PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CỦA BÀI TOÁN
- Dữ liệu chủ yếu của bài toán bao gồm chủ yếu là các dữ liệu xoay quanh lý lịch cán bộ, thông tin về phòng ban, chức vụ, cấp bậc. .
- Các dữ liệu của hồ sơ lý lịch cán bộ bao gồm:
+ Mã cán bộ
+ Ảnh.
+ Họ đệm
+ Tên
+ Ngày sinh.
+ Quê quán.
+ Trú quán.
+ Dân tộc.
+ Tôn giáo.
+ Quốc tịch.
+ Thành phần gia đình.
+ Thành phần bản thân.
+ Trình độ văn hóa.
+ Trình độ ngoại ngữ.
+ Ngày tham gia cách mạng.
+ Cấp bậc.
+ Phòng ban.
+ Chức vụ.
+ Chức danh.
+ Ngày vào Đảng.
+ Ngày vào Đoàn.
+ Chứng minh thư
+ Năm vào ngành
+ Khen thưởng.
+ Kỷ luật.
+ Sức khoẻ.
+ Ghi chú
Các thông tin liên quan đến các phòng ban:
+ Mã phòng ban.
+ Tên phòng ban.
Các thông tin liên quan đến cấp bậc hàm:
+ Mã cấp bậc
+ Cấp bậc
+ Nước ngoài
62 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhân sự trường đại học an ninh nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được các hệ ứng dụng của một cơ quan nào đó sử dụng.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là phần chương trình có thể xử lý thay đổi dữ liệu của một cơ sở dữ liệu.
2. Các chức năng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu:
- Cho khả năng lưu trữ dữ liệu lâu dài.
- Khả năng truy nhập một số lượng lớn dữ liệu một cách có hiệu quả.
- Được xây dựng trên một mô hình dữ liệu qua đó người sử dụng có thể quan sát dữ liệu.
- Có một ngôn ngữ cấy cao để định nghĩa và thao tác dữ liệu.
- Có thể đồng bộ các truy nhập cạnh tranh khi nhiều người cùng sử dụng cơ sở dữ liệu.
- Khả năng kiểm tra truy nhập.
- Khả năng phục hồi dữ liệu khi có sự cố xảy ra.
3. Thực thể và liên kết giữa các thực thể
- Thực thể là một vật có thể tồn tại và có thể phân biệt được.
Ví dụ : Người , động vật ...
- Một nhóm các thực thể giống nhau gọi là các thực thể giống nhau.
Ví dụ : Các nhân sự
- Mọi thành viên của tập hợp các thực thể được biểu diễn bởi một tập các đặc điểm gọi là tập các thuộc tính.
Ví dụ : Tập thực thể chiến sỹ được đặc trưng bởi:
+ Họ và tên
+ Tuổi
+ Mã cán bộ
- Quan hệ giữa các tập thực thể là một danh sách có thứ tự của một tập thực thể.
Ví dụ: Quan hệ giữa R với hai tập (x) (y) viết:
xRy
- Quan hệ giữa các thực thể cũng là một thực thể.
CHƯƠNG III. TÌM HIỂU BÀI TOÁN
I. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN
1. Hoạt động của trường Đại học An Ninh Nhân Dân:
Các hoạt động thực tế của công việc quản lý cán bộ là cơ sở cho việc xây dựng chương trình, vì thế em đã thực hiện khảo sát các công việc trên thực tế tại trường Đại Học An Ninh Nhân Dân.
Do xu thế của thời đại ngày nay với lực lượng đông đúc về nhân sự và sự cần thiết phải quản lý về tất cả mọi vấn đề liên quan đối với từng người đều do nhà trường quản lý hồ sơ. Ban lãnh đạo trường xét thấy quản lý bằng phương pháp thủ công tốn nhiều công đoạn, nhiều người cùng làm một công việc mà không đạt được những kết quả như ý muốn, vì vậy yêu cầu cần thiết là phải đưa công tác quản lý cán bộ vào máy tính để cải tiến công việc quản lý nhân sự và đưa một số nhân sự vào công tác này chuyển sang làm bộ phận khác để phát huy khả năng nhân sự và chất lượng công việc.
2. Yêu cầu của hệ thống hiện tại
Quản lý hồ sơ cán bộ Trường Đại Học An Ninh Nhân Dân là hết sức quan trọng và bí mật. Bởi vì ngành Công an có tính bí mật nhanh chóng, chính xác trong công việc quản lý cán bộ là hàng đầu. Khi chưa có sự trợ giúp của máy tính mọi việc đều làm thủ công. Khi có sự thay đổi về gia đình, cấp bậc, khen thưởng, kỷ luật, chức danh.. . thì cán bộ tổ chức phải qua từng bước tìm từng người để bổ xung sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Sau đó lại phải lưu vào hồ sơ. Vì vậy số lượng hồ sơ ngày một tăng, người quản lý hồ sơ cũng phải tăng theo dẫn đến quản lý cán bộ cũng gặp nhiều khó khăn.
Khi lấy ra một hồ sơ cán bộ do cấp trên yêu cầu thì việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn tốn nhiều công sức thời gian. Điều này không những gây nhiều trở ngại, ách tắc cho công việc mà còn có thể xảy ra sai sót nhầm lẫn. Vì vậy qua thời gian thực tập, thực tế tại trường Đại học An Ninh và được sự nhất trí của ban lãnh đạo trường tôi mạnh dạn xây dựng cho trường chương trình “Quản lý nhân sự trường Đại học An Ninh Nhân Dân” để được áp dụng sau khi xây dựng xong chương trình.
3. Đánh giá hệ thống hiện tại
Từ những công việc ở trên ta thấy rằng hệ thống hiện tại nếu làm thủ công thì dù cán bộ tổ chức có cố gắng và cải tiến phương pháp làm việc đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại những vấn đề sau:
- Thời gian tìm kiếm ghi chép quá lớn, khi có thông tin cần thiết thì thời gian tổng hợp thông tin rất nhiều không đáp ứng được yêu cầu.
- Công việc tổng hợp hết sức khó khăn, dễ bị nhầm lẫn.
- Nhiều khoản mục thông tin và ghi chép không thống nhất.
- Nhiều người làm một công việc thông tin sẽ không nhất quán và dễ xảy ra sai sót.
- Khi có sự thay đổi điều chỉnh tốn nhiều thời gian.
Từ vấn đề trên và điều kiện cụ thể của cơ quan cho phép việc đưa tin học vào quản lý nó sẽ làm giảm được rất nhiều về thời gian ít sai sót, giúp cho người làm công tác quản lý có thời gian nghiên cứu hoặc nghiên cứu học tập vào những công tác khác .
II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MỚI :
Hệ thống mới quản lý cán bộ với sự trợ giúp của máy tính, khi có hệ thống này phải đáp ứng được yêu cầu:
- Quản lý được hồ sơ các cán bộ.
- Thống kê được những tài liệu cần thống kê.
- Tra cứu chính xác khi có yêu cầu.
- Thông tin vào phải được chuẩn hoá dựa trên các thông tin có sẵn tiện lợi cho thao tác rõ ràng, giảm được tối đa sai sót.
- Thông tin ra phản ánh được đối tượng quản lý, nội dung phong phú và phải nêu được các chủ đề.
1. Thông tin vào
Phải chuẩn hoá được dữ liệu tránh tối đa sai sót như họ tên , tuổi... là những thông tin chính vì chúng rất ít thay đổi trong quá trình quản lý hồ sơ cán bộ tạo thuận lợi cho người sử dụng. Cụ thể trong chương trình dữ liệu được chuẩn hóa và kiểm tra khi nhập.
Từ những hoạt động thực tế vấn đề đặt ra cho chương trình quản lý cán bộ là phải xây dựng được các chức năng thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý "Nhân sự trường Đại học An Ninh Nhân Dân". Tuy nhiên để xây dựng chương trình có hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ những vấn đề cụ thể mà bài toán đặt ra và cách giải quyết bài toán đó.
2. Thông tin ra
Sau khi hệ thống đã có dữ liệu thì công việc chính của hệ thống là phải thống kê và báo cáo được các yêu cầu của cấp trên. Thông tin ra của hệ thống chủ yếu là:
- Báo cáo danh sách cán bộ theo trình độ. Báo cáo này cho ta biết trình độ cán bộ của nhà trường qua đó cho biết được một số thông tin khác như: Chất lượng công tác của từng cán bộ những người được khen thưởng, kỷ luật...
3. Một số biểu mẫu chuẩn
Ngoài việc quản lý hồ sơ lý lịch các cán bộ của từng phòng ban nhà trường còn thường xuyên yêu cầu cán bộ quản lý hồ sơ báo cáo theo biểu mẫu chuẩn.
4. Những yêu cầu đối với chương trình
Xuất phát từ việc tìm hiểu hoạt động thức tế tại trường Đại Học An Ninh Nhân Dân, tôi xác định các yêu cầu đặt ra cho chương trình của mình như sau:
a.Yêu cầu về quản lý hồ sơ cán bộ:
Yêu cầu về quản lý hồ sơ cán bộ như nhập thông tin về lý lịch của một cán bộ thay đổi hoặc đưa vào hồ sơ lưu của một cán bộ là những yêu cầu đầu tiên và quan trong nhất của hệ thống quản lý nhân sự.
- Nhập dữ liệu chương trình sẽ có một biểu mẫu nhập dữ liệu riêng và đối với những thông tin của bản hồ sơ lý lịch tương ứng với bảng nào trong cơ sở dữ liệu thì biểu mẫu nhập dữ liệu sẽ đưa ra bảng đó để người nhập dữ liệu làm việc một cách thuận tiện.
- Vấn đề bổ xung dữ liệu cũng được thực hiện trên các biểu mẫu nhập thông tin. Trong các biểu mẫu này sẽ có các hộp danh sách giúp cho người sử dụng lựa chọn đối tượng bổ xung.
- Lưu dữ liệu: khi không cần lưu dữ các thông tin về một cán bộ nào đó thì chúng ta có thể chuyển hồ sơ đó vào hồ sơ lưu giúp cho cơ sở dữ liệu của chúng ta gọn nhẹ hơn và hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên để khi cần thiết có thể tra cứu được một số thông tin cơ bản nhất về một cán bộ nào đó thì chúng ta sẽ lưu lại một vài thuộc tính cá nhân trong một tệp hồ sơ lưu.
- In một hồ sơ cán bộ: đây cũng là một yêu cầu quan trọng trong công việc quản lý hồ sơ nhân sự. Chức năng này giúp cho chúng ta có được một bản thông tin đầy đủ về một cán bộ nào đó khi cần thiết.
Đáp ứng được nhu cầu liệt kê dữ liệu là chức năng không thể thiếu của một hệ thống thông tin. Đối với hệ thống quản lý nhân sự thì các yêu cầu về thông tin bao gồm:
- Thống kê cán bộ theo trình độ văn hoá.
- Thống kê các cán bộ theo từng nghiệp vụ riêng.
- Thống kê các cán bộ theo trình độ ngoại ngữ.
- Các thống kê các loại danh sách khác.
b. Những yêu cầu cho phép tra cứu dữ liệu:
- Những người có chức vụ, chức danh, cấp bậc.
- Những người vào đảng.
- Tra cứu danh sách các cán bộ do cấp trên yêu cầu, cá nhân yêu cầu có liên quan đến hồ sơ cán bộ.
CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH BÀI TOÁN
I. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CỦA BÀI TOÁN
- Dữ liệu chủ yếu của bài toán bao gồm chủ yếu là các dữ liệu xoay quanh lý lịch cán bộ, thông tin về phòng ban, chức vụ, cấp bậc.. .
- Các dữ liệu của hồ sơ lý lịch cán bộ bao gồm:
+ Mã cán bộ
+ Ảnh.
+ Họ đệm
+ Tên
+ Ngày sinh.
+ Quê quán.
+ Trú quán.
+ Dân tộc.
+ Tôn giáo.
+ Quốc tịch.
+ Thành phần gia đình.
+ Thành phần bản thân.
+ Trình độ văn hóa.
+ Trình độ ngoại ngữ.
+ Ngày tham gia cách mạng.
+ Cấp bậc.
+ Phòng ban.
+ Chức vụ.
+ Chức danh.
+ Ngày vào Đảng.
+ Ngày vào Đoàn.
+ Chứng minh thư
+ Năm vào ngành
+ Khen thưởng.
+ Kỷ luật.
+ Sức khoẻ.
+ Ghi chú
Các thông tin liên quan đến các phòng ban:
+ Mã phòng ban.
+ Tên phòng ban.
Các thông tin liên quan đến cấp bậc hàm:
+ Mã cấp bậc
+ Cấp bậc
+ Nước ngoài
Đối với các thông tin về hồ sơ cán bộ có thể nhận thấy rằng có một vài đặc điểm cần chú ý sau:
- Các cán bộ có thể có kiến thức về một vài loại ngoại ngữ khác nhau, như vậy chúng ta phải thống kê bảng ngọai ngữ dành để lưu trình độ ngoại ngữ của từng người.
- Qua quá trình công tác, các hình thức khen thưởng, kỷ luật và các mối quan hệ gia đình của mỗi người cũng khác nhau vì vậy chúng ta lưu trữ cán bộ vào bảng riêng có quan hệ một nhiều với bảng chính.
- Các dữ liệu còn lại là có giá trị duy nhất đối với một người sẽ được lưu trữ chung trong một bảng chính.
- Đối với các thông tin về phòng ban, chúng ta sẽ lưu trữ trong một bảng với trường khoá chính là mã phòng ban. Chúng ta nhận thấy rằng mỗi phòng ban sẽ bao gồm nhiều cán bộ do đó mối quan hệ giữa các phòng ban trong hồ sơ cán bộ của một cán bộ với bảng phòng ban là mối quan hệ 1- nhiều.
II. SƠ ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG
Từ những yêu cầu của bài toán trên, sơ đồ phân cấp chức năng cho ta cái nhìn khái quát về hệ thống. Đây là bước phân tích hệ thống về xử lý nhưng là mô hình bao quát và nó bỏ qua mối liên kết về thông tin giữa các chức năng.
Sơ đồ gồm 3 chức năng chính:
- Vào hồ sơ
- Thống kê
- Tra cứu
Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁN BỘ
TRA CỨU
BÁO CÁO,THỐNG KÊ
Nhập dự liệu
Xem, sửa
Xoá, lưu
In lý lịch
Trình độ văn hoá
Chức vụ
Cấp bậc hàm
Quá trình lương
HỆ THỐNG
Mật khẩu
Thoát
III. CÁC SƠ ĐỒ DÒNG DỮ LIỆU
Xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu nhằm diễn tả tập hợp các chức năng của hệ thống trong mối quan hệ trước sau trong tiến trình xử lý trong bàn giao thông tin cho nhau.
Đây là công cụ chính của quá trình phân tích thiết kế hệ thống và xử lý là cơ sở để thiết kế phần trao đổi cơ sở dữ liệu.
1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
Sơ đồ dòng dữ liệu mức ngữ cảnh được xây dựng ở những giai đoạn đầu trong quá trình phân tích, nó là cơ sở khởi đầu cho quá trình xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu.
Cán bộ
Cán bộ quản lý
Hệ thống quản lý cán bộ
Sơ đồ mức ngữ cảnh.
2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh là chi tiết hoá chức năng tổng quát sơ đồ mức ngữ cảnh, gồm :
- Các tác nhân ngoài giữ nguyên
- Chức năng quản lý được phân rã chi tiết hoá các mức độ phân rã phụ thuộc vào mức độ phức tạp của bài toán.
- Các kho dữ liệu.
Căn cứ vào sơ đồ chức năng của hệ thống ta thiết lập luồng dữ liệu sau :
Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh.
Hồ sơ lưu
CÁN BỘ
CÁN BỘ QUẢN LÝ
Vào hồ sơ
Báo cáo,Thống kê
Tra cứu
Hồ sơ chính
Hồ sơ chính
Phòng ban
Lý
lịch
Yêu
Cầu
Yêu
Cầu
Kết quả
Báo
Cáo
3. Các sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
Chúng ta phân tích chi tiết hơn về chức năng của sơ đồ luồng dữ liệu.
Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng vào hồ sơ.
Cán bộ
Cán bộ quản lý
Nhập
Xem, sửa
Xoá, lưu
In
Hồ sơ chính
Hồ sơ lưu
Lý lịch
Trả lời
Yêu cầu
Yêu cầu
Trả lời
Yêu cầu
Lý lịch
Sơ đồ luồng dữ liệu chức năng thống kê.
CÁN BỘ QUẢN LÝ
Quá trình lương
Trình độ văn hoá
Trình độ ngoại ngữ
Chức vụ
Hồ sơ lương
Phòng ban
Hồ sơ chính
Yêu cầu
Báo cáo
Yêu cầu
Báo cáo
Yêu cầu
Báo cáo
Yêu cầu
Báo cáo
Sơ đồ luồng dữ liệu tra cứu.
CÁN BỘ QUẢN LÝ
Mã cán bộ
Mã dân tộc
Mã chức danh
Hồ sơ chuyển,nghỉ
Hồ sơ chính
Phòng ban
Hồ sơ lưu
Yêu cầu
Yêu cầu
Yêu cầu
Yêu cầu
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
IV. THỰC THỂ VÀ MỐI QUAN HỆ
1. Thực thể:
a. Thực thể "Hoso"
Tên trường
ý nghĩa
Macb
Mã cán bộ
Mapb
Mã phòng ban
Hodem
Họ đệm
Ten
Tên
Gtinh
Giới tính
Nsinh
Năm sinh
Cmt
Chứng minh thư
Qq
Quê quán
Dchiht
Địa chỉ hiện tại
Madantoc
Mã dân tộc
Tongiao
Tôn giáo
Thphanbt
Thành phần bản thân
Thphangd
Thành phần gia đình
Macdanh
Mã chức danh
Matdvh
Mã trình độ văn hoá
Tentdt
Tên trường đào tạo
He
Hệ
Nganhdtao
Ngành đào tạo
Namtn
Năm tốt nghiệp
Mann
Mã ngoại ngữ
Matdnn
Mã trình độ ngoại ngữ
Suckhoe
Sức khoẻ
Nuocngoai
Nước ngoài
Namvaonganh
Năm vào ngành
Khenthuong
Khen thưởng
Kyluat
Kỷ luật
Ngvdoan
Ngày vào đoàn
Ngavdang
Ngày vào đảng
Anh
ảnh cán bộ
Macv
Mã chức vụ
Macapbac
Mã cấp bậc
Ghichu
Ghi chú
b.Thực thể "capbac"
Macapbac
Mã cấp bậc
Capbac
Cấp bậc
c. Thực thể "Chucdanh"
Macdanh
Mã chức danh
Chudanh
Chức danh
d.Thực thể "Chucvu"
Macv
Mã chức vụ
Chucvu
Chức vụ
e.Thực thể "Gdinh"
Macb
Mã cán bộ
Quanhe
Quan hệ
Hodem
Họ đệm
Ten
Tên
Ngaysinh
Ngày sinh
Gioitinh
Giới tính
Manghe
Mã nghề
f.Thực thể "hosoluu"
Tên trường
ý nghĩa
Macb
Mã cán bộ
Mapb
Mã phòng ban
Hodem
Họ đệm
Ten
Tên
Gtinh
Giới tính
Nsinh
Năm sinh
Cmt
Chứng minh thư
Qq
Quê quán
Dchiht
Địa chỉ hiện tại
Madantoc
Mã dân tộc
Tongiao
Tôn giáo
Thphanbt
Thành phần bản thân
Thphangd
Thành phần gia đình
Macdanh
Mã chức danh
Matdvh
Mã trình độ văn hoá
Tentdt
Tên trường đào tạo
He
Hệ
Nganhdtao
Ngành đào tạo
Namtn
Năm tốt nghiệp
Mann
Mã ngoại ngữ
Matdnn
Mã trình độ ngoại ngữ
Suckhoe
Sức khoẻ
Nuocngoai
Nước ngoài
Namvaocoquan
Năm vào cơ quan
Nam_xn
Năm xuất ngành
Danhhieu
Danh hiệu
Tdct
Trình độ chính trị
Ngvdoan
Ngày vào đoàn
Ngavdang
Ngày vào đảng
Doituongcs
Đối tượng chính sách
Anh
ảnh cán bộ
Macv
Mã chức vụ
Macapbac
Mã cấp bậc
Chichu
g. Thực thể "KT_KL"
Macb
Mã cán bộ
Mapb
Mã phòng ban
Khenth
Khen thưởng
Ht_kt
Hình thức khen thưởng
Kyluat
Kỷ luật
Ht_kl
Hình thức kỷ luật
Soqd
Số quyết định
h.Thực thể "Luong"
Macb
Mã cán bộ
Mapb
Mã phòng ban
Ntnll
Ngày tháng năm lên lương
Luong
Lương
i. Thực thể "madantoc"
Madantoc
Mã dân tộc
Dantoc
Dân tộc
j. Thực thể "Maqtct"
Macb
Mã cán bộ
Tunam
Từ năm
Dennam
Đến năm
Noict
Nơi công tác
k. Thực thể "nn"
Mann
Mã ngoại ngữ
Tennn
Tên ngoại ngữ
l. Thực thể "phongban"
Mapb
Mã phòng ban
Phongban
Phòng ban
m. Thực thể "trinhdonn"
Matdnn
Mã trình độ ngoại ngữ
Tentd
Tên trình độ ngoại ngữ
n. Thực thể "tdvh"
Matdvh
Mã trình độ văn hoá
Trdovh
Trình độ văn hoá
2. Quan hệ giữa các thực thể
CHƯƠNG V.GIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT ACCESS
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên môi trường Windows. Bằng những công cụ có sẵn hết sức thuận tiện và hiệu quả của mình, Access đã giúp cho người sử dụng giải quyết được khá nhiều các vấn đề thường gặp trong công việc quản trị cơ sở dữ liệu.
Access cung cấp cho ta 6 công cụ đó là: Bảng (Table), truy vấn (Query), biểu mẫu (Form), báo biểu (Report), Macro và đơn thể (Module).
Với 5 công cụ đầu, trong một số bài toán quản lý hay thống kê, ta có thể dễ dàng xây dựng được một trương trình với giao diện khá đẹp mà chưa phải viết bất kỳ một hàm hay thủ tục nào cả. Công cụ thứ 6 là Module dùng để chứa hàm/ thủ tục viết bằng Access Basic để giải quyết các phần việc quá khó khăn đối với 5 công cụ trước, do đó làm tăng sức mạnh của Access.
II. CÔNG CỤ MICROSOFT ACCESS
Trước tiên ta phải tạo một cơ sở dữ liệu mới bằng cách:
- Vào môi trường Access : Gọi Microsoft Access trên Windows hoặc kích chuột vào biểu tượng chìa khoá vàng.
- Từ cửa sổ Microsoft Access chọn menu File, chức năng New Database. Nhập tên cho cơ sở dữ liệu mới rồi chọn OK. Kết quả ta sẽ nhận được một cửa sổ Databese mới.
1. Bảng (Table).
a. Cách tạo bảng: Gồm các bước sau:
- Từ cửa sổ Database chọn mục table. Kết quả sẽ mở cửa sổ Table, trong đó có 3 nút lựa chọn: New (dùng để tạo bảng mới), Open (dùng để nhập liệu cho cho bảng được chọn), Design (dùng để xem, sửa cấu trúc của bảng được chọn).
- Chọn nút New. Ta sẽ nhận được cửa sổ New Table có các lựa chọn: Datasheet View, Design View, Table Wizard, Impost Table, Link Table. Ta chọn kiểu Design View.
- Xuất hiện cửa sổ gồm 3 cột: Ta lần lượt nhập vào các thông tin.
+ Field Name: Tên trường cần đặt.
+ Field Type: Kiểu trường.
+ Description: Dùng để mô tả, giải thích ý nghĩa của trường.
b. Đặt khoá chính (Primary key):
- Chọn các trường làm khoá chính.
- Chọn menu Edit, chức năng Primary key hoặc nhấn vào biểu tượng chiếc chìa khoá trên thanh công cụ.
2. Truy vấn (Query).
Truy vấn là một công cụ mạnh của Access dùng để: Tổng hợp, sắp xếp và tìm kiếm dữ liệu. Về thực chất, truy vấn chính là một câu lệnh SQL được xây dựng nhờ công cụ của Access để tổ hợp dữ liệu từ các bảng nguồn.
Loại thông dụng nhất là Select Query với các khả năng như:
- Chọn bảng hay query khác làm nguồn dữ liệu.
- Chọn các trường cần hiển thị.
- Thêm các trường mới là kết quảcủa việc thực hiện các phép tính trên các trường của bảng nguồn.
- Đưa vào điều kiện tìm kiếm, lựa chọn (ở hàng Criteria).
- Đưa vào các trường dùng để sắp xếp.
Sau khi thực hiện truy vấn , kết quả nhận được là một bảng ( dạng Dynaset).
Ngoài truy vấn Select Query ra, còn có các loại truy vấn khác là : Crosstab Query, Make Table Query, Update Query , Appent Query, Delete Query.
3. Biểu mẫu ( Form)
Đây là công cụ mạnh của Access dùng để :
- Thể hiện và cập nhật dữ liệu cho các bảng .
- Tổ chức và giao diện chương trình .
Mẫu biểu bao gồm rất nhiều các ô điều khiển như : Text Box ( hộp văn bản). Label ( nhãn) , List Box ( hộp danh sách), Com bo Box ( hộp lựa chọn ), Command Button ( nút lệnh), Option Group ( nhóm nựa chọn)............
Công dụng của các ô điều khiển này là :
- Thể hiện dữ liệu .
- Nhập dữ liệu từ bàn phím.
- Thực hiện hành động .
- Tổ chức giao diện chương trình.
- Tổ chức hệ Menu Bar cho chương trình.
Cách tạo mẫu biểu ( Form) bằng công cụ Wizard :
- Chọn Form trong cửa sổ Database .
- Chọn New trong các số công cụ của Form .
- Chọn Form Wizard để thiết kế tự động.
- Chọn Table hoặc Query để làm nguồn.
- Chọn các trường cần thể hiện trong Form của Table hoặc Query .
- Chọn kiểu Form .
4. Báo biểu ( Report):
Đây là công cụ rất hữu hiệu để tổ chức in dữ liệu . Báo biểu có khả năng in ấn như sau:
- In dưới dạng biểu như hồ sơ nhân sự, báo cáo.
- In dưới dạng bảng như hồ sơ lương, bảng gia đình, bảng khen thưởng, kỷ luật......
- In dữ liệu từ nhiều bảng có liên quan đến nhau trong cùng một trang.
Cách tạo Report ( báo biểu) bằng Wizard :
- Chọn Report tron cửa sổ Database.
- Chọn New trong số các công cụ của Report.
- Chọn Report Wizard để thiết kế tự động .
- Chọn Table hoặc Query để làm nguồn cho Report .
- Chọn các trường cần thể hiện trong Report của Table hoặc Query.
- Chọn kiểu Report.
5. Macro:
Gồm một dãy các hành động ( Action)
Cách tạo Macro :
- Chọn Macro trong cửa sổ Database .
- Chọn New làm xuất hiện cửa sổ thiết kế Macro.
- Chọn các Action và các đối của các Action.
- Ghi và đặt tên cho Macro.
III. GIỚI THIỆU VỀ ACCESS BASIC.
1. Giới thiệu chung :
Access Basic là một ngôn ngữ lập trình mà các trương trình của nó hoạt động theo hướng sự kiện . Mỗi khi một sự kiện sảy ra đối với hệ thống thì một thủ tục mới được thực hiện và nó có thể gọi đến một hoặc một số các hàm khác. Chính vì vậy , một trương trình Access không cần có trương trình chính để điều khiển hệ thống.
Cũng như ngôn ngữ lập trình khác , Access Basic cũng có các thàmh phần cơ bản như :
+ Các kiểu dữ liệu chuẩn ( Số , chuỗi , lôgic, Date/Time,...).
+ Kiểu tự tạo ( User _defined Type).
+ Biến , mảng kiểu chuẩn hay kiểu tự tạo.
+ Các thủ tục/ hàm vào ra trên bàn phím , màn hình .
+ Cấu trúc rẽ nhánh : if ....... then ........ else ............ end if.
+ Cấu trúc Select Case.
+ Các hàm ( Function) và các thủ tục ( Subroutine)
+ Tạo tệp ,ghi tệp, đọc tệp ( nhị phân, văn bản)
Access Basic chủ yếu được dùng để sử lý các đối tượng của Access như bảng dữ kiện , truy vấn, báo biểu và Macro. Do đó, Access Basic gồm các thủ tục, hàm độc lập nằm rải rác trong các đơn thể của mẫu biểu, đơn thể của báo biểu, đơn thể chung của hệ cơ sở dữ liệu chứ không tổ chức thành một chương trình thống nhất.
+ kiểu Variant : Biến kiểu Variant có thể chứa các giá trị số học, giá trị ngày/giờ, chuỗi ký tự hoặc giá trị Null. Khi chưa được gán giá trị thì biến có giá trị mặc định là rỗng ( Empty).
+Kiểu Integer.
+ Kiểu Long.
+ Kiểu Single.
+ Kiểu Double.
+ Kiểu Currency.
+ Kiểu String.
+ Kiểu mảng ( Array).
+ Ngoài ra còn có các biến biểu diễn của cơ sở dữ liệu như biến: Form, TableDef, QueryDef ...... nhằm giúp bạn trong công việc xử lý một biểu mẫu, một bảng truy vấn rõ ràng.
Chú ý : Khi lập trình ,bạn phải lưu ý những điểm sau:
+ Các lệnh của Access Basic chỉ được viết trên một dòng.
+ Có thể viết nhiều lệnh trên một dòng nhưng các lệnh đó phải được phân cách nhau bằng dấu hai chấm(:).
+ Dòng dùng để giải thích thì bắt đầu bằng REM hoặc dấu nháy đơn(‘).
2. Truy nhập dữ liệu thông qua DAO
Để thêm vào các đối tượng xác định trong Access, động lực CSDL trong Microsoft (Microsoft Jet Engine) xác định thêm các đối tượng để thực hiện các tác vụ trên cơ sở dữ liệu như bảng, truy vấn, ... Các đối tượng này được xác định bởi động lực CSDL và được gọi là các đối tượng truy nhập dữ liệu. (DAO).
a. Đối tượng (Object) và tập hợp đối tượng (Collection) trong DAO
+ Các kiểu đối tượng quan trọng thường dùng trong Access Basic là:
DBEngine
Workspace
Database
Form
Report
Tabledef(làm việc đối với cấu trúc của bảng)
Querydef(làm việc đối với cấu trúc của query )
RecortSet
Control (Ô điều khiển của các form,report)
Field(các trường của bảng hoặc query)
Index(các chỉ mục ,chỉ số của bảng)
+ Tập hợp các đối tượng (Object) của DAO dựa trên ý tưởng một kiểu đối tượng có nhiều đối tượng cụ thể khác. Ví dụ:Đối tượng Database chứa các form, Report. Mỗi form, Report lại chứa các TextBox, Combobox, CommandButton...
+ Biến đối tượng :là biến biểu thị một đối tượng nó được khai báo bằng cách dùng tên các kiểu đối tượng được nêu ở trên.
+ Tập hợp các đối tượng(Collection): là tập hợp các đối tượng cùng loại..Để biểu thị tên tập hợp, ta chỉ cần thêm chữ S vào cuối tên kiểu đối tượng nêu ở trên (trừ đối tượng DBEngine).
+ Cấu trúc của đối tượng của Access là mô hình phân cấp. Các đối tượng cha chứa các tuyển tập con của nó.
Mô hình phân cấp.
Workspaces
DBEngine
Databases
Recordsets
Querydefs
Tabledes
Fields
Parameter
Fields
Indexes
Fields
Fields
b. Tham chiếu đến các đối tượng: Có 3 cách
+ Indentifier![Objectname]
+ Indentifier(“Objectname”)
+ Indentifier(Indext)
Trong đó: Indentifier có thể là tuyển tập đối tượng chứa đối tượng có tên là Objectname. Indext là số chỉ mục (stt) của đối tượng trong tuyển tập đối tượng (Collection).
Ví dụ: Form![frmnhansu]
Form(“frmnhansu”)
Form(0)
* Làm việc với các thuộc tính (Property) của đối tượng: để mô tả các tính chất của đối tượng.
Ví dụ : Để biểu thị thuộc tính Visible của mẫu biểu Frmchucvu ta có thể dùng các cách sau:
Form![frmchucvu].Visible
Form(“frmchucvu”)Visible
3. Thủ tục và hàm
a. Thủ tục:
* Cú pháp:
[Static][Private] Sub Tên_thủ_tục [Danh sách đối]
[Các câu lệnh]
[Exit Sub]
[Các câu lệnh]
End Sub
+ Khai báo Static: Làm cho tất cả các biến khai báo trong thân của thủ tục/hàm trở thành static (tĩnh). Giá trị các biến này vẫn còn được giữ khi chương trình thoát khỏi thủ tục/hàm.
Chú ý: Thuộc tính static không có tác dụng đối với các biến khai báo bên ngoài hàm/thủ tục.
+ Khai báo Private: Quy định phạm vi sử dụng của thủ tục/hàm Private chỉ có thể được gọi từ các thủ tục hay hàm khác trong cùng đơn thể.
+ Danh sách đối: Được khai báo như sau:
[By Va1]Tên đối[()][As type]
Trong đó:
- Nếu không dùng By va1 thì đối sẽ được truyền theo tham chiếu, phương án này có thể dùng với đối kiểu bất kỳ.
- Nếu dùng By va1 thì đối sẽ được truyền theo giá trị (phương án này không dùng cho các đối có kiểu đối tượng hoặc kiểu tự tạo).
- Dùng[()] khi khai báo mảng, các biến trung gian có thể được khai báo trong thân thủ tục và ở bất kỳ vị trí nào.
- As type : Dùng để khai báo kiểu cho một đối.
* Cách dùng thủ tục:
Một thủ tục có thể được sử dụng trong một hàm/thủ tục khác bằng một lời gọi có dạng sau:
Tên_thủ_tục[(Danh sách các tham số)]
b. Hàm:
* Cú pháp:
[Static][Private]Function Tên_hàm [(Danh sách đối)][As Type]
[Các câu lệnh]
[Tên_hàm=Biểu_thức]
[Exit Function]
[Các câu lệnh]
[Tên_hàm=Biểu_thức]
End Function
Giải thích các thành phần trong định nghĩa hàm tương tự như đối với thủ tục.
* Lời gọi hàm:
Một hàm có thể đuực sử dụng trong một hàm/ thủ tục khác bằng một lời gọi có dạng sau:
Tên_hàm(Danh sách các tham số)
c. Thủ tục sử lý sự kiện:
+ Sự kiện của Form:
Sub Form_Tên_sự_kiện()
...................................
End Sub
+ Sự kiện của Report:
Sub Report_Tên_sự_kiện()
...................................
End Sub
+ Sự kiện của ô điều khiển:
Sub Tên ô điều khiển_Tên_sự_kiện()
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý nhân sự ( lập trình Access).doc