MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . v
DANH MỤC BẢNG . vi
DANH MỤC HÌNH .vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ. vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ. vii
PHẦN I MỞ ĐẦU .1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài . 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2
1.2.1 Mục tiêu chung . 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu . 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu . 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 4
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý Quỹ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. 4
2.1.1 Một số khái niệm . 4
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý Quỹ KCB BHYT . 20
2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ KCB BHYT . 27
2.2.1 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới . 27
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý Quỹ KCB BHYT ở Việt Nam . 31
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 38
3.1.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu . 38
3.1.2 Đặc điểm dân số - lao động . 40
3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội . 42
102 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 64 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tự chủ về tài chính của các cơ sở KCB làm cho Quỹ KCB BHYT luôn bị
bội chi.
Năm 2011 Quỹ KCB BHYT đã có những tín hiệu đáng mừng, cho thấy việc
thực hiện chính sách BHYT đã đi đúng hướng. Có thể chỉ ra những nguyên nhân
chủ yếu tạo được sự thành công bước đầu là: Đối tượng tham gia BHYT theo Luật
đã được mở rộng lên 32 đối tượng, Theo báo cáo tổng kết năm 2011 của BHXH
Việt Nam thì cả nước có trên 46 triệu đối tượng tham gia chiếm gần 60% dân số cả
nước. Luật BHYT cũng quy định mức đóng từ 3-4,5% mức lương tối thiểu chung
theo từng nhóm đối tượng.
Năm 2011 có khoảng 115 triệu lượt người được Quỹ KCB BHYT chi trả với
số tiền 6.125 tỷ đồng. Tần suất KCB bình quân là 2,3 lần /người/năm. số lượt KCB
tăng 19% số chi tăng 29% so với năm 2010, trong đó có nhiều nhóm đối tượng bị
bệnh năng có chi phí cao, nhiều nhóm đối tượng hưởng quyền lợi 100% chi phí
KCB, chi phí vận chuyển cũng được thanh toán cho một số nhóm đối tượng, chi phí
KCB cho một số nhóm đối tượng như người nghèo, người cao tuổi, trẻ em dưới 6
tuổi, được Nhà nước hỗ trợ mua thẻ, các dịch vụ kỹ thuật cũng được mở rộng.
Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội quy định về
chế độ chính sách bảo hiểm y tế. Tại điều 33 quy định về nguồn hình thành quỹ bao
gồm: Tiền đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động, tiền sinh lời từ hoạt
động đầu tư của quỹ BHYT; Tiền tài trợ, viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
ngoài nước... Ngoài ra Quỹ KCB BHYT còn huy động sự tham gia BHYT của tầng
lớp nhân dân lao động, các hộ gia đình làm nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp,
học sinh, sinh viên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và toàn xã hội tạo lập nên
nguồn Quỹ KCB BHYT.
+ Giai đoạn thực hiện Luật BHYT số 46/2014/QH13
- Đối tượng tham gia BHYT:
Theo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung thì BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc
thay vì trách nhiệm tham gia.
Đặc biệt, hộ gia đình là đối tượng tham gia BHYT (toàn bộ các thành viên
trong hộ gia đình phải tham gia nếu chưa tham gia theo nhóm đối tượng khác).
Nhà nước sẽ hỗ trợ mức đóng BHYT khi tham gia theo hộ gia đình. Người
thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng
lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ 5 trở đi
đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Với đối tượng là người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn, cư dân sinh sống tại xã đảo, huyện đảo, sẽ được ngân sách nhà
nước đóng BHYT.
Trẻ em đủ 72 tháng tuổi nhưng chưa đến thời gian nhập học thì thẻ BHYT có
giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó.
- Quyền lợi của người tham gia BHYT:
Luật BHYT sửa đổi, bổ sung quy định, người tham gia BHYT được chi trả
trong trường hợp: Tai nạn lao động; khám chữa bệnh (KCB) trong trường hợp tự tử,
tự gây thương tích; KCB tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp
luật của người đó gây ra.
Trẻ em dưới 6 tuổi được quỹ BHYT chi trả khi điều trị lác, cận thị và tật
khúc xạ của mắt.
Thân nhân liệt sỹ được hưởng chi phí vận chuyển.
Người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng
chi trả trong năm > 6 tháng lương cơ sở thì quỹ BHYT chi trả 100% , trừ trường
hợp tự đi KCB không đúng tuyến.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
- Mức hưởng BHYT
Theo quy định mới, người nghèo, người dân tộc thiểu số, thân nhân người
có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có
công nuôi dưỡng liệt sỹ, được nâng mức hưởng BHYT từ 95% lên 100%.
Thân nhân người có công còn lại, hộ cận nghèo được nâng mức hưởng từ
80% lên 95%.
- Mở thông tuyến chuyên môn, kỹ thuật trong KCB BHYT
Từ ngày 1/1/2015, người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo
sinh sống tại vùng có điều kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người sinh
sống tại các xã đảo, huyện đảo, được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa
bệnh theo phạm vi quyền lợi khi tự đi khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú tại các
bệnh viện tuyến huyện; điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương.
Việc đồng nhất và liên thông giữa trạm y tế xã - phòng khám đa khoa - bệnh
viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh sẽ được thực hiện từ 1/1/2016 và đến
1/1/2021 sẽ thực hiện thông tuyến huyện, tỉnh toàn quốc trong điều trị nội trú.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu
Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, đây là con sông khởi nguồn từ Trung
Quốc có tổng chiều dài là 1.183km, phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 493km, nơi
rộng nhất là 1.300m hẹp nhất là 400m. Sông hồng chảy qua tỉnh Hưng Yên khoảng
67 km tạo thành giới hạn tự nhiên về phía tây của tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng
Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh
Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Thái Bình, phía tây và tây bắc giáp Thủ đô Hà Nội,
phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Đây là mảnh đất phù sa màu mỡ, đậm nét truyền
thống văn hiến của nước ta.
Ở thế kỷ XVII, Hưng Yên có Phố Hiến đã thực sự trở thành một đô thị sầm
uất (thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến), các hoạt động của nền kinh tế hàng hóa đã
tạo cho Phố Hiến một cảnh nhộn nhịp đông vui của cư dân địa phương cùng thương
nhân nước ngoài. Thời đó Kinh thành Thăng Long có 36 phường, thì Phố Hiến có
20 phường đó là nét đặc sắc của Hưng Yên.
Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831). Đây là
sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, tên tỉnh Hưng Yên
xuất hiện. Đó là một sự kiện quan trọng, một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử
Hưng Yên, chứng tỏ vùng đất này đã phát triển đến mức trở thành một đơn vị hành
chính trực thuộc chính quyền Trung ương.
Sau nhiều lần điều chỉnh về địa giới hành chính, hiện nay Hưng Yên có 10
đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Khoái
Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên; toàn tỉnh có
161 xã, phường, thị trấn, với diện tích 92.602,89 ha, dân số 1.158.053 người, mật độ
dân số 1.251 người/km2.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hưng Yên
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên, 2014)
Hưng Yên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ thàng
5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 25-28 oC, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau nhiệt độ giao động từ 15-21oc. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng
1.280mm, độ ẩm trung bình 80%, điều kiện khí hậu thủy văn của tỉnh thuận lợi cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
phát triển nông nghiệp, có điều kiện thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi.
Về giao thông vận tải Hưng Yên có Quốc lộ 5 chạy qua. Tuyến đường liên
tỉnh 39A, 39B và đặc biệt là tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng, các tuyến đường
giao thông này là điều kiện thuận lợi để Hưng Yên có thể giao lưu trực tiếp với hai
trung tâm kinh tế văn hóa quan trọng của các tỉnh phía bắc. Hệ thống cầu đường
chính trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được đầu tư nâng cấp. Hệ thống mạng bưu chính
viễn thông được quan tâm phát triển, hệ thống điện, đường, trường, trạm đã được
nâng cấp đồng bộ.
3.1.2 Đặc điểm dân số - lao động
Dân số của tỉnh Hưng Yên năm 2012 là 1.145.588 người, trong đó dân số ở
khu vực thành thị là 148.735 người chiếm 12,98%, dân số nông thôn là 996.853
người chiếm 87,02%. Đến năm 2013 tổng dân số tăng lên là 1.151.640 tương ứng
với mức tăng so với năm 2012 là 0,53%. Cho đến năm 2014 dân số của toàn tỉnh
Hưng Yên là 1.158.053 người, trong đó thành thị là 151.816 người chiếm 13,11%,
nông thôn là 1.006.237 người chiếm 86,89%.
Biểu đồ 3.1 Tình hình dân số tỉnh Hưng Yên
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, 2012-2014)
Bảng 3.1 Tình hình dân số tỉnh Hưng Yên
Đơn vị tính: Người
STT Diễn giải
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 13/12 14/13 BQ
1 Tổng dân số 1.145.588 100,00 1.151.640 100,00 1.158.053 100,00 100,53 100,56 100,54
Thành Thị 148.735 12,98 150.033 13,03 151.816 13,11 100,87 101,19 101,03
Nông thôn 996.853 87,02 1.001.607 86,97 1.006.237 86,89 100,48 100,46 100,47
2 Giới tính 1.145.588 100,00 1.151.640 100,00 1.158.053 100,00 100,53 100,56 100,54
Nam 565.846 49,39 568.916 49,40 571.073 49,31 100,54 100,38 100,46
Nữ 579.742 50,61 582.724 50,60 586.980 50,69 100,51 100,73 100,62
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, năm 2014)
4
3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Năm 2014, nền kinh tế và sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự
cố gắng của nhân dân tỉnh nhà đã vượt lên những khó khăn để phát triển kinh tế và đạt
được một số kết quả khả quan, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn không
ngừng tăng lên do chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng những tiến bộ
khoa học công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên, các loại vật tư nông nghiệp,... làm cho năng suất, sản lượng và chất lượng
của cây trồng, vật nuôi tăng lên. Giá trị sản xuất của các ngành trồng trọt, chăn nuôi
đều phát triển, bình quân giá trị sản xuất ngành nông lâm, thuỷ sản qua 3 năm tăng
7,1%. Hưng Yên đang trong quá trình kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, trong 3 năm
nhiều doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh làm tăng doanh thu cho ngành
công nghiệp - xây dựng. Năm 2014, doanh thu ngành công nghiệp – xây dựng là
1.911.062 triệu đồng, bình quân 3 năm tăng 31,96%.
3.1.4 Đặc điểm cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên
3.1.4.1 Về vị trí của cơ quan BHXH Hưng Yên
Ngày 22 tháng 8 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số
94/2008/NĐ-CP quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo đó ngày 21 tháng 10 năm 2008 Tổng giám đốc
BHXH Việt Nam đã ban hành quyết định số 4857/QĐ-BHXH quy định về chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. Bảo hiểm xã
hội tỉnh Hưng Yên là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam có chức năng tổ chức
thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện,
bảo hiểm y tế bắt buộc, tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp, quản lý và sử
dụng các quỹ theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên nằm trên khuôn viên đất thuộc
phường Lam Sơn, số 460 đường Nguyễn Văn Linh Thành phố Hưng Yên với tổng
diện tích là 2.646 m2, được thành lậpngày 16/9/1997 trên cơ sở chia tách từ BHXH
tỉnh Hải Hưng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43
3.1.4.2 Về chức năng nhiệm vụ của cơ quan BHXH tỉnh Hưng Yên
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên là cơ quan trực thuộc bảo hiểm xã hội Việt
Nam, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc và chịu sự quản lý
hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh của ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng
nhiệm vụ sau:
Xây dựng trình Tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn về
phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng
năm, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền phổ phiến các chế độ
chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tổ chức khai thác đăng ký,
quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
theo quy định.
Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia
Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp
Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định
Tổ chức ký hợp đồng giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở KCB có đủ
điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám
chưa bệnh bảo hiểm y tế, bảo vệ quyền lợi người có thẻ và chống lạm dụng quỹ
BHYT.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố.
Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện
chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý
những hành vi vi phạm pháp luật
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo,
hướng dẫn của bảo hiểm xã hội Việt Nam, thực hiện cơ chế một cửa liên thông
trong giải quyết chế độ BHXH, BHYT
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ
BHXH, BHYT
Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý, điều hành
Tổ chức đào tạo, bồi dững chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức
viên chức
Chủ trì, phối hợp với cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội ở địa
phương với các tổ chức cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có
liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.
Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng sửa đổi bổ sung chế
độ, chính sách về BHXH, BHYT.
Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các
chế độ bảo hiểm.
Quản lý và sử dụng công chức viên chức, tài chính, tài sản của BHXH tỉnh.
Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định toán chi phí
khám bệnh, chữa bệnh.
3.1.4.3 Về cơ cấu tổ chức, hoạt động
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên hoạt động theo cơ chế phân cấp quản lý.
Đứng đầu là Giám đốc, tham mưu cho giám đốc có 3 Phó Giám đốc: 01 phụ
trách về thu BHXH,BHYT,BHTN, cấp sổ thẻ; 01 đồng chí phụ trách về chế độ
BHXH; 01 phụ trách về Giám định BHYT. Dưới Ban Giám đốc là trưởng các
phòng có chức năng nhiệm vụ theo từng chuyên môn. Với tổng số 11 phòng và
BHXH 10 huyện, thành phố có quan hệ tương tác, phối kết hợp lẫn nhau cùng
hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan. Mọi hoạt động của trưởng phòng đều chịu
trách nhiệm trước Giám đốc. Bộ máy tổ chức hoạt động của BHXH tỉnh được
tổng hợp qua sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức BHXH tỉnh Hưng Yên
(Nguồn: BHXH Việt Nam, năm 2015)
Giám đốc
Phòng Công nghệ thông tin
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Kế hoạch tài chính
Phòng Tiếp nhận và trả kết quả TTHC
Phòng Cấp sổ, thẻ
Phòng C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_quy_kham_chua_benh_bao_hiem_y_te_tren_dia_b.pdf