Luận văn Quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI

CỤC THUẾ. 7

1.1. Tổng quan về nợ thuế và quản lý nợ thuế . 7

1.1.1. Một số khái niệm liên quan về nợ thuế. 7

1.1.2. Phân loại nợ thuế. 11

1.1.3. Vai trò của quản lý nợ thuế. 15

1.2. Quản lý nợ thuế . 16

1.2.1. Nguyên tắc quản lý nợ thuế . 16

1.2.2. Nội dung quản lý nợ thuế. 16

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý nợ thuế. 21

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế. 24

1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số Chi cục Thuế và bài học

cho Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên. 26

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường,

Vĩnh Phúc. 26

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế huyện Lập Thạch,

Vĩnh Phúc. 28

1.3.3. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế huyện Đô Lương,

Nghệ An . 28

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên . 30

pdf120 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo mức kế hoạch thu tiền thuế nợ của các ngành nghề đặc thù có số thuế nợ đọng lớn có thể cao hơn so với mức chung Tổng cục Thuế quy định. Ngược lại, chỉ tiêu thu nợ của khối ngân hàng, bảo hiểm phải thấp hơn nhiều so với mức chung do Tổng cục Thuế quy định. Tuy 47 nhiên, do không thể đặt ra một mức kế hoạch quá cao so với mức chung Tổng cục Thuế quy định. Thế nên, khối các đơn vị xây dựng cơ bản hàng năm luôn gặp khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch thu tiền thuế nợ. Bảng 2.2: Kế hoạch thu nợ thuế của Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh KH Số tiền KH Số tiền KH Số tiền KH 17/16 18/17 Tổng nợ 48.828 41.941 66.435 56.991 84.468 77.421 136 136 Nợ khó thu 7.027 4.102 9.852 5.368 12.846 9.832 131 183 Nợ có khả năng thu 41.801 37.839 56.583 51.623 71.622 67.589 136 130 (Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên) Qua bảng trên ta thấy kế hoạch thu nợ thuế qua các năm như sau: Năm 2017 tổng số nợ 48.828 triệu đồng, kế hoạch thu nợ 41.941 triệu đồng trong đó nợ khó thu 4.102 triệu đồng, nợ có khả năng thu 37.839 triệu đồng. Năm 2018 tổng số nợ 66.435 triệu đồng, kế hoạch thu nợ tiền thuế là 56.991 triệu đồng tăng 136% so với kế hoạch năm 2017. Trong đó nợ khó thu là 5.368 triệu đồng tăng 131%, nợ có khả năng thu 51.623 triệu đồng tăng 136% so với kế hoạch năm 2016. Năm 2019, tổng số nợ là 84.468 triệu đồng, kế hoạch thu nợ 77.421 triệu đồng tăng 136%. Trong đó, nợ khó thu 9.832 triệu đồng tăng 183%, nợ có khả năng thu 67.589 triệu đồng tăng 130% so với kế hoạch năm 2018. 2.2.3. Công tác quản lý nợ và xử lý thu nợ Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng cục Thuế về tăng cường quản lý thu nợ, ngay từ đầu năm cùng với nhiệm vụ thu của toàn ngành, công tác QLN và CCNT cũng được triển khai đồng bộ từ Cục Thuế tới Chi cục Thuế với mục 48 tiêu đề ra là giảm số nợ cũ, hạn chế nợ mới phát sinh tới mức thấp nhất. Với mục tiêu đó, ngay từ đầu năm Cục Thuế đã giao chỉ tiêu thu nợ năm cho các phòng tham gia quản lý thu nợ thuộc Văn phòng Cục và các Chi cục Thuế, trên cơ sở đó các bộ phận được giao nhiệm vụ thu nợ đã triển khai công việc chuyên môn của đơn vị mình một cách tích cực. 2.2.3.1. Công tác phân công, phân loại nợ thuế a. Phân công nợ thuế Phân công nợ thuế là việc phân công đối tượng nợ thuế cho từng công chức quản lý nợ thuế cụ thể để đôn đốc, theo dõi tình hình nợ thuế của đơn vị. Việc phân công nợ thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý nợ thuế. Công tác quản lý nợ thuế có hiệu quả hay không là quyết định bởi yếu tố phân công nợ thuế đã hợp lý, khoa học hay chưa. Việc phân công không có khoa học không chỉ gây tốn kém thời gian, công sức, chi phí quản lý mà còn dẫn đến hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý nợ thuế không cao. Công tác quản lý nợ thuế không chỉ là công việc của riêng bộ phận quản lý nợ thuế mà còn liên quan đến rất nhiều bộ phận chức năng: Kiểm tra thuế, Kê khai và kế toán thuế, bộ phận Trước bạ và thu khác Cho nên, việc phân công hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi phối hợp quản lý, đôn đốc, điều chỉnh và thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo luật định. Việc phân công quản lý theo dõi, đôn đốc các đơn vị cho công chức quản lý theo địa bàn hành chính xã, phường đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý được thuận lợi, không bị chồng chéo và bỏ sót đơn vị. Hiện nay, việc phân công quản lý nợ thuế theo địa bàn xã, phường tiện cho việc cán bộ quản lý và nắm bắt tình hình đặc điểm của đơn vị cũng được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc phân công quản lý theo địa bàn cũng có những điểm chưa hợp lý. Do tính chất công việc và yêu cầu quản lý mà hiện nay số lượng cán bộ thuộc bộ phận QLN và CCNT mỏng trong khi đó, số lượng DN 49 gia tăng nhanh chóng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho số thuế nợ ngày càng tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ. Từ những hạn chế này, Chi cục Thuế TP Phúc Yên yêu cầu các bộ phận cùng phối quản lý, đôn đốc thu hồi và xử lý các khoản tiền thuế nợ của NNT như sau: - Đội Kiểm tra thuế, thực hiện đôn đốc thu nợ, truy thu, phạt qua thanh, kiểm tra bằng hình thức điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử trong thời hạn nợ đến 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp. - Bộ phận quản lý nợ thuế (Đội Kiểm tra) là đầu mối thực hiện Quy trình Quản lý nợ thuế: xây dựng chương trình, chỉ tiêu kế hoạch thu tiền thuế nợ năm kế hoạch, quản lý những khoản nợ từ ngày 31 trở lên kể từ ngày hết hạn nộp thuế. Xử lý hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ, báo cáo đánh giá công tác quản lý nợ thuộc Chi cục Thuế. - Bộ phận Thu khác (Đội Nghiệp vụ quản lý thuế) thực hiện quản lý nợ thuế đối với các khoản thu về đất phát sinh từ một ngày trở lên, quản lý những khoản nợ phát sinh từ một ngày trở lên. Hàng tháng, gửi bộ phận QLN và CCNT để tổng hợp báo cáo. - Bộ phận Kê khai (Đội Nghiệp vụ quản lý thuế): Thực hiện đối chiếu, điều chỉnh nợ sai (nợ sai do bộ phận kê khai kế toán thuế phát hiện qua đối chiếu và nợ sai do các bộ phận khác chuyển hồ sơ đến). Việc ban hành quy chế phối hợp không chỉ thể hiện sự quan tâm của Chi cục với công tác quản lý nợ thuế mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý nợ thuế. Nó thể hiện rõ mô hình quản lý theo đối tượng kết hợp với quản lý theo chức năng. b. Phân loại tiền nợ thuế Hiệu quả của công tác quản lý thuế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, một phần không nhỏ là từ công tác phân loại nợ thuế. Việc 50 phân loại nợ thuế giúp CQT xác định được nguyên nhân, tình trạng nợ, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, qua đó có thể áp dụng các biện pháp quản lý thu nợ thuế hiệu quả nhất. Để nắm bắt rõ hơn và đánh giá đúng thực trạng nợ thuế chủ yếu tập trung ở loại thuế nào. Từ đó, giúp cho CQT tìm hiểu được nguyên nhân của vấn đề nợ thuế và sẽ đưa ra những biện pháp đôn đốc nợ một cách hiệu quả. Bảng 2.3: Phân loại nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 +,- % +,- % Tổng nợ 48.828 66.435 84.468 17.607 136,06 18.033 127,14 GTGT 23.424 37.786 49.819 14.362 161,31 12.033 131,85 TNDN 5.110 2.621 3.822 -2.489 51,29 1.201 145,82 TNCN 1.228 1.548 1.228 320 126,06 Tài nguyên 68 231 597 163 339,71 366 258,44 Môn bài 375 709 703 334 189,07 -6 99,15 Phí, lệ phí 217 2.220 1.040 2.003 1023,04 -1.180 46,85 Thuê đất 15.651 1.620 -15.651 1.620 TSDĐ 531 0 531 Thuế SDĐPNN 2.967 7.064 1.528 4.097 238,09 -5.536 21,63 Tiền phạt 1.016 14.576 23.260 13.560 1434,65 8.684 159,58 (Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên) Qua bảng 2.3 phân loại nợ theo sắc thuế nói trên, ta thấy số thuế nợ GTGT luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong các sắc thuế, phí, lệ phí mà Chi cục 51 quản lý. Về bản chất thuế GTGT là sắc thuế gián thu, cho nên tiền thuế sẽ được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng. Về lý thuyết thì loại thuế này sẽ có số thuế nợ không lớn vì khi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xong, người bán hàng phải có nghĩa vụ nộp ngay tiền thuế GTGT vào NSNN. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác, người bán hàng hóa, dịch vụ đã chiếm dụng số tiền thuế GTGT đó bằng cách chưa nộp ngay vào NSNN làm cho số nợ đọng thuế GTGT tăng cao. Cụ thể qua các năm: năm 2017 số nợ thuế GTGT là 23.424 triệu đồng, năm 2018 số nợ thuế GTGT là 37.786 triệu đồng tăng 14.362 triệu đồng, tăng 61,31% so với năm 2017 và năm 2019 con số này là 49.819 triệu đồng tăng 12.033 triệu đồng, tăng 31,85% so với năm 2018. Nguyên nhân chính là do bất ổn về kinh tế cho nên các tổ chức, cá nhân kinh doanh lâm vào tình trạng khó khăn do chưa thu hồi được vốn mà khách hàng chiếm dụng. Bên cạnh đó, các ngân hàng lại thắt chặt việc quản lý nợ xấu làm cho các tổ chức, cá nhân NNT rất khó để tiếp cận với vốn vay ngân hàng bất chấp với lãi suất tăng cao. Bên cạnh, việc nợ GTGT thì nợ thuế TNDN như sau: năm 2017 số nợ thuế TNDN là 5.110 triệu đồng, năm 2018 số là 2.621 triệu đồng giảm 2.489 triệu đồng, chiếm 51,29% so với năm 2017 và năm 2019 con số này là 3.822 triệu đồng tăng 1.201 triệu đồng, tăng 45,82% so với năm 2018. Tuy Lệ phí môn bài và các sắc thuế còn lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ nhưng cũng có chiều hướng gia tăng. Kinh tế khó khăn nên ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế cũng bị ảnh hưởng nặng nề do NNT luôn lấy lý do tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn để chây ì tiền thuế. Hơn nữa, công tác quản lý nợ thuế của Chi cục cũng còn nhiều bất cập, chưa thật sự sát sao, còn nhiều sao lãng, các biện pháp thực hiện còn chưa hiệu quả. Để thực hiện tốt công tác quản lý nợ thuế, việc thực hiện rà soát, phân loại nợ thuế được thực hiện hàng ngày, ngay khi nhận được hồ sơ và các tài 52 liệu liên quan đến việc thay đổi tính chất nợ của NNT đảm bảo được điều chỉnh kịp thời trước khi ban hành thông báo nợ và phạt chậm nộp. Việc phân loại nợ theo tính chất để có những phương án xử lý hiệu quả như sau: Bảng 2.4: Phân loại nợ thuế theo tính chất nợ giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nợ 48.828 100 66.435 100 84.468 100 Nợ khó thu 7.027 14,4 9.852 14,8 12.846 15,2 Nợ có khả năng thu 41.801 85,6 56.583 85,2 71.622 84,8 (Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên) Thông qua bảng 2.4 nói trên cho thấy trong cả ba năm thì nợ có khả năng thu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ và tăng khá nhanh. Nguyên nhân tình trạng này là do nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, DN khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng cho nên DN chiếm dụng tiền thuế để sử dụng vào mục đích riêng làm cho số tiền nợ ngày một tăng lên. Tuy nhiên, tỷ trọng này lại có sự giảm dần qua những năm tiếp theo. Số nợ có khả năng thu trong giai đoạn 2017 - 2019 như sau: năm 2017 là 41.801 triệu đồng, năm 2018 là 56.583 triệu đồng tăng 14.782 triệu đồng, tăng thêm 35,36% so với năm 2017 và năm 2019 là 71.622 triệu đồng tăng 15.039 triệu đồng tăng thêm 26,58% so với năm 2018. Việc nợ có khả năng thu hồi chiếm phần lớn số nợ thuế bước đầu cho thấy sự khả quan trong công tác thu hồi nợ đọng thuế và đây cũng là nguồn thu không nhỏ để Chi cục bổ sung vào số thu của NSNN. Nguyên nhân tình trạng này là do nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, DN khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng cho nên DN chiếm dụng tiền thuế để sử dụng vào mục đích riêng làm cho số tiền nợ ngày một tăng lên. Thế nhưng qua quan sát 53 thực tế sự biến động của nhóm nợ khó thu thì thấy rằng nhóm nợ này cũng tăng nhanh trong tổng nợ. Cụ thể nợ khó thu năm 2017 là 7.027 triệu đồng, năm 2018 là 9.852 triệu đồng tăng 2.825 triệu đồng tăng 140,20% so với năm 2017 và năm 2019 là 12.846 triệu đồng tăng 2.994 triệu đồng tăng 130,39% so với năm 2018. Đây là dấu hiệu không mấy tích cực, bởi khả năng thu hồi nhóm nợ này là rất khó khăn, nếu không có sự thắt chặt quản lý thì nhóm nợ này sẽ nhanh chóng chuyển sang nợ không có khả năng thu hồi làm thất thu cho NSNN. Do vậy, mục tiêu của công tác QLN là phải làm giảm số nợ khó thu, không có khả năng thu và nhất là không để nợ khó thu chuyển thành nợ không có khả năng thu. Như vậy, với sự biến động trên đòi hỏi bộ phận QLN của Chi cục Thuế TP Phúc Yên phải tìm ra đúng và đầy đủ nguyên nhân, phải có những giải pháp ngăn chặn tích cực tránh gia tăng các khoản nợ này. Phải đảm bảo quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa đối với từng nhóm nợ và theo dõi sát sao từng diễn biến nợ để kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp. Để góp phần vào công tác QLN và CCNT được hiệu quả thì công tác cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng CNTT vào quản lý cũng đem lại những thành tựu đáng kể như: Ngoài việc Chi cục Thuế TP Phúc Yên không ngừng nâng cao phát triển các phần mềm ứng dụng đáp ứng phục vụ cho công tác chuyên môn mà còn triển khai hỗ trợ NNT trong công tác kê khai thuế như phần mềm HTKK, iHTKK. Mặc dù cùng với thời gian các phần mềm này đã được nâng cấp rất nhiều nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được hết các quy định của pháp luật. Nhiều trường hợp phần mềm không hỗ trợ được cho DN như các đơn vị thuộc diện được miễn, giảm nộp thuế, được gia hạn nộp thuế nhưng khi tích trên phần mềm thì không thể tích được do lỗi, và sau đó phải thực hiện điều chỉnh tay với cơ quan thuế... Tất cả những trường hợp này đều gây khó khăn cho công tác quản lý nợ thuế. Không những làm số nợ ảo tăng lên mà còn tốn kém rất nhiều thời gian để có thể phát hiện, xử lý và điều chỉnh. 54 Cùng với xã hội hóa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực hiện cải cách thủ tục hành chính ngành thuế bằng cách phối hợp với các đơn vị có chức năng cung cấp chứng thư số đồng thời triển khai hỗ trợ kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử cho các DN. Nhờ có hệ thống kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử việc khai thác dữ liệu tại Chi cục Thuế TP Phúc Yên được chủ động, linh hoạt hơn đồng thời giúp cho DN tiết kiệm được thời gian, chi phí trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước. Như phân tích trên, có thể thấy công tác phân loại nợ thuế trên địa bàn TP Phúc Yên những năm qua do nắm bắt tình hình nợ đọng của đơn vị, nợ sai, nợ đúng là khá tốt. Các trường hợp có sai sót lớn đều đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến với NNT cần được quan tâm, hiện tượng các đơn vị kê khai sai, nộp tiền sai dẫn đến nợ ảo do không nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật còn xảy ra nhiều. Nhiều trường hợp công chức quản lý vẫn chưa phân loại kịp thời, đúng quy định của Quy trình Quản lý nợ thuế, phân loại không đúng trạng thái hoạt động của NNT, không thống nhất giữa tình trạng đăng ký thuế và phân loại thuế, NNT đã ngừng hoạt động, chờ giải thể, nhưng vẫn tồn tại các khoản nợ có khả năng thu. NNT có trạng thái đang hoạt động nhưng lại có khoản nợ khó thu với lý do bỏ địa chỉ kinh doanh. Phân loại nhóm nợ khó thu, nợ đang chờ xử lý, nợ đang chờ điều chỉnh nhưng không có hồ sơ đầy đủ theo quy định của Quy trình Quản lý nợ thuế. 2.2.3.2. Công tác đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế a. Đôn đốc nợ thuế Công tác quản lý nợ thuế có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào công tác đôn đốc thu nộp. Đôn đốc thu nộp là việc Chi cục Thuế thực hiện các biện pháp đôn đốc để NNT nộp số tiền thuế nợ vào NSNN. Có rất nhiều biện pháp đôn đốc thu nộp mà Chi cục Thuế TP Phúc Yên có thể 55 áp dụng: gọi điện thoại nhắc nhở, ra thông báo yêu cầu nộp thuế, ra thông báo nợ và phạt chậm nộp thuế, gửi giấy mời lên CQT làm việc và biện pháp cao nhất là cưỡng chế thuế. Bảng 2.5: Kết quả thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ giai đoạn từ năm 2017 - 2019 Biện pháp thu nợ đã thực hiện Năm So sánh 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +,- % +,- % Tổng số 5.068 7.320 9.203 2.252 144,44 1.883 125,72 Thông báo nợ thuế (lượt) 1.593 2.865 3.729 1.272 179,85 864 130,16 Gọi điện thoại nhắc nhở (lượt) 2.719 3.172 3.326 453 116,66 154 104,85 Phạt nộp chậm tiền thuế ( triệu đồng) 756 1.281 2.143 525 169,44 862 167,29 Người nợ thuế tự nộp(lượt) 2 5 2 3 250 (Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên) Qua bảng 2.5 nói trên số các biện pháp thực hiện đôn đốc thu nợ thì biện pháp ra thông báo nợ thuế, phạt chậm nộp tiền thuế và gọi điện thoại nhắc nhở là các biện pháp được thực hiện nhiều nhất. Số lượt các năm sau luôn cao hơn năm trước như áp dụng biện pháp thông báo: năm 2017 ra 1.593 thông báo, năm 2018 ra 2.865 thông báo, tăng 1.272 thông báo và tăng 79,85% so với năm 2017, năm 2019 ra 3.729 thông báo, tăng 864 thông báo và tăng 30,16% so với năm 2018. Áp dụng biện pháp gọi điện nhắc nhở: Năm 2017 thực hiện 2.719 cuộc; năm 2018 thực hiện 3.172 cuộc tăng 453 cuộc và tăng 11,66% so với năm 2017; năm 2019 thực hiện 3.326 cuộc, tăng 154 cuộc và tăng 4,85% so với năm 2018. Nhìn chung, các biện pháp năm sau đều cao hơn năm trước và có thể nói những biện pháp này đã góp phần quan trọng trong việc giảm bớt số thuế nợ. Tuy nhiên, phải thừa 56 nhận là những biện pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả đối với những NNT ý thức được nghĩa vụ của mình với NSNN. Trên thực tế, rất nhiều NNT chây ì hoặc do khó khăn tài chính thì các biện pháp này thực sự không phát huy được hiệu quả. Hàng tháng, sau khi Chi cục Thuế TP Phúc Yên gửi thông báo nợ và phạt chậm nộp cho NNT thì có nhiều đơn vị lên đối chiếu, giải trình về số liệu. Nhưng những người NNT có nợ lớn thì gần như không có phản hồi gì về số nợ. Nguyên nhân chủ yếu là do người nợ thuế cố tình chây ì hoặc thực sự khó khăn về tài chính. Điều này phản ánh các chế tài đã áp dụng không được hiệu quả, chưa đủ mạnh để răn đe với người nợ thuế. Mặc dù công tác đôn đốc thu nợ thuế đã được Chi cục Thuế TP Phúc Yên làm tốt nhưng những biện pháp này vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả, nó chỉ thực sự phát huy hiệu quả đối với những NNT ý thức được nghĩa vụ của mình với NSNN. Bên cạnh đó, việc đôn đốc nợ thuế còn gặp nhiều khó khăn do nhiều đơn vị không thể liên lạc được bằng điện thoại, hoặc địa chỉ đăng ký với CQT không chính xác dẫn đến việc gửi thông báo không thể thực hiện được. b. Cưỡng chế nợ thuế Trước thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng cưỡng chế nợ thuế. Chính vì vậy, công tác cưỡng chế nợ thuế được thực hiện chủ yếu ở bộ phận kiểm tra. Tình trạng này đã dẫn đến không có tính thống nhất trong việc thực hiện pháp luật về thuế, nhiều biện pháp cưỡng chế nợ thuế áp dụng nhưng hiệu quả không cao, chưa mang tính răn đe và phòng ngừa vi phạm đối với NNT. Trong 6 biện pháp cưỡng chế nợ thuế được quy định thực tế Chi cục Thuế mới chỉ áp dụng được 2 biện pháp cưỡng chế là: “Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại KBNN, 57 NHTM, TCTD khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản” và biện pháp “Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng”, biện pháp Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng mới được áp dụng từ năm 2015. Hai biện pháp này cũng chưa thực hiện nghiêm minh, chưa thực sự mang tính chất răn đe nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến số nợ thuế thu được. Và với 4 biện pháp còn lại khi thực hiện hầu như không thực hiện được và gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng cưỡng chế. Đây cũng là điểm còn hạn chế trong công tác triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế. Có thể thấy hiệu quả của biện pháp cưỡng chế này qua biểu số liệu sau: Bảng 2.6: Tình hình thực hiện thu nợ thuế bằng biện pháp cƣỡng chế giai đoạn từ năm 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số đơn vị Số tiền cƣỡng chế Số tiền thu đƣợc Số đơn vị Số tiền cƣỡng chế Số tiền thu đƣợc Số đơn vị Số tiền cƣỡng chế Số tiền thu đƣợc 1 Tổng số áp dụng biện pháp cƣớng chế 16 20.065 1.174 44 29.387 1.573 108 63.659 2.654 2 Trích tiền từ tài khoản 16 20.065 1.174 36 29.387 1.573 100 63.659 2.654 3 Thông báo HĐ không còn giá trị sử dụng 8 5.759 8 7.065 4 Tỷ lệ thu hồi (%) 5,85 5,35 4,17 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo Chi cục Thuế Phúc Yên) Từ kết quả bảng 2.6 cho ta thấy số năm 2017 Chi cục áp dụng biện pháp cưỡng chế được 16 đơn vị với số thuế cưỡng chế là 20.065 triệu đồng và thu được từ biện pháp cưỡng chế là 1.174 triệu đồng đạt 5,85% so với tổng số 58 tiền cưỡng chế. Năm 2018 áp dụng biện pháp cưỡng chế 44 đơn vị thu được với số thuế cưỡng chế là 29.387 triệu đồng và thu được 1.573 triệu đồng đạt 5,35% so với tổng số tiền cưỡng chế (số tiền thu được 2017 tăng 399 triệu đồng và đạt 133,99% so với số tiền thu được năm 2017). Năm 2019 áp dụng biện pháp cưỡng chế 108 đơn vị với số tiền cưỡng chế là 63.659 triệu đồng thu được 2.654 triệu đồng đạt 4,17% so với tổng số tiền cưỡng chế (số tiền thu được 2018 tăng 1.081 triệu đồng và đạt 168,72% so với số tiền thu được năm 2018). Mặc dù, ta thấy số nợ ngày càng lớn và áp dụng biện pháp cưỡng chế ngày càng nhiều nên số thuế thu được cũng đồng nghĩa ngày một tăng qua các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi thì ngày càng giảm xuống chứng tỏ hiệu quả áp dụng các biện pháp cưỡng chế chưa thực sự được như mong muốn. Để làm rõ hơn công tác QLN và CCNT trong việc thực hiện biện pháp cưỡng chế bằng trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế ta đi xem bảng kết quả sau: Bảng 2.7: Tình hình thực hiện thu nợ thuế bằng phƣơng pháp trích tiền từ tài khoản đối tƣợng bị cƣỡng chế giai đoạn năm 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 -,+ % -,+ % 1 Tổng số thu nợ đến 31/12 24.468 47.959 46.795 23.491 196,01 -1.164 97,57 2 Số thu nợ từ trích tài khoản của đối tượng đến 31/12 1.174 1.573 2.654 399 133,99 1.081 168,72 3 Tỷ lệ thu hồi (2/1) 4,8 3,28 5,67 -1,52 68,33 2,39 172,87 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo Chi cục Thuế Phúc Yên) Qua bảng 2.7 trên cho ta thấy tỷ lệ thu được từ biện pháp trích tiền từ tài khoản qua các năm như sau: Năm 2017 thu được 1.174 triệu đồng đạt 59 4,8% so với tổng số nợ thu được (24.468 triệu đồng). Năm 2018 thu được 1.573 triệu đồng đạt 3,28% so với tổng nợ thu được (47.959 triệu đồng). Mặc dù tỷ lệ thu hồi giảm nhưng số thu từ trích tiền từ tài khoản vẫn tăng 399 triệu đồng tương ứng với tăng 33,99% so với năm 2017. Đặc biệt, năm 2019 là năm vô cùng khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên, tổng nợ thu được của năm 2019 là 46.795 triệu đồng giảm đi 1.164 triệu đồng so với tổng nợ thu được của năm 2018 là 47.959 triệu đồng, nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Tổng cục Thuế, Cục Thuế và sự phấn đấu của công chức QLN và CCNT của Chi cục Thuế TP Phúc Yên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như thu được 2.654 triệu đồng (cao nhất trong 3 năm) đạt tỷ lệ thu hồi 5,67% so với tổng nợ thu được (46.795 triệu đồng) tăng 1.081 triệu đồng và tăng 68,72% so với năm 2018. Điều này cho thấy bằng sự chỉ đạo vào cuộc của các cấp, ngành thuế chúng ta đã tăng thu đáng kể cho NSNN cần phát huy nhiều hơn nữa, nhưng đây cũng chưa phải là giải pháp hữu hiệu vì chính biện pháp này vô tình lại đẩy DN đã khó khăn lại càng thêm khó khăn hơn. 2.2.3.3. Xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế Bảng 2.8: Tổng hợp tình hình gia hạn nộp thuế và xóa nợ tiền thuế giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị tính: triệu đồng và % Chỉ tiêu Giai đoạn 2017 -2019 So sánh (%) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 I. Tình hình gia hạn nộp thuế 4.632 6.547 9.763 +1,41% +1,49% II. Tình hình xoá nợ tiền thuế 756 1.021 2.759 +1,35% +2,70% (Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên) 60 a. Xóa nợ tiền thuế Từ khi thực hiện Luật Quản lý thuế, Chi cục Thuế TP Phúc Yên đã thực hiện xóa nợ được 5 trường hợp DN bị tuyên bố phá sản với tổng số tiền đã xóa là 4.536 triệu đồng. Tuy nhiên, những năm gần đây trên địa bàn Chi cục Thuế TP Phúc Yên quản lý xuất hiện tình trạng một số DN lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước chiếm dụng tiền thuế lấy vốn sản xuất, kinh doanh, thậm chí không tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, nhiều trường hợp NNT kinh doanh thua lỗ đã tự giải thể, phá sản, bỏ địa chỉ kinh doanh còn nợ thuế nên vẫn phát sinh nên vẫn phát sinh tiền phạt do chậm nộp làm cho tổng tiền thuế nợ tiếp tục tăng. Thậm chí, nhiều khoản tiền thuế nợ không thể thu được trong nhiều năm, nhưng cũng không thể xử lý xóa nợ bởi chính sách chưa có quy định xử lý đối với những trường hợp NNT không có khả năng nộp thuế nhưng không thể xóa nợ tiền thuế, tiền phạt. Việc xóa nợ tiền thuế chưa bao quát được hiện trạng kinh doanh, chưa xử lý được tồn tại về nợ thuế không thể thu hồi được, nhất là trong giai đoạn kinh tế có nhiều khó khăn. b. Gia hạn nộp thuế Đối với trường hợp NNT thuộc diện được gia hạn nộp theo quy định của pháp luật, nhưng hết thời gian nộp tờ khai thuế chưa lập hồ sơ gia hạn nộp, Chi cục Thuế đã chuyển sang theo dõi nợ thuế, sau đó người nợ thuế có hồ sơ, văn bản đề nghị gia hạn nộp, bộ phận QLN có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và điều kiện thực tế của NNT để đề nghị lãnh đạo Chi cục ra văn bản chấp thuận hay không chấp thuận việc gia hạn nộp thuế. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của người nợ thuế Chi cục Thuế TP Phúc Yên, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thủ tục thì phải thông báo cho người nợ thuế biết trong vòng 3 ngày làm việc để được gửi bổ sung. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN trong thời gian qua, Chi cục Thuế TP Phúc Yên đã thực hiện gia hạn nộp thuế cho nhiều đơn vị trên địa bàn thành 61 phố với số lượng hồ sơ xin gia hạn và số tiền nợ thuế được gia hạn tăng dần qua các năm. Mặc dù đã thực hiện gia hạn nộp thuế cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_no_thue_tai_chi_cuc_thue_thanh_pho_phuc_yen.pdf
Tài liệu liên quan