ra các
phân trường. Tính từ năm 2009 đến đầu năm 2016, nguồn vốn chương trình
30a đã bố trí 120.611 triệu đồng của Nhà nước (chiếm 36% tổng số vốn
chương trình 30a) cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại các xã trên địa
bàn huyện. Đến cuối năm 2016, các xã trên địa bàn huyện có 38 đơn vị trường
học/518 lớp học/14.213 học sinh, tăng 6 đơn vị trường học, 87 lớp, 2.726 học
sinh so với năm 2005 mới tách huyện; có 6 trường đạt chuẩn quốc gia, đội
ngũ cán bộ ngành giáo dục và giáo viên cơ bản đảm bảo về số lượng, chất
lượng, đáp ứng tốt yêu cầu về quản lý và giảng dạy.
Số học sinh, sinh viên nghèo, học sinh người dân tộc thiểu số được
miễn, giảm học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP là 24.766 lượt học sinh
với tổng kinh phí 21.637 triệu đồng; trợ cấp xã hội cho 873 lượt học sinh, sinh
viên các xã đang học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên
nghiệp và Dạy nghề trong và ngoài tỉnh (theo Quyết định số 62/2012/QĐ-
UBND ngày 27/12/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng) với tổng kinh
phí 1.730 triệu đồng.
Trong những năm qua, thực hiện Quyết định 157 của Thủ tướng Chính
phủ hỗ trợ sinh viên được vay vốn theo chương trình tín dụng với học sinh
sinh viên, trung bình mỗi suất vay 8 triệu đồng/năm; chính sách miễn giảm
học phí cùng với các chính sách hỗ trợ khác của Chính phủ và của tỉnh đã
phần nào hỗ trợ học sinh hộ nghèo, học sinh hộ đồng bào dân tộc thiểu số có
điều kiện theo học, giảm bớt khó khăn cho gia đình học sinh, từ đó năng cao
tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho
toàn huyện.
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ cơ sở thường xuyên được quan tâm, chú trọng góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính cấp xã. Có 62 lớp đào tạo cho cán
58
bộ cấp xã, thôn được tổ chức; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 4.868
lượt cán bộ cấp xã với tổng kinh phí 1.739 triệu đồng.
Trong những năm qua, các xã đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
về nghiệp vụ, quản lý chương trình giảm nghèo cho các cán bộ là trưởng thôn
và phó thôn, cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo tại chỗ, nhất là đối với
cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức và vai trò
của mình trong công tác xóa đói giảm nghèo tại xã. Bên cạnh đó, đội ngũ cán
bộ cấp thôn, xóm hàng năm được tham gia tập huấn về kỹ năng giám sát, điều
tra rà soát hộ nghèo, trang bị kiến thức cơ bản trong quá trình triển khai thực
hiện các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nắm bắt kịp thời
những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, từng bước phục vụ tốt
chính sách cho người nghèo tại địa phương.
Chính sách đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn: Các xã phối hợp
với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm dạy nghề huyện
Đam Rông hỗ trợ đào tạo nghề hàng năm cho lao động nông thôn thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 2009
đến năm 2016, các xã đã tổ chức 87 lớp học/2.572 học viên/5.550 triệu đồng
(trong đó đào tạo nghề nguồn vốn 30a được 30 lớp/819 học viên); bố trí tạo
việc làm cho 700 lao động sau các khóa đào tạo, nâng tỷ lệ lao động qua đào
tạo trên địa bàn các xã từ 10% lên 14%, với các nghề như đan móc len, trồng
rừng, trồng và chăm sóc cà phê, xây dựng, chăn nuôi Các học viên sau khi
đào tạo, được trang bị kiến thức, tay nghề đã biết vận dụng hiệu quả kiến thức
và thực hành trong khi học vào lao động sản xuất cho gia đình, làm thuê, tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập, ổn định kinh tế.
+ Kết quả thực hiện chính sách tăng cường, thu hút cán bộ, trí thức trẻ:
Công tác tạo nguồn cán bộ luôn luôn được Đảng, Chính quyền các xã quan
tâm chú trọng. Từ năm 2009 đến 2016, các xã đã đẩy mạnh việc thực hiện
59
kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động, kiện toàn ban nhân dân
thôn. Các xã gửi người đồng bào dân tộc thiểu số là tri thức trẻ có trình độ cao
đẳng, đại học theo học đề án 600, đề án 500; đã bố trí 13 đồng chí về công tác
tại các xã, làm cán bộ chủ chốt, cán bộ lãnh đạo, công chức xã. Ngoài ra Ủy
ban Nhân dân các xã ký hợp đồng lao động đối với 05 cán bộ thuộc Đề án
Tây Nguyên, 08 cán bộ thuộc Đề án 50 của tỉnh.
Qua thời gian công tác, các chính sách tăng cường, thu hút cán bộ, trí
thức trẻ đã phát huy hiệu quả trí tuệ, tiếp cận, hòa nhập với điều kiện môi
trường công tác tại cơ sở, phát huy được trình độ, kiến thức, tham mưu, lãnh
đạo, chỉ đạo tại các xã ngày càng có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn, nhiệm vụ chính trị tại các xã.
+ Chính sách tín dụng, ưu đãi: Chính sách tín dụng, ưu đãi luôn luôn
được các xã quan tâm, chú trọng để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.
Tính đến ngày 31/5/2016, tổng dư nợ các xã 154.994 triệu đồng/5.952
lượt vay, trong đó cho vay hộ nghèo là 30.489 triệu đồng/1.320 lượt vay; vốn
giải quyết việc làm 3.515 triệu đồng/172 lượt vay; vay học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn, học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số 4.734 triệu
đồng/223 lượt vay; vay xuất khẩu lao động 511 triệu đồng/17 lượt vay; vay hộ
cận nghèo 51.991 triệu đồng/2.307 lượt vay; vay nước sạch, vệ sinh môi
trường 8.376 triệu đồng/813 lượt vay; vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số 1.211
triệu đồng/155 lượt vay; vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 40.070 triệu
đồng/1.492 lượt vay; vay thương nhân vùng khó khăn 687 triệu đồng/23 lượt
vay; vay hộ nghèo về nhà ở 2.858 triệu đồng/365 lượt vay; vay hộ mới thoát
nghèo 10.552 triệu đồng/340 lượt vay.
Thông qua nguồn vốn cho người dân vay, đặc biệt là hộ nghèo đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã, đã được Nhân dân sử dụng đúng mục
đích vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, giải quyết khó khăn về nhà ở,
60
nhà vệ sinh, chuồng trại góp phần mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho xóa
đói giảm nghèo bền vững, phòng tái nghèo.
+ Thực hiện chế độ chính sách xã hội: Hoạt động bảo trợ xã hội, chăm
sóc người có công được thực hiện tốt với sự tham gia, chung tay góp sức của
cả hệ thống chính trị. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ
nguồn” tiếp tục được đẩy mạnh. Từ năm 2009 đến 2016, các xã đã tranh thủ
sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, vận động đóng góp hơn 1.500 triệu đồng cho Quỹ
đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, Quỹ bảo trợ trẻ em. Công tác xóa đói
giảm nghèo đạt kết quả tích cực, các chính sách đối với người nghèo như tín
dụng ưu đãi, đào tạo nghề, hỗ trợ y tế, giáo dục,... được triển khai và đạt kết
quả tốt.
+ Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng: Trong giai đoạn 2015-2018,
đã có nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư trên địa bàn các xã
góp phần đáp ứng nhu cầu thiết yếu của Nhân dân.
Thực hiện mục tiêu đột phá, tăng tốc theo các chương trình trọng tâm,
công trình trọng điểm, các xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát huy, lồng
ghép các nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo quy
hoạch, kế hoạch và các đề án được duyệt. Giai đoạn 2011-2015 đã đầu tư xây
dựng trên 287 công trình, dự án với tổng vốn được bố trí từ ngân sách Nhà
nước là 764.582 triệu đồng, trong đó có nhiều công trình giao thông, cơ sở vật
chất có ý nghĩa quan trọng, kết cấu hạ tầng nông thôn có bước phát triển rõ rệ
như sau:
Về giao thông: các tuyến đường huyết mạch cơ bản được hoàn chỉnh và
cứng hóa, 8/8 xã có đường nhựa đến trung tâm xã, đảm bảo giao thông thông
suốt trong mùa mưa và mùa khô. Giai đoạn 2011-2015, đã mở mới trên 50 km
đường liên thôn, liên xã, nâng cấp trên 40 km đường giao thông nông thôn;
xây 04 cây cầu.
61
Hệ thống thủy lợi: Duy trì và mở rộng, đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất
nông nghiệp, năm năm qua đã đầu tư xây dựng nhiều công trình, trong đó một
số công trình nổi bật như: Hồ chứa nước Đạ Chao, Hồ chứa nước Đạ Nòng,
Hồ thủy lợi Phi Liêng, Đập dâng nước Đạ R’San, đồng thời đã đầu tư kiên
cố hóa 25Km kênh mương nội đồng, góp phần nâng tổng số công trình thủy
lợi của toàn huện lên 80 công trình với diện tích tưới đạt khoảng 2.025ha.
Hệ thống điện lưới quốc gia: Quan tâm đầu tư xây dựng, 8/8 xã đã có
điện với 33 km đường dây 500KV, 112 km đường dây 220 KV, 158 km
đường dây hạ thế, 01 trạm biến áp trung gian, 118 trạm biến áp phân phối.
Đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và đời sống cho 95% số hộ.
Mạng lưới trường lớp ở các cấp học, bậc học: Phát triển đồng bộ và
từng bước kiên cố hoá. Trong năm năm đã đầu tư xây mới trên 138 phòng
học, nhiều nhà ở công vụ cho giáo viên, đảm bảo việc học tập của học sinh và
ăn ở cho giáo viên khi đến công tác ở vùng sâu, vùng xa.
Cơ sở vật chất ngành Y tế: Đầu tư, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Đến nay có 8 trạm y tế đóng trên địa
bàn 8 xã. Hệ thống y tế cơ sở phát triển đã cải thiện đáng kể, từng bước đáp
ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân.
+ Chính sách xây dựng nông thôn mới: Chương trình xây dựng nông
thôn mới luôn được quan tâm chỉ đạo; công tác tuyên truyền được thực hiện
thường xuyên bằng nhiều hình thức, đến tận thôn buôn; đã tổ chức lễ phát
động “Chung sức xây dựng nông thôn mới” tại 8/8 xã, huy động được cả hệ
thống chính trị vào cuộc cùng chung tay góp sức xây dựng nông thôn. Đến
nay, 8/8 xã đã được phê duyệt quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới;
tổng nguồn vốn huy động, lồng ghép đầu tư xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2011-2015 khoảng 832.575 triệu đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp
62
trên 11.000 triệu đồng. Có 02 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới
(xã Đạ Rsal và Đạ Tông); 05 xã đạt từ 10-12 tiêu chí; 01 xã đạt 8 tiêu chí.
+ Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: Công tác tiếp
dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo ngày càng được chú trọng; những
thắc mắc, kiến nghị, tố cáo của công dân liên quan đến Quản lý Nhà nước về
xóa đói giảm nghèo đã được thưởng xuyên quan tâm giải quyết, qua đó hạn
chế phát sinh các điểm nóng, các vụ việc khiếu kiện đông người, vượt cấp,
góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an ninh xã hội tại các xã. Các xã
đã có phòng tiếp công dân, có lịch tiếp công dân hàng tuần, trực tiếp là Chủ
tịch hoặc phó Chủ tịch tiếp công dân vào các ngày trong tuần được quy định ở
mỗi xã khác nhau.
+ Chính sách cải cách thủ tục hành chính: Công tác cải cách hành chính
liên quan đến nội dung Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo hàng năm
đã được bổ sung và triển khai thực hiện nghiêm túc; các xã đã tăng cường chỉ
đạo, điều hành nhiệm vụ kiểm soát, giải quyết thủ tục hành chính, tập trung
vào những nhiệm vụ trọng tâm như: xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo, điều
hành hoạt động; ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống quản lý chất liệu
theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008; kiểm soát thủ tục hành chính trước khi công
khai trên bảng thông tin tại trụ sở Ủy ban Nhân dân các xã, đảm bảo tính công
khai minh bạch. Cơ chế “một cửa” đi vào hoạt động nề nếp, có tiến bộ; đội
ngũ công chức làm công tác ngày càng được kiện toàn, cơ sở vật chất, trang
thiết bị được nâng cấp, góp phần nâng cao một bước hiệu quả hoạt động của
bộ phận một cửa, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong giải quyết thủ tục
hành chính.
Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đảm
bảo có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm,
nâng cao hiệu quả thực thi công vụ; ý thức trách nhiệm của cán bộ, công
63
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xoa_doi_giam_ngheo_cap_xa_tren.pdf